Sonntag, 28. Februar 2010

Toán học chứng minh tương quan giữa người và khỉ

Theo thuyết tiến hóa, thì con người bởi một nhánh khỉ mà ra. Các bác theo hệ thống xã hội chủ nghĩa còn quả quyết thành một thứ „kinh điển“ rằng „thuỷ tổ loài người là khỉ!“

Có một dạo, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện còn đi xa hơn khi đặt câu hỏi: „Từ vượn lên người mất mấy triệu năm! Từ người xuống vượn sẽ mất bao năm?“ Và câu trả lời làm người nghe chưng hửng, bởi vì … quá đúng: „Nhờ vào chính sách Đảng ta siêu quần, từ người xuống vượn chỉ mất ba năm!“.

Qua đó ta thấy rằng, khỉ và người có tương quan rất mật thiết. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một sự chứng minh cụ thể bằng phương pháp toán học. Hôm nay chúng tôi xin trình làng một phương trình toán học chứng minh tương quan này. Xin mời xem, và nếu thấy được, thì xin giới thiệu với Hội Đồng Nobel:


Phương trình 1 (tiền đề 1)

(1) Đàn ông = ăn + ngủ + làm việc + giải trí

(2) Con khỉ = ăn + ngủ

Thay thế: (ăn + ngủ) = con khỉ
Ta có:
(3) Đàn ông = con khỉ + làm việc + giải trí

Chuyển vế và đổi dấu:
(4) Đàn ông - giải trí = con khỉ + làm việc

Kết luận: Đàn ông không giải trí là con khỉ làm việc!


Phương trình 2 (tiền đề 2)

(1) Đàn ông = ăn + ngủ + kiếm tiền

(2) Con khỉ = ăn + ngủ

Thay thế: (ăn + ngủ) = con khỉ
Ta có:
(3) Đàn ông = con khỉ + kiếm tiền

Chuyển vế và đổi dấu:
(4) Đàn ông - kiếm tiền = con khỉ

Kết luận: đàn ông không kiếm tiền là con khỉ!


Phương trình 3

(1) Đàn bà = ăn + ngủ + tiêu tiền

(2) Con khỉ = ăn + ngủ

Thay thế: (ăn + ngủ) = con khỉ
Ta có:
(3) Đàn bà = con khỉ + tiêu tiền

Chuyển vế và đổi dấu:
(4) Đàn bà - tiêu tiền = con khỉ

Kết luận: Đàn bà không tiêu tiền là con khỉ!

Hai câu hỏi đạo đức

Mong các bậc hiền triết và những vị yêu chuộng giá trị đạo đức trả lời dùm hai câu hỏi thuộc về đạo đức và luân lý sau đây:

Câu hỏi thứ nhất:

Giả sử bạn biết về một phụ nữ đang mang thai.
Bà này có 8 đứa con, 3 đứa thì điếc, hai đứa mù và một đứa thì nhược trí.
Ngoài ra, bà này còn bị bệnh giang mai.

Vậy bạn có khuyên bà này phá thai không?


Câu hỏi thứ hai:

Thế giới đang là lúc bầu cử chọn một vị Tổng Thống cho cả thế giới.
Và lá phiếu của bạn sẽ quyết định sự đắc cử của ông ta.
Sau đây là ba đặc tính liên quan đến 3 ứng cử viên tổng thống:

Ứng cử viên thứ nhất:

Ứng viên này đàn đúm với những chính trị gia gian xảo và thường tin lời thầy bói.
Ông ta còn có hai cô tình nhân.
Ông lại hút thuốc như điếu đổ và uống những 8 đến 10 ly rượu Martini mỗi ngày

Ứng cử viên thứ hai:

Ứng viên thứ hai này đã bị đuổi việc hai lần.
Ông thường ngủ nướng đến trưa.
Hồi còn học Cao Đẳng, ông hút thuốc phiện, và mỗi buổi tối ông nhâm nhi hết ¼ lít Whisky cho tới khuya.

Ứng cử viên thứ ba:

Ông thứ ba này là một anh hùng ở mặt trận, đã được gắn huy chương.
Ông lại là một kẻ ăn chay.
Thỉnh thoảng ông chỉ uống một ly bia và không bao giờ nhăng nhíu với đàn bà ngoài bạn đời của mình.

Giữa ba ứng cử viên này, theo lương tri, bạn sẽ chọn ai?


Bạn hãy suy nghĩ kỹ và chọn đi nhé.

Rồi đọc tiếp câu trả lời sau đây.

Ứng cử viên thứ nhất chính là
Cựu tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt













Ứng cử viên thứ hai chính là
Cựu thủ tướng nước Anh Winston Churchill















Ứng cử viên thứ ba
Adolf Hitler


Như thế, có nên nghi ngờ những kẻ có cuộc sống quá hoàn hảo?

Và trong thực tế, liên quan đến câu hỏi thứ nhất về việc phá thai, nếu bạn trả lời „nên phá thai“ thì …

bạn vừa diệt đi một danh tài thế giới:

đó là đại nhạc sĩ Ludwig van Beethoven!

Thông tấn xã Việt Nam và báo Đảng lại đưa tin sai

Trân Văn, RFA

Hội đồng Giám mục Việt Nam vừa có thông cáo, yêu cầu Thông tấn xã Việt Nam và báo điện tử Đảng CSVN, đính chính sự kiện “Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam chúc Tết Mặt trận Tổ quốc” đã đăng tải hôm 29 tháng 1.
Hình RFA chụp từ website
Hình bài báo “Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam chúc Tết Mặt trận Tổ quốc” đăng tải hôm 29 tháng 1 trên trang Vietnam+ của TTXVN. 
Trong tin vừa kể, hai cơ quan truyền thông chính thức của cả chính phủ lẫn Đảng cùng loan báo: “Thừa ủy quyền của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Linh mục Nguyễn Khắc Quế, Quản hạt Thanh Oai, Giáo Phận Hà Nội cảm ơn sự quan tâm của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đối với đồng bào Công Giáo cả nước nói chung và Hội Ðồng Giám Mục nói riêng” trong khi theo trang web của Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Linh Mục Nguyễn Khắc Quế, không được Hội đồng Giám mục Việt Nam ủy quyền về bất cứ sự vụ nào liên quan đến Hội đồng Giám mục Việt Nam, kể cả việc chúc Tết Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 29 tháng 1 năm 2010”.

Đến nay, Thông tấn xã Việt Nam và báo điện tử Đảng CSVN vẫn im lặng, Trân Văn đã liên lạc với linh mục Nguyễn Khắc Quế, nhân vật chính của sự kiện này để tìm hiiểu và trình bày cùng quý vị.

Thiếu hiểu biết?

Trân Văn: Thưa Linh mục, chúng tôi có được đọc một tin trên báo điện tử Đảng CSVN và Thông tấn xã Việt Nam (TTX VN), theo đó, linh mục là người nhận ủy quyền của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM VN) để đến thăm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN). Tuy nhiên theo HĐGM VN thì thông tin này không chính xác bởi vì linh mục không phải là người đại diện cho HĐGM VN.
Linh mục có đến thăm MTTQ VN vào ngày 29 tháng 1 năm 2010 như là các cơ quan truyền thông của Việt Nam loan tin không ạ?

Linh mục Nguyễn Khắc Quế: Thưa không đúng như thế vì ngày hôm đó, tôi và ba linh mục nữa của Giáo phận Hà Nội đi ba cơ quan: Một là Bộ Nội vụ, hai là Ban Tôn giáo Chính phủ, ba là Mặt trận Tổ quốc Trung ương nhưng chúng tôi đi với tư cách là linh mục của Tổng Giáo phận Hà Nội. Chúng tôi thay mặt Đức Tổng, Đức cha phụ tá.

Linh mục Nguyễn Khắc Quế (trái) hôm chúc Tết tại UBMTTQVN. Photo courtesy of ubdkcgvn.org.vn Với tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam thì chúng tôi chúc mừng năm mới của mấy cơ quan trung ương và mấy cơ quan của thành phố.

Chúng tôi đi với tư cách là Giáo phận Hà Nội thì chắc là các vị hiểu là tôi làm sao đại diện cho HĐGM VN được! Mà không bao giờ chúng tôi đi một mình, bốn anh em chúng tôi đi với tính cách là của cộng đồng, thay mặt Giáo phận, thay mặt hai Đức cha.

Trân Văn: Như vậy tin của báo điện tử Đảng CSVN và tin của TTX VN là sai về tư cách người đại diện phải không ạ?

Linh mục Nguyễn Khắc Quế: Vâng, tức là không đúng. Mình là linh mục của Giáo phận thôi. Tôi là quản hạt nhưng là quản hạt trong Giáo phận của mình thôi. Với tư cách là người con trong Giáo phận được cử đại diện cho Giáo phận, cho Giám mục của mình thôi chứ!

Trân Văn: Thưa linh mục, linh mục có xem qua những tin này chưa?

Linh mục Nguyễn Khắc Quế: Hôm qua cũng có mấy người hỏi tôi nhưng mà tôi cám ơn là trong năm tôi bị ốm. Ốm mất hai tuần cho nên tôi cũng chẳng có giờ. Độ ba, bốn hôm nay, Chúa cho sức khoẻ nó kha khá thì tôi làm việc mục vụ nhẹ nhẹ. Tôi vẫn đang yếu mà! Cho nên tôi cũng không đọc và cũng nghe thấy người ta nói nhưng mà tôi vẫn nói là tôi không dám đại diện cho HĐGM. Đại diện làm sao được!

Vô tình hay cố tình?

Trân Văn: Thưa linh mục, trong tin có một đoạn viết như thế này, chúng tôi muốn linh mục nghe lại và xem coi nội dung có chính xác không ạ?

Linh mục Nguyễn Khắc Quế: Vâng!

Trân Văn: Tin viết thế này “Thừa ủy quyền của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Linh mục Nguyễn Khắc Quế, Quản hạt Thanh Oai, Giáo phận Hà Nội cảm ơn sự quan tâm của MTTQ Việt Nam đối với đồng bào Công giáo cả nước nói chung và Hội đồng Giám mục nói riêng. Linh mục Nguyễn Khắc Quế cũng bày tỏ nguyện vọng thời gian tới, MTTQ các cấp tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa đến đồng bào Công giáo cả nước; phát huy vai trò là nhịp cầu nối, tăng cường tình đoàn kết giữa các tôn giáo và dân tộc...”

Linh mục Nguyễn Khắc Quế: Nội dung chúc Tết theo tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam thì đúng nhưng với tư cách đại diện cho HĐGM VN thì không. Hoàn toàn không có!

Tôi chỉ nêu lên là vai trò của MTTQ là đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tôn giáo. Chúng tôi hy vọng rằng, sang năm mới MTTQ VN sẽ nối kết các sự đoàn kết đó trong nhiều lãnh vực.

Nhất là tôi nói với Giáo phận thôi à. Hoàn toàn là trong Giáo phận. Chắc ngài hiểu rằng tôi là linh mục, 33 năm linh mục làm sao tôi có thể nói điều gì ngoài mục đích của mình, không đúng ơn gọi của mình được!

Cho nên phần trên không đúng. Phần dưới tôi chỉ cầu chúc cho MTTQ Trung ương là cái cầu nối, là cái sự hiệp nhất, là cái sự đoàn kết cho các tôn giáo nói chung. Chứ tôi không có câu nào cho Giáo hội Việt Nam cả! Giáo phận tôi cũng còn nhiều rắc rối thì chúng tôi cũng chỉ mong trong cái giới hạn của Giáo phận mình thôi!
Hình bài báo “Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam chúc Tết Mặt trận Tổ quốc” đăng tải hôm 29 tháng 1 trên báo điện tử của Đảng CSVN. Hình RFA chụp từ website.

Trân Văn: Cám ơn linh mục.

Linh mục Nguyễn Khắc Quế: Cám ơn... Theo tôi nghĩ, chúng ta cũng cảm thông là nhiều khi các cơ quan sử dụng từ ngữ về tôn giáo không chuẩn đâu. Ví dụ như mình làm linh mục mà nhiều khi các ông ấy lại bảo là “Chào Giám mục...” chẳng hạn, mình phải cải chính luôn.

Có lẽ nhiều khi các ông ấy nghị Tòa Tổng Giám mục là đại diện cho HĐGM. Nhiều khi từ ngữ của các vị ấy không chuẩn.

Trân Văn: Thật ra thì sự lầm lẫn là điều có thể xảy ra và ai cũng có thể lầm lẫn nhưng vấn đề là sau khi đã có yêu cầu đính chính thì họ sẽ ứng xử ra sao?

Linh mục Nguyễn Khắc Quế: Đấy! Đấy là vấn đề. Quan điểm của tôi là cũng phải đính chính. Cũng như ngày xưa, cách đây hai năm, khi Đức Tổng Giám mục của chúng tôi phát biểu ở UBND thành phố Hà Nội, các vị ấy chỉ lấy mỗi câu giữa thôi, còn toàn văn cắt đi. Tôi cũng đề nghị. Tôi cũng đề nghị, thôi, chỉ mong các vị đăng toàn văn thôi thì cũng có thể hiểu được là cắt xén như thế khiến nó không đúng nghĩa...

Tôi cũng đề nghị như thế nhưng mãi về sau chỉ có báo Công giáo và Dân tộc đăng toàn văn phát biểu Đức Tổng Giám mục của chúng tôi trước UBND thành phố Hà Nội...
Xin cám ơn!

Trân Văn: Cám ơn linh mục.

Nga bắt giữ 220 người Việt tại xưởng may “đen” ngoại ô Matxcơva

TT - Ngày 26-2, các nhân viên di trú và cảnh sát Matxcơva đã bắt giữ 220 người Việt làm việc tại một xưởng may “đen” ở làng Lesnaya thuộc quận Pushkin, cách trung tâm Matxcơva khoảng 80km.
Công nhân Việt làm việc tại một xưởng may “đen” ở gần ga điện ngầm Perovo, Matxcơva (ảnh chụp tháng 12-2009) - Ảnh: Thế Anh

Theo Hãng thông tấn RIA, khi công an kiểm tra, toàn bộ số người Việt này đều không có giấy tờ tùy thân và giấy phép lao động theo quy định của luật pháp Nga (thông thường do chủ xưởng giữ). Họ sống và làm việc tại một tòa nhà hai tầng được sử dụng làm xưởng may quần áo thể thao và áo gió.

Đây là một nhà máy bị bỏ hoang sau khi Liên Xô tan rã, vì thế điều kiện sinh hoạt và làm việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn thông thường nhất. Theo lời ông Vitali Streltsov - đại diện báo chí sở ngoại kiều địa phương, đây là xưởng may được điều hành bởi chủ người Việt Nam.

220 người này sinh hoạt, ăn ngủ ngay tại nơi làm việc, với các điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Hiện họ bị xem là những lao động bất hợp pháp, tạm giam tại đồn cảnh sát của quận Puskin.

Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Tuổi Trẻ, anh Hoàng Văn Cứ - ở khu nhà ga Komsomolskaya, chuyên làm dịch vụ tư vấn pháp luật cho người Việt tại Matxcơva - cho biết: “Trước tiên chủ xưởng may phải xuất trình giấy phép kinh doanh và giấy phép được sử dụng lao động nước ngoài. Nếu không có, xưởng bị xem là bất hợp pháp, hay người Việt quen gọi là xưởng “đen”.

Về công nhân, sau khi xem xét giấy tờ tùy thân và giấy phép lao động, ai đủ các điều kiện trên sẽ được nhà chức trách thả tự do. Còn ai không đủ sẽ bị trục xuất về nước. Nhìn chung, cộng đồng ở đây đã quá quen với những vụ bắt bớ ở xưởng “đen” rồi nên cũng cảm thấy bình thường trước thông tin trên”.

