Freitag, 30. April 2010

Tùy bút tháng tư

Vũ Ngọc Tiến

Giờ đã là giữa tháng 4/2010, sắp đến ngày tròn 35 năm đất nước thống nhất từ đỉnh cổng trời Hà Giang đến đất mũi Cà Mâu. Cái giá phải trả cho sự kiện này không nhỏ: 1,1 triệu liệt sĩ, trong đó 500 ngàn người có mộ được quy tập đủ danh tính, 300 ngàn người phải chịu nằm dưới mộ vô danh và 300 ngàn người vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Ở phía bên kia cuộc chiến, các con số tương đồng cũng đâu có thua kém và họ cũng là con dân nước Việt cả thôi! Là người viết văn, nhưng có thói quen điều tra xã hội học, ghi chép lại làm lưng vốn cho ngòi bút của mình nên trong đầu tôi miên man ám ảnh bởi những con số, trôi ra thành câu chữ trăn trở trên mặt giấy giữa tháng tư lịch sử này…

"Thế hệ chúng tôi “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, sao những người được chúng tôi giải phóng lại ào ào bỏ nước mà đi đông đến vậy?"

35 năm sau cuộc chiến, nếu tôi chen số ”0” vào giữa sẽ là 305 ngàn ha rừng đầu nguồn ở 10 tỉnh biên giới đã được mấy ông quan đầu tỉnh tùy tiện cho nước ngoài thuê 50 năm mà giá thuê 1m2/năm chỉ đủ mua vài cọng rau muống thôi ư? Điều đáng để tôi trăn trở âu lo là trong đó có 240 ngàn ha rừng được cho các chủ doanh nghiệp nói tiếng Hoa, quốc tịch Trung Quốc, Đài loan, Malaysia “thuê đất trồng rừng” ở những vùng biên giới nhạy cảm! Tôi đã thử điều tra một dự án của họ ở mấy xã thuộc huyện Tràng Định- Lạng Sơn, chợt giật mình vì hình như nếu tôi không nhớ lầm thì gần 40 năm trước mình đã từng thăm dò quặng bauxite bằng phương pháp địa vật lý. Hay như một dự án trồng rừng khác ở Hà Giang, tôi ngờ rằng trong phạm vi mấy xã đó có những điểm triển vọng vàng sa khoáng.

Nói đến rừng đầu nguồn, tôi lại liên tưởng đến vấn nạn xuất hiện tràn lan, vô tổ chức các công trình thủy điện vừa và nhỏ, không chỉ dẫn đến nguy cơ tàn phá rừng, hủy hoại môi sinh, xả lũ vô tội vạ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi năm ngoái mà còn chiếm mất diện tích canh tác tốt nhất của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Điều tra quanh thị trấn du lịch, nghỉ dưỡng Sa Pa, trong bán kính 30 km có tới 17 dự án thủy điện nhỏ? Ai cũng biết, địa điểm thiết kế lòng hồ thủy điện nhỏ lý tưởng là thung lũng giữa núi, đó cũng là nơi có ruộng trồng lúa vốn rất hiếm hoi của người Dao, Mông, Thái, Tày, Nùng… ở Tây bắc, Việt Bắc.

Họ mất rừng, mất ruộng nên lũ lượt tha hương làm dân di cư tự do vào các tỉnh Tây Nguyên, bỗng chốc họ từ nạn nhân trở thành thủ phạm phá rừng vì buộc phải đốt rẫy làm nương ở nơi đất mới. Cái vòng luẩn quẩn phá rừng kia bao giờ chấm dứt? Câu hỏi này tôi đã từng đặt ra trong lọat 5 bài viết về Tam Nông trên báo Văn Nghệ Trẻ, nhân hội nghị Trung ương 7, khóa X họp vào giữa năm 2007, vẫn rơi vào im lặng.

Tháng tư năm nay cũng vừa tròn 45 năm chiến thắng Hàm Rồng (3/4/1965 - 3/4/2010). Không ai có thể phủ nhận đây là chiến thắng vĩ đại, oanh liệt nhất trong năm đầu tiên của cuộc chiến tranh đất đối không vô cùng ác liệt. Chỉ trong 2 ngày, trung đoàn pháo binh 228 đã cùng dân quân các làng Yên Vực, Nam Ngạn, Đông Sơn đã kiên cường bám trụ, bắn hạ 87 máy bay phản lực Mỹ, giữ được cây cầu Hàm Rồng nguyên vẹn. Tôi đã 2 lần đi làm phim về trận đánh này (2005 và 2010) nên hiểu rõ mất mát hy sinh ở đây suốt những năm chiến tranh cũng rất lớn.

Trên diện tích khoảng 1 cây số vuông quanh khu vực Hàm Rồng, người Mỹ đã trút xuống 20 vạn tấn bom, 8.000 người đã chết, 13.000 người bị thương vong. Những con số ám ảnh tâm thức, xui khiến tôi năm 2005 đã cất công đi tìm nhân chứng lịch sử- ông Nguyễn Văn Bê, một trong số 13.000 người bị thương bên cây cầu Hàm Rồng. Ông Bê quê ở xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, nhưng vào lúc tôi đi tìm, ông đang cuốc đất thuê cho chủ trang trại trồng dứa ở ngoại vi thị xã Bỉm Sơn. Ông bị thương trong trận đánh ngày 3/4/1965. Một mảnh bom đã găm qua mũ sắt, chui vào đỉnh đầu, đến nay chỗ bị thương vẫn còn phập phồng mảng da đầu. Sau khi ra viện, xuất ngũ vài năm thì vết thương trên đầu mới tái phát, biến ông Bê thành người ngu ngơ, biết gì về các thủ tục vốn đã khá phiền phức để hưởng tiêu chuẩn thương binh. Tính đến thời điểm 2005 là vừa tròn 40 năm ông không hề được hưởng tiền trợ cấp. Trớ trêu ở chỗ chiếc mũ sắt có vết thủng trên đỉnh đầu của ông lại cũng được người ta đem trưng bày ở nhà Bảo tàng cách mạng tỉnh Thanh suốt 40 năm ấy, còn người thủng đầu, nghe thiên hạ đồn: “Ông muốn có sổ trợ cấp phải làm thủ tục “đầu tiên”, không có thì nghỉ cho khỏe!” Chẳng biết 5 năm qua, sau lần gặp tôi, ông sống ra sao, đã được cấp sổ hay chết rồi vẫn còn ôm mối hận?

Ngẫu nhiên tháng tư dương lịch hàng năm thường trùng hợp với dịp tết “Hàn thực” vào mồng 3 tháng 3 âm lịch. Người ta ăn đồ nguội như bánh trôi, bánh chay làm từ đêm trước để ngày tết không phải dùng đến ngọn lửa oan nghiệt từng thiêu đốt mẹ con Giới Tử Thôi thời chiến quốc. Trùng Nhĩ sau khi lên ngôi vua đã vô ơn, bạc đãi và hắt hủi các công thần khiến ông phải cõng mẹ trốn vào rừng ở ẩn. Vua sai người gọi không được bèn nghe lời nịnh thần, cho đốt rừng tất ông phải ra, nhưng ông cùng mẹ thà chết cháy chứ không chịu quay về nhìn mặt lũ bất nhân. Bởi thế, tết “Hàn thực” năm nay, ăn đĩa bánh trôi tôi lại nhớ tích xưa, ngậm ngùi thương ông Nguyễn Văn Bê, miên man suy ngẫm sự đời những năm hậu chiến.

Có những con số người vô tâm thọat nghe thấy dửng dưng, nhưng tôi thì không thể. Tài liệu thống kê gần đây cho tôi biết, 35 năm sau cuộc chiến, Việt Nam ta có: 3,2 triệu người định cư ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; 500.000 người đi làm thuê ở 40 quốc gia; 250.000 người đi lấy chồng nước ngoài, chủ yếu ở Trung quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia; 30.000 du học sinh ở châu Âu, châu Úc và Bắc Mỹ… Trong số 3,2 triệu người Việt định cư ở hải ngoại hiện nay, số ra đi trước ngày 30/4/1975, kể cả số di cư từ thời thuộc Pháp chỉ khoảng 1 triệu, số còn lại hơn 2 triệu người chủ yếu rời bỏ đất nước từ nửa cuối thập niên 70 và cả thập niên 80 của thế kỷ trước. Thế hệ chúng tôi “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, sao những người được chúng tôi giải phóng lại ào ào bỏ nước mà đi đông đến vậy?

Đất nước qua 24 năm đổi mới, ta vẫn tự hào về tốc độ tăng trưởng ngọan mục trong 12 năm liền (1996- 2007). Thế nhưng chất lượng tăng trưởng thì sao? Cánh kéo phân hóa giàu nghèo giãn ra tới mức chỉ một nhúm người đi xe triệu đô, cưỡi máy bay riêng, ngủ biệt thự sang trọng, trong khi có nửa triệu người đi làm thuê kiếm sống ở xứ người và 250 ngàn cô gái hơ hớ tuổi xuân phải lấy chồng chồng ngoại để có tiền cứu đói hay trả nợ cho gia đình. Trong cộng đồng 3,2 triệu người Việt hải ngoại, tôi biết có khoảng 300 ngàn chuyên gia cấp đại học và trên đại học, phần lớn đều tha thiết mong có cơ hội phụng sự Tổ quốc. Đó là nguồn nhân lực tuyệt vời cho công cuộc phát triển, sao các nhà quản lý trong nước lại ghẻ lạnh, hờ hững với họ?

Tôi có thời gian làm Thư ký tòa sọan cho tạp chí Thế giới vi tính (PC World VN), một tạp chí hàng đầu về CNTT nên hiểu khá rõ nội tình vụ việc ông Trương Trọng Thi- người Pháp gốc Việt, nhà phát minh thuộc tốp tiên phong của thế giới về máy tính cá nhân và công nghệ vi xử lý, ngay từ năm 1973 đã có nguyện vọng hợp tác đầu tư với Nhà nước ta về lĩnh vực này và bị ghẻ lạnh ra sao. Cố GS Trần Lưu Chương sinh thời có lần tâm sự với tôi: “Hãy tưởng tượng ở thời điểm năm 1973, lúc châu Á và cả thế giới còn đang ở buổi bình minh của cuộc cách mạng tin học, nếu ta ủng hộ Trương Trọng Thi lập xưởng chế tạo PC và tổ chức nghiên cứu công nghệ vi xử lý thì Ấn Độ và Trung Quốc chỉ có nước chạy theo bái ta làm sư phụ, chứ đâu như bây giờ ta thua họ 10 năm phát triển công nghiệp phần cứng và gia công phần mềm xuất khẩu.” Lại nữa, con số 30,000 du học sinh, nghiên cứu sinh VN đang ở Tây Âu và Bắc Mỹ là nguồn chất xám trẻ vô cùng quý giá, sao 70- 80% trong số họ không muốn về nước, đâu chỉ vì đãi ngộ thấp mà còn vì điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến bị cơ chế dị mọ trong nước kìm hãm?…

Có tiếng gà gáy sáng cất lên thao thiết,chơi vơi, lạ hóa giữa không gian khu đô thị mới, chất ngất các tòa nhà chung cư cao tầng. Ông lão hàng xóm cùng tầng 11 của tôi bảo, ông nuôi chú gà tre Nam Bộ làm cảnh, cho nguôi nỗi nhớ làng quê Đông Anh bị giải tỏa làm sân “gôn”, bứng ông cùng bà lão răng đen, vấn khăn mỏ quạ ra nhập hàng ngũ cư dân đô thị mới. Tiếng gà làm tôi liên tưởng đến buổi tọa đàm “Kê minh thập sách- minh triết trị quốc an dân” tại Hội trường tầng 3, nhà số 53 Nguyễn Du- Hà Nội vừa diễn ra hôm 15/4/2010. Hơn 600 năm trước, bà Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu đã dâng lên vua Trần Duệ Tông bản “Kê minh thập sách” gồm 10 điều phản biện và kiến nghị, hòng cứu đất nước ra khỏi khủng hoảng toàn diện về chính trị, quân sự, kinh tế. Mỗi lời của bà tới nay vẫn còn tươi rói màu xanh của cuộc sống, thiết thực với hiện tình đất nước, ngỡ như ta đang đọc một bản góp ý cho văn kiện Đại hội đảng CSVN lần thứ XI, ví dụ:

“…Ba, ngăn chặn lũ lộng quyền để phòng chính sự sâu mọt.
Bốn, thải loại bọn tham nhũng để trừ tệ đục khóet của dân.
Năm, xin chấn hưng văn hóa giáo dục khiến ánh đuốc rực cùng mặt trời chiếu khắp.
Sáu, xin cầu lời nói thẳng để cho cổng thành cùng đường ngôn luận rộng mở…”

Tôi nhớ, trong buổi tọa đàm đó, khi anh GS Chu Hảo mời tôi lên phát biểu, tôi đã uống thuốc liều nêu ra hai ý hỏi lại các cử tọa cũng là hỏi chính lòng mình:

Một là bản “Kê minh thập sách” có 6 điều thuộc về minh triết trị quốc an dân ngắn gọn, khúc triết và 4 điều thuộc về binh pháp, đọc lên ngỡ như binh pháp Tôn Tử hay Binh thư yếu lược của Hưng Đạo đại vương vậy. Bà Nguyễn Thị Bích Châu chỉ là cung phi, mồ côi từ nhỏ, vào cung tự học mà tỏa sáng nên chăng coi đây là sự cô đúc trí tuệ của nhiều bậc thức giả dân gian vào trong văn bản lưu truyền cho hậu thế, thông qua sự phát ngôn của nhân vật lịch sử đã hóa thánh trong lòng dân ở các đền thờ miền quê Nghệ Tĩnh?