Anh Trần Trọng Đồng, một chủ xưởng may “trắng” (nghĩa là xưởng may hợp pháp) ở ngoại ô Matxcơva, cho Tuổi Trẻ biết thêm: “Theo thông tin mà tôi biết được thì xưởng may này không phải “đen” hoàn toàn. Nghĩa là có một số công nhân có giấy tờ đầy đủ, kể cả quyền lao động. Xưởng nửa “đen” nửa “trắng” đang là cách làm khá phổ biến của người Việt tại Nga.

Luật pháp Nga quy định công nhân nước ngoài vi phạm quy chế di trú có thể bị phạt 5.000 rúp (gần 170 USD) và chủ xưởng thuê họ có thể bị phạt tới 800.000 rúp (gần 27.000 USD). Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, việc trấn áp các xưởng may “đen” được xem là một động thái nhằm đạt kế hoạch giảm lao động nước ngoài ở Nga trong năm 2010 xuống chỉ còn 1,3 triệu người.

Hiện ước tính ở Nga có khoảng 3 triệu lao động nước ngoài, trong đó 1/3 không có giấy tờ hợp lệ.

Trong những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010, những tin tức về các vụ bắt giữ người Việt Nam cư trú và lao động bất hợp pháp tại Nga đã được thường xuyên truyền đi trên các kênh truyền thông của Nga.

Ngày 19-8-2009, bản tin tối của kênh Rossia cho biết đã bắt giữ 65 công dân Việt Nam di trú bất hợp pháp, sống trong rừng, cách đường tàu Korenevo 500m ở vùng Liubertsy, ngoại ô Matxcơva. Cũng trong khu rừng ấy, chỉ vài ngày sau lại có 17 người Việt nữa bị bắt.

Ngày 22-10-2009, trên kênh Rossia lúc 20g40, chương trình Tin tức (Vesti) có tin ngắn về một xưởng may tại một tầng hầm ngôi nhà cũ ở Matxcơva. Gần 150 công nhân người Việt sống trong điều kiện “không giống con người”. Ở đây những người Việt làm việc 8-9 giờ/ngày, mỗi người một ca may được 30-35 chiếc áo. Trước đây nơi này từng là cửa hàng, rồi trở thành nhà kho, và bây giờ là xưởng may...

Trong số từng ấy người, chỉ có năm tấm hộ chiếu đã quá hạn visa và một người duy nhất có thẻ quyền lao động.

Đáng lưu ý nhất là đoạn phim “Những người bất hợp pháp” nằm trong dự án phóng sự điều tra “Phóng viên đặc biệt” được chiếu trên kênh truyền hình Rossia vào 20g ngày 18-10-2009. Phóng sự kể về những người Việt sa chân lỡ bước phải chấp nhận một công việc với đồng lương rẻ mạt mà không một người dân bản địa nào nhận làm, lại vẫn luôn “sống trong sợ hãi” vì hầu hết họ đều không có giấy tờ hợp pháp.

Chợ Vòm đóng cửa, nhiều lao động người Việt đang rơi vào cảnh đường cùng.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=365742&ChannelID=2

Samstag, 27. Februar 2010

Danh sach mot so websites linh tinh: nhac, tai lieu lich su, van hoa v.v nen luu tru de doc tu tu.








Xin Lưu Ý: Mới ở phía dưới và cũ ở trên, theo thứ tự thời gian khi post.

1. Nhân chứng CIA: Năm 1973 Hànội chấp nhận đầu hàng

http://www.saigonecho.com/main/video/hoso/12876-myvietnam.html



2. Lịch Sử Việt Nam bằng Tranh và hai thứ tiếng Việt Anh cho con cháu chúng ta:

http://www.vietlist.us/VietHistory/Index.htm



3. Dạy Học Tiếng Việt các Con Cháu:

http://www.hoctiengviet-online.com/



4. Hình ảnh Việt Nam Xa Xưa

Hình Ảnh Việt Nam Ngày Xa Xưa



5. 100 bản nhạc Pháp bất hủ.

http://www.malhanga.com/musicafrancesa/Player.swf



6. Xem Âm Lịch Việt Nam

http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/



7. Au bout du monde en Indochine (phim)

http://www.dailymotion.com/swf/k5qCwpBJtzuX0L96Bo&explicit=0&mc=0%22%20width=%22420%22%20height=

%22336%22%20type=%22application/x-shockwave-flash%22%3E



8. Thằng Gù trong Nhà Thờ Đức Bà Paris (Video Ca Múa) hát tiêng Pháp, phụ đề tiếng Anh:

http://www.youtube. com/watch? v=aBXeXBpTVOk&feature=related



9. Phim Chiếc Lá Thời Gian:

http://www.persephone.umd.edu/loc/movie.html



10. Video Nhạc ngoại quốc hay: SOS (Abba) --- The Rose



11. Au bout du monde en Indochine (phim)

http://www.dailymotion.com/swf/k5qCwpBJtzuX0L96Bo&explicit=0&mc=0%22%20width=%22420%22%20height=

%22336%22%20type=%22application/x-shockwave-flash%22%3E



12. Water Cure: A life saving gift from F. Batmanghelidj M.D., one of his greatest books! Download it at no cost.

Learn why the causes of most so-called incurable diseases are nothing but symptoms of a weak immune system



13. Tienanmen Massacre (phim dài 1 tiếng hơn)

http://www.youtube.com/watch?v=s9A51jN19zw&feature=PlayList&p=D32E08446CF729A0&playnext=

1&playnext_from=PL&index=5



14 Việt Nam Quê Hương Tìm Lại (10 Tập)



Tập 01- Hà Nội, Hà Đông, Tam Cốc (sample)

http://huyhamedia. com/VNQHTL1. html

Tập 02- Bích Động, Hoa Lư, Chùa Hương, Sài Gòn (sample)

http://huyhamedia. com/VNQHTL2. html

Tập 03- Đa Lạt Ngày Tháng Cũ (sample clip)

http://huyhamedia. com/VNQHTL3. html

Tập 04- Trên Những Nẻo Đường Miền Trung (sample)

http://huyhamedia. com/VNQHTL4. html

Tập 05- Bên Này Bến Hải (sample)

http://huyhamedia. com/VNQHTL5. html

Tập 06- Vũng Tàu Ngày Trở Lại (sample)

http://huyhamedia. com/VNQHTL6. html

Tập 07- Sài Gòn, Thành Phố Trong Hồi Tưởng (sample)

http://huyhamedia. com/VNQHTL7. html



Tập 08- Về Miền Tây: Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ (sample)

http://huyhamedia. com/VNQHTL8. html



15. Download Kim Vân Kiều ÐÀM DUY TẠO Giào đính và tường giải (23 tháng 11 là hạn chót download) :



http://www.megaupload.com/?d=ZBVJKACY



16. Software đánh máy tiếng Việt:

http://www.angeltech.us/viet-anywhere/



17. Mời xem bộ phim Tử Cấm Thành:



Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part 1/6

Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part 2/6

Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part 3/6

Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part 4/6

Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part 5/6

Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part 6/6



18. Du Lịch Từ Nam ra Bắc:

DU LICH - TU NAM RA BAC - 10 OF 21 - PHAN THIET

DU LICH - TU NAM RA BAC - 11 OF 21 - PHAN RANG

DU LICH - TU NAM RA BAC - 12A OF 21 - DA LAT

DU LICH - TU NAM RA BAC - 12B OF 21 - DA LAT

DU LICH - TU NAM RA BAC - 13 OF 21 - NHA TRANG

DU LICH - TU NAM RA BAC - 14A OF 21 - QUI NHON

DU LICH - TU NAM RA BAC - 14B OF 21 - QUI NHON

DU LICH - TU NAM RA BAC - 15 OF 21 - PLEIKU

DU LICH - TU NAM RA BAC - 18A OF 21 - HUE

DU LICH - TU NAM RA BAC - 18B OF 21 - HUE

DU LICH - TU NAM RA BAC - 16B OF 21 - HA NOI

DU LICH - TU NAM RA BAC - 16C OF 21 - HA NOI

DU LICH - TU NAM RA BAC - 17A OF 21 - SAPA

DU LICH - TU NAM RA BAC - 17B OF 21 - SAPA

DU LICH - TU NAM RA BAC - 17C OF 21 - SAPA

và trở lại

DU LICH - TU NAM RA BAC - 19 OF 21 - HOI AN

DU LICH - TU NAM RA BAC - 20 OF 21 - DA NANG

DU LICH - TU NAM RA BAC - 21 OF 21 - LOI KET









19. Một đoạn phim ca nhạc đấu tranh



http://www.youtube.com/watch?v=cGcI_NpkBlQ&feature=related







21. Web Site video âm nhạc với hàng triệu triệu video nhạc cuả tất cả các nước trên thế giới ,kể cả video nhạc VN . Web này được thành lập bởi một cậu bé chỉ mới 15 tuổi tên là David Nelson.

Xin bấm vào www.muziic.com , đánh tên nhạc sĩ , ca sĩ vào chỗ search là sẽ có ngay tất cả những video của ca sĩ hay nhạc sĩ mà mình đang muốn tìm, những video đã được đưa vào You Tube đều có tại web này . Ví dụ tôi muốn nghe Dalida hát bài Bambino thì tôi chỉ đánh tên Dalida là có ngay, nếu tôi đánh tên Ý Lan là sẽ được tự chọn những bài hát mà tôi thích ....nói chung là video nhạc gì cũng có ......Tây, Tầu, Ấn Độ, Mỹ, Pháp



22. Nhạc Giã Từ Việt Nam sau 30 Tháng Tư 1975

Bấm vào SÀI GÒN THƯƠNG NHỚ để nghe toàn bộ 20 bản nhạc



hay bấm vào tên từng bản nhạc sau đây để nghe:

1. Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh & Duy Khánh

2. Sài Gòn Ơi, Vĩnh Biệt - Nhạc, lời, trình bày: Nam Lộc 3. Một Lần Đi - Nhạc, lời, trình bày: Nguyệt Ánh

4. Sài Gòn Thành Phố Kỷ Niệm - Thơ: Vũ Hối - Diễn ngâm: Thúy Vân

5. Sài Gòn Nắng Nhớ Mưa Thương - Nhạc: Nhật Bằng - Ý thơ: Nguyễn Thị Ngọc Dung

Hòa âm: Nguyễn Ngọc Châu - Tiếng hát: Thái Phượng

6. Nhớ Em Một Ngày Nắng Sài Gòn - Nhạc, lời: Thanh Trang - Tiếng hát: Quang Tuấn

7. Biết Bao Giờ Trở Lại - Nhạc, lời: Ngô Thụy Miên - Tiếng hát: T. Thái Hòa

8. Nhớ Sài Gòn - Nhạc, lời: Phạm Anh Dũng (CA) - Tiếng hát: Xuân Thanh

9. Những Con Đường Thành Phố Tôi Yêu - Nhạc, lời: Thanh Trang - Tiếng hát: Tâm Hảo





10. Sài Gòn Chiều Mưa - Nhạc, lời: Trần Chí Phúc - Tiếng hát: Quỳnh Hương



11. Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn -Nhạc: Phạm Đình Chương-Thơ: Du Tử Lê-Tiếng hát: T. Thái Hòa

12. Sài Gòn Mưa Nắng - Nhạc, lời: Khanh Phương - Tiếng hát: Hạnh Nguyên-Tuấn Huy

13. Sài Gòn Một Thoáng 30 Năm - Nhạc, lời, trình bày: Trần Chí Phúc

14. Sài Gòn Niềm Hy Vọng - Nhạc: Phan Anh Dũng - Ý thơ: Trần Quốc Bảo

Hòa âm: Nguyễn Ngọc Châu - Tiếng hát: Tâm Hảo

15. Sài Gòn Gần, Sài Gòn Xa - Nhạc: Trần Thiện Thanh - Thơ: Vũ Hối - Tiếng hát: Nhật Trường

16. Sài Gòn Trong Tôi - Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện - Tiếng hát: Hồng Mơ

17. Ghé Bến Sài Gòn - Nhạc: Văn Phụng - Hòa âm & đàn: Nguyễn Ngọc Châu

18. Em Vẫn Mơ Một Ngày Về - Nhạc, lời, trình bày: Nguyệt Ánh

19. Sài Gòn Nhớ, Sài Gòn Thương - Nhạc: Thanh Trang - Tiếng hát: Vũ Trung Hiền

20. Bên Bờ Đại Dương - Nhạc, lời: Hoàng Trọng - Tiếng hát: Hoàng Cung Fa



23. Mục Lục Quân Sử VNCH

(NS Ðoàn Kết và Tác Giả giữ bản quyền.

Ðược quyền trích đăng; yêu cầu ghi rõ tên tác giả và xuất xứ. Cám ơn.)



SVN Navy Coastal Security Service: The Gulf Raiders - (Trần Đỗ Cẩm)

Thiết Giáp QLVNCH Tại Hạ Lào: Dấu Chân Chiến Mã ... - (Trần Đỗ Cẩm)

Vì Sao Tân Cảnh Thất Thủ? - (Cựu Đại Tá Hà Mai Việt)

Đảo Chánh Ngày 1/11/1963 - (Phạm Bá Hoa)

Mặt Trận Ban Mê Thuột - (Phạm Huấn)

Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7 Ngày 17/3/1975 - (Phạm Bá Hoa)

Thung Lũng Iadrang - (Hà Kỳ Lam)

Trận Làng Vei (Phần 1) - (Trần Ðỗ Cẩm)

Trận Làng Vei (Phần 2) - (Trần Ðỗ Cẩm)

Trận Làng Vei (Phần 3) - (Trần Ðỗ Cẩm)

Trận Làng Vei (Phần 4) - (Trần Ðỗ Cẩm)

Trận Làng Vei (Phần 5) - (Trần Ðỗ Cẩm)

Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa - Bình Thuận - (Hồ Ðinh)

Vết Xích Chiến Xa Trên Ðất Kontum - (Lê Quang Vinh - Chi Ðoàn 1/8)

Hổ Cáp - Gia Ðình 9 Kỵ Binh - (Hổ Cáp Trần Hữu Thành)

Cuộc Ðổ Bộ Trong Lòng Ðịch - (Trung Tá Nguyễn Ðăng Hòa)

Hải Long, Mặt Trận Miền Ðông Phan Thiết - (Mường Giang)

Ðịa Phương Quân & Nghĩa Quân Bình Thuận - (Mường Giang)

Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần - (Nguyễn Lý Tưởng)

Tướng Trần Thiện Khiêm ... - (Trần Ngọc Giang)

Trận Ðánh Cuối Cùng Của Thiếu Sinh Quân ... - (Nguyễn Anh Dũng & Lâm A Sáng)

Trung Úy Sơn - (Charles Kuralt - Hoàng Mai Ðạt chuyển ngữ)

Mùa Xuân Không Ðến - (Lê Bình)

Nguyên Văn bản Hiệp Ước Biên Giới Viêt - Hoa 1999

Oan Hồn Trên Xứ Huế - (Ngô Xuân Hùng chuyển ngữ)

Trận Phan Rang - (Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang)

The Easter Offensive (in English) - (Lt. Gen. Ngo Quang Truong)

Ðảo Guam, 27 Năm Sau - Tuyên Úy Nguyễn

Trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn - Phạm Văn Liễu

Ngày Quân Lực - Bùi Ðức Lạc

Cái Chết Của Sử Gia Phạm Văn Sơn - Nguyễn Văn Dưỡng

Trong Cảnh Sống Còn - Nguyễn Tấn Hưng

Những Ngày Cuối Cùng Của Hải Vận Hạm Hậu Giang - Hoàng Sa NQT

Trận Phan Rang (Tháng 4/75) - Trương Dưỡng

Tây Nguyên Sóng Dậy - Bùi Ðức Lạc

Nhớ Về Tháng Tư 1975: Vùng IV Duyên Hải Những Ngày Cuối - Nguyễn Duyệt

Thiên Anh Hùng Ca - Bùi Ðức Lạc

Người Tù Trại Phong Quang - Ngô Xuân Hùng dịch

Phúc Trình Weyand (Phần 2) - Trần Ðỗ Cẩm dịch

Phúc Trình Weyand (Phần 1) - Trần Ðỗ Cẩm dịch

Ban Mê Thuột: Những Ngày Ðầu Trong Tay Cộng Quân - Nguyễn Ðịnh

Biệt Hải: Chuyến Công Tác Thanh Hóa - Nguyễn Văn Kha

Biệt Hải: Chuyến Công Tác Bầu Tró (Ðồng Hới) - V.12

Ðại Tá Ngô Thế Linh - Nhân Viên T 70

Ban Mê Thuột Ngày Ðầu Chiến Cuộc - Nguyễn Ðịnh

Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 8) - Phạm Văn Sơn

Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 7) - Phạm Văn Sơn

Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 6) - Phạm Văn Sơn

Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 5) - Phạm Văn Sơn

Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 4) - Phạm Văn Sơn

Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 3) - Phạm Văn Sơn

Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 2) - Phạm Văn Sơn

Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 1) - Phạm Văn Sơn

Bí Mật Về Trận Thất Thủ Ban Mê Thuột - Lữ Giang

Mặt Trận Tây Nguyên 1975 - Trung Tá Ngô Văn Xuân

Những Ngày Cuối Cùng Trên Liên Tỉnh Lộ 7B - Khuyết Danh

Nhìn Lại Trận Ðánh Ban Mê Thuột - Ðại Tá Nguyễn Trọng Luật

Trung Ðoàn 44 Trong Mùa Hè Ðỏ Lửa - Trung Tá Ngô Văn Xuân

Tết Mậu Thân Tại QÐ II - Ðại Tá Trịnh Tiếu

Hoạt Ðộng Của BK Dù Tại Bắc Việt - Trung Tá Nguyễn Văn Vinh

Bắc Việt Tấn Công Xuân Lộc - Hồ Ðinh

Máu Lửa ... Charlie - Ðoàn Phương Hải

Tướng Nguyễn Khoa Nam: Hồi ký của SQ tùy viên- (Lê Ngọc Danh)

Chuyến Công Tác Cuối Cùng Của HQ 09 - (Hoàng Ðình Báu)

Tưởng Niệm Cố Ðại Tá Ngô Thế Linh - (Ngô Xuân Hùng)

Mùa Hè Ðỏ Lửa 72 - (Cọp Biển Trần Ngọc Nam)

Cộng Sản Bắc Việt Xâm Lăng - (Trung Tá Trần Văn Hiển)

Poulo Wai - Ðột Kích Thám Sát Người Nhái - (Trịnh Hòa Hiệp)

Liên Ðoàn Người Nhái - (Lê Quán)

Giang Ðoàn 26 Xung Phong: Những Giòng Sông Cũ ... - (Trần Ðỗ Cẩm)

HQ 802- Những Ngày Cuối Trên Biển Ðông - (Vũ Quốc Công)

Từ Ban Mê Thuột Ðến Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên - (Tôn Quang Tuấn)

Những Kỷ Niệm Gia Ðình Với Tướng Nguyễn Khoa Nam - (Nguyễn Thái Dương)

Thương Tiếc Viết Về Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam - (Nguyễn Khoa Phước)

Tướng Cao Văn Viên Kể Lại 2 Buổi Họp Lịch Sử Tháng 3/75 - (Vương Hồng Anh)

Tưởng Niệm Tướng Trần Văn Hai (1) - (Người Lính Già)

Những Giờ Phút Cuối Cùng Của Tướng Trần Văn Hai - (Trịnh Văn Ngạn)

Chiến Ðấu Ðến Cùng - (Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi)

Phong Cách Anh Hùng Của Tướng Phạm Văn Phú - (Nguyễn Ðông Thành)

Tướng Lê Văn Hưng (2) - (Bà Lê Văn Hưng, nhũ danh Phạm Thị Kim Hoàng)

Tướng Lê Văn Hưng (1) - (Dale Andrade)

Thiên Thần Mũ Ðỏ Ai Còn Ai Mất - (Tướng Lê Quang Lưỡng)

Tướng Lê Nguyên Vỹ (2) - (Nguyễn Văn Tín)

Tướng Lê Nguyên Vỹ (1) - (Thanh Sơn)

Một Ngày Với Ðô Ðốc Chung Tấn Cang - (Phỏng Vấn - Phan Lạc Tiếp)

Lực Lượng Ðặc Biệt Hải Quân: Sở Phòng Vệ Duyên Hải - (Trần Ðỗ Cẩm)

Mặt Trận Tam Biên 1972 - (Người Lính QLVNCH)

Lam Son 719 Operation (in English) - (Maj. Gen. Nguyen Duy Hinh)

Liên Ðoàn Ðặc Nhiệm "Hổ Biển" - (Lê Bá Thông)

Quân Sử: Chuyện Tiểu Ðoàn 1 "Quái Ðiểu" TQLC - (Bao Bất Ðồng)

Hải Sử: Trận Ba Rài - (Phan Lạc Tiếp)

Bài Nói Chuyện Của Ðại Tướng Nguyễn Khánh - (Lê Ðình Cai dịch)

Quân Sử: Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo - (Nguyễn Tuyển)

Quân Sử: Ngày Cuối Cùng Của Ðại Tá Lê Ðức Ðạt - (Vương Hồng Anh)

Quân Sử: Biệt Cách Dù Và Quân Dù Trong Ngày 30-4-75 - (Vương Hồng Anh)

Hồi Ký: Chuyến Di Tản Buồn - (Lê Bá Thông)

Hồi Ký: Sanh Nam ... Tử Bắc - (Cá Kình Nguyễn Văn Tâm)

Thương Tiếc viết về Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam - (Bào đệ Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam)

Hồi Ký: Huế, Mậu Thân và Tôi - (Mũ Xanh Nguyễn Văn Phán)

Hồi Ký: Vì Sao Tôi Bỏ Quân Ðoàn I ? - (Trung Tướng Ngô Quang Trưởng)

Hồi Ký: Ngày Tàn Cuộc Chiến - (Ðại Tá Lê Nguyên Bình)

Biên Khảo: Ðường Mòn Hồ Chí Minh - (Trần Ðỗ Cẩm)

Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 1/6) - (Trần Ðỗ Cẩm)

Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 2/6) - (Trần Ðỗ Cẩm)

Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 3/6) - (Trần Ðỗ Cẩm)

Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 4/6) - (Trần Ðỗ Cẩm)

Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 5/6) - (Trần Ðỗ Cẩm)

Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 6/6) - (Trần Ðỗ Cẩm)

Biên Khảo: Khái Lược Về Lịch Sử Hình Thành Của Quân Lực VNCH (Phần 1) - (Trần Ðỗ Cẩm & Trần Hội)

Biên Khảo: Khái Lược Về Lịch Sử Hình Thành Của Quân Lực VNCH (Phần 2) - (Trần Ðỗ Cẩm & Trần Hội)

Quân sử: Tống Lê Chân, Tiền Ðồn Quá Xa - (Trần Ðỗ Cẩm)

Phóng đồ Trận đánh tại Tống Lê Chân - (Trần Ðỗ Câm)

Hình Ảnh Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - (Trần Ðỗ Cẩm)

Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - Bài 1 - (Trần Ðỗ Cẩm)

Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - Bài 2 - (Trần Ðỗ Cẩm)

Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - Bài 3 - (Trần Ðỗ Cẩm)

Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - Bài 4 - (Trần Ðỗ Cẩm)

Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - Bài 5 - (Trần Ðỗ Cẩm)

Phóng Ðồ Kế Hoạch Ðiều Quân Lam Sơn 719 - (Trần Ðỗ Cẩm)

Phóng Ðồ Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân Tại Hạ Lào - (Trần Ðỗ Cẩm)

Hồi Ký: Tô Phạm Liệu, người ở lại Charlie - (Phạm Anh Dũng)

Mặt Trận Tân Cảnh - Kontum 1972 - (Ðại Tá Trịnh Tiếu)

Cơn Uất Hạ Lào - (Bùi Ðức Lạc)

Ðường Về Kotum - (Bùi Ðức Lạc)

Tân Cảnh: Kẽm Gai Bọc Thây Anh Hùng - (Bùi Ðức Lạc)



24. Lich Su VN 1945-2008:



http://vietnamsaigon.multiply.com/

http://vietnamsaigon.multiply.com/journal/item/69



25. Những đoạn vidéos này ghi lại đối thoại của anh Lữ triều Khanh tức Émile

một sĩ quan suốt đời phục vụ trong ngành tình báo, phản gián với những BK,

vì thế những đoạn vidéos này rất hữu ích cho ai muốn tìm hiểu về công tác hậu địch.

Fort Bragg 01

http://www.youtube.com/watch?v=-uxl-wdirgI

Fort Bragg 02

http://www.youtube.com/watch?v=ToBrjwDdgio

Fort Bragg 03

http://www.youtube.com/watch?v=xsWr4yE6myI

Fort Bragg 04

http://www.youtube.com/watch?v=B1Z7CayFpFE

Fort Bragg 05

http://www.youtube.com/watch?v=yDIuPMr3EwI

Fort Bragg 06

http://www.youtube.com/watch?v=y1ikMiIfFss

Hội ngộ tại Fort Bragg 07

http://www.youtube.com/watch?v=HopuvSsT6Q0

Hội ngộ tại Fort Bragg 08 bis

http://www.youtube.com/watch?v=Dm6B7JVxWbM

Hội ngộ tại Fort Bragg 09

http://www.youtube.com/watch?v=UjcyGPK3yT0

Hội ngộ tại Fort Bragg 10

http://www.youtube.com/watch?v=dJrZoDUDS2A

Hội ngộ tại Fort Bragg 11

http://www.youtube.com/watch?v=s6pgu_Rz09s

Hội ngộ tại Fort Bragg 12

http://www.youtube.com/watch?v=M5koffq8ocE

Hội ngộ tại Fort Bragg 13

http://www..youtube.com/watch?v=DEsqIT5iZpM

Hội ngộ tại Fort Bragg 14

http://www.youtube.com/watch?v=rMYjPHGOdMs

Hồi Chuông Báo Tử cho Nguyễn Hữu Luyện 01

http://www.youtube.com/watch?v=IG-LfAYO4lU

Hồi Chuông Báo Tử cho Nguyễn Hữu Luyện 02

http://www.youtube.com/watch?v=KUmF9YvI7No

Hồi Chuông Báo Tử cho Nguyễn Hữu Luyện 03

http://www.youtube.com/watch?v=yGA6HpMX0aM

Hồi Chuông Báo Tử cho Nguyễn Hữu Luyện 04

http://www.youtube.com/watch?v=DFoKtm5Jzp8



26. Về cái chết của TT Ngô Đình Diệm



Tưởng nhớ Cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm

Tổng hợp (29-Oct-2009 20:02)

Những chương bi thảm

Lữ Giang (01-Jul-2009 16:39)

Yêu cầu Tướng Khánh trả lời trước lịch sử

Lữ Giang (14-Apr-2009 23:51)

JFK and Vietnam: Kennedy's assassination 45 years ago today made it an American war

Gordon M. Goldstein (22-Nov-2008 11:54)

Đánh giá lại Diệm: Cái nhìn khác về miền Nam

Tiến sĩ Kathryn Statler/ BBCVietnamese (21-Nov-2008 22:52)

Thánh Lễ tưởng niệm nhà chí sĩ Ngô Đình Diệm tại Rottenburg-Stuttgart (Đức quốc)

Rosa & LhThanh tóm lược (03-Nov-2008 12:21)

Thánh Lễ cầu nguyện cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Nam California

Lm Thaddeus Bùi Công Hiến Linh, OH (02-Nov-2008 14:58)

Nhân ngày lễ các đẳng linh hồn, nhớ về một ‘giáo dân cố tổng thống’

Alfonso Hoàng Gia Bảo (02-Nov-2008 13:36)

Hương lòng dâng tặng Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Hồng Lĩnh (31-Oct-2008 13:11)

Liên Minh bất hoà

Lữ Giang (23-Oct-2008 22:52)

Mời tham dự Lễ giổ Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm (17-Oct-2008 13:11)

Nhà Văn Hóa Linh Mục An-tôn Trần Văn Kiệm, bạn vong niên Cố TT Ngô Đình Diệm

Trần Vinh (30-Nov-2007 10:49)

Đây là sự thật

Trương Phú Thứ (09-Nov-2007 19:09)

Tài liệu lịch sử: Tràng chuỗi mân côi, một trong những dấu hiệu của người Công Giáo đạo dòng

LM. Augustinô Hồ Văn Quý (04-Nov-2007 07:18)

Little Saigon: Tổ Chức Giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Nguyễn Hoàng Qúi (04-Nov-2007 06:41)

Nhân đọc ''Triumph Forsaken : The Vietnam War, 1954-1965'' (*) Lịch sử Việt Nam những năm 1954-1965 được xét lại:

GS. Tôn Thất Thiện (09-Mar-2007 00:04)

Chuyện Năm Lửa và Ba Cụt

Lữ Giang (01-Nov-2006 11:36)

Tinh Thần Tổng Thống Ngô Đình Diệm Bất Diệt

Phan Hoàng Phú Quý (01-Nov-2006 10:41)

Trong cơn hỗn loạn (giao thời Bảo Đại và Ngô Đình Diệm)

Lữ Giang (19-Oct-2006 02:34)

Cần thẩm định lại giá trị của ông Ngô Đình Diệm và chế độ Việt Nam Cộng Hòa I

Giáo sư Tôn Thất Thiện (12-May-2006 00:48)



27. CIA và các ông Tướng - Trần Bình Nam dịch thuật



Hôm 19/2/2009 cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (Central Intelligence Agency – CIA) đã cho giải mật tài liệu mang tên: “CIA and the Generals: Covert Support to military government in South Vietnam”. Tài liệu này do ông Thomas L. Ahern, Jr., một nhân viên CIA từng làm việc tại Sài gòn từ năm 1963 đến đầu năm 1965 đúc kết từ những tài liệu mật của CIA.

Tài liệu được giải mật sau khi cơ quan CIA đã đọc lại và gạch bỏ những tên tuổi và địa danh không lợi cho hoạt động tình báo. Tuy nhiên nếu so chiếu với các tài liệu khác viết về cuộc chiến Việt Nam, người đọc có thể đoán hầu hết những tên tuổi gạch bỏ đó là ai.



Tài liệu dài 243 trang gồm chính yếu là phần Nhập Đề của tác giả và 10 Chương. Tôi tóm tắt lại những sự việc chính của tài liệu trong 7 bài viết: phần Nhập Đề và sau đó hai Chương trong một bài, và sẽ lần lượt cho lên trang nhà của dịch giả

http://www.tranbinh nam.com .

Mục đích tóm tắt tài liệu là “ôn cố tri tân” về một giai đoạn lịch sử đã qua nhưng còn ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của mỗi người Việt chúng ta trong cũng như ngoài nước. Và cũng là kinh nghiệm có thể hữu ích trong mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam và Trung quốc, cũng như giữa Việt Nam và Hoa Kỳ...



CIA và các ông Tướng (Phần 1/7)

CIA và các ông Tướng (Phần 2/7)

CIA và các ông Tướng (Phần 3/7)

CIA và các ông Tướng (Phần 4/7)

CIA và các ông Tướng (Phần 5/7)

CIA và các ông Tướng (Phần 6/7)

CIA và các ông Tướng (Phần 7/7)



28. Những bài ca Yêu Nước:

Vào www.danchuca.org va http://www.vietsuca.org/ de download nhạc.