Hai là, phải chăng “Kê minh thập sách” tập hợp ý nguyện của dân chúng mà ra đời từ hệ quả tất yếu sau mấy chục năm chính sự suy đồi, vua tôi sa đọa? Thực tế lịch sử cho thấy nhà Trần sau hơn nửa thế kỷ lừng lẫy và 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông, đến năm 1314 bắt đầu trượt dài trong sa đọa với sự lên ngôi của vua Trần Minh Tông. Ông vua này là con thứ, được vua cha cưng chiều đưa lên ngôi lúc mới 14 tuổi (SN 1300), chỉ ham ăn chơi, trác táng trong sự dung túng của thượng hoàng và sự o bế của lũ nịnh thần. Đến năm 1329, đang còn sung sức ở tuổi 29 Minh Tông đã vội lẩn tránh quốc sự, nhường ngôi cho vua Trần Hiến Tông mới lên 10 tuổi (SN 1319) để mình làm Thượng hoàng. Năm 1341, Hiến Tông chết lúc 22 tuổi, chưa kịp có con nên con thứ 10 của Minh Tông mới lên 5 tuổi (SN 1336) lên làm vua, hiệu là Trần Dụ Tông. Như vậy, từ năm 1314 đến 1369 là 55 năm triều đình mục nát, chính sự nhố nhăng như phường chèo nên năm 1369 một gã lưu manh Dương Nhật Lễ, con anh hề chèo gốc Hoa trong cung là Dương Khương cũng có thể cướp ngôi làm vua được 2 năm (1369- 1370). “Kê minh thập sách” dâng lên vua Trần Duệ Tông (1372- 1377), không được vua tiếp nhận nên năm 1400 nhà Trần mới mất về tay nhà Hồ, rồi cuối cùng nước cũng mất về tay giặc Minh ở phương Bắc.

Phải chăng khi một chính thể kéo dài sự mục nát suốt mấy chục năm, quyền bính lọt vào tay lũ lưu manh hạ đẳng, chính sự nhố nhăng như phường chèo, lại khước từ minh triết Việt trong “Kê minh thập sách” thì họa diệt vong là tất yếu?

Bài học lịch sử “Kê minh thập sách” cuối thời nhà Trần, nay nhân ngày giỗ thứ 633 bà Chính thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, tôi bồi hồi ngẫm lại vẫn thấy còn nguyên giá trị giữa bầu trời thủ đô tháng tư năm 2010…

Hà Nội 18/4/2010

30 Tháng Tư và Hòa giải dân tộc

Duy Ái, VOA

Tháng Tư năm nay, cũng như những tháng Tư của hơn 30 năm qua, giới hữu trách Việt Nam đã tưng bừng tổ chức ngày kỷ niệm mà họ gọi là “chiến thắng vĩ đại ngày 30-4-1975.” Họ cũng không quên nhắc tới sự kiện mà họ mô tả là “ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, một số nhóm phản động cực đoan thường tổ chức ‘ngày quốc hận’ để hoài niệm một chế độ tàn bạo ở miền nam Việt Nam đã sụp đổ, hoài niệm thời kỳ đất nước bị chia cắt, tìm cách bôi nhọ những gì tốt đẹp đang diễn ra ở Việt Nam”. (Quân Đội Nhân Dân, 18-04-2010)

Trong khi đó, một số văn nghệ sĩ ở Việt Nam mới đây đã cho đăng tải trên mạng internet những bài viết kêu gọi mọi người hãy có một cái nhìn mới về biến cố lịch sử này để tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hòa giải dân tộc, nổi bật là bài “Tùy Bút Tháng Tư” của nhà văn Vũ Ngọc Tiến được phổ biến rộng rãi trên mạng. Ban Việt Ngữ VOA đã tiếp xúc với nhà thơ Trần Trung Đạo, một blogger ở Mỹ (trantrungdao.com) có nhiều bài bình luận về văn học và chính trị Việt Nam được nhiều người ưa thích, để tìm hiểu thêm về vấn đề đáng chú ý này. Mời quí vị theo dõi cuộc phỏng vấn do Duy Ái thực hiện sau đây.

Binh sĩ Việt Nam trong cuộc diễu hành tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày thứ sáu 30 tháng 4, năm 2010. Việt Nam đánh dấu kỷ niệm 35 năm cuộc chiến tranh với việc tái dựng hình ảnh xe tăng và bộ đội Bắc Việt tiến vào Dinh Độc Lập. (AP Photo / Nick Út.)

30 tháng 4 2010 - VOA: Thưa anh Trần Trung Đạo, là người theo dõi sát tình hình Việt Nam, đặc biệt trong các lãnh vực văn hóa xã hội, chắc anh cũng biết là trong vài tuần nay, các tờ báo do nhà nước kiểm soát đã cho đăng nhiều bài viết dưới dạng “nhìn lại 35 năm” và hô hào cho việc “hòa hợp dân tộc, hàn gắn lòng người”. Trước hết, xin anh chia sẻ với thính giả và độc giả đài Tiếng Nói Hoa Kỳ quan điểm của anh về “hòa giải hòa hợp dân tộc”?

Trần Trung Đạo: Tuần trước tôi có dịp đến thăm viện bảo tàng lịch sử Mỹ tại Washington DC, trong đó có một khu dành riêng cho tổng thống thứ 16 của Mỹ, Tổng Thống Abraham Lincoln. Ngay trước cổng của khu tưởng niệm TT Lincoln, có treo một tấm bảng nhỏ, trong đó ghi một câu trong Tân Ước mà ông yêu thích và thường hay trích dẫn "A house divided against itself cannot stand”, nghĩa là “Một căn nhà phân hóa chống lại chính nó, căn nhà đó không thể đứng vững”.

Tổng Thống Lincoln quan niệm tinh thần đoàn kết, hòa giải giữa các thành phần quốc gia là điều kiện quyết định giúp quốc gia vượt qua những khó khăn, cũng như dẫn đến sự vững mạnh, thăng tiến lâu dài. Sự phát triển vượt bực của Hoa Kỳ, từ thuộc địa của Anh trở thành cường quốc hàng đầu thế giới đã chứng minh câu Tổng Thống Lincoln trích dẫn là một chân lý. Chân lý đó cũng đã được thử nghiệm và xác định tại nhiều quốc gia khác như Nam Phi, Cộng Hòa Đức v.v..

Tổng thống Lincoln nhấn mạnh đến tinh thần hòa giải trong diễn văn nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ 2, 1865, nghĩa là sau khi quân đội miền bắc đã kết thúc cuộc nội chiến bằng chiến thắng, và TT Nelson Mandela cũng chỉ lập Ủy Ban Sự Thật Và Hòa Giải Quốc Gia sau khi đã đắc cử Tổng Thống Cộng Hòa Nam Phi. Nếu TT Lincoln bỏ tù hết các cấp sĩ quan, viên chức chính quyền miền nam, chắc chắn quân đội của tướng Robert Lee đã không buông súng dễ dàng, và nước Mỹ có thể không có ngày hôm nay. Tương tự, nếu TT Nelson Mandela bắt thiểu số da trắng phải trả giá bằng những cực hình đầy đọa giống như dân da đen đã từng chịu đựng dưới ách phân biệt chủng tộc Nam Phi thì hòa hợp hòa giải đã không đến cho quốc gia này.

Từ những bài học quý giá đó, tôi quan niệm hòa giải không chỉ là một tình cảm mà phải dựa trên các nền tảng chính trị, kinh tế, xã hội cần thiết, và các nền tảng đó chính là sự thật, tự do, dân chủ và bình đẳng giữa những con người cũng như giữa các thành phần trong xã hội.

Giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam có tất cả những phương tiện để thực thi hòa giải hòa hợp dân tộc nhưng họ đã không làm. Lý do, nếu làm thì họ đã không phải là Cộng Sản. Hòa giải hòa hợp dân tộc đặt cơ sở trên sự bao dung, bình đẳng vốn đi ngược lại mục tiêu Cộng Sản hóa Việt Nam bằng các phương tiện bạo lực mà đảng đã và đang dùng.

Do đó, ngày nào chế độc độc tài đảng trị, dù tồn tại dưới bất cứ hình thức nào tại Việt Nam, ngày đó chuyện hòa giải chỉ là một chuyện để bàn cho có và cũng sẽ qua đi theo mỗi tháng Tư.

VOA: Thưa anh Trần Trung Đạo, một câu nói của ông Võ Văn Kiệt liên quan đến vấn đề “hòa giải hòa hợp” được các bên trích dẫn khá nhiều là “một triệu người vui, một triệu người buồn”. Xin anh chia sẻ về câu nói này của ông Võ Văn Kiệt cũng như các ý kiến tương tự khác mà anh đọc trong dịp 30 tháng 4 năm nay?

Trần Trung Đạo: Câu nói của ông Võ Văn Kiệt, ngày 30 tháng 4 “có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn” có lẽ là câu nói tích cực nhất mà chúng ta được nghe từ một người từng đóng vai trò lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam trong một thời gian dài sau 1975.

Như tôi đã có lần viết trong một tiểu luận về những lời phát biểu của ông Võ Văn Kiệt, tôi tin đó là một câu nói chân thành, kết quả của nhiều đêm trăn trở.

Tôi vui mừng bởi vì ông đã góp phần tạo nên một môi trường thảo luận những vấn đề sinh tử của đất nước mà trước đây không có được. Các thế hệ trẻ Việt Nam, qua những lời phát biểu của ông, có cơ hội biết đến một quãng lịch sử dân tộc đen tối do chính một trong những người chịu trách nhiệm lớn nhất của đảng và nhà nước trong giai đoạn đó kể ra. Con đường mà dân tộc đã trải qua trong suốt hơn 30 năm không phải là “con đường vinh quang” như các em đang học ở trường, những ngày mà cha chú các em đã sống không phải là “những ngày đẹp nhất dù mai sau đời vạn lần hơn”, nhưng là con đường nhuộm bằng máu và nước mắt, trong đó, “có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn” như ông Võ Văn Kiệt đã nhắc lại.

Ngoài ông Võ Văn Kiệt đã qua đời, một số cán bộ Cộng Sản nổi bật trong giai đoạn chiến tranh như cựu đại sứ Cộng Sản Việt Nam tại Pháp Võ Văn Sung trong buổi phỏng vấn dành cho VietNamNet mới đây cũng nhấn mạnh đến tinh thần hòa giải bằng những câu phát biểu thật “thắm thía”: “Lúc này nếu ai đó trong chúng ta dù từng đứng từ phía nào mà vẫn nuôi lòng thù hận, cản trở hòa hợp dân tộc thì sẽ dần trở nên lạc lõng và thật sự có lỗi với tương lai của chính con cháu mình.”

Thế nhưng cả ông Võ Văn Kiệt lẫn ông Võ Văn Sung, về khái niệm, đều lầm lẫn giữa hòa giải và đầu hàng, giữa hòa hợp và phục tùng, giữa bao dung dân tộc và thương xót người chiến bại. Hòa giải hòa hợp là con đường hai chiều, là chiếc cầu nhiều nhịp. Và như tôi đã phát biểu ở trên, phải dựa trên nền tảng bình đẳng, tự do, dân chủ. Không ai có quyền bắt người khác phải bơi qua sông để hòa giải với mình. Những người lính miền nam cần công lý chứ không cần thương xót.

VOA: Trong hai tuần qua, nhiều độc giả của các trang blog không do nhà nước kiểm soát đã xôn xao bàn tán về bài viết “Tùy Bút Tháng Tư” của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, cũng như mới đây bài viết của nhà văn Nguyễn Trọng Tạo “Đừng Thêm Những Tháng Tư”. Xin anh cho biết ý kiến của anh về hai bài viết này?