Lên Đường (Tâm Thư)

Nỗi Lòng (Phưong Dung / Tâm Thư)

Thèm Một Mùi Hương (Phương Dung)

Thương Quá Bờ Lưng Cong (Phương Dung)

Thương Quá Cánh Cò Bay (Tâm Thư)

Thương Quá Câu Hò Ra Khơi (Trần Hải Bằng)

Thương Quá Con Sáo Sang Sông (Tâm Thư)

Thương Quá Khúc Cuồng Ca (Trần Hải Bằng)

Gió nổi cơn giông (Tâm Thư *)

Tiếng nói thế hệ trẻ (Tâm Thư, Tho+ Tri.nh So+n))

Giọt Lệ Trưng Vương (Phương Dung *)

Giọt Lệ Trưng Vương (Nguyễn Văn Thành *)

Không thể nhìn lịch sử từ cùng một hướng

Trân Văn, RFA

2010-02-27 - Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, vừa trình bày thêm quan điểm của ông trong một bài viết, mới được giới thiệu trên trang web của báo điện tử Thế giới và Việt Nam, thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Hình RFA chụp từ website
Bài “Quan hệ hữu nghị Trung – Việt mãi mãi xanh tươi” của ông Tôn Quốc Tường, ĐS Trung Quốc tại VN, đăng trên báo điện tử Thế giới và Việt Nam của Bộ Ngoại giao VN. 
Lời lẽ trong bài viết này được nhận định là dễ nghe hơn phát biểu của ông ta hồi đầu tháng trước, nhân dịp khai mạc “Năm hữu nghị Việt – Trung”.

Đây cũng là lý do khiến Trân Văn phỏng vấn nhà văn Hoàng Lại Giang. Cuối tháng trước, sau phát biểu của ông Tôn Quốc Tường, nhà văn Hoàng Lại Giang đã từng gửi một thư ngỏ, gây tiếng vang lớn. Đó là: “Đôi lời gửi hai ông đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam”.

Mời quý vị cùng nghe cuộc trò chuyện này...

Không thể dễ tin

Trân Văn: Thưa ông, cách nay vài ngày, báo điện tử Thế giới và Việt Nam của Bộ Ngoại giao Việt Nam có đăng một bài viết của ông Tôn Quốc Tường, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, với tựa là “Quan hệ hữu nghị Trung – Việt mãi mãi xanh tươi”, ông đã đọc bài viết này chưa?

Ô. Hoàng Lại Giang: Tôi vừa đọc bài này. Tôi nghĩ, bây giờ, với bài “Quan hệ hữu nghị Trung – Việt mãi mãi xanh tươi”, Đại sứ Tôn Quốc Tường đã trở về với tư cách một nhà ngoại giao khôn ngoan hơn.

Trân Văn: Sau khi xem bài của ông Tôn Quốc Tường, một số người cho rằng, lời lẽ trong bài viết vừa kể, mềm mỏng, lễ độ hơn phát biểu của ông Tường hồi đầu năm nay, cũng về quan hệ Trung – Việt. Khi ấy ông Tường nhắc nhở rằng, hợp tác thì phát triển, còn đối đầu thì thất bại, đừng làm hỏng đại cục, những bất đồng, khi chưa chín muồi thì nên chờ...
Ông nghĩ thế nào về nhận định ấy? Theo ông, có đúng là ông Tường đã mềm mỏng và lễ độ hơn?

Ô. Hoàng Lại Giang: Tôi không bao giờ nghĩ những nhà ngoại giao lễ độ. Là một nhà văn Việt Nam ở tuổi ngoài thất thập mà tôi vẫn thấy đại sứ này đóng vai trò như một sư huynh đang cho kẹo những trẻ em ở Việt Nam. Những viên kẹo rất ngọt.

Tôi hoàn toàn không nghĩ đây là một thái độ mềm mỏng và lịch sự vốn có, mang tính bản chất. Nó có cái vẻ bên ngoài không thể dễ tin.

Nhẫn hơn nữa là mất nước

Trân Văn: Trong hai lần bày tỏ quan điểm, một lần tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, lần khác là qua bài “Quan hệ hữu nghị Trung – Việt mãi mãi xanh tươi” mà chúng ta vừa đề cập, bên cạnh việc đưa ra một số dẫn chứng có tính cách lịch sử, lập lại “phương châm 16 chữ” vẫn được xem như kim chỉ nam cho quan hệ Trung – Việt, ông Tôn Quốc Tường còn khái quát quan hệ Trung - Việt bằng 16 chữ khác, đó là “sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan”, để tiếp tục khẳng định rằng, việc không ngừng củng cố và tăng cường tình hữu nghị, hợp tác toàn diện là điều phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước, cũng như nguyện vọng chung của nhân dân hai nước.


Còn ông, tại thư ngỏ gửi ông Tôn Quốc Tường cũng như một người tiền nhiệm của ông ta là ông Dương Công Tố, hồi cuối tháng trước, ngoài việc, công khai bày tỏ sự không hài lòng về thái độ, cách ứng xử, lối ăn nói của hai ông đại sứ, một đã từng và một hiện đang đại diện cho Trung Quốc tại Việt Nam... ông đã đưa ra một nhận định đang được rất nhiều người nhắc là: “Nhẫn hơn nữa là mất nước. Điều ấy với nhân dân Việt Nam là không thể được”...

Ô. Hoàng Lại Giang: Sau hòa bình, thống nhất năm 1975, với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và 1979 với cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã cho thấy, người Việt không phải loại người cố chấp mà rất thực tế.

Trong cuộc họp báo gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc nhở báo chí Việt Nam rằng: Báo chí cần chủ động thông tin bảo vệ chủ quyền. Như vậy là những nhà lãnh đạo Việt Nam đã thấy không thể “nhẫn” hơn nữa.

Sự thật thì chúng ta đã mất Hoàng Sa và một phần của Trường Sa. Chính Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm lấy hai quần đảo này và chính Trung Quốc chứ không phải ai khác phải xin lỗi nhân dân Việt Nam và trả lại chủ quyền hai quần đảo này cho nhân dân chúng ta, chứ không phải tiếp tục dùng vũ lực, tàn bạo đối với ngay cả những dân chài Việt Nam gặp nạn bão.

Cách hành xử như vậy thì còn ai tin ở những câu khẩu hiệu không có nội dung như “hai nước sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan” nữa.

Trân Văn: Điểm đáng chú ý là cả ông và ông Tường cùng viện dẫn lịch sử bang giao nhưng độc giả có cảm giác rằng cả hai không cùng nhìn về một hướng? Ông có thể giải thích tại sao lại có sự khác biệt này không?

Ô. Hoàng Lại Giang: Đúng là tôi và ông Tường làm sao cùng nhìn lịch sử về một hướng được. Tôi là người Việt Nam, tôi hiểu đất nước tôi qua nghìn năm Bắc thuộc. Đau lắm! Nhục lắm!

Nỗi đau này, nỗi nhục này khiến không phải chỉ riêng tôi mà tất cả những người Việt Nam, dù ở thế hệ nào cũng phải cảnh giác với Bắc thuộc.

Học gì từ tiền nhân?

Trân Văn: Thưa ông, trước nay, Hoàng Lại Giang vẫn được biết đến như một nhà văn. Song đọc Hoàng Lại Giang thì có thể cảm nhận được rằng Hoàng Lại Giang là một trong những người nghiên cứu sâu về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn cận đại.


Cũng vì vậy, câu hỏi này không phải dành cho nhà văn Hoàng Lại Giang, tác giả thư ngỏ gửi hai ông đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam mà dành cho ông Hoàng Lại Giang đã từng bỏ rất nhiều thời gian, công sức nghiên cứu sử.

Thưa ông, đã có bao giờ ông thử đối chiếu giữa lịch sử Việt Nam ở giai đoạn cận đại với hiện nay không? Nếu có thì giữa xưa và nay có điểm tương đồng nào không? Nếu tôi nhớ không lầm thì ông đã từng khẳng định: Nguyên tắc của lịch sử là tiếp nối và kế thừa. Với nguyên tắc đó thì chính quyền và người Việt đương đại có thể kế thừa những điều gì từ lịch sử của xứ sở mình, cả trong đối nội lẫn đối ngoại?

Ô. Hoàng Lại Giang: Tôi rất sợ lịch sử bị “cắt lát”. “Cắt lát” lịch sử là việc làm phi khoa học. Chính điều đó là điểm tựa cho những hành xử sai lầm, những quá khích mang tính tả khuynh.

Bây giờ thì ai cũng thấy cha ông đã để lại cho chúng ta một gia tài vô cùng quý giá, không chỉ có các vua Hùng thời cổ đại mà cả vua chúa triều Nguyễn. Bổn phận của chúng ta là phải bảo vệ từng tấc đất cha ông để lại.

Từ công cuộc giải phóng sáng giá trong lịch sử chống ngoại xâm, sau 1975, Việt Nam đang trượt dài xuống vực thẳm. Công cuộc đổi mới tư duy năm 1986 là một mốc quan trọng đưa Việt Nam tỉnh lại và nhận chân ra nhiều giá trị của kinh tế thị trường, của văn hóa kế thừa, của nét đặc thù riêng của mình.

Từ những năm 1980 của thế kỷ trước, tôi đã từng viết: Phan Thanh Giản – Nỗi đau trăm năm, Lê Văn Duyệt – Từ nấm mồ oan khuất đến Lăng Ông, Trương Vĩnh Ký – Bi kịch muôn đời. Đây là cách khơi lại truyền thống Việt Nam và hy vọng sự cảm thông giữa các thế hệ.

Bây giờ thì ai cũng thấy cha ông đã để lại cho chúng ta một gia tài vô cùng quý giá, không chỉ có các vua Hùng thời cổ đại mà cả vua chúa triều Nguyễn. Bổn phận của chúng ta là phải bảo vệ từng tấc đất cha ông để lại.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Cannot-see-history-from-the-same-direction-tvan-02272010070316.html

Mẹ may mắn hơn con?

Nguyễn Tầm Thường

Chàng đạp xe qua ngõ nhà nàng đã mấy vòng, không muốn vào. Ngại. Hai lần qua, mới dựng chiếc xe vào gốc vú sữa, đã có tiếng trong nhà vọng ra: “Nó không có nhà.’’ Từ hôm đó, chàng thấy ngại làm sao ấy. Quen nàng có tới nữa năm nay rồi thì phải. Tình yêu như những đám mây, có đó mà sao thấy mong manh. Không ai dám giơ tay bắt sợ vuột mất sẽ đau. Chàng linh cảm có chuyện gì xẩy ra trong gia đình nàng. Từ tháng nay nàng thay đổi, hỏi gì cũng không nói. Chỉ buồn. Chàng không còn vào nhà nàng chơi như xưa. Đạp xe qua ngõ vòng nữa. Không nhìn thấy nàng. Chỉ biết nhớ.

Tiếng cô chiêu đãi viên hàng không vang lên. “Yêu cầu quý khách đáp chuyến bay Hồ Chí Minh City đi Taipei khẩn trương ra cửa số E để khởi hành.’’ Thế là chấm dứt một hy vọng. Chuyến bay sẽ khởi hành đúng giờ. Nàng không còn hy vọng vào giờ chót máy bay sẽ hư động cơ để được hoãn lại nữa. Tiếng cô chiêu đãi viên lại vang lên hối thúc. Khách đã lục đục kéo nhau ra cổng. Một chuyến đi dài nhất trong đời. Bây giờ nàng chán quá. Không còn cách nào khác để quay về.

Lúc nãy, chia tay nhau ở cổng, cả nhà đều khóc. Nhiều người khóc cho nhiều cảnh chia tay khác nhau. Ngày nào ở phi trường mà không có nước mắt tiễn đưa, nhưng cuộc ra đi của nàng rất khác. Nàng có cảm tưởng rằng tất cả mọi người đều ái ngại nhìn tâm trạng nàng lúc mà gia đình đứng ngoài hàng rào giơ tay vẫy. Những dòng nước mắt rất lạ. Ngày mai ra sao chưa biết. Cho đến lúc này, cuộc ra đi của nàng rất xót xa.

Nàng biết rồi có lúc sẽ như thế này, nhưng không ngờ nó mệt mỏi như thế. Nếu biết rõ vậy, dứt khoát sẽ không đi. Tương lai thế nào, nàng chưa thấy, sẽ hạnh phúc hơn, hay hôm nay vẫn là hạnh phúc so với những ngày ở trước mặt. Nàng không còn sức để so sánh hiện tại với tương lai chưa tới. Ngay lúc này đây, một nỗi tuyệt vọng. Mẹ đã chuẩn bị tinh thần cho nàng từ mấy hôm nay, mà sao ngày ra đi vẫn bi ai quá. Ngược về mấy tuần lễ qua, từ cái ngày khởi đầu ấy, từ tò mò về chuyến đi xa đến băng khoăn háo hức, từ sung sướng đến lo âu tiếc nuối, từ sợ hãi đến chán nản, và lúc này là muốn quay về. Nàng không còn tâm sức để suy nghĩ, chỉ hy vọng rằng hôm nay là ngày đau khổ nhất, nàng đã đến đỉnh dốc, hy vọng rồi nó sẽ xuống dần.

Máy bay lao vun vút trên phi đạo, một cái lắc mạnh của thân phi cơ, nâng nàng lên khỏi mặt đát, giật mình. Tất cả là xa lạ, bây giờ không còn ai để mà khóc, nước mắt trong lòng cũng từ từ vơi. Mọi chuyện đã quyết định xong. Con sóng trào lên đến độ cao nhát là nó tung vỡ, rồi cũng phải rơi xuống, rút ra xa. Tâm hồn nàng cũng vậy. nó đã vỡ thành những hạt nước vụn, đang rơi xuống. Con sóng lui ra rồi lấy sức đẩy con sóng khác, có khi còn tàn bạo hơn. Điều ấy chưa cần nghĩ tới. Bây giờ con sóng lui xa, hãy nghĩ ngơi đã, tâm trạng nàng là thế. Không phải cái chán nản đang từ từ thay đổi, chỉ là nghĩ ngơi mà chờ những con sóng khác. Nàng tựa đầu vào thành ghế. Không muốn nhìn bất cứ sự gì chung quanh mình. Nhắm mắt, một màn tối.

Có lần mẹ nói với nàng, con sẽ đi máy bay. Mấy đứa em nhỏ biết chị sắp được đi máy bay, đứa nào cũng lè lưỡi kinh ngạc, vừa thích thú vừa đe doạ chị, coi chừng nó rơi đấy. Nàng chưa bao giờ được đi máy bay. Bố mẹ nàng cũng thế. Cả đời ông bà không bao giờ mơ tưởng tới. Mẹ cứ thỉnh thoảng nói không biết đi máy bay nó sẽ thế nào. Nó lên cao như con chim thế kia thì sợ lắm. bố nàng bảo nặng thế mà làm sao họ bay lên được, tài tình thật. Nàng cũng không biết làm sao mà khối sắt khổng lồ kia lại lao đi giữa trời mênh mông không có gì chống đỡ. Nó mà hư máy thì không thể nào tấp vào lề như những chiếc xe gắn máy nàng vẫn nhìn thấy xẩy ra hàng ngày. Đời nàng cũng vậy, đâu có ngờ cất cánh bay lên như thế này. Không giải thích nỗi, trong gia tộc từ đời ông cụ, kỵ qua bố mẹ rồi đến nàng, nàng là người đầu tiên trong dòng họ được đi máy bay. Nàng cũng có lúc tò mò hồi hộp nghĩ đến ngày nào đó được ngồi trong máy bay như hôm nay.Thế giới tưởng tượng bao giờ cũng đầy hoa gấm. Bây giò này, nàng đang bay giữa trời đất, không một chút gì là thú vị. Aò ào tiếng động cơ, chung quanh kín mít.Không ngờ nó tẻ nhạt đến thế. Vậy mà cả nhà bảo rằng nàng là người đầu tiên trong dòng họ được đi máy bay đấy. Thực tế và mộng mị sao khác nhau quá thế này. Tương lai trước mặt của nàng sẽ ra sao đây?

Những ngay cuối, bà mẹ tìm hết cách động viên tinh thần con gái bà. Bà dỗ đứa con gái như dỗ một đứa bé, bà đem cả chuyện con gái sẽ được đi máy bay mà nói. Đúng là thế, lần đầu tiên cả gia đình bà được ra phi trường, nhìn những khối sắt khổng lồ bay lượn. Đối với nàng, chuyện đi máy bay chỉ là viên kẹo cho đứa con nít đang bị sâu răng, nó khóc đầm đìa nhìn ông bác sĩ cầm cái kìm, hơi sức đâu mà ăn. Duy có lời mẹ nói rằng con đi ba bữa nữa tháng rồi con lại về thăm thầy mẹ, bây giờ họ đi Đài Loan như đi chợ ấy mà, nàng hy vọng vào những lời nói ấy. Bà động viên tinh thần con gái, nhưng đấy cũng chính là lời động viên tinh thần cho chính bà. Nếu con bà phải ra đi không bao giờ trở lại, chưa chắc bà đã chịu để con đi. Máy bay mới cất cánh mà nàng đã nghĩ tới lúc quay về thăm mẹ rồi.

Đã gần ba năm xa nhà, vẫn nhận thư mẹ và các em, thư nào cũng nói con sẽ về thăm gia đình ngày gần đây. Thấm thoát, gần ba năm rồi, kể cũng là lẹ, nhưng nó không lẹ đâu, dài như ba thế kỷ. Lúc xuống phi trường, không có ai bên chồng chờ đón như gia đình nàng đã tiễn đưa nàng. Người chồng Đài Loan bảo nàng sẽ đứng đó đợi, giả sử lúc đó anh ta bỏ đi thì nàng sẽ chết. Nàng cảm thấy bắt đầu cần anh ta. Trở lại với hai cái vé xe buýt, họ lên xe chờ khởi hành. Cuộc đón tiếp trên đất Bắc, nơi mà nàng sẽ làm dâu vỏn vẹn có thế.

Ba năm với căn phòng trọ thuê này rồi. Những ngày đầu không sao nàng ngủ được. Ở cuối một con hẽm trong các thành phố, các cao ốc chung quanh như những lô cốt khổng lồ vây chăyj đám xóm nhỏ. Chủ đang đuổi dần người thuê để bán đất cho các công ty xây chung cư. Suốt ngày đêm, những chiếc cần cẩu cao ngất đóng cừ ầm ầm chung quanh khu nàng ở. Taipei vào mùa hè nóng hơn quê của nàng. Cát bụi mịt mù. Căn trọ thuê của hai vợ chồng gồm một phòng ngủ, cái phòng khách bằng ba manh chiếu lớn xếp lại và khu bếp. Đồ đạc không có gì mới. Chủ nhà không sữa sang, máng nước dã hư, vòi nước trong bếp chảy rỉ rả, lạch tạch cả ngày. Họ bảo sắp phá đi xây lại căn hộ này qua không biết bao nhiêu con người. Lâu rồi cũng phải quen, nếu cứ như ngày đầu chắc nàng sẽ chết. Rời phi trường , từ bến xe buýt, người đàn ông, chồng nàng đó, lấy taxi về căn trọ này. Thấm thoát thế mà đã gần ba năm.

Cuộc đời là những ngỡ ngàng nối tiếp những ngỡ ngàng. Nàng lo quá không biết từ phi cơ xuống, gia đình chồng xúm xít chờ đón thì nàng biết làm sao. Nhưng điều đó không xảy ra, lặng lẽ, Nhưng thôi cũng được, nàng đỡ phải đối phó với những khó khăn phức tạp. Nhưng trong tâm trí, nàng hoàn toàn không thể nghĩ là chỉ có hai người lấy xe buýt đi như thế về căn nhà trọ. Chồng nàng ôm đồ, xách vali vào,nàng hiểu đấy là tới nhà rồi. Cứ như những người câm điếc. Hai người không hiểu nhau một chữ. Cái gì cũng lạ, ngay cả đôi dép, cái bình nước cũng không giống như ở quê nàng, nhất là cái giường, phải mất bao nhiêu ngày tháng trăn trở. Không biết ở đây tạm đôi ba ngày hay đây là nhà hai vợ chồng sẽ ở suốt đời? Bố mẹ anh em chồng ở đâu, họ có biết nàng đã có mặt trong gia tộc họ hàng của họ chưa? Tuyệt đối, nàng không hiểu một tí gì. Bàng hoàng, lạ lùng. Nàng đã nghe kể những vụ buôn con gái đem sang trung đông,Bangkok, Taiwan bán cho các ổ chứa gái. Nàng sợ run người. Cả tuần lễ nàng không dám đi đâu, chồng đi làm, tối về. Gỉa sử, nàng bị ông ta giết, cũng không ai biết chuyện gì xẩy ra. Bây giờ chỉ biết cầu trời Phật độ trì, nàng hoàn toàn bất lực, trông dựa lòng thương xót của người đàn ông xa lạ kia thôi.

Đàn ông Taiwan qua nước Nam tìm vợ rất nhiều. Tờ China News số ra ngày 19 tháng 6 năm 1996, thông tin rằng con số đàn ông Đài Loan qua đất Nam tìm vợ khoảng 30 ngàn người mỗi tháng. Tính trung bình mỗi ngày một người con gái xứ Nam về làm dâu xứ Bắc. Âý thế mà chuyến bay của nàng ngày ấy có một mình nàng thôi. Chia đều ra, có thể ngày trước đã có một thiếu nữ và ngày sau đó cũng lại một thiếu nữ nữa. Vào những năm nước Nam nghèo đói, người Taiwan qua đó làm ăn rất nhiều. Các khách sạn sang trọng đều có mặt người Taiwan. Hết thời kỳ mà chiếc xe đạp của bố nàng gãy caí bi đan bàn đạp, ông nhất định không chịu mua cái bi đan made in Taiwan rồi. Bây giờ Taiwan ngang nhiên vào thị trường kinh tế thế giới bằng những sản phẩm tinh vi. Hồi bấy giờ người ta gọi những người như chồng nàng là chú chệt, ở dơ. Bây giờ người Taiwan xách samsonite ra vào những khách sạn lớn. Người dân nước Nam nhìn họ đồng nghĩa với sự giàu có, thèm muốn. Họ là những con buôn qua mở công ty, hãng xưởng. Nếu họ là những người sang trọng giàu có vậy mà không lấy được vợ thì không biết xứ sở họ thế nào. Hay là họ chê con gái xứ Bắc không xinh đẹp, duyên dáng như con gái xứ Nam? Nếu họ qua xứ Nam tìm vợ thì phải có vấn đề chứ.

Chồng nàng qua xứ Nam cưới nàng không phải là chê con gái xứ Bắc, nhưng là chàng không lấy được vợ. Chàng cũng không phải là người qua xứ Nam với tiền rừng bạc bể mở công ty, chỉ để tìm vợ thôi. Ngày ở phi trường, nếu chàng nói được tiếng Việt mà gọi nàng là em, chắc không ai hiểu là gì, nàng phải gọi là chú mới đúng tuổi tác chứ. Như giấc mộng, thấm thoát ba năm nàng làm dâu nhà người.

Nàng còn nhớ như in, mới có gần ba năm chứ nữa thế kỷ nữa nàng cũng không quên được. Mẹ nàng và người đàn bà mối lái nói chuyện cả buổi chiều. Mỗi lúc đi ngang qua, bà mối lái nhìn nàng quan sát từ đầu tới chân. Sau đó mẹ nàng bắn tiếng dạo này con gái nước Nam lấy chồng Đài Loan quá. Có đứa mới đi vài tháng mà đã về chơi. Người Đài Loan muốn lấy vợ Việt thì phải khen con gái Việt biết chăm nom chồng con, làm ăn giỏi giang hơn con gái Tầu. Khối người sau khi lấy vợ Việt rồi mua đất cho vợ lập nghiệp luôn ở đây để lấy cứ điểm làm ăn. Thời buổi tân tiến, sáng ở Đài Loan, chiều đã ở Sài Gòn rồi, cứ như là đi chợ. Nười Đài Loan cũng giống y như người mình. Từ những bắn tiếng xa gần, đưa đẩy của mẹ rồi sau cùng nàng về làm dâu xứ Bắc. Chồng nàng không là doanh thương chê thiếu nữ Tầu, không xách somsonite với từng xấp đô la, nên đã mặc cả kỷ lưỡng. Ba ngàn đo la, giá trung bình như bao nhiêu giá những người con gái khác. Một ngàn rưỡi là phần người móc nối và chạy giấy tờ. Bố mẹ nàng một ngàn rưỡi.

Một ngàn rưỡi cũng nhiều chứ, những ba cây vàng cơ mà. Bố nàng chỉ cần có một cây đẻ sắm chiếc xe đẩy cà rem. Ngày ông đi cải tạo, vợ con lên vùng kinh tế mới làm ăn, lúc về, ông sống dựa vào mấy công rẫy đó. Mấy năm cải tạo không chết, về đến nhà rồi còn tai nạn. Trời vẫn thương mới còn hôm nay, cưa trái mìn lấy sắt, sao nó không nổ banh người ông ra, chỉ mất có một con mắt. Bây giờ sắm chiếc xe đẩy cà rem chỉ mất có một cây, vẫn còn hai cây, đời ông mãn nguyện. Bà bàn với ông, sắm một cái xe nước mía có mô tơ chạy điện để ép mía nữa rồi cho con Tư trông coi.

Từ hồi con gái về xứ Bắc làm dâu, bà bắt đầu có những ước mơ. Cái xe đẩy kem đx thành sự thật. Cái xe nước mía đã thành sự thật. Rồi cao hơn, bà nghĩ ngày kia thằng con trai sẽ có cái xe gắn máy. Hồi thím Tư chết, nếu có cái xe thì mấy mẹ con chỉ việc đèo nhau vài tiếng là tới nơi.Bây giờ nhà ai cũng cần có lấy một cái, cần lắm. Rồi bà sẽ mua một cái ti vi, sáng trưa, chiều tối, lúc nào buồn buồn là mở cát sét nghe nhạc. Gia đình sẽ rộn ràng. Biết đâu có tủ lạnh làm đá uống vào những lúc trời nóng như hôm nay. Rồi biết đâu nữa vào một ngày nào đấy, bà gầy được cái sạp nhỏ bán tạp hoá. Lúc đó con Ba, con Tư sẽ đi chạy hàng.Những giấc mơ vẽ ra rất đẹp trong tâm trí bà. Bà nghĩ vài tháng là con bà sẽ về thăm, rồi căn nhà sẽ được quét sơn, một màu tươi mới sẽ đưa gia dình sang một trang sử khác. Gần ba năm rồi chưa thấy con về, ước mơ chưa chết, nhưng nó làm bà thao thức quá. Ngày con gái mới đi, rồi ông già đẩy cái xe cà rem rực rỡ nước sơn mới, với tiếng chuông leng keng, rồi chiếc xe mía ở đầu ngõ, cả lối xóm đều kinh ngạc. Nhiều người thèm thuồng có con gái như con gái bà.

Đứa con gái đầu lòng của nàng đã thức giấc, cái miệng dễ thương làm sao, đang ngáp ngủ. Hai con mắt mở to nhìn sang nàng nhoẻn miệng cười.Cái cằm tròn như quả táo con. Dễ thương quá đi thôi. Cúi xuống hôn lên má con. Bé con thích chí giơ tay khườ khoạng muốn mẹ bế. Ngày sinh con, nàng nhớ rõ lắm, ngay trong nhà thương, lúc còn mệt vì đau, chồng nàng đã không muốn nhìn con. Tiếng Tầu, nghe câu được câu không, đến bây giờ cũng vẫn thế, nàng chỉ biết mang máng, họ nói chuyện với nhau là bà ấy đẻ con gái. Nàng không là phúc trời đem cho đất Bắc. Nối dõi tông đường mà là con gái làm sao được. Từ hai năm nay, chồng nàng đã luống tuổi rồi, lắm lúc ông nói những tràng tiếng Tầu thật dài, nàng không hiểu được, chỉ biết là ông bực lắm, ông chỉ tay vào đứa con mà nói. Nàng biết đấy là oan khiên.

Đám bạn bè chồng nàng chắc cũng người cùng quê với ông từ Hoa Lục. Chả mấy lúc họ không sầu muộn, hoài thương bằng những cuộc say vô lại. Hôm nay, lúc ngà ngà rượu, họ chỉ trỏ hai mẹ con rồi riễu cười tít mắt. “Thuê một con ở Philippine mỗi tháng phải trả bao nhiêu tiền mà không được làm tình.Như lão nhà đây là sướng nhất rồi, rẻ chán!" Nàng không giỏi tiếng Tầu, nhưng nàng cũng có thể hiểu họ nói chuyện gì với nhau chứ. Nghe vậy, nàng chỉ giả vờ như không biết chuyện gì. “Đất Nam nghèo quá nên mới có người xứ Bắc đến mua mẹ. Chứ con sinh ra là gái ở đây rồi mai sau lấy ai đến trả giá hả con." Cúi xuống, nàng nói với con nhỏ như thế rồi ứa nước mắt.

Freitag, 26. Februar 2010

Nghiện rượu và sự tàn phá hệ thần kinh

Nhiều người, nhất là thanh niên thường khích nhau mỗi khi vào “độ” nhậu, xem tửu lượng là “sức mạnh” của nam nhi, mà đâu biết rằng cơ quan nội tạng phải âm thầm gánh chịu những tác hại ghê gớm do rượu bia gây ra.

Cơ chế gây nghiện

Trao đổi với PV Báo Thanh Niên về những tác hại do lạm dụng rượu bia gây ra, PGS.TS Nguyễn Hoài Nam (giảng viên Đại học Y dược, TP.HCM) cho biết, nói về tác hại do rượu thì có quá nhiều, trước tiên phải đề cập đến tính gây nghiện của rượu, nếu uống nhiều lần, uống lâu dài sẽ rất dễ bị nghiện.

Có hai cơ chế gây nghiện ở rượu, đó là: nghiện về thể chất - tức là các tế bào của cơ thể, nhất là các tế bào thần kinh, hoạt động khi đã quen với một nồng độ rượu nhất định trong huyết thanh mà nếu nồng độ rượu giảm đi thì các tế bào này không chịu hoạt động nữa khiến người nghiện rượu trở nên đờ đẫn và run rẩy tay chân. Rất nhiều người kể cả thầy thuốc cũng không phân biệt được tình trạng này mà danh từ chuyên môn gọi là hội chứng cai rượu với tình trạng ngộ độc rượu. Với cơ chế nghiện này, việc cai rượu là không dễ vì sự lệ thuộc có nguồn gốc thực thể.

Cơ chế nghiện rượu thứ hai là cơ chế nghiện tâm lý - người sử dụng rượu bia quen với cảnh chiều nào cũng ngồi với bạn bè trong trạng thái lâng lâng, với ý nghĩ được xả stress và những lo âu, buồn bực sẽ mất hết chỉ còn lại niềm vui. Với cơ chế này, nếu người nghiện rượu quyết tâm thì có thể bỏ từ từ được.

Tàn phá các cơ quan nội tạng

Trong năm 2008, tại TP.HCM liên tục xảy ra những vụ ngộ độc rượu. Bởi chỉ trong một thời gian rất ngắn (2 tuần đầu của tháng 10), đã có đến 9 trường hợp bị tử vong trong tổng số 27 trường hợp nhập viện do ngộ độc rượu. Qua kiểm tra 21 mẫu rượu, kết quả hàm lượng methanol rất cao. Cũng trong năm này, thống kê cả nước cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 43 trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm thì trong đó có đến 18 trường hợp chết do ngộ độc rượu.