Trần Trung Đạo: Trong lúc tôn trọng sự khác biệt về cách giải thích nguyên nhân của cuộc chiến Việt Nam, tôi thông cảm những trăn trở của nhà văn Vũ Ngọc Tiến trong bài viết mới đây Tùy Bút Tháng Tư “Trong số 3,2 triệu người Việt định cư ở hải ngoại hiện nay, số ra đi trước ngày 30/4/1975, kể cả số di cư từ thời thuộc Pháp chỉ khoảng 1 triệu, số còn lại hơn 2 triệu người chủ yếu rời bỏ đất nước từ nửa cuối thập niên 70 và cả thập niên 80 của thế kỷ trước. Thế hệ chúng tôi “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, sao những người được chúng tôi giải phóng lại ào ào bỏ nước mà đi đông đến vậy?”

Tôi nghĩ câu hỏi này nhà văn đặt ra cho giới lãnh đạo đảng chứ không phải cho độc giả của ông. Tuy nhiên, với tư cách là một trong số hơn hai triệu người ra đi sau 1975, tôi nghĩ, lý do cũng rất là đơn giản. Họ ra đi sau 1975 là vì tự do. Nếu Liên Hiệp Quốc và các quốc gia Đông Nam Á không đóng cửa các trại tỵ nạn đầu thập niên 90 thì không chỉ 2 triệu mà có thể 4 triệu, 6 triệu hay nhiều hơn nữa đã bỏ xứ ra đi.

Quê hương Việt Nam sau 1975 là quê hương để nhớ, để thương nhưng không phải để sống.

Và sau 35 năm, ngoài trừ một số rất ít, 300 ngàn người thành đạt như nhiều nguồn ước tính và nhà văn Vũ Ngọc Tiến có trích dẫn trong bài viết của ông, đã không về phục vụ đất nước. Nhà văn thắc mắc tại sao họ lại không về. Câu trả lời cũng không khó lắm. Thứ nhất, dù chia rẽ, kèn cựa, chống đối lẫn nhau, về căn bản họ vẫn là những người chống lại chế độ độc tài Cộng Sản, và thứ hai, họ không muốn thấy những đóng góp của họ chỉ để làm giàu thêm giai cấp tư sản đỏ đang như dòi bọ sinh sôi từ xương máu nhân dân chứ không đem lại lợi ích gì cụ thể cho đại đa số đồng bào đang sống trong nghèo khó.

Tôi cũng rất tâm đắc với suy nghĩ của nhà văn Nguyễn Trọng Tạo trong bài viết Đừng Thêm Những Tháng Tư: “Một dân tộc mà lũ trẻ không biết mơ mộng và người già không biết sám hối, đó là một dân tộc bất hạnh. Hãy trân trọng sự sám hối.” và “Hòa giải là nguyện vọng cấp thiết của người Việt Nam dù trong hay ngoài nước”.

Đúng vậy, những ai có trách nhiệm cho điêu tàn, đổ nát, đói nghèo, lạc hậu, mất đất, mất biển phải sám hối trước tiên linh ông bà và xin lỗi trước nhân dân.

Về hòa hợp hòa giải. Trải qua một cuộc chiến dài với quá nhiều những hy sinh xương máu, tôi tin, không một người Việt Nam yêu nước nào không muốn sống trong cảnh hòa bình, không mong đất nước mình cường thịnh, hội nhập vào dòng phát triển của cộng đồng nhân loại. Không chỉ những người lính miền nam, người dân miền nam mà ngay cả những người lính miền bắc, người dân miền bắc, cũng chỉ mong có cơ hội được trở về căn nhà xưa, với ruộng lúa nương dâu, với cha mẹ già đang chờ đợi.

Cuối cùng, như các chúng ta thấy, không ai thương dân tộc Việt Nam bằng chính người Việt Nam. Bên trong những vòng hoa chiến thắng, mặt trái của những tấm huân chương là máu thịt của hàng triệu người Việt Nam đổ xuống, là đói nghèo lạc hậu.

Việt Nam phải vượt qua. Việt Nam phải thăng tiến. Nhưng chướng ngại lớn nhất trên con đường dẫn tới một tương tốt đẹp, tự do, dân chủ, giàu mạnh không phải vì thiếu hòa giải, hòa hợp mà quan trọng hơn vì cơ chế độc tài đảng trị như một bức tường đang chắn ngay trước lối đi lên. Một khi cơ chế độc tài sụp đổ, hòa giải hòa hợp tự nhiên sẽ đến dù lúc đó chưa chắc còn cần thiết nữa.

VOA: Xin cám ơn anh Trần Trung Đạo


....................


Ý kiến
Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 TRUONG TRUONG -Việt đáng yêu

1.Vượt biên thì bảo Việt gian,/Bao năm lao động tình tang lại về./Ô hay, đảng nói vui ghê,/Đôla rủng rẻng lại mê Việt kiều./Có tiền, gian cũng là ngoan,/Có tiền, kiều cũng là con một nhà./Đảng ma thật biết người – ta,/Đảng ra rả sức phát loa kết đoàn./Nhớ biển Đông, nước nhà tan,/Nhớ biển Đông thân phận ngàn đau thương./Không trốn mạng sống tiêu vong,/Anh em đâu hở khi trong trại tù?/

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 TRUONG TRUONG -Việt đáng yêu

2.Bây giờ đảng bảo vô tư,/“Khúc ruột ngàn dặm” nén từ nỗi đau./Con người hay vật như nhau?/Đổi ra thân phận đảng sao nói tràn./Đảng là đảng của nhân dân,/Mà người lao động không ngừng thở than./Đảng là đầy tớ của dân,/Mà sao chủ phải lênh đênh phận người./Việt kiều hay lại Việt gian,/Có lẽ phải nhắm túi tham cầm quyền./Mong đảng hai chữ bình an,/Việt gian thưở trước sao mang Việt kiều.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 TRUONG TRUONG -Việt đáng yêu

3.Tất cả là Việt đáng yêu,/Chỉ tại chủ nghĩa tiêu điều Việt Nam.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Anh-Sơn (USA)

Ngày 30/04? Hãy bỏ đi, đừng kỷ niệm những chuỗi ngày anh em cùng một nước tương tàn lẫn nhau bởi Ngoại bang thao túng. Mong rằng bài thơ dưới đây của tôi cũng là một câu hỏi xin được gởi đến các nhà lãnh đạo. Vạn kiếp xưa kia vốn một nhà/ Cùng chung nòi giống Lạc-Âu ra/ Vua Hùng một sức xây nên nước/ Tướng Việt hai tâm sẻ mất gia/ Biển rộng trời cao hằng mãi đó/ Tình sâu nghĩa nặng có còn cơ/ Gà cùng một mẹ, sao hoài đá?/ Biết đến bao giờ mới hợp gia

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 ANH SANG

Mot linh muc noi cong san VN cung la con cua chua va nhu vay dat lanh chim dau vao nam nguoi theo cong sang song thay doi sung suong hung thinh thanh cong o moi truong nay hay nho rang ong Bui Tin da muon tach ra nhung ma cai gi da lam ong o di ra duoc tat ca moi van de deu co giai phap do la tu trong va quen minh.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Đai Nam (vn)

Với lối tổ chức ăn mừng 35 năm, ngày đại thắng của họ như thế này, khách mời là Trung quốc, Cuba, Bắc hàn, Campuchia, Lào...họ không kể gì tới ai đâu, Sài gòn đang bị nạn kẹt xe làm cho dân tình khốn khổ,vậy mà họ có coi ra gì?diễn tập và diễn tập!hòa giải chuyện mơ.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010

Các anh nên tin tưởng và suy nghĩ đúng đắn về đảng cộng sản việt nam.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010

Kinh thua Anh TRAN TRUNG DAO, toi xem qua de tai cua Anh noi ve Su viec, Hoa-hop va Hoa-giai Dan-Toc. Toi xin nghien-minh kinh-can va cam-ta Anh da thay-the duoc cho muon-ngan Vong-linh cua nhung nguoi da nam xuong vi hai chu TU-DO. Kinh chuc Anh vui-kheo va day nghi-luc noi len su-that va la su-that. Xin kinh chao.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 3ga (viet)

Lam gi co hoa hop. Mo giua ban ngay. Phan biet doi xu tan te,mieng nam mo,bung bo dao gam. Khong co tu tuong tu do thi khong bao gio hoa hop dan toc duoc.neu hoa hop duoc thi khong co cuoc chien tranh dam mau gan 20 nam. Hang trieu nguoi nam xuong. That la ngu xuan.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 huynh an ninh (usa)

Hoa hop hoa giai ai lai khong muon, ngoai tru CS/VN . Khi su kien tot dep xay ra, dang CSVN se mat vi dan khong muon bau cho bon tham o.Mat quyen loi cai tri se mat quyen loi vat chat. Gio nay ma con gan co ho hao chien thang. Ban dat, bien ,dan va bon ho se con ban nhieu thu nua de roi chet voi hai ban tay trang. 16 tan vang bon ho chia nhau, co ten nao mang theo khong? Hay han gan vet thuong VN de the he mai sau cat canh.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Hoa Mai (VN)

Kiểu cách hoà giải của người thắng trận bây giờ là nhận càng nhiều đô la từ người thua trận để ăn mừng chiến thắng vào mỗi dịp 30/4 càng tốt .Còn cách hoà giải của người thua trận bây giờ là gửi tiền về để cứu đói gia đình mình và cho nhân dân mình dưới sự cai trị của tư bản đỏ!

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Một lần là trăm năm -1

Tôi đã quá chán ngán về chữ "Hòa Giải" của người Cộng Sản. Họ đã lợi dụng lòng yêu mến hòa bình của dân miền Nam bằng cách tạo ra Thành Phần Thứ Ba (theo Hiệp Định Paris) với danh nghĩa "Hoà Giải, Hòa Hợp". Nhiều người miền Nam đã lọt vào cái bẫy Hòa Giải mặc dù TT Thiệu đã khản hơi kêu gọi mọi người "Đừng nghe CS nói, hãy nhìn CS làm". Nhưng tiếc thay,nhiều người nhẹ dạ tin vào lời nói Hoà Giải của CS.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Một lần là trăm năm - 2

Kết cuộc của cuộc Hòa Giải là gì? Là CS VN không tôn trọng hiệp định Paris, vẫn tiếp tục gây chiến tranh, Là 30/4/75, là trại cải tạo, là nghèo đói,là sống trong một guồng máy công an khổng lồ. Hòa giải để rồi mất tự do ư?

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Một lần là trăm năm - 2

Kết cuộc của cuộc Hòa Giải là gì? Là CS VN không tôn trọng hiệp định Paris, vẫn tiếp tục gây chiến tranh, Là 30/4/75, là trại cải tạo, là nghèo đói,là sống trong một guồng máy công an khổng lồ. Hòa giải để rồi mất tự do ư?

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Một lần là trăm năm - 3

Đừng mang chữ “Hoà Giải” ra dỗ dành đám VN ở hải ngoại nữa. Nếu họ thực tâm muốn Hòa Giải, xin hãy hòa giải với người dân trong nước trước nhất. Đó là xóa tan tầng lớp đảng trị, thực hiện cưỡng bách giáo dục cho trẻ nhỏ, và mở rộng hệ thống y tế chăm sóc người già. Hòa giải với người gần (trong nước) dù sao cũng dễ hơn hòa giải với người xa, phải không?

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010

Là 1 công dân VIỆT NAM CỘNG HÒA ai cũng đau lòng khi đến ngày quốc hận, VNCH-là một đất nước giàu mạnh, là trung tâm thương mại ĐÔNG NAM Á, bây giờ bị CỘNG SẢN làm cho nghèo nàn,lạc hậu.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Hải Ngoại (Việt Nam)

Hòa giải làm sao được khi Đảng chỉ muốn Việt kiều gửi tiền về VN càng nhiều càng tốt để trả nợ cho quốc tế và bỏ túi riêng mà trong lòng thì lúc nào cũng chờ cơ hội để gán ghép cho họ tội "diễn biến hòa bình"? Tội này chỉ ở VN mới có thôi!

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 huỳnh nam ninh (Việt Nam)

"Hòa giải dân tộc phải dần dần" là câu trả lời để thoái thác ý kiến của mình trước phỏng vấn mà thôi. Ngoài ra, nó cũng biểu lộ ý cho rằng mình không muốn hòa giải hòa hợp! Đúng vậy đó các bạn ạ!

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 thangkhosaigon (saigonvn)

Mot nua vui mot nua buon/nuoc nha thong nhat long nguoi ngon ngang/hoa hop hoa giai bang tam/hoa bang dang cap thap cao ai hoa?/muon cho dan toc nuoc nha/thoat ngheo thoat doi khong ngoai tu do/khu khu dang tri doc ton/duoc quyen dung ca tren dau nhan dan/dan ngheo nuoc mat nha tan/vi ai nen noi trai ngang co nay/that tam voi nuoc voi dan/dan chu binh dang tu do cong bang./.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Hoa Mai (Việt Nam)

Muốn hoà hợp hòa giải,chính người chiến thắng đừng tung hô và ky niệm chiến thắng rùm beng! Một lời xin lỗi chân tình trước toàn thể nhân dân VN về những gì đau thương của họ do mình đã gây ra để nhận lại sự tan biến của lễ "quốc hận" hằng năm do những người bị "bức tử" tổ chức. Tóm lại hãy coi như không có ngày 30/4 trong lịch sử VN thì mới nói đến hòa giải

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Hai Cua (Việt Nam)

Hãy nghiền ngẫm xem! Xưa thắng kẻ thù Mĩ, nay đối xử với Mĩ tay bắt mắt mừng. Xưa coi miền Nam là ruột thịt của đất nước nhưng nay đối xử với Việt kiều thì lo sợ diễn biến hòa bình. Vậy thì nói đến Hoà giải hòa hợp ngay hoặc hòa giải dần dần chi?

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Trương Anh Thuỵ

Một bài trả lời phỏng vấn rất cô đọng, nói dùm được cho nhiều người có cùng một quan tâm, một trăn trở... Lối nói thành tâm đầy nhiệt tình, nói có sách mách có chứng... của TTĐ dễ thuyết phục người đọc, nhất là loại người đọc thường dị ứng với cụm từ "hoà hợp hoà giải" như... tôi!

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Mike Nguyễn (part 1) (Mỹ)

Một bài viết quá hay, quá xúc động. Tôi đã đọc bài viết này đến vài lần nhưng lần nào cũng không cầm được nước mắt. Tự trong tôi nổi oan nghẹn và nước mắt cứ trào dâng theo từng con chử của baì viết. Nếu ai không có những người thân (cha mẹ) bị tù tội, bị đoạ đày cho đến chết vì cái ngày tháng tư oan nghiệt ấy. Nếu ai không từng là thuyền nhân lênh đênh trên biển cả đối diện với sóng gió ba đào, với thập tử nhất sinh, thì không bao giờ thấu hiểu cái cảm giác tháng tư đen như thế nào.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Tran hung

Mot bai phong van co chan ly, va huong di cho que huong VN.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Đá Bèo CSVN

Với cộng sản thì chẳng bao giờ có hòa hợp hòa giải dân tộc thật sự . Hãy nhìn những việc của họ làm từ năm 1975 đến nay thì biết . Câu trã lời là các trại cải tạo tập trung , bắt bớ tù đày , đánh tư sản mại bản , xét lý lịch , chụp mũ , khung bố những người yêu nước , cướp đất của dân , xử dụng côn đồ đàn áp tôn giáo ...những nạn nhân trên đây cs luôn cho là " thế lực thù địch trong và ngoài nước " thì làm sao có hòa giải được .

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Nam (Việt Nam)

Hoà giải là như thế này sao? Trích báo Tuổi Trẻ "Thứ Năm, 29/04/2010, 02:45 (GMT+7) Thiếu nhi với chiến dịch 30-4 lịch sử. TT - 250 bạn nhỏ sinh hoạt tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM vừa tái hiện không khí cuộc hành quân thần tốc tiến về giải phóng Sài Gòn chiều chủ nhật 25-4. Với năm cánh quân, các bạn đã đi qua các trạm tượng trưng cho những cửa ngõ vào nội thành Sài Gòn và tham gia nhiều trò chơi (bắn hỏa tiễn, vừa hành quân vừa nấu ăn...) tìm hiểu về ý nghĩa của chiến thắng 30-4-1975.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Nam (Việt Nam)

Tiếp theo-"Cũng cờ lệnh, cũng sơ đồ hành quân và cũng trải qua những giờ phút chiến đấu căng thẳng với địch, hoạt động này là một sân chơi bổ ích cho các bạn nhỏ hướng về kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước." báoTuổi trẻ 29/04/2010

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Nguoi Viet Nam

Tôi rất xúc động khi đọc bài phỏng vấn này và đã bật khóc khi đọc đến câu này :“Một dân tộc mà lũ trẻ không biết mơ mộng và người già không biết sám hối, đó là một dân tộc bất hạnh. Lần đầu tiên, trong đời tôi đã khóc khi đọc bài phỏng vấn này ngày 30-4-2010. Quê hương Việt Nam sau 1975 là quê hương để nhớ, để thương nhưng không phải để sống. Thật quá buồn cho Việt Nam.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 phan nhan (vn)

Ong Vo van Kiet noi nhu vay de an ui cho che do vnch. Hien nay csvn nam van co tu do. Dan chu xa hoi cong bang chu khong phai noi nhu bai viet tren.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Nguyễn Hiền (France)

"Quê hương Việt Nam sau 1975 là quê hương để nhớ, để thương nhưng không phải để sống" ngay những người chính hiệu VC cũng phải đem tiền sang ngoại quốc, mua nhà cửa để hướng tới tương lai. Cái khổ của dân VN không muốn sống chung với VC mà phải chấp nhận sống kiếp đọa đày, thay trâu cày để cho VC có cuộc sống vinh hoa phú quý.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Hoa Mai (VN)

Tay cầm súng lăm lăm ngồi trên xe bọc thép mà miệng thì hô hào hòa hợp hòa giải dân tộc!?Bịp bợm như thế là cùng!

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010

Toi co cung quan diem ve HOA HOP HOA GIAI DAN TOC cua anh Tran trung Dao. To chuc mung "dai thang" 30 thang 4, tap doan CSVN tu pho dien cai tro tro tren, bip bom, lo bich cho moi nguoi duoc hieu ro tuong tan ban chat cua ho!. Ngay 30/4 phai la ngay vui Hoa Binh, Hoa Hop Dan Toc cho khong phai ngay " dai thang "!. Moi nguoi hay suy ngam ve cau noi cua TT Nguyen van Thieu de khong bi mac lua them mot lan nua !.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010

Thứ sáu ngày 30/4/75 là một ngày vinh quang cho cả dân tộc VN, là ngày không còn máu đổ đầu rơi tang tóc.?.là ngày không còn một bóng kẻ xâm lược trên đất nước VN.?.chỉ có một số làm tay sai và đánh thuê cho Mỹ thì tiếc không còn cơ hội làm mướn đánh thuê nữa thì buồn không vui, cả thế giới người ta còn vui lây và mừng cho VN mà.???.VN có chỗ đứng vững chắc trên đường Quốc tế hôm nay, là nhờ có ngày 30/4/75/ đấy.???.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Hai lúa

Hôm nay là ngày giỗ hội cả nước cùng tưởng nhớ các tử sĩ hy sinh ở Trường Sa. Hòa thế nào nhỉ anh thì vui, tôi thì buồn. Người thì phóng đại đến mức thần thánh hóa các chiến thắng, người thì mãi ba mươi năm sau mới hiểu tại sao anh thắng và tại sao người kia thua. Nhưng sao bây giờ anh không lấy sức mạnh của kẻ thắng để bảo vệ ngư dân, bảo vệ lãnh hải của mình nhỉ mà lại lặng im, không dám hó hé gì hết nhỉ. Đã thế còn hợp tác toàn diện...

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010

Cac ban biet day moi nam den ngay 30/4 thi hang trieu nguoi dan VN Cong hoa bi truyen hinh CS moi lai su dau don da gam sau trong long 35 nam. Su tuoi nhuc khong biet khi nao den hoi ket. Hay chu nghia Cong san la vay.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Người Việt (Mỹ)

Hãy nhìn vào điều nầy: Cho đến bây giờ, CSVN vẫn còn dùng cờ đỏ và búa liềm trong những ngày lễ của họ. Xin đừng bị mắc lừa lời giải thích của họ là búa liềm tiêu biểu cho công nông mà phải biết là búa liềm để đập đầu và cắt cổ "tư sản, đối lập". Tôi không bịa ra hay suy diễn điều nầy mà căn cứ vào những gì CS đã và đang làm. Kêu gọi hòa hợp hòa giải chỉ là mưu ma, chước qũy.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010

Chung toi nhung nguoi dang song tai hai ngoai, khong can su Hoa giai tu nhung nguoi CSVN. Chung toi khong muon nhac toi qua khu dau buon !. Cac "dinh cao tri tue" neu co that tam hoa giai, thi hay HOA GIAI voi nguoi dan ngheo kho tai VN, de ho huong duoc NHAN QUYEN, TU DO, HANH PHUC nhu nha cam quyen CS da ho hao. Nha cam quyen CS co lam duoc khong ?.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Thai Le (Atlanta)

-35 năm là thời gian quá dài để nhân loại phát triển không ngừng bằng cả tinh hoa không phân biệt chủng tộc, hãy nghe những lời phát biểu, hãy nhìn cách tổ chức lễ 30/4 của người CSVN đi quí vị ơi!, người CS từ lúc vô sản đã dối trá khi kêu gọi dân tộc chống xâm lăng, nay có thêm quyền lực + tiền thì bạo lực là vũ khí tối thượng chống lại ánh sáng của sự thật, điều khiển con người thi hành các mệnh lệnh vô nhân đạo thì hòa giải với ai?

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 THANG CUOI (VIETNAM)

Cac bac dung co mo hoa giai hoa hop gi rao HOA GIAI HOA HOP roi dang CSVN di ve dau ha cac bac ? Ong cha ho da do biet ba nhieu xuong mau roi chac cac bac cung biet ma moi co duoc nhu ngay hom nay bay gio la luc con chau ho huong thanh qua do chu Vay mong cac bac thong cam cho nhe vi quyen loi cua dang nen khong the nao co chuyen hoa giai hoa hop dau nhe, neu co thi chi noi cho vui thoi. Vay toi khuyen cac bac tim cach khac di neu that su la nguoi yeu nuoc Viet Nam.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Xem qua roi bo

Nếu cải cách thì ta ở đâu. Người tài làm việc, kẻ ngu sẽ không chỗ dung thân. Nếu VN mà đoàn kết thì đâu có chiến tranh. Chờ 200 năm nửa, sau khi chiến tranh thế giới thứ 3 nổ ra . Chống mắt chờ xem, đừng ảo tưởng.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Mike Nguyễn (part 2) (Mỹ)

Người CS ngoài miệng nói “Hoà Giải” nhưng họ laị đang xát muôí vào vết thương của người MN qua cái ngày gọi là giải phóng. Hòa giải ư? Trong khi CS vẫn gọi những người lính MN là bọn Mỹ Ngụỵ, và luôn luôn phân biệt đối xử họ, và ngược đãi luôn chính với cả con em họ. Điều tệ hại nhất là họ đã và đang dạy con em người MN thù ghét bọn Mỹ Ngụy, mà những người này chính là Ông Bà, Cha Mẹ của con em người MN.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Ba đế (VN)

Hồi nào còn diễn hành quân sự mừng ngày thống nhất 30/4 thì ngày đó đảng CS chưa thực sự muốn hai miền Nam Bắc hòa giải, họ vẫn còn mị dân, chưa thực tình muốn quay về với dân tộc. Nếu muốn hòa giải hãy diễn ngày này với cờ, hoa và người, người biết yêu quê hương, dân tộc, người không thờ Mác Lê .

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Thưa lệnh Bà

Mừng 30/4 cả nước và dân VN cũng hiểu biết..! Bỗng ngạc nhiên giật mình Báo TT có đ/tin phỏng vấn nhân vật Phu nhân phó TT(VNCH) NCKỳ về VN bán phở. Phải nói đọc xong đám xe ôm, buôn bán hàng rong phát cười lên tầm cở như bà Mai một thời là đương kim mệnh phụ phu nhân PTT hét ra lửa mà nay lại là..nếu như bà vê VN làm từ thiện, hay kinh doanh tầm cở .v,v Nếu như bà là con người tầm thường thì kôg có gì để nói Dù sao VNCH cũng nằm 1 phần dưới chân bà. Thưa lệnh Bà, kính chào bà PTT..!