Bác sĩ Nguyễn Bá Nhuận (nguyên là bác sĩ khoa Gan - mật - tụy, Bệnh viện Chợ Rẫy) cho rằng: “Các quý ông, nhất là các thanh niên thường hay khích nhau mỗi khi uống bia rượu, phần lớn các bạn xem tửu lượng là sức mạnh của nam nhi, nên uống bất kể số lượng, uống cho “đã” mới thôi. Đó là một ý nghĩ rất tai hại, bởi tác hại của rượu rất ghê gớm một khi lạm dụng nó. Người ta vô tư “nạp” rượu bia, còn các cơ quan nội tạng thì âm thầm gánh lấy hậu quả. Bởi nếu uống quá nhiều rượu, ban đầu sẽ là ngộ độc cấp tính (nôn ói, đau đầu, rối loạn thần kinh...), lâu dài dẫn đến viêm gan do rượu, diễn tiến xơ gan, ung thư gan rất dễ bị tử vong. Không dạ dày nào có thể chịu đựng nổi những người uống quá nhiều rượu, dạ dày phải tiếp nhận lượng cồn và những tạp chất có trong rượu thường xuyên sẽ gây “viêm dạ dày cấp”, nhiều trường hợp dẫn đến loét, thủng và ung thư dạ dày. Ngoài ra, tim mạch cũng bị tác hại bởi sự lạm dụng rượu bia...”.

Ở góc độ y học cổ truyền, lương y Vũ Quốc Trung cho biết thêm: “Rượu là thức uống nghèo chất dinh dưỡng. Về y học, rượu là kẻ thù của sức khỏe. Nhiều trường hợp, rượu không khiến người ta chết ngay, mà nó phá hủy cơ thể một cách ngấm ngầm. Nhiều thanh niên trai trẻ thấy mình uống vẫn khỏe, nhưng thực ra lúc còn trẻ cơ thể có thể “lướt” qua, đến một lúc nào đó những người lạm dụng, nghiện rượu sẽ đổ gục bởi những bệnh tật do rượu gây ra. Trạng thái say rượu được chia ra làm các mức độ từ nhẹ đến nặng là: hơi say, hưng phấn, điên khùng, mất trí... Rượu có thể gây điếc, rối loạn thị giác, ảo giác, mất cảm giác, trụy tim mạch, hôn mê, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong. Dưới ảnh hưởng của cồn, cơ tim bị thoái hóa và một phần trong mô cơ tim được thay thế bằng mỡ. Vì thế quả tim của những người nghiện rượu sẽ to gấp đôi người bình thường, trong y học gọi là “tim bò” hoặc “tim bía”...”.

Đình trệ hệ thần kinh trung ương

Những người nghiện rượu tỏ ra kém sức đề kháng đối với các bệnh và thường chết sớm hơn người bình thường (tử vong ở những người nghiện rượu cao hơn những người không nghiện gấp 3 lần).


Theo thống kê chung của thế giới, trong số những người tử vong bởi bệnh tim mạch thì có 57% trường hợp là những người thường xuyên uống rượu.

Theo các chuyên gia, rượu là chất ức chế, làm đình trệ hệ thần kinh trung ương. Khi lạm dụng rượu bia, các chức năng của một bộ phận vỏ não như sự phán đoán, tính tự chủ, ý thức về đạo đức hoàn toàn bị ức chế. Khi ấy, người uống rượu sẽ ăn nói huênh hoang, nói nhiều, không thận trọng trong lời nói, cử chỉ, không cảm thấy xấu hổ, họ sẽ dám có những hành động mà người bình thường có lòng tự trọng không cho phép mình làm. “Rượu tác động lên hệ thần kinh, khiến người ta không làm chủ được mình, dẫn đến những hành động gây ra hậu quả khôn lường, dẫn đến những tai nạn giao thông rất đáng tiếc”, bác sĩ Nguyễn Bá Nhuận nói.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, rượu hấp thu rất nhanh, 20% hấp thu ngay ở vùng dạ dày, số còn lại hấp thu ở ruột. Sau khi uống vài phút, rượu đã hiện diện trong máu, sau 1 giờ nồng độ rượu trong máu lên đến cực đại. Khi ấy, không một cơ quan, tế bào nào trong cơ thể lại không bị tác động gây độc bởi rượu. Cơ quan phải chịu đựng nhiều nhất là hệ thần kinh trung ương.

Khi trao đổi với PV Báo Thanh Niên, các nhà chuyên môn đều cho rằng, tình trạng các bạn trẻ lạm dụng rượu bia (không chỉ ở nam mà còn cả nữ) hiện nay là rất đáng báo động, nó không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập, tương lai, mà còn ảnh hưởng đến nhân cách, sức khỏe...

http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201003/20100114172834.aspx
 
Hiện nay, các hoạt động như giao dịch, ký hợp đồng, bàn chuyện làm ăn... hầu hết diễn ra trên bàn nhậu. Do điều kiện công việc và thực tế cuộc sống nên chồng tôi cũng hay đi nhậu và tôi phải “sống chung với nhậu” khá lâu. Tôi tự nhận mình là người có suy nghĩ thoáng, có thể chấp nhận chồng đi nhậu ở mức độ “vừa phải”. Tuy nhiên, nếu đi nhậu quá nhiều thì người chồng không có thời gian quan tâm đến vợ con và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. (Chị Nguyễn Thị Lan - 30 tuổi, Q.4, TP.HCM)


Người yêu tôi nhậu ít nhất 3 - 4 lần/tuần. Thỉnh thoảng, anh cũng xỉn “quắc cần câu”. Cũng vì chuyện nhậu nhẹt đó mà chúng tôi hay cãi nhau. Anh viện lý do chuyện làm ăn, vì tương lai hai đứa. Nhưng sự thực, anh chỉ bận... bên bàn nhậu với các “chiến hữu”. Nhiều lúc tôi muốn chia tay với anh nhưng chưa được. Xét ra, anh ấy rất thông minh, có năng lực và tốt bụng. Tuy vậy, tôi không đủ tự tin khi nghĩ đến việc gắn bó suốt đời với một người “mê” nhậu như anh. Liệu lúc đó, anh có dành thời gian quan tâm đến gia đình? Anh có chia sẻ việc nhà với tôi?... Anh hứa chúng tôi cưới xong sẽ giảm nhậu tối đa. Nhưng tôi e rằng điều đó là khó, vì nó đã trở thành thói quen thâm căn cố đế mất rồi! (Chị Mai Thanh - 25 tuổi, P.3, Q.Gò Vấp)

Mua tạm trữ ngay 1 triệu tấn quy gạo

Thanh Sơn

Trước những bất lợi của thị trường lúa gạo trong nước, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã triển khai một số giải pháp nhằm giữ giá lúa gạo cũng như đẩy mạnh ký kết các hợp đồng XK với giá hợp lý. NNVN đã trao đổi với ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA.

Thưa ông, giá lúa gạo hàng hoá vẫn đang tiếp tục giảm?

Đúng vậy, đến ngày 25/2 giá lúa khô đạt tiêu chuẩn XK tại kho các DN đã giảm xuống chỉ còn 4.300-4.400 đ/kg. Nhìn chung, thị trường lúa gạo hàng hoá trong nước đang có dấu hiệu xấu.

Thế VFA đã có biện pháp gì để "nâng đỡ" giá lúa chứ?

Có đấy, bắt đầu từ ngày 25/2, VFA đã triển khai cho 30 DN thành viên, tổ chức thu mua tạm trữ ngay 1 triệu tấn quy gạo vụ ĐX, trong đó 600 ngàn tấn mua trong tháng 3 và 400 ngàn tấn mua trong tháng 4 tới. Mục đích là giữ vững giá lúa gạo trong nước, tránh thiệt hại cho bà con nông dân. Vì thế, VFA yêu cầu các DN tổ chức thu mua tạm trữ theo giá thị trường. Trong trường hợp giá lúa giảm thấp, cũng không được mua dưới giá 4.000 đ/kg (giá lúa khô về tới kho DN).

VFA có nhiều thành viên, sao lại chỉ giao việc thu mua tạm trữ cho 30 DN. Có sự “ưu ái” nào không?

Việc tổ chức thu mua lúa gạo tạm trữ, chúng tôi đều báo cáo lên Chính phủ và các Bộ, ngành. Việc thu mua đúng kế hoạch cũng như công tác hậu kiểm là rất quan trọng. Do đó, chúng tôi không thể triển khai cho toàn bộ các DN thành viên mà chỉ lựa chọn 30 DN lớn, có hệ thống kho bãi đầy đủ, có kinh nghiệm XK, tài chính lành mạnh…

Các DN được chọn sẽ phải làm gì?

Nghĩa vụ của DN là phải thu mua tạm trữ đủ lượng lúa gạo hàng hoá mà Hiệp hội phân công. Để làm tốt điều này, từng DN nên tổ chức tập hợp lực lượng hàng xáo, NM xay xát lại. Qua đó, các bên ràng buộc với nhau bằng những điều khoản trong việc thu mua lúa gạo tạm trữ.

Theo đó, lực lượng hàng xáo phải đảm bảo thu mua lúa của nông dân với giá cả hợp lý, không được tìm cách ép giá nông dân. Còn DN phải có trách nhiệm thu nhận đủ lượng lúa gạo hàng hoá đã thoả thuận với hàng xáo, NM xay xát, bất kể giá cả ở thời điểm ấy có bất lợi cho DN hay không. Ngoài ra, DN cũng có thể ứng vốn cho hàng xáo để họ có tiền mua lúa hàng hoá…

Nhưng DN cũng phải được gì từ chuyện mua tạm trữ chứ?

Họ sẽ được VFA ưu tiên cho giao hàng trước trong các hợp đồng tập trung để giải phóng kho bãi, nhằm lấy chỗ chứa lúa gạo mua tạm trữ. Sắp tới, khi có những hợp đồng tập trung mới, những DN này cũng sẽ được ưu tiên chia hợp đồng. Ngoài ra, VFA cũng sẽ báo cáo lên Chính phủ để có những giải pháp hỗ trợ các DN này.

Một số DN tỏ ý nghi ngại việc thu mua lúa gạo tạm trữ có thể khiến cho họ bị thua lỗ, nhất là trong lúc XK đang gặp khó khăn. Ý kiến ông thế nào?

Chúng tôi đã tính kỹ rồi, xác xuất lỗ rất thấp. Trong khi đó, thị trường thế giới vẫn đang có nhu cầu mua gạo. Những thông tin mới nhất cho thấy Philippines đang chuẩn bị mua thêm 800 ngàn tấn gạo 25% tấm. Trong đó, 600 ngàn tấn sẽ được tổ chức mở thầu dự kiến vào cuối tháng 3 tới. Còn 200 ngàn tấn được Chính phủ nước này giao cho 9 DN tư nhân mua qua con đường thương mại. Hiện VFA đã cử 3 DN đi đàm phán chào bán gạo cho 9 DN nói trên.

Ở thị trường Malaysia, chúng ta vừa trúng thầu 200 ngàn tấn gạo 5% tấm với giá tốt. Iraq thì đang chuẩn bị mở gói thầu 250 ngàn tấn gạo.

Còn thị trường châu Phi thì sao, thưa ông?

+ Vừa qua, có DN nước ngoài chào mua gạo Việt Nam với giá khá thấp, khiến nhiều DN trong nước hoang mang. Vì thế, đã có một số DN đề nghị VFA hạ giá sàn XK gạo xuống (giá sàn gạo 5% hiện nay là 440 USD/tấn). Thế nhưng, đa số vẫn đề nghị VFA nên tiếp tục giữ giá sàn đó. Đây cũng là chủ trương của Ban Quản trị VFA. (ông Phạm Văn Bảy).

+ Đến ngày 23/2, các DN đã ký hợp đồng XK được 2,481 triệu tấn gạo, trong đó lương gạo còn phải giao là 1,853 triệu tấn. Lương gạo hiện còn tồn trong kho các DN là 1,158 triệu tấn. Trong tháng 3 tới, kế hoạch XK từ 450-500 ngàn tấn gạo.

Thị trường châu Phi cũng cần gạo. Nhưng thị trường này lại đang do mấy công ty đa quốc gia thao túng. Mà những công ty này đang cố tình chờ Việt Nam thu hoạch vụ ĐX ở ĐBSCL để tìm cách ép giá xuống.

Quan điểm của Ban Quản trị VFA, với thị trường châu Phi, chúng ta phải kiên quyết giữ giá ở mức hợp lý để vừa bán được gạo mà lại không làm ảnh hưởng tới các thị trường khác, cũng như ảnh hưởng xấu tới giá lúa gạo trong nước. Vì thế, trong tháng 3 và tháng 4 tới, việc điều hành giá XK sẽ phải được thực hiện rất linh hoạt, uyển chuyển.

Vụ ĐX này dự kiến có 3 triệu tấn gạo hàng hoá. Việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn có vẻ như chưa đủ?

Bên cạnh việc VFA tổ chức mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo, thì các DN vẫn tiếp tục mua gạo hàng hoá để giao hàng theo các hợp đồng đã ký. Vả lại, tôi tin rằng khi VFA tổ chức mua lúa gạo tạm trữ, giá lúa gạo hàng hoá trong nước sẽ tăng lên, việc tiêu thụ lúa gạo cũng tốt hơn. Lúc ấy, không nhất thiết phải tiếp tục mua tạm trữ nữa.
Còn nếu tình hình vẫn xấu, sau khi mua 1 triệu tấn nói trên, VFA sẽ lại tiếp tục tổ chức thu mua lúa gạo tạm trữ.

Xin cám ơn ông!

http://nongnghiep.vn/NongnghiepVN/vi-VN/61/158/1/15/15/45756/Default.aspx

Lottogewinn für 97-jährigen Vietnamesen lockt "Verwandte" an

(AFP)
Hanoi — Einem verarmten 97-jährigen Vietnamesen hat ein kolossaler Lottogewinn nicht nur Freude gebracht: Laut Medienberichten strömten zahlreiche Angehörige und vermeintliche Verwandte in das Haus des Glückspilzes Nguyen Van Het in Ho-Tschi-Minh-Stadt, um etwas von dem Geldsegen abzubekommen. Schließlich mussten ein Nachbar und örtliche Behördenvertreter einschreiten, um der Verteilung des Geldes durch den Lottokönig Einhalt zu gebieten.

Den Angaben zufolge erwarb Het einen Lottoschein zum Preis von 100.000 Dong (knapp vier Euro), der ihm einen Gewinn von 7,6 Milliarden Dong (etwa 295.000 Euro) bescherte - in Vietnam, wo das durchschnittliche Jahreseinkommen bei etwa 750 Euro liegt, eine enorme Summe. Was nach der Verteilaktion von dem Geld übrig blieb, landete zunächst auf einer Bank. Laut einem Mitarbeiter der Vaterlandsfront, die Sozialprogramme der Regierung umsetzt, erhielten Het und seine kranke Frau bislang finanzielle Unterstützung vom Staat, weil sie unterhalb der Armutsgrenze lebten.

http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5gf2GXJT2-gsY8cO4UKEFz3RCjj0Q

Đồng yuan một vũ khí kinh tế lợi hại của Trung Quốc

Ánh Nguyệt, RFI

Một trong những đề tài được báo Pháp khai thác là đồng nhân dân tệ, tuy dưới những cách đề cập khác nhau. Báo Les Echos nhấn mạnh tới sự kiện đồng yuan tăng giá mạnh nhất từ một năm nay. Trung Quốc đã ngưng định giá lại đồng tiền quốc gia vào tháng 7/2008 nhằm mục đích duy trì sức cạnh tranh trên trường thương mại quốc tế trong thời kỳ khủng hoảng. Trong khi đó chủ đề trang kinh tế của Le Monde hôm nay xoay quanh sức mạnh của đồng yuan đối với Hoa Kỳ và tất cả những quốc gia hay khu vực mà Trung Quốc ký kết hiệp ước trao đổi mậu dịch tự do.