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010

Cuoc song o Viet Nam bay gio qua tot dep, hay nhin lai xem nhung tan tich ma My va VNCH de lai la gi ,chang han chat doc mau gia cam day, qua dau thuong.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Mike Nguyễn (part 3) (Mỹ)

Thử hoỉ có chế độ nào trên thế giới lại dạy con em người ta thù ghét chính Ông Bà Cha Mẹ mình. Hoà giải ư? Trong khi CS vẫn rà xét lý lịch 3 đời để tránh không cho con em người MN có cơ hội được canh tranh công bằng với con em CS trong lãnh vực giáo dục, việc làm, cũng như quyền bình đẳng về chính trị, về t ư t ưởng tư duy.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Mike Nguyễn (part 4) (Mỹ)

Hoà giải ư? trong Khi CS đang áp đặt khống chế mọi tôn giáo theo kiểu luật rừng rú, tạo nên những tên côn đồ Bát Nhã, Tam Toà, Đồng Chiêm … để thay thế những phong tục, lễ nghi đã có từ ngàn xưa, trước luôn khi có mồng mống phôi thai CS ở Đông Âu. Họ đang biến các nơi thờ phượng thành nhà thờ phượng “Quốc Doanh” nơi những người tu hành chỉ còn biết cúi đầu tuân lệnh đảng nếu muốn tồn tại.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Nhô (Nhật Bổn)

Quân phục qúa xấu , nên thay đổi theo kiểu lính miền Nam cho đẹp , đừng tự ái vặt nữa . Có người nói , nếu Đảng CS không tự ái mà trưng dụng nón sắt của lính miền Nam để lại trang bị cho bộ đội thì : ít ra cũng giảm được cả vạn Bộ đội bị thương vong trong trận chiến bên Campuchia , và trận chiến với quân Tàu phía bắc ? .

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Quang The Nguyen (USA)

Vài ý nghĩa tích cực của ngày 30 tháng Tư 1975 là: 1) người thôi giết nhau 2) loài người hiểu rõ hơn về Cộng Sản, loại bỏ nó ở Nga và Đông Âu, và lên án nó như là một chủ nghĩa đáng ghê tởm nhất của lịch sử nhân loại 3) mấy triệu người Việt được du học miễn phí ở những nước tiên tiến nhất và đã gởi rất nhiều tiền về giúp thân nhân sống còn trong ngục tù Cộng Sản.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Quang The Nguyen (USA)

(vài ý nghĩa tích cực - tiếp theo) 4) Trí thức trong nước thức tỉnh thấy hoạ mất nước vào tay Hán Cộng vì chủ nghĩa Cộng Sản không đặt quyền lợi dân tộc làm căn bản xử thế. 5) Việt Nam có tiềm năng lớn trở thành một nước tự do, dân chủ, hùng cường sau thời Cộng Sản.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 Sơn Dương (Vietnam)

Đọc mấy lời các bác hải ngoại - VNCH mà thấy buồn cười nôn ruột. Các bác chửi người ta kinh thế, đòi người ta phải thế này, thế nọ mới chấp nhận lời hòa giải. Các bác nghĩ các bác là ai, các bác có tài cán gì mà đòi điều kiện này kia. Một nhúm ông già lọm khọm, không có việc làm, giờ muốn ngồi làm chính trị xa-lông. Các bác chỉ làm khổ con cái, đang phải làm việc vất vả hoặc đang vất vả tìm việc làm.

Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010 nguoi HO or HR cuoi cung thu sau 4/30/2010

CS VN luon miemg noi hoa giai,nhung su that ben trong CS hom nay nhin ai cung cho la khung bo, gia dinh ba PHUONG dang song o THAILAND, qua bat ve roi vu oan cho la khung bo, that la hen ha, den tai nha dan bat coc nhung nguoi dam noi su that nhung xau xa, doc tai, cua ho, roi thay phien nhau di chau cong TC de bao toan quyen luc cua DCS.

Nguồn: http://www1.voanews.com/vietnamese/news/30thang4-hoa-giai-dan-toc-04-30-2010-92493984.html

Chiến tranh Việt Nam kết thúc sau bắt tay giữa hai siêu cường?

Ngọc Trân, RFA

2010-04-29 - Chiến tranh Việt Nam đã lùi vào quá khứ 35 năm, thế nhưng trong những năm qua, rất nhiều người Việt và cả người Mỹ vẫn còn nhiều thắc mắc liên quan tới cuộc chiến này.
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh vào năm 1972.

Để cùng nhau ôn lại lịch sử liên quan tới cuộc chiến, nhất là chuyến đi của Tổng thống Nixon đến Trung Quốc cách nay gần 40 năm, nơi đó hai bên Mỹ - Trung đã ra Thông cáo Thượng Hải và rồi Hiệp định Paris được ký kết, dẫn đến việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam và tiếp theo là sự sụp đổ của Sài Gòn 35 năm trước.

Quan điểm thay đổi

Như chúng ta đã biết, thuyết domino về Chủ nghĩa Cộng sản có từ thời Tổng thống Eisenhower. Thuyết này cho rằng khi phong trào cộng sản ở Trung Quốc thành công, nếu Hoa kỳ không can thiệp để phe cộng sản ở Bắc Việt chiếm miền Nam Việt Nam, sẽ làm cho các nước Đông Dương khác rơi vào tay cộng sản, đe dọa các nước còn lại trong khu vực như: Malaysia, Philippines, Nhật Bản, Úc...

Ông Richard Nixon là người ủng hộ thuyết domino và là một trong những nhân vật nổi tiếng chống cộng. Đó là một trong những lý do ông được chọn làm ứng cử viên phó Tổng thống, đứng trong liên danh với ông Eisenhower, ứng cử viên Tổng thống, và liên danh này đã đắc cử.

Trong thập niên 50s, khi còn là Phó Tổng thống, ông Nixon đã từng lên tiếng phản đối Trung Quốc mạnh mẽ, vì nước này là cộng sản. Ông đã nói: “Chúng ta có thể thấy Trung Quốc là nguyên nhân cơ bản của tất cả mọi rắc rối của chúng ta ở châu Á. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta đã không có chiến tranh ở Triều Tiên. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta không có cuộc chiến ở Đông Dương”.

Thế nhưng, năm 1969, khi trở thành Tổng thống, ông Nixon đã thay đổi chính sách về cộng sản. Có lẽ do sức ép của người dân Mỹ muốn kết thúc chiến tranh Việt Nam, cũng như nhận thức của Hoa Kỳ về giá trị chiến lược trong việc cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc, đã làm cho cho Tổng thống Nixon thay đổi. Trong một thông điệp gửi đến người dân Mỹ liên quan tới chiến tranh Việt Nam, ngày 7 tháng 4 năm 1971, Tổng thống Nixon đã nói:

“Vấn đề rất đơn giản đó là như thế này: chúng ta sẽ rời khỏi Việt Nam theo cách mà - bởi những hành động của chính chúng ta - cố ý chuyển giao đất nước cho những người Cộng sản? Hay là chúng ta sẽ rời khỏi theo cách, cho người miền Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để tồn tại như là những người tự do? Kế hoạch của tôi sẽ chấm dứt sự tham gia của người Mỹ theo cách sẽ cung cấp cho miền Nam cơ hội đó. Và một kế hoạch khác sẽ kết thúc nó một cách vội vàng và trao chiến thắng cho những người Cộng sản”.

Và chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon năm 1972, đã giúp Hoa Kỳ chấm dứt sự tham gia trong chiến tranh Việt Nam, theo một trong hai cách mà Tổng thống Nixon đã đưa ra, cũng có thể không phải là cách mà Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ và nhiều người Việt mong đợi. Thế nhưng chuyến đi này của Tổng thống Nixon đã đã làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu cũng như lập ra một trật tự thế giới mới.
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh hôm 25-2-1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration.

Trung - Mỹ bắt tay?

Cũng xin nhắc lại rằng, do có những mâu thuẫn với Liên Xô, một nước XHCN anh em của Trung Quốc, và nhất là sau lần đụng độ quân sự ở biên giới giữa hai nước hồi tháng 8 năm 1969, dẫn đến việc Liên Xô đưa ra các kế hoạch chi tiết cho một cuộc tấn công hạt nhân vào Trung Quốc, nên Mao Trạch Đông lo ngại và muốn tìm một sự hòa giải với Hoa Kỳ để Trung Quốc rảnh tay mà đối phó với Liên Xô.

Phía Hoa Kỳ cũng muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, giúp kết thúc chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến đã gây chia rẽ nước Mỹ, nên tháng 7 năm 1971, ông Nixon đã phái ông Henry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia, bí mật đến Trung Quốc để sắp xếp cho chuyến viếng thăm của Tổng thống Nixon đến nước này. Và rồi cả thế giới đã bị sốc khi biết rằng Tổng thống Hoa Kỳ có ý định đến thăm Trung Quốc vào năm sau, 1972.

Mặc dù Trung Quốc rất muốn thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ với lý do đã nêu trên, thế nhưng Trung Quốc cũng muốn ông Nixon phải bày tỏ trong tuyên bố của mình rằng, Tổng thống Hoa Kỳ “rất thèm” được đến thăm Trung Quốc, và rằng Trung Quốc rất “độ lượng” khi để ông Nixon đến thăm. Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông Nixon nói:

“Tuyên bố bây giờ tôi phải đọc, đang được ban hành ở Bắc Kinh cũng như ở Hoa Kỳ rằng: Được biết Tổng thống Nixon đã bày tỏ mong muốn đến thăm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Thủ tướng Chu Ân Lai, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mở lời mời Tổng thống Nixon đến thăm Trung Quốc vào một ngày thích hợp trước tháng 5 năm 1972. Tổng thống Nixon đã nhận lời với niềm hân hạnh”.

Thông cáo Thượng Hải
Tổng thống Richard Nixon thăm quân đội Mỹ tại Việt Nam năm 1970. AFP PHOTO.

Trước chuyến đi của Tổng thống Nixon là chuyến đi của ông Kissinger đến Trung Quốc vào mùa hè năm 1971, tại đó ông Kissinger cũng đã cùng với ông Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc, đưa ra bản thảo về Thông cáo Thượng Hải. Hai bên đã nhận ra rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có nhiều điểm không thể thỏa hiệp, cho nên Chu Ân Lai đề nghị lập một bản thông cáo không chính thức và hai bên chấp nhận những điểm bất đồng, mỗi bên nêu rõ quan điểm của mình trong các phần riêng biệt khi cần thiết.

Và sau đó, tuần lễ cuối cùng của tháng 2 năm 1972, một chuyến viếng thăm lịch sử kéo dài một tuần của Tổng thống Nixon ở Trung Quốc. Vào ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm này, ngày 28 tháng 2, tại Thượng Hải, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ban hành một thông cáo chung, còn gọi là Thông cáo Thượng Hải.

Những điểm chính trong thông cáo Thượng Hải là, hai nước cam kết đi đến bình thường hóa, sẽ cùng nhau hợp tác trao đổi trên nhiều lĩnh vực, Hoa Kỳ công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc và hai bên cam kết giải quyết vấn đề Đông Dương trong đó có chiến tranh Việt Nam.

Trong thông cáo cũng có một đoạn “ám chỉ” Liên Xô khi tuyên bố rằng, hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc “không nước nào được phép tìm kiếm quyền bá chủ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và mỗi nước chống lại các nỗ lực của bất kỳ nước nào hoặc nhóm các nước khác nhằm thiết lập quyền bá chủ”.

Một trong những điểm chính đã nêu trong Thông cáo Thượng Hải là quan điểm của hai nước về sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Thông cáo nêu rõ, phía Trung Quốc ủng hộ hoàn toàn “Đề nghị 7 điểm” của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do bà Nguyễn Thị Bình đưa ra trong lần đàm phán ngày 1 tháng 7 năm 1971.

Trong “Đề nghị 7 điểm” này, bà Bình kêu gọi Mỹ đưa ra thời hạn rút toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ khỏi miền Nam và xóa bỏ chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Và rồi, như mọi người đều biết, Hiệp định Paris đã được ký gần một năm sau đó. Chiến tranh Việt Nam cũng đã kết thúc cách nay 35 năm, như là một thỏa thuận giữa các nước lớn với nhau.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-war-ended-with-a-shaking-hand-Between-two-powerful-countries-NgTran-04292010224409.html

Cuộc sống của thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa 35 năm qua

Thanh Phương, RFI 

Nếu cuộc sống của người dân thường sau năm 1975 gặp rất nhiều cơ cực, thì đối với những người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa lại càng nghiệt ngã hơn. Là người thương tật, không hề nhận được một sự giúp đỡ nào, lại bị phân biệt đối xử; họ đã phải hết sức vất vả để tồn tại được trong 35 năm qua. Thanh Phương phỏng vấn một số thương phế binh "chế độ cũ" và ông Nguyễn Quang Hạnh, Hội trưởng Hội Bạn của Thương Phế Binh VNCH.

Ông Nguyễn Văn Mười từ Cần Thơ, nói về tâm trạng của các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, 35 năm sau khi chiến tranh chấm dứt. Ông Nguyễn Văn Mười nguyên là trung sĩ, trung đội trưởng nghĩa quân, bị thương và giải ngũ năm 1968 và sau đó làm tổng thư ký làng phế binh đến năm 75, tức là cho đến khi các làng này bị giải tán, các thương phế binh phải tứ tán mỗi người một phương. Thật ra thì sau chiến tranh, cuộc sống các thương binh bên này hay bên kia đều cực khổ. Bên phía các thương binh Quân đội Nhân dân Việt Nam, những khoản trợ cấp ít ỏi không đủ để bù đắp cho cuộc sống thiếu thốn của thân phận tàn phế. Nhưng về phía các thương phế binh VNCH, một số người cho tới nay vẫn còn bị phân biệt đối xử, tuy rằng với thời gian hoặc tùy theo địa phương, thái độ của chính quyền đối với họ có khác nhau.

Trường hợp của cựu trung úy Phạm Văn Hưng, ở Khánh Hoà, nguyên là trưởng "công-voa", bị thương ở mắt ngày 10/3/75 ở Daklak khi chở các chiến cụ lên đây, bị bắt làm tù binh và sau ngày 30/4, vẫn bị đưa đi cải tạo.

Còn đối với thương phế binh Phạm Văn Phú ở Vĩnh Long, bị mìn nổ cụt cả hai chân vào năm 1971 trong một trận đánh dữ dội tại Vĩnh Long, thì không gặp vấn đề gì với chính quyền địa phương, nhưng cũng chẳng nhận được sự giúp đỡ, tuy rằng trong suốt nhiều năm trời, ông phải lết đi để kiếm ăn.

Về phần ông Nguyễn Trọng Đạt ở Ban Mê Thuột, nguyên là đại úy binh chủng nhảy dù, bị thủng đùi và gãy xương quai xanh ở Bình Long - An Lộc vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Tuy là thương phế binh, ông cũng đã bị đưa đi học tập cải tạo trong 2 năm 8 tháng 23 ngày. Nhưng số phận nghiệt ngã đến nỗi, mặc dù hòa bình đã lập lại, nhưng cái nợ chiến tranh vẫn đeo bám ông Đạt. Cụ thể là vào năm 1988, ông lại bị cụt mất hai tay khi đào hố trồng càphê, đụng phải một viên đạn M79

Ông Đoàn Tiếng, tiểu đoàn 11 pháo binh, yểm trợ cho trung đoàn 1 thuộc sư đoàn 1 bộ binh, bị thương ở trận Lam Sơn 719 Hạ Lào năm 1971, một con mắt bị mù, còn mắt kia bị mờ. Bị bắt làm tù binh, ông được đưa ra lao động cải tạo tại Yên Bái, đến khi gọi là « giải phóng » Quảng Trị thì được thả về quê, tức là được thả trưóc ngày 30/4, chứ không bị đi cải tạo. Nhưng sống ở đất Quảng Trị khí hậu khắc nghiệt, cuộc sống của những thương phế binh như ông Đoàn Tiếng càng thêm khó khăn

Là Hội trưởng Hội Bạn của Thương Phế Binh VNCH từ gần 20 năm nay, ông Nguyễn Quang Hạnh, là người hiểu rất rõ tâm trạng của các thương phế binh này hơn ai hết. Trao đổi với RFI, ông Hạnh nhắc lại hoạt động của Hội trong 20 năm qua và tỏ ý hy vọng sẽ có người nối tiếp ông trong cương vị Hội trưởng.

Sự thật về âm mưu khủng bố ở Việt Nam dịp 30/4

Đỗ Hiếu, RFA

2010-04-29 - Cục chống khủng bố, thuộc Tổng cục an ninh, Bộ Công an VN cho hay đã phá tan âm mưu khủng bố, đặt bom vào dịp lễ 30/4 của tổ chức có tên “Đảng Vì Dân”do Nguyễn Công Bằng thành lập ở Mỹ.
Bà Phạm Thị Phượng. Photo courtesy of thanhnien.com.vn

Nghi can thi hành vụ gây nổ tên là Phạm Thị Phượng, 64 tuổi, bị công an Việt Nam bắt hôm 19 tháng 4 vừa qua, khi từ Thái Lan, qua ngã Campuchia xâm nhập về Việt Nam, rồi ẩn náu tại một căn nhà ở phường 11, quận Gò Vấp.

Theo tờ Thanh Niên thì mục tiêu của các đương sự là đánh phá tượng đài ông Hồ Chí Minh, cùng các vị trí công cộng như nhà ga, bến tàu, trường học, bệnh viện, rải truyền đơn, treo khẩu hiệu kích động biểu tình, gây rối loạn, làm mất an ninh, trật tự xã hội tại Việt Nam. Để ghi nhận thêm chi tiết liên quan đến hoạt động của bà Phượng, đài RFA liên lạc với ông Nguyễn Công Bằng, từ Texas và được ông dành cho cuộc nói chuyện sau đây.

Bịa đặt và vu cáo

Đỗ Hiếu: Thưa ông, qua báo chí Việt Nam, mà cụ thể là tờ Thanh Niên thì Đảng Vì Dân có dự định tổ chức đánh phá các vị trí công cộng, làm mất ổn định trật tự chính trị, kinh tế, xã hội tại Việt Nam, bằng cách cho người đặt bom và chất nổ, ông có suy nghỉ gì về tin này?

Ông Nguyễn Công Bằng: Đây là một điều hoàn toàn bịa đặt và vu cáo. Đảng Vì Dân chủ trương đấu tranh quyết liệt nhưng mà không dùng bạo lực khủng bố như là gây thiệt hại nhân mạng cho dân lành vô tội để làm áp lực chính trị. Ngay cả đối với cán bộ đảng viên Đảng CSVN cũng vậy, chúng tôi cũng không có ý định và không có chủ trương gây thiệt hại sinh mạng cho họ. Trong mấy ngày qua thì cơ quan an ninh của nhà nước Việt Nam và báo chí trong nước tung ra rất nhiều luận điệu quy chụp, xuyên tạc gắt gao, nhưng đều không đều không đưa ra được bất cứ một bằng chứng cụ thể nào về số lượng bom đạn, vũ khí như họ nói, và đặc biệt là số lượng chất nổ hàng trăm ký lô gram như tờ Pháp Luật đã đưa ra. Tất cả những điều này là bịa đặt và vu cáo.

Thưa tất cả quý độc giả, trong thế giới ngày nay khủng bố giết hại dân lành là một điều không ai có thể chấp nhận được. Là một chính đảng quốc gia chúng tôi dư ý thức để không làm bất cứ điều gì trái với đạo đức, thất nhân tâm; tuy nhiên, chúng tôi có thể xác nhận là Đảng Vì Dân đang có một kế hoạch phát động phong trào quần chúng đấu tranh rộng lớn để đòi bảo vệ chủ quyền tổ quốc, đòi dân chủ hóa đất nước và chấm dứt tình trạng tham ô bất công đang hoành hành trong xã hội.

Đỗ Hiếu: Thưa ông, vẫn theo báo chí trong nước, trong đó có tờ Pháp Luật mà ông vừa mới nhắc tới, thì Đảng Vì Dân đang khống chế 6 người con của bà Phạm Thị Phượng hiện đang xin tỵ nạn tại Bangkok, Thái Lan. Sự thật ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Công Bằng: Chúng ta đã nghe tin tức trong tuần qua thì sau khi có tin hai vợ chồng chị Phượng bị mất tích và có nghi vấn là họ bị giam ở Việt Nam thì một số tổ chức nhân quyền ở Bangkok đã tìm cách bảo vệ 6 người con của chị Phượng, trong đó có tổ chức Boat SOS. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã có một số sự can thiệp ngay để bảo vệ cho 6 người này.
Giấy của Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR) ở Thái Lan công nhận quy chế tỵ nạn cho bà Phạm Thị Phượng. Hình do gia đình Bà gởi cho RFA.

Điều cũng cần nói là người con lớn của chị Phượng là cháu Phạm Bá Tâm đang giúp cho Văn Phòng Cao Ủy Tị Nạn LHQ ở Bangkok. Tình trạng 6 người con của chị Phượng rất dễ được kiểm chứng một cách rõ ràng và nhanh chóng. Nếu mà có điều gì đó bất trắc xảy đến cho 6 người này thì chắc chắn là cháu Tâm cũng như là Cao Ủy Tị Nạn LHQ đã lên tiếng ngay rồi, thưa anh. Điều này là một điều vu cáo mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đưa ra với một ác ý là nhằm triệt hạ uy tín của Đảng Vì Dân mà thôi, chứ chúng tôi hoàn toàn không có bất cứ một ý định hay là kiềm chế bất cứ một ai. Riêng đối với các cháu của chị Phạm Thị Phượng, chúng tôi đã có những sự trợ giúp rất là cụ thể cho hoàn cảnh của các cháu trong ngày hôm nay, thưa anh.

Đấu tranh quần chúng

Đỗ Hiếu: Thưa ông, cũng trên báo chí Việt Nam thì lực lượng an ninh đã phá vỡ âm mưu khủng bố vào dịp lễ 30 tháng 4 và các báo cũng cho là bà Phượng nhận tiền từ Đảng Vì Dân - họ có nói là số tiền 5.000 đôla - rồi được đảng huấn luyện cách sử dụng võ khí, chất nổ, và nhận trực tiếp thông tri cũng như đề án từ đảng Vì Dân ở Mỹ, xin ông cho biết ý kiến về những điều vừa nêu?

Ông Nguyễn Công Bằng: Trước sự kiện đã đưa ra như vậy thì chúng tôi xác nhận là chúng tôi có cung cấp một ngân khoản để chị Phượng tiến hành công tác vận động phong trào quần chúng đứng lên đấu tranh trực diện ở Việt Nam, nhưng mà phủ nhận nguồn tin cáo buộc cho rằng chúng tôi huấn luyện người cũng như là cung cấp vũ khí, chất nổ để tổ chức hoạt động khủng bố giết hại dân lành ở Việt Nam.

Chúng tôi có xem cái video cho là cái lời thú tội của chị Phượng thì thấy ngôn ngữ và giọng nói của chị rất là khác thường chứng tỏ là chị bị uy hiếp. Và trong cái hình mà TTXVN đưa ra thì thấy chị hoàn toàn thất sắc chứng tỏ chị đã bị khủng bố tinh thần rất là nặng nề, có thể bị mất ngủ và bị hăm dọa, và một trong những điều hăm dọa mà chúng tôi hình dung - nghĩ rằng rất nặng nề với chị Phượng là có thể là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lấy cớ là đã có lịnh truy nã và dẫn độ chị Phượng từ Bangkok về Việt Nam thì có thể là sẽ đưa 6 người con của chị Phượng từ Bangkok về Việt Nam nếu như chị Phượng không có nhượng bộ và không có chấp hành những điều mà cơ quan an ninh điều tra buộc họ phải nói lên. Chính đó là điều khủng bố tinh thần mà cơ quan an ninh điều tra đã nhắm đến chị Phượng.

Đỗ Hiếu: Thưa ông, qua một số tin tức và phóng sự do phóng viên RFA gởi về từ Bangkok, Thái Lan, thì có nghi vấn được đặt ra là bà Phượng bị cơ quan an ninh của Việt Nam sang tận Thái Lan bắt và giải về nước, ông có thêm chi tiết gì về việc này không?

Ông Nguyễn Công Bằng: Đến giờ phút này thì chúng tôi chưa có những thông tin đầy đủ để xác định chuyện này là như thế nào, tuy nhiên chúng tôi có thể chia sẻ là cách nay khoảng gần một tháng thì chị Phượng có cho chúng tôi biết rằng con của chị khi làm việc ở Cao Ủy Tị Nạn thì có được biết rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có gởi qua đó một lệnh truy nã, đồng thời thì chị Phượng cũng nhận được một số sự nhắn gởi trực tiếp và gián tiếp khác nhau từ những người ở Bangkok và cho biết rằng nhà nước Việt Nam sẽ có cách để mà đưa chị Phượng và gia đình về Việt Nam nếu như chị Phượng không tự nguyện về nước. Chúng tôi không rõ việc chị Phượng bị giam giữ xuất phát từ đâu, cũng rất có thể là do một áp lực nào đó hay do một cách nào đó.
Ông Nguyễn Công Bằng. Photo courtesy of congbang.net

Riêng ở Campuchia thì chúng ta được biết rằng trong thời gian qua có một số người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cô lập hay bị bắt cóc, và ngay cả có dư luận nói là có người bị thủ tiêu. Tuy nhiên ở bên Bangkok thì chúng tôi không rõ việc này là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có làm được như vậy hay không, nhưng có một điều mà chúng tôi tin chắc rằng họ có thể làm được là họ lợi dụng cái tư thế là thành viên của Interpol quốc tế để mà yêu cầu chính phủ Thái Lan cho phép dẫn độ một số người mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho rằng đó là những tội phạm hình sự cần phải được dẫn độ về Việt Nam, thì trường hợp của chị Phượng cũng rất có thể là một trường hợp tương tự như vậy, thưa anh và thưa quý vị.

Qua câu chuyện với quý Đài thì chúng tôi cũng xin được thưa thêm một điều là qua lời trình bày của ông cựu thiếu tá Mark Smith thì chị Phượng trước đây vừa là một nữ quân nhân của Quân Lực VNCH đồng thời cũng là một cộng tác viên với chính phủ Hoa Kỳ trong giai đoạn trước năm 1975.