''Đồng yuan của Trung Quốc, một vũ khí của cuộc chiến tranh kinh tế" : đây là chủ đề của trang kinh tế nhật báo Le Monde đề ngày hôm nay. Theo Le Monde, Trung Quốc, trung tâm sản xuất của địa cầu, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới cũng là một người khổng lồ về tài chính với quỹ dự trữ ngọai tệ lên đến 2.400 tỷ đô la. Trong lúc đó, đồng yuan lại không thể chuyển đổi và nhà nước giữ quyền kiểm soát trao đổi ngọai tệ và chỉ đạo chặt chẽ trị giá đồng tiền quốc gia.

Mặc dù phân tích vấn đề theo nhiều cách nhìn khác nhau nhưng các chuyên viên cùng đồng ý là đồng nhân dân tệ Trung Quốc bị hạ phân nửa giá so với đồng đô la Mỹ. Để duy trì một đồng yuan yếu và giữ lợi thế cạnh tranh Bắc Kinh đã thu mua ồ ạt các công trái phiếu thanh tóan bằng đô la, giữ vai trò quan trọng đối với sức gia tăng tín dụng và thâm thủng của Mỹ. Theo một số nhà phân tích, vào quý hai tới đây, Trung Quốc có thể định lại dần tỷ giá đồng yuan. Điều này tác động tiêu cực trên sức cạnh tranh của Trung Quốc nhưng bù lại có thể giúp Bắc Kinh tạo thêm ảnh hưởng trên trường quốc tế.

Tăng mạnh và nhanh tỷ giá đồng yuan sẽ làm giảm khối dự trữ ngọai tệ bằng đô la của Trung Quốc. Một đồng yuan tăng giá cũng gây thiệt hại trước hết cho các mặt hàng xuất khẩu rất nhạy với giá cả như hàng may mặc, đồ chơi. Do đó Trung Quốc sẽ không vội vã và theo kinh tế gia Marc Touati được Le Monde trích dẫn, trong khỏang 10 năm nữa Trung Quốc có thể sẽ mở cửa hệ thống tài chính, mở cửa biên giới, cho phép đồng yuan được chuyển đổi tự do. Khi ấy, đồng yuan sẽ là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với đồng đô la, có thể tạo ra khủng hỏang lớn tại Hoa Kỳ.

Hiện giờ mối quan hệ yuan-đô la đang tạo ra trên thực tế một khu vực tiền tệ bất cân đối và đầy tranh chấp gây trở ngại cho các quốc gia đối tác. Nếu Trung Quốc cải thiện chế độ tỷ giá, thả nổi đồng nhân dân tệ, tình hình vừa nói sẽ thay đổi rõ rệt.

Đồng yuan đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại Trung Quốc

Giá nhân công Trung Quốc rẻ, giá đồng yuan thấp có lợi cho các công ty ngọai quốc đã chiếm 56% mức xuất khẩu năm 2009 tại nước này. Ngược lại các nước có công ty hợp tác họat động với Trung Quốc lại bất lợi.

Theo kinh tế gia Antoine Brunet, khi tại Mỹ có đến phân nửa các sản phẩm bày bán trong hệ thống cửa hàng tiêu dùng Wal-Mart là hàng hóa đến từ Trung Quốc, khi công ty Apple cho chế tạo các lọai máy iPod và iPhone tại Trung Quốc thì điều đó đã đi ngược lại với quyền lợi của nền kinh tế vĩ mô của Hoa Kỳ. Dĩ nhiên trên cán cân lợi ích kinh tế, phần lời của Wal-Mart và Apple tăng lên, nghịch chiều với nước Mỹ.

Đồng yuan là một lợi khí của Trung Quốc trong chính sách kinh tế đối ngọai. Những hiệp ước mậu dịch ký kết với Hong Kong, Hàn Quốc, Malaysia, Bêlarus ; Indonesia và Achentina năm 2009 cho phép các nước này sử dụng đồng nhân dân tệ trong các vụ mua bán.

Như vậy sau khi đồng tiền Trung Quốc được phép sử dụng goài nước, tại Lào, Việt Nam, Mông Cổ và Nga từ năm 2003, trong vòng 5 năm, các hợp đồng ký kết bằng đồng yuan đã tăng thêm và chiếm 30% khối trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc và ASEAN .

Tuy nhiên theo Le Monde, vai trò quốc tế của đồng yuan liên tục nâng cao có một hậu quả nghịch lý, nó đẩy đồng nhân dân tệ lên cao, và đồng đô la do ít người mua đã bị hạ xuống. Đồng yuan càng tăng giá, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc càng phải mua thêm công trái phiếu của Mỹ để tránh phải định giá lại đồng tiền quốc gia. Như vậy, theo đúng lý lẽ Trung Quốc phải chấp nhận tăng giá đồng yuan và cuối cùng chấp nhận tiền này có khả năng chuyển đổi.

Mục tiêu và chiến thuật đã bị bại lộ

Lữ Giang

Những lời tuyên bố của Thiền sư Nhất Hạnh trong thời gian gần đây cho chúng ta thấy rõ hơn chiến lược và chiến thuật mà ông đang xử dụng để tiến tới thống lãnh Phật Giáo Việt Nam và thống lãnh đất nước. Đây là chiến lược và chiến thuật hoàn toàn khác với chiến lược và chiến thuật đã được các nhóm Phật Giáo đấu tranh áp dụng từ năm 1963 đến nay. Biết rất rõ tham vọng của Thiền sư Nhất Hạnh, nhà cầm quyền CSVN đã xử dụng ông như một lá bài để xoá sổ GHPGVNTN, nhưng “sứ mạng” bất thành, nhà cầm quyền đã trục xuất Pháp Môn Làng Mai ra khỏi Việt Nam.

Trước khi nói đến chiến lược và chiến thuật của Thiền sư Nhất Hạnh, chúng tôi xin trình bày lại một cách khái quát về mục tiêu và chủ trương của các nhóm Phật Giáo đấu tranh từ năm 1963 đến nay và các chiến lược và chiến thuật đã được xử dụng.

MỤC TIÊU VÀ CHỦ TRƯƠNG

Dù theo chiến lược hay chiến thuật nào, mục tiêu và chủ trương của các nhóm Phật Giáo đấu tranh đều gióng nhau.

Trong cuốn “Les Forces Politiques au Sud Vietnam depuis les Accords de Genève” (Các lực lượng chính trị ở Nam Việt Nam từ sau các hiệp định Genève), bà Trần Hoài Trân, Giáo Sư Đại Học Luật Khoa Saigon, cho biết “giấc mơ của nhóm Thượng Tọa Thích Trí Quang là giấc mơ một nước Việt Nam trung lập, độc lập và theo Phật Giáo, trong một Đông Nam Á trung lập và Phật Giáo.”

Thích Trí Quang và một nhóm Phật Giáo cực đoan cho rằng Phật Giáo tạo nên và bảo đảm sự sinh tồn của dân tộc Việt Nam, và trong hiện tại Phật Giáo đang nắm đa số nên Phật Giáo phải nắm quyền cai trị đất nước. Về sau, quan điểm và chủ trương này đã được đưa vào Thông Điệp Hướng Về Thế Kỷ XXI ngày 21.2.2001 của Giáo Hội GHPGVNTN, thường được gọi là Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang

Nhiều người tin rằng Thông Điệp này do Thiền sư Thích Trí Siêu, tức Lê Mạnh Thát, soạn thảo vì nội dung gióng như những quan niệm, chủ trương và tài liệu mà Thiền sư Lê Mạnh Thát đã đưa ra. Đây là một bức Thông Điệp sặc mùi chính trị, đả kích các nền văn minh và các tôn giáo khác (nhưng không đả kích chế độ cộng sản) để đưa Phật Giáo lên địa vị độc tôn.

Thông điệp nói: không có đạo Phật thì ngày nay “cái tên ‘người Việt’ chỉ tồn tại trong sử sách Trung Quốc”, và trong hai cuộc chiến vừa qua, “Phật giáo là pháo đài bảo vệ văn hóa dân tộc và trong chiến tranh ý thức hệ, tự lãnh nhận vai trò hóa giải hận thù”.“Phật Giáo Việt Nam ý thức rõ lực lượng và sứ mạng lịch sử của mình đối với dân tộc và nhân loại”.

Khi khẳng định như vậy Giáo Hội Ấn Quang quên rằng lịch sử Việt Nam đã kéo dài trên 4.000 năm trong khi Phật giáo chỉ mới du nhập vào Việt Nam vào đầu công nguyên, như vậy 2.000 năm trước khi Phật giáo chưa du nhập vào Việt Nam, ai bảo vệ văn hóa và độc lập của dân tộc? Sau đó, trong suốt “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, hai muơi năm nội chiến từng ngày”, Phật Giáo đi đâu?

Thiền sư Lê Mạnh Thát đã đưa ra những tài liệu (sai lầm) để khẳng định rằng thời kỳ An Dương Vương là không có, không có cuộc xâm lược của Triệu Đà cũng như không có thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất kể từ cuộc xâm lược của Triệu Đà cho đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Theo ông, nước Văn Lang của các vua Hùng kéo dài cho đến năm 43 sau Công nguyên!

Việc sửa lại lịch sử này nhắm chứng minh: Phật Giáo đã du nhập vào Việt Nam từ thời Hùng Vương, vì thế Phật Giáo là dân tộc và dân tộc là Phật Giáo!

Thiền sư Lê Mạnh Thát còn đưa ra “Lục Độ Tập Kinh” và khẳng định rằng tập kinh này là của Việt Nam, nó được dịch ra chữ Hán từ một bản tiếng Việt (tiếng Việt nào?) chứ không phải từ bản tiếng Phạn. “Thông Điệp Hướng Về Thế Kỷ XXI” đã trích dẫn câu sau đây trong “Lục Độ Tập Kinh” để xác định các tăng sĩ Phật Giáo phải nhảy ra làm chính trị để cứu nước, cứu đời: "Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ xông vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than".

VẤN ĐỀ THỐNG LÃNH PHẬT GIÁO

Muốn đạt mục tiêu trên, công việc trước tiên là phải thống lãnh Phật Giáo trên cả nước để có sức mạnh.

Đỗ Trung Hiếu, một cán bộ cộng sản về tôn giáo vận xuất phát từ khối Ấn Quang, rất tôn sùng Thích Trí Quang, cho biết quan niệm của Thích Trí Quang về một Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất như sau:

"Về mặt TỔ CHỨC, thống nhất Phật giáo Việt Nam tức là Phật giáo Việt Nam chỉ có một tổ chức có tư cách pháp nhân ở trong nước và quan hệ với quốc tế. Tổ chức Phật giáo đó có hệ thống thông suốt từ Trung ương đến địa phương cơ sở. Tất cả chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo duy nhất của Trung ương. Các hệ phái được quyền giữ phương tiện tu hành riêng, nhưng phải nằm trong và chịu sự lãnh đạo chung của tổ chức.”

Nhưng khác với Thiên Chúa Giáo, Đức Phật Tích Ca và các kinh điển của Phật Giáo không hề nói đến việc thành lập giáo hội, mà chỉ đề cập đến các phương pháp tu tập. Phật Giáo có đến 84.000 pháp môn, mỗi pháp môn tu tập theo một phương thức riêng nên không thể hình thành một giáo hội bao gồm tất cả các pháp môn này được. Ngay tại Tây Tạng, nơi giáo phái Lạt-ma (Lamaism) được Trung Quốc cho nắm cả thế quyền lẫn giáo quyền từ năm 1653, cũng chưa hề tuyên bố thành lập Giáo Hội Lạt-ma. Một số môn phái Phật Giáo khác như Hồng Giáo, Bạch Giáo, Thánh Giáo, Hoa Giáo... đã không chấp nhận sự thống lãnh của Lạt-ma giáo và tiếp tục sinh hoạt riêng.

Vì nhu cầu chính trị, các nhà Phật Giáo đấu tranh Việt Nam đã quyết định thành lập một giáo hội Phật Giáo không dựa vào một kinh điển hay giới luật nào của Phật Giáo, nên quan niệm về một Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất đã đưa đến nhiều tranh luận và tan vỡ.

Sau cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963, 11 Giáo Phái và Hội Đoàn Phật Giáo đã họp tại Chùa Xá Lợi ngày 4.1.1964 và biểu quyết một Bản Hiến Chương thành lập Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất, đưa ra những quy định nằm trên và ngoài luật pháp quốc gia. Trong cuốn Bạch Thư công bố ngày 31.12.1963, Hòa Thượng Tâm Châu cho biết:

“Hiến Chương, do Thượng Tọa Trí Quang chủ trương, chủ trương xóa bỏ các Giáo Phái, Hội Đoàn, giám hộ các chùa, thu nạp Tăng Ni, Phật tử vào trong khuôn khổ Giáo Hội của mình và đặt dưới sự điều hành của Viện Hóa Đạo gồm 12 nhân vật mà thôi. Do đó, khi Hòa Thượng đảm nhận trọng trách thực hiện Hiến Chương thì Thượng Tọa Giới Nghiêm, Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam viết thư mạt sát thậm tệ và quyết định không gia nhập. Các vị Thủ Lãnh của các Giáo Phái, Hội Đoàn khác không chịu xóa bỏ, trực diện chỉ trích hai chữ "Thống Nhất" và cho là "Nhất Thống". Các vị rút ra khỏi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.”

Mặc dầu biết rõ Hiến Chương của GHPGVNTN nằm trên và nằm ngoài luật pháp quốc gia, để lấy lòng Phật Giáo, Tướng Nguyễn Khánh, Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng kiêm Thủ Tướng, đã ký Sắc Luật số 158-SL/CP ngày 14.5.1964 phê chuẩn Hiến Chương này. Tuy nhiên, sau những tranh chấp nghiêm trọng và đẩm màu trong nội bộ, GHPGVNTN đã bể thành Giáo Hội Ấn Quang và Giáo Hội Việt Nam Quốc Tự. Chính phủ đã ban hành Sắc Luật số 023/67 ngày 18.7.1967 chuẩn y Hiến Chương mới ngày 14.3.1967 của Giáo Hội Việt Nam Quốc Tự và thu hồi Hiến Chương của Giáo Hội Ấn Quang khiến Giáo Hội này phải hoạt động ngoài vòng luật pháp. Hiến Chương mà GHPGVNTN đang xử dụng không có căn bản pháp lý nào, dù của VNCH, của CSVN hay của Mỹ.

Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, GHPGVNTN tưởng mình “có công với cách mạng”, đã tổ chức “Mừng Giải Phóng” và “Sinh Nhật Bác Hồ” rồi phái Hòa Thượng Đôn Hậu ra Bắc gặp ông Nguyễn Văn Hiếu, Bộ Trưởng Văn Hóa, xin thống nhất Phật Giáo Việt Nam với ý đồ muốn lãnh đạo Phật Giáo toàn quốc. Nhưng ông Hiếu biết rõ âm mưu của nhóm này nên nói: “Thống nhất Phật Giáo thì tốt, nhưng thống nhất với Phật Giáo cách mạng, chứ thống nhất làm gì với Phật Giáo phản động!”

Khi âm mưu bị thất bại, Giáo Hội Ấn Quang quay lại chống chính quyền. Nhà cầm quyền liền thuyết phục các cấp lãnh đạo của Giáo Hội Ấn Quang hợp với Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam (miền Bắc) thành lập Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước ngày 4.11.1981. Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo này tuyên tố: “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (quốc doanh) là Giáo Hội Phật Giáo duy nhất đại diện cho Phật Giáo Việt Nam về mọi mặt quan hệ ở trong nước và ngoài nước”.

Như vậy là quan niệm thống lãnh Phật Giáo của Thích Trí Quang đã trở thành căn bản của Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước. Nhưng Giáo Hội này chỉ tồn tại dựa vào cường quyền, nên khi cường quyền sụp đổ, giáo hội cũng tan rã.