Chúng tôi nghĩ rằng trong hoàn cảnh này chính phủ Hoa Kỳ cần nghiên cứu về sự việc này và tìm cách can thiệp cho một người đã từng cộng tác với mình trước năm 1975 mà vì một lý do gì đó trong những năm qua ở Bangkok cái việc xin tị nạn chính trị của chị Phượng chưa được giải quyết, thì đây là một cơ hội mà chính phủ Hoa Kỳ chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với những người đã từng phục vụ cho chính nghĩa tự do, đặc biệt là đối với một người đã từng có thời gian phục vụ cho chính phủ Hoa Kỳ trong một số công tác đặc biệt.

Nếu như cái sự can thiệp cho gia đình của hai vợ chồng chị Phượng thoát khỏi cảnh tù đày này và 6 người con của chị Phượng được đi tị nạn thì điều đó là một điều rất được hoan nghênh trong hoàn cảnh hiện nay.

Đỗ Hiếu: Chúng tôi xin cám ơn ông Nguyễn Công Bằng, Tổng thư ký Đảng Vì Dân, đã dành cho Đài RFA chúng tôi thời giờ qua cuộc trao đổi hôm nay.

Ông Nguyễn Công Bằng: Xin cảm ơn tất cả quý độc giả của Đài Á Châu Tự Do. Kính chào tất cả.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/To-break-down-the-attemp-to-attack-public-sites-by-bombs-on-30-april-DHieu-04292010214823.html

Đường lối của Vatican qua vụ bổ nhiệm Tổng giám mục phó Hà Nội?

Thanh Trúc, RFA

2010-04-29 - Sự kiện Đức Giám Mục Phêro Nguyễn Văn Nhơn được Vatican chỉ định làm Tổng Giám Mục phó tổng giáo phận Hà Nội đã gây sự chú ý của giáo dân trong và ngoài nước.


Thư Của Đức Tổng GM Giuse gửi cộng đồng dân Chúa Tổng giáo phận Hà Nội, thông báo sự kiện Đức GM Phero Nguyễn Văn Nhơn nhậm chức.

Đức Cha Nguyễn Chí Linh, Giám mục giáo phận Thanh Hoá, nhận định về sự kiện này qua bài trả lời phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện.

Tinh thần vâng phục và tình hiệp thông

Thanh Trúc: Thưa Đức Giám Mục Nguyễn Chí Linh, tại sao Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm Đức Giám Mục Phê Rô Nguyễn Văn Nhơn làm Tổng Giám Mục phó tổng giáo phận Hà Nội trong khi Đức Tổng Giám Mục Ngô vừa mới trở về. Xin cho biết có áp lực từ phía nào không?

GM Nguyễn Chí Linh: Vấn đề áp lực thì cũng tùy theo nhãn quan của từng người. Áp lực hiểu theo nghĩa nào là điều rất quan trọng. Đối với tôi vấn đề bổ nhiệm một giám mục như vậy là quyền tự do của Giáo Hoàng. Còn nhận định thì mỗi người đều có quyền của mình. Có người hài lòng với việc bổ nhiệm này, có người không hài lòng, thì trong tình huống riêng biệt và có quan điểm riêng biệt.

Nhưng đối với chúng tôi là giám mục, điều quan trọng nhất là dù Đức Giáo Hoàng có bổ nhiệm ai đi nữa thì chúng tôi cũng có nghĩa vụ phải duy trì tình hiệp thông trong giáo hội. Cho nên tôi nghĩ cần phân biệt dư luận, truyền thông và tinh thần. Chúng tôi quan tâm nhất tới vấn đề tinh thần. Truyền thống lâu đời của giáo hội Công giáo là tuân phục sự bổ nhiệm của Đức Giáo Hoàng. Trên hết mọi sự, đối với chúng tôi, ý kiến riêng phải nhường chỗ cho tinh thần vâng phục và tình hiệp thông.

Thanh Trúc: Theo một nguồn tin được loan truyền rộng rãi thì trong cuộc họp tại Bà Rịa Vũng Tàu vừa qua, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã bàn về một số điều gọi là “mặc cả gay cấn” với chính quyền về việc đức Tổng Giám Mục Kiệt ra đi và Đức Giáo Hoàng đến thăm Việt Nam. Thưa có chuyện đó không?

GM Nguyễn Chí Linh: Tôi là người đã tham dự hội nghị thường niên kỳ Một năm 2010 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tại Vũng tàu, ở nơi gọi là Trung tâm Đức Mẹ Bãi Dâu. Nhân danh người đã tham gia hội nghị đó, tôi xin khẳng định là hội nghị không hề bàn tới việc mời Đức Giáo Hoàng sang tham dự ngày bế mạc Năm Thánh, cũng không hề có một tranh cãi dưới bất kỳ hình thức nào về việc bổ nhiệm ai về làm việc phục vụ tại tổng giáo phận Hà Nội, cũng không hề có một bàn cãi nào về vấn đề Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt tại Hà Nội. Tôi xin được lập lại tôi có mặt trong hội nghị đó từ đầu tới cuối và tôi không hề thấy trong nghị trình cuộc họp đó có đề ra những vấn đề như vừa nêu ra.
Đức tân Tổng Giám mục phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Photo courtesy of giaophanvinh.net

Thanh Trúc: Thưa, trên nguyên tắc thì ai có quyền bổ nhiệm giám mục, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có quyền đó không?

GM Nguyễn Chí Linh: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam không có quyền đó. Vấn đề bổ nhiệm ai là quyền tự do của Giáo Hoàng. Tuy nhiên trong quá trình đi tới sự chọn lựa cuối cùng thì cũng có những tham khảo, cũng có những cái tổng hợp, vì đi tới một quyết định thì không thể quyết định một cách lý thuyết và thiếu thực tế được. Tham khảo như thế nào và tham khảo ai thì đó hoàn toàn là bí mật của Toà Thánh của Giáo Hoàng.

Tức là từ phía Tòa Thánh và phía Giáo Hoàng có những tiêu chí để mà bổ nhiệm một người vào một chức vụ nào đó. Đối với chúng tôi, quan trọng là sự hiệp thông và đoàn kết trong giáo hội toàn dân Chúa dù Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm bất kỳ người nào.

Thanh Trúc: Thưa Đức Giám Mục Nguyễn Chí Linh, liệu có khả năng Đức Cha Phê Rô Nguyễn Văn Nhơn sẽ lên thay thế đức Tổng Giám Mục Kiệt không?

GM Nguyễn Chí Linh: Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt hay Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã có một quá trình dài trong sứ mệnh giám mục. Cho nên về phương diện mục vụ thì tôi tin chắc Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cũng có khả năng, mà chính Đức Tổng Ngô Quang Kiệt trong bài phỏng vấn của ngài, do trang web của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phỏng vấn, thì ngài đã dùng hai từ “đáng kính” đối với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Ở đây thì tôi tránh không đề cập đến vấn đề chính trị, vì đó là vấn đề rất tế nhị và khó nói.

Tôi chỉ biết một điều các ngài đã lâu năm trong kinh nghiệm quản lý một địa phận tòa giám mục thì dĩ nhiên cái bối cảnh là có khi tế nhị, có khi phức tạp. Chúng ta hãy chờ, nhưng không phải bằng con mắt nhân loại, con mắt trần thế bình thường hay là dưới lăng kính chính trị. Chúng ta chờ với sự cầu nguyện sự tin tưởng sự phó thác, nhất là đối với những người tin vào Chúa và tin vào Giáo Hội mà Chúa đã thiết lập. Điều quan trọng là cũng phải chờ đợi ơn Chúa mà chắc chắn sẽ hỗ trợ cho Đức Cha Phêrô trong sứ mệnh mới của Ngài tại Hà Nội.

Thanh Trúc: Giả sử Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn lên làm Tổng Giám Mục tổng giáo phận Hà Nội, Ngài có gặp khó khăn gì với chính quyền và với nhóm chống đối Hội Đồng Giám Mục ở ngoài đó không?

GM Nguyễn Chí Linh: Nó tùy theo cách mình nhìn vấn đề. Nếu nghĩ rằng, Đức Cha Nhơn có gặp khó khăn gì với chính quyền hay với nhóm ủng hộ Đức Tổng Kiệt hay là không ủng hộ Ngài hoặc không bằng lòng với Hội Đồng Giám Mục, thì đối với tôi những chuyện đó không quan trọng bằng cái thành hay cái bại của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn tại Hà Nội, nó không lệ thuộc cái quan điểm lúc này của chúng ta, bởi vì tất cả mọi sự chưa xảy ra. Một cách nào đó thì nó cũng là một ẩn số và chỉ có quá trình hoạt động rồi quan hệ thì mới có câu trả lời được.

Dĩ nhiên xã hội có muôn vàn thành phần khác nhau mà mỗi thành phần có quan điểm riêng của mình. Đó là quyền tự do ngôn luận. Nhưng mà mục đích của Giáo Hội khi quan hệ với những thành phần còn lại trong xã hội thì không phải cái mục đích trần thế mà là theo đuổi mục đích tinh thần thiêng liêng, theo thuần đạo của Chúa Cứu Thế về xã hội.

Tôi nghĩ rằng, chỉ khi nào mình suy nghĩ về mầu nhiệm Giáo Hội theo quan điểm của Tin Mừng thì mình mới không lệ thuộc những ràng buộc những quan điểm mang tính xã hội hay là chính trị. Tôi cũng không muốn đũng chạm tới bất kỳ ai, nhưng mà tôi nghĩ rằng khi đặt vấn đề Đức Cha Nhơn về Hà Nội thì chúng ta không nên đặt vấn đề dưới lăng kính chính trị mà phải dưới lăng kính Giáo Hội.

Đường lối chung của Tòa Thánh


Tòa thánh Vatican. photo courtesy of wikipedia

Thanh Trúc: Xin Đức Cha cho biết đường lối chung của Toà Thánh và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đối với nhà cầm quyền hiện nay, đặc biệt đối với vấn đề các tài sản của Giáo Hội còn nằm trong tay chính quyền?

GM Nguyễn Chí Linh: Nói tới một quan điểm mang tính qui mô quốc gia thì quả tình là khó nói. Nhưng mà đường lối hay chủ trương của Toà Thánh Vatican cũng như Hội Đồng Việt Nam là muốn có một thế giới an hòa. Mục tiêu chung là muốn con người được hạnh phúc, chỉ khác biệt là khi đối diện với một hồ sơ rất gai góc thì nó không đơn giản như nói trên lý thuyết.

Vấn đề đất đai nó là sự tồn đọng của lịch sử, đương nhiên với tư cách là người của Giáo Hội thì chúng tôi cũng muốn tất cả những tài sản đã bị trưng thu được trả lại cho Giáo Hội. Phía chính quyền cũng có quan điểm của họ. Cho tới nay thì tôi biết chắc là quan điểm xử lý chuyện đất đai giữa bên Giáo Hội và bên chính quyền là không nhất trí, không đồng thuận. Có nghĩa đó là một hồ sơ phải còn rất nhiều thời gian và nhất là phải cần đến thiện chí của cả hai bên mới giải quyết được.

Còn phía nhà nước thì quan điểm của họ là đất đai là của chung cho nên nhà nước quản lý nhà nước cấp cho ai thì người nấy được. Hai lập trường hoàn toàn khác biệt nhau. Tòa Thánh Vatican cũng muốn đẹp với mọi dân tộc trên thế giới nên thường chỉ đưa ra những định hướng mà đi vào cụ thể thì không đơn giản. Nếu phải chọn lựa thì chắc chắn là Toà Thánh phải chọn lựa phương án tối ưu và giữ được sự nhất trí cao nhất.

Tắt một lời, mục tiêu thì giống nhau mà quan điểm xử lý thì khác nhau. Mọi người đều muốn một lúc nào đó thì có sự đồng thuận của Toà Thánh Vatican, của nhà nước Việt Nam và của Hội Đồng Giám Mục của Giáo Hội Việt Nam. Ngày đó bao giờ đến thì còn lệ thuộc rất nhiều yếu tố. Tôi không né tránh vấn đề nhưng mà cái hiện tình như thế thì tôi cũng chỉ nói được như thế.

Thanh Trúc: Đức Cha có hy vọng sẽ có một mối tương quan tốt đẹp hơn giữa chính quyền Việt Nam và giáo hội Công Giáo trong tương lai gần đây?

GM Nguyễn Chí Linh: Cái đó cũng là một ẩn số. Hiện nay ở Việt Nam còn đang chẩun bị đai hội đảng lần thứ XI. Nếu mà nói về niềm hy vọng thì ai cũng hy vọng và ai cũng muốn như thế. Nhưng mà thực tế có đạt được điều mình mơ ước hay không cũng là một ẩn số rất lớn.