CHIẾN THUẬT ÁP DỤNG

1.- Chiến thuật Pháp Nạn

Chiến thuật cơ bản được xử dụng ngay từ đầu là “chiến thuật Pháp nạn”, tức dùng “Pháp nạn” để tạo biến loạn rồi lật đổ hay cướp chính quyền. Bằng chiến thuật này, các nhà lãnh đạo Phật Giáo đấu tranh đã áp dụng phương thức mà Karl Marx đã đưa ra là “Cứu cánh biện minh cho phương tiện” (The ends justify the means), tức có thể xử dụng bất cứ phương tiện nào, miễn là đạt được kết quả thì thôi. Trong chiến thuật này, VỌNG NGỮ và kích động lòng hận thù Thiên Chúa Giáo được khai thác tối đa. Ngay trong 5 nguyện vọng đầu tiên của Phật Giáo cũng chứa đầy vọng ngữ. Các nhà Phật Giáo đấu tranh đã xử dụng bạo lực đối với các thành phần không theo họ hay chống lại họ. Điển hình nhất là vụ đốt hai trại định cư Thanh Bồ và Đức Lợi ở Đà Nẵng, vụ đốt Tòa Thị Chính Đà Nẵng, vụ lập Quân Đoàn Vạn Hạnh do Thượng Toạ Thích Minh Chiếu, Thiếu tá Trưởng Phòng Tuyên úy Vùng 1, quân khu 1 làm Tư lênh và đặt Tổng Hành Dinh tại chùa Phổ Đà, cho đi bắt các nhân viên chính quyền, các viên chức lãnh đạo VNQDĐ, các viên chức công giáo... về giam giữ và tra tấn, v.v. Các nhà lãnh đạo Phật Giáo đấu tranh không phải chỉ bất khoan dung đối với Thiên Chúa Giáo và những người chống lại sự lộng hành của họ, mà còn bất khoan dung với cả những chư tăng bất đồng chính kiến trong nội bộ. Chúng ta hãy nghe Hoà Thượng Thích Tâm Châu kể lại trong cuốn Bạch Thư công bố ngày 31.12.1963:

“Tôi về tới Việt Nam Quốc Tự, bước chân vào cửa văn phòng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của tôi thì có một biểu ngữ nền vàng chữ đỏ ghi: "MUỐN QUẦN CHÚNG TUÂN THEO KỶ LUẬT THÌ PHẢI THEO QUẦN CHÚNG". Tôi vào tới bàn giấy của tôi thì có một đĩa máu, một con dao và một huyết thư: YÊU CẦU CÁC THƯỢNG TỌA TRONG VIỆN HÓA ĐẠO, KHÔNG ĐƯỢC THEO THƯỢNG TỌA TÂM CHÂU". Tôi định lên chánh điện Việt Nam Quốc Tự lễ Phật, tại đây có mấy các vị Tăng thanh niên không cho tôi vào chánh điện Việt Nam Quốc Tự và hăm dọa, ai muốn vào chùa hãy bước qua xác chết của họ...”

Bằng “chiến thuật Pháp nạn” các nhà tranh đấu Phật Giáo tìm cách gây rối cho đến khi cướp được chính quyền mới thôi. Theo báo cáo của Đại Sứ Cabot Lodge, “Phật Giáo như là một nguồn có thể gây nguy hiểm cho chính phủ. Đặc biệt, ông nghĩ rằng Thích Trí Quang, người lãnh đạo Phật Giáo, là một người có tiềm năng gây rối (a potential trouble maker).” Ông ta nghĩ rằng đã lật đổ được một chính phủ, ông ta cũng có thể làm như thế để chống chính phủ kế tiếp. (FRUSS 1964 – 1968, Volum I, tr. 304 – 305, Document 147).

Cao điểm của chiết thuật này là năm 1966, khi Phật Giáo quyết định tạo bạo loạn để cướp chính quyền. Tuy nhiên, sau năm 1963, chiến thuật này chỉ đem lại thất bại vì không có sự lèo lái của CIA.

Tính từ 1963 đến 1975, các nhà đấu tranh Phật Giáo đã cho thực hiện tất cả 31 vụ tự thiêu. Sau 30.4.1975 cũng đã có 22 vụ tự thiêu để chống lại nhà cấm quyền cộng sản. Nhưng ngoài “ngọn đuốc Quảng Đức” do CIA đốt, các “ngọn đuốc” khác chẳng có tác dụng gì.

Hiện nay, những người chủ trương dùng bạo lực và bất khoan dung không còn bạo động được nữa, họ chỉ còn “đánh phèng la”. Từ năm 1963 đến nay. “Phèng la” vốn được coi là võ khí chính của những người theo “Binh pháp Pháp Nạn”. Nhìn lên trang nhà queme.net, chúng ta thấy chứa đựng gần như toàn là “Phèng la”.

2.- Chiến thuật trá hàng Việt Cộng

Sau khi bị Quân Lực VNCH đánh bại vào năm 1966, Thích Trí Quang và nhóm lãnh đạo Phật Giáo đấu tranh đã đi với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam với sự tin tưởng rằng có thể dùng Cộng Sản để buộc Mỹ rút lui và loại bỏ Thiên Chúa Giáo, sau đó dùng Phật Giáo để “hoá giải” Cộng Sản, nhưng Đỗ Mậu cho rằng đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm. Đỗ Mậu viết:

“Sai lầm chiến lược thứ hai của Thích Trí Quang là nhận định chủ quan về đường lối và chính sách của Cộng sản Hà Nội, Trí Quang nghĩ rằng Ki-tô giáo nguy hiểm hơn Cộng Sản và Phật Giáo đủ khả năng đương đầu với Cộng sản sau khi ngoại cường triệt thoái,” (Tâm Thư 1995, tr. 178).

Đỗ Mậu đã nhận định về sự thất bại của Giáo Hội Ấn Quang trong việc chống cộng như sau:

“Như đã nói, cuộc đấu tranh của Hòa thượng Huyền Quang ở trong nước sau cuộc biểu tình 24.5.1993, chỉ còn như ngọn đèn le lói để rồi coi như hoàn toàn thất bại. Thiếu lãnh đạo, thiếu kế hoạch, thiếu hậu thuẫn Phật tử, và quần chúng nói chung, lại thiếu cả sự đồng thuận của các vị sư già tên tuổi, để lộ thế yếu kém giúp cho nhà nước thêm thế thượng phong, cuộc đấu tranh càng gây thêm chia rẻ trong hàng ngũ Tăng sư và Phật tử trong nước, cuộc đấu tranh chỉ làm lợi cho Thiên chúa giáo và Tin Lành, v.v... Hòa Thượng Huyền Quang mang tâm sự cô đơn, một con chim bị gãy cánh chỉ còn biết mong đợi sự trợ giúp, sự tiếp tay của Phật giáo hải ngoại nữa mà thôi. Nhưng, như tôi đã nói trên kia, Phật giáo hải ngoại cũng không làm gì được hơn...” Tâm Thư 1995, tr. 123 – 124)

Đỗ Mậu viết tiếp:

“Không thể tưởng tượng được thái độ của qúy thầy. Đấu tranh với một đối tượng gồm toàn hạng người sừng sỏ, kinh nghiệm đấu tranh cách mạng đầy mình, lại có đầy đủ phương tiện mà qúy thầy đấu tranh một cách khơi khơi. Người thức giả thấy phong cách đấu tranh của qúy thầy không khỏi ái ngại cho tương lai của Phật Giáo và ái ngại cho qúy thầy quá ngây thơ, thành ra chính quý thầy đã hại Phật Giáo.” (Tâm Thư 1995, tr. 186)

Vậy giải pháp đề nghị như thế nào? Trong cuộc phỏng vấn cò mồi của Nguyễn Văn Hòa, Đỗ Mậu nói:

“Nếu tôi được gặp quý Thầy như Quảng Độ và Thầy Huyền Quang, tôi muốn nhắc nhở với mấy Thầy là đất nước phải qua giai đoạn Phật Giáo với chính phủ phải bắt tay nhau. Gia Tô chính là kẻ thù chung...”


Để tiếp ứng với Đỗ Mậu, trong buổi nói chuyện về “Nhân Quyền Cho Việt Nam” tại tại thành phố Westminster vào chiều 8.1.1995, Trần Quang Thuận cho biết có người từ Việt Nam mới về đã đưa ra một nhận định “rất độc đáo” như thế này:

“Cái hiểm họa mà Phật Giáo mắc phải trước đây và có thể cả sau này, thật sự không phải là Cộng Sản mà là Thiên Chúa Giáo. Ông nói Phật Giáo với bản chất hiền lành như thế đó không làm sao có thể ngăn chận được cái sự xâm nhập của Thiên Chúa Giáo. Chỉ có Cộng Sản làm được việc đó không mà thôi. Như vậy đó, tại sao các ông lại chống chính quyền, chống Cộng Sản ở bên đó. Chính Cộng Sản đã tiếp tay cho các ông làm những chuyện như vậy.”

Vì thấy “chiến thuật Pháp nạn” chẳng những không đem lại kết quả mong muốn mà còn gây nhiều tổn thương cho Phật Giáo, nhóm Thân Hữu Già Lam đã chủ trương dùng “chiến thuật trá hàng Việt Cộng” để xâm chiếm dần Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước và biến nó thành GHPGVNTN khi tình thế cho phép. Thiền sư Lê Mạnh Thát là người đầu tiên xung phong trá hàng để được nhà cầm quyền cho đi làm “văn hóa và hoằng pháp”. Ông đã đi kiếm tài liệu để chứng minh rằng Phật Giáo là dân tộc và dân tộc là Phật Giáo và các tăng sĩ phải ra nắm chính quyền như đã nói trên. Những việc làm này không hề cho Hòa Thượng Huyền Quang và Hoà Thượng Quảng Độ biết, nên Giáo Chỉ số 9 đã được ban hành để điều chỉnh lại hàng ngũ.

Các tài liệu do Thiền sư Lê Mạnh Thát công bố đã để lộ cho nhà cầm quyền cộng sản nhận ra ông là loại Phật Giáo cực đoan hàng đầu và chỉ trá hàng, nên dùng ông để tổ chức lễ Vesak tại Hà Nội năm 2008 rồi sau đó loại bỏ. Những thành phần khác thuộc nhóm “trá hàng” như Cao Huy Thuần (ở Pháp), Hồng Quang, v.v. cũng không được dung nạp nữa.

Hiện nay, nhà cầm quyền đã đào tạo được một hệ thống sư quốc doanh có đủ trình độ văn hóa, Phật pháp và nghiệp vụ, nên chuyện trá hàng để chiếm Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước là chuyện khó thực hiện được.

Sau khi bị khai trừ, nhóm Thân Hữu Già Lam (lúc đầu gồm có Thích Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát, Thích Quảng Liên và Thích Nhật Từ) thành lập ra nhóm Về Nguồn. Nhóm này khẳng định rằng đất nước ta và dân tộc ta đã từng được đạo Phật giáo hóa và Về Nguồn là trở về với Phật Giáo là dân tộc và dân tộc là Phật Giáo.

Nhóm Về Nguồn đã lập ra Đoàn Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại và Đoàn Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại đẻ ra Giáo Hội Phật Giáo Liên Châu, tách rời ra khỏi GHPGVNTH của Hòa Thượng Quảng Độ.

CON ĐƯỜNG THIỀN SƯ NHẤT HẠNH

Trước ngày 31.12.2009 là hạn chót nhóm Tăng thân Làng Mai ở Lâm Đồng được lệnh phải ra đi, ngày 30.12.2009 Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã gởi đến các Tăng thân này một lá thư, trong đó ngoài phần phủ dụ các Tăng thân bị trục xuất, Thiền sư đã để lộ cho mọi người thấy chiến lược và chiến thuật mà ông đang áp dụng để thống lãnh Phật Giáo ở trong nước.

Khác với các Tăng sĩ đấu tranh khác, Thiền sư Nhất Hạnh không chủ trương dùng các biện pháp hành chánh và bạo lực để thống lãnh Phật Giáo Việt Nam, ông khai sinh ra “Pháp môn Tiếp Hiện”, thường được gọi là “Pháp Môn Làng Mai” để thực hiện mục tiêu này. Ông nói với các Tăng thân bị trục xuất:

“Truyền thống của chúng ta là phải đi như một dòng sông, không thể nào đi như một giọt nước."

“Giọt nước đi một mình thì trên đường về biển cả sẽ bị bốc hơi nửa chừng và không bao giờ tới biển. Trong chúng ta ai lại không thuộc bài hát “Xin nguyện làm dòng sông, không làm hạt nước nhỏ” của sư chị Hoa Nghiêm? Bởi vậy cho nên Tăng thân bị giải tán là tai nạn lớn nhất cho người tu.”

Ông hy vọng với hạt mầm gieo được ở Lâm Đồng, ông sẽ làm cho Pháp Môn Làng Mai lan ra cả nước, 400 thành 800, 800 thành 1.600... Chúng tôi gọi đó là “Chiến thuật vết dầu loang”.

Mặc dầu lúc nào cũng lên giọng đạo đức, ông cũng chủ trương áp dụng phương châm của Karl Marx là “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Chuyện ông dùng vọng ngữ để phản chiến và việc ông nhận “sứ mạng” của nhà cầm quyền đi tìm cách xóa sổ GHPGVNTN chứng tỏ ông đã bám chặt phương châm này.

Ông nói với các Tăng thân rằng chủ trương của Pháp môn Làng Mai là xử dụng phương pháp của Mahatma Gandhi, đó là phương pháp đối kháng bất bạo động. Ông nhắc lại lời của Mahatma Gandhi:

“Đối kháng bất bạo động là một sức mạnh tâm linh, một sức mạnh không có gì so sánh nổi. Sức mạnh của nó vượt lên trên cả sức mạnh của quân đội và vũ khí. Đó không phải là khí giới của kẻ yếu đâu.”

Thiền sư Nhất Hạnh đã kết luận bức tâm thư của ông như sau:

“Chúng ta đã có con đường, chúng ta đã có niềm tin, chúng ta đã có nhau như một Tăng thân thì chúng ta không cần phải lo lắng nữa. Nói như sư chú Pháp Đại: “Chúng con biết ngoài việc tu tập thì chúng con không cần phải lo lắng gì thêm. Chúng con nguyện sẽ tu tập tốt hơn để không phụ lòng thầy tổ.” Nghe các con nói những câu như thế, thầy biết là thầy đang có niềm tin nơi các con.”

Chúng ta đã chứng kiến trong tiến trình đấu tranh của Phật Giáo, khi khẩu hiệu “Cần Lao Thiên Chúa Giáo tái xuất giang hồ” được hô to, các Tăng thân hiền hòa trở thành dao găm lựu đạn ngay. Do đó, nhận định nói trên của Thiền sư Nhất Hạnh là có căn cứ.

Phải công nhận rằng trong các Tăng sĩ cao cấp của Phật Giáo Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh là người thấy rõ thời cuộc nhất, có tư tưởng sâu sắc nhất. Ông hiểu rằng “thời đại chiến tranh lạnh” đã qua, không thể tiếp tục áp dụng “chiến thuật Pháp nạn” nữa. Bây giờ là “thời đại diễn biến hoà bình”, phải dùng phương pháp khác. Tuy nhiên, khi đánh xì phé mà con tẩy đã bị lộ, rất khó mà ăn ai được.

Điều đáng buồn cười là trong khi nhiều tăng sĩ Phật Giáo đang tìm cách đưa cuộc đấu tranh của Phật Giáo ra khỏi “chiến thuật Pháp nạn”, một số tín hữu Công Giáo chống cộng lại hô hào dùng chiến thuật đó, nhất là “Phèng la”, để lật đổ cộng sản!

Để kết luận, chúng tôi xin nhắc lại lời khuyến cáo của Thiền sư Dhammananda:
“Khi tôn giáo bị sử dụng để gia tăng thế lực chính trị, thì tôn giáo sẽ phải hy sinh các lý tưởng đạo đức cao quý và trở nên mất gốc, nhượng bộ cho các thế lực chính trị trong thế gian.”

Ngày 23.2.2010
Lữ Giang