Tôi không đủ thẩm quyền và có lẽ cũng không đủ chuyên môn để tiên đoán những mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam với Giáo Hội Việt Nam sẽ như thế nào. Chỉ muốn một điều là xã hội Việt Nam mỗi ngày một đi tới chỗ đồng thuận, chúng ta là một dân tộc, ước mơ của tôi với tư cách một người Việt Nam và có lẽ cũng với tư cách một giám mục, là chúng ta nhìn thẳng về tương lai để xây dựng một tương lai tốt đẹp cho thế hệ mai sau một nước Việt Nam một dân tộc Việt Nam hùng mạnh. Cái ý nghĩa tròn đầy của nó là nó phải qui tụ được tất cả mọi thành phần của dân tộc.

Về tương lai về mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam với Giáo Hội Việt Nam đối với tôi tới lúc này vẫn còn nằm trong cái viễn ảnh mà mình mơ ước thôi. Thực tế nó tiến triển như thế nào thì tôi cũng không dám phát biểu.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn Đức Giám Mục Nguyễn Chí Linh

GM Nguyễn Chí Linh: Chào mọi người và xin cám ơn đài Á Châu Tự Do. Cầu chúc bình an, hạnh phúc và tình yêu.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Bishop-states-one-s-opinion-on-the-co-adjutor-of-hanoi-diocese-ThTruc-04292010142329.html

....................
Phụ chú:

Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục địa phận Thanh Hóa.

Donnerstag, 29. April 2010

Tuyên truyền xưa và nay

Nguyễn Hưng Quốc

Tại sao bây giờ họ nói dở thế?

Trong bài “Tại sao họ bị biến chất nhanh thế?”, tôi ngạc nhiên về sự biến chất trong nhận thức, lý tưởng, đạo đức và nhân cách của những người cộng sản thuộc thế hệ thứ nhất. Trong những lúc chuyện trò, bạn bè tôi, nhất là những người đi du học trước năm 1975, còn bày tỏ một ngạc nhiên khác: Không hiểu sao khả năng tuyên truyền của cộng sản lại sút giảm nhanh chóng đến thế?

Một nhận định như thế bao hàm một sự so sánh: sự tuyên truyền của họ trước 1975 thì giỏi, sau đó thì kém. Trước 1975, tôi còn khá nhỏ, lại chẳng bao giờ để ý đến chính trị, nên thành thực mà nói, không thể đánh giá được nhận định ấy một cách chính xác được. Nhưng cũng thành thực mà nói, tôi tin đó là sự thật. Không tuyên truyền giỏi, họ không thể lôi kéo được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng trên thế giới như thế, không thể chinh phục được rất nhiều trí thức lớn, kể cả những trí thức thuộc loại lớn nhất của thời đại, từ Jean-Paul Sartre ở Pháp đến Bertrand Russell ở Anh và Susan Sontag ở Mỹ như thế. Nói chuyện với nhiều trí thức Úc, ở vào thời điểm này, 35 năm sau khi chiến tranh Việt Nam đã kết thúc, tôi vẫn bắt gặp thấp thoáng đâu đó chút nuối tiếc đối với những huyền thoại từ Việt Nam mà một thời họ từng ngưỡng mộ.

Nhiều người Việt Nam sống ở hải ngoại trước năm 1975 kể: mỗi lần nghe một cán bộ từ miền Bắc sang nói chuyện, khán giả như ngây ngất, có thể nói bị mê hoặc, thấy con đường cách mạng tuy gian khổ nhưng tràn đầy ánh sáng và vinh quang: với nó, người ta sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả sự nghiệp và tính mạng. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều Việt kiều ở khắp nơi, từ Pháp đến Thái Lan, ùn ùn về miền Bắc chịu cực chịu khổ, thậm chí, chịu nhục suốt một thời gian dài.

Vậy mà, bây giờ, mọi sự khác hẳn.

Khác, ở cấp vĩ mô: Dường như cả guồng máy tuyên truyền bị đổ vỡ, không thể nhận ra bất cứ một chính sách hay một luận điểm gì có chút thuyết phục. Khác, ở cấp vi mô: Dường như khả năng hùng biện của các cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp, cũng bị đánh mất: mỗi lần họ mở miệng là người ta lại thấy buồn cười. Gần đây, mỗi cuối năm, giới báo chí phi chính thống, chủ yếu là các blogger, thường sưu tập các câu nói “ấn tượng” nhất trong năm: Hầu hết đó là những câu nói ngu xuẩn từ cấp lãnh đạo. Nếu tiếp tục việc làm ấy ở quy mô rộng hơn, không chừng chúng ta sẽ có một bộ sưu tầm cực kỳ đồ sộ để lại cho hậu thế.

Tại sao lại có sự thay đổi lạ lùng như vậy? Tại sao những con người vốn được xem là nói hay bây giờ lại nói năng dở; không những dở mà còn dở hơi, đến như vậy?

Tại sao?

Lý do, nghĩ cho cùng, thật ra, khá đơn giản. Trước, sự tuyên truyền của cộng sản chủ yếu dựa trên huyền thoại, trong đó có hai huyền thoại chính: giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Hai huyền thoại ấy gắn liền với hai lý tưởng phổ quát của nhân loại từ xưa đến nay: độc lập và bình đẳng. Ai cũng mơ độc lập và bình đẳng. Nhưng chưa ai thấy được một sự độc lập và bình đẳng trọn vẹn. Những giấc mơ ấy thật đẹp nhưng cũng thật xa vời. Xa, nên chúng không thể được kiểm chứng. Những huyền thoại được xây dựng trên những giấc mơ không được kiểm chứng vượt ra ngoài sự thách thức của lý trí phê phán, do đó, ngay cả những trí thức nhiều hoài nghi nhất cũng có thể dễ dàng bị khuất phục. Người ta tin theo huyền thoại như theo đuổi một tương lai, ở đó, mọi sự phán đoán và đánh giá đều bị trì hoãn hoặc tạm trì hoãn.

Nhưng trì hoãn đến mấy thì nó cũng có giới hạn. Giới hạn ấy là ngày 30 tháng 4, 1975. Từ thời điểm ấy, giấc mộng giải phóng dân tộc đã hoàn tất và giấc mộng giải phóng giai cấp đã bắt đầu thành hiện thực. Không còn lý do gì để trì hoãn được nữa. Người ta không thể viện dẫn một tương lai xa xôi nào để thoái thác trách nhiệm đối với hiện tại được nữa. Nhưng khi không còn bám víu vào một tương lai xa xôi và vô định, huyền thoại tự động sẽ tan vỡ. Nó chỉ còn là những hiện thực trần trụi. Hiện thực ấy lại nham nhở đến độ mọi sự khen ngợi đều trở thành lố bịch và mọi sự bào chữa đều trở thành ngu xuẩn.

Lý do thứ hai, cũng gắn liền với huyền thoại là sự tin tưởng. Trước, có thể chính những người lãnh đạo đảng cộng sản cũng tin tưởng vào những lý tưởng mà họ theo đuổi. Sự tin tưởng ấy thổi lửa vào lý luận của họ và vào cả giọng nói của họ nữa. Biến họ thành những nhà hùng biện sôi nổi và nồng nhiệt. Bây giờ, huyền thoại đã đổ, không phải đổ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới, không ai còn có được sự nhiệt tình hôi hổi như trước kia. Mà nếu có, trong hoàn cảnh hiện nay, một sự nhiệt thành như thế rất dễ bị xem là biểu hiện của sự trì độn. Nó càng mất sức thuyết phục.

Lý do thứ ba, để tuyên truyền có hiệu quả, người ta cần có khoảng cách. Bụt, muốn thiêng, phải ở chùa xa. Càng xa càng tốt. Trước 1975, miền Bắc là một xã hội hoàn toàn khép kín. Trên thế giới, không mấy người biết nó thực sự ra sao cả. Người ta chỉ nghe nói. Và tưởng tượng. Ngay chính ở miền Bắc, dân chúng cũng không mấy người biết lãnh tụ của họ thực sự ra sao cả. Chỉ lâu lâu, thật hoạ hoằn, mới thấy lướt qua đâu đó. Những điều họ biết về lãnh tụ của họ cũng chỉ là những điều mà họ nghe nói. Và tưởng tượng thêm. Cái gọi là chủ nghĩa xã hội lại càng xa vời. Nó ở đâu đó trong những giấc mơ. Điều người ta thấy trước mắt chỉ là một “thời kỳ quá độ”. Sau này, với sự phát triển của xã hội và truyền thông, người ta không thể bưng bít sự thực mãi được. Những ung thối trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa phát triển trên thế giới bị phơi bày công khai. Hình ảnh và lời ăn tiếng nói của giới lãnh đạo cũng bị phơi bày trên tivi hoặc trên YouTube. Ai cũng thấy. Cái thấy ấy xoá nhoà mọi khoảng cách, bóp chết mọi cơ hội để huyền thoại nảy nở. Đó là lý do tại sao có lần tôi cho chính YouTube sẽ lần lượt treo cổ các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Lý do thứ tư là chính bản thân giới lãnh đạo cộng sản tự ý từ bỏ con đường tuyên truyền rất sớm. Họ chỉ nỗ lực tuyên truyền khi họ chưa có quyền lực. Nắm được chính quyền rồi, người ta bỏ ngay mọi nỗ lực tuyên truyền để chuyển sang nhồi sọ. Tuyên truyền và nhồi sọ sử dụng các phương tiện giống nhau, từ truyền thông đến giáo dục. Nhưng trong khi tuyên truyền nhắm đến sự khai sáng và thuyết phục, nhồi sọ chỉ nhắm đến việc là mê muội và thần phục – thần phục một cách mê muội. Tuyên truyền có thể đi đôi với lý trí phê phán (critical reason), trong khi nhồi sọ thì triệt tiêu hẳn loại lý trí ấy, và chỉ cho phép loại lý trí công cụ (instrumental reason) được phát triển mà thôi. Được nuôi dưỡng trong môi trường văn hoá nhồi sọ như thế, chính các cán bộ lãnh đạo cũng mất dần khả năng thuyết phục, nghĩa là khả năng tuyên truyền.

Từ đó, chúng ta dễ thấy thêm lý do thứ năm này nữa: khả năng. Gần đây, nhiều người hay nói đến nhu cầu phát triển “quan trí”: Theo họ, vấn đề của Việt Nam hiện nay không phải là dân trí: Dân trí Việt Nam đã phát triển khá cao. Nhiều người được học hành tử tế. Một số khá đông được học hành ở ngoại quốc. Số khác, nếu không được du học hoặc du lịch thì cũng có nhiều cơ hội để tiếp cận các thông tin mới trên thế giới. Vấn đề, theo họ, là ở trình độ giới lãnh đạo, tức “quan trí”: Nó quá thấp.

Trong hoàn cảnh và với những con người như vậy, chuyện nói dở và tuyên truyền dở là chuyện… chẳng có gì đáng phải ngạc nhiên cả!

Nguồn: Nguyễn Hưng Quốc Blog

Hacker thân mến

DCCTVN

Ngày 26 tháng 4 năm 2010, website www.dcctvn.net đã bị hacker tấn công. Dưới dây lá thư của ban điều hành website Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam gửi những kẻ đứng đàng sau đợt tấn công này.

VRNs (27.04.2010) – Hà Nội – Chúng tôi đã bắt được tận tay bạn rồi, bạn có muốn chúng tôi vạch mặt chỉ tên ra không?

Chiều ngày 26.04.2010, giờ Việt Nam, website www.dcctvn.net của chúng tôi đã bị các bạn dùng chiêu ddos để hack, tấn công vào các hình ảnh trên website. Theo thống kê của máy chủ cho biết, chỉ trong ngày 26.04, các bạn đã hits trang chúng tôi gần 500.000 lần, tập trung vào truy vấn các hình ảnh trên trang, làm cho việc truy cập của đọc giả bị chậm lại và làm cho nhà cung cấp dịch vụ nghĩ rằng trang của chúng tôi bị lỗi.

Cám ơn Chúa, vì Người che chở chúng tôi, để chúng tôi không chỉ nhận ra được tình trạng xâm nhập bất hợp pháp của bạn, mà còn cho chúng tôi nhận diện ra bạn là ai.

Các bạn xuất phát từ hai công ty hay gọi là hai tập đoàn cũng không ngoa chuyên về thông tin và truyền thông lớn có trụ sở đặt tại Hà Nội. Chúng tôi hiện đã có IP, và địa chỉ đặt máy tấn công chúng tôi. Chúng tôi cho các bạn xem một chút để tin nha:

117.1.233.*** Whois Information
% [whois.apnic.net[Who Is Domain][trace][Reverse DNS Search] node-1]
% Whois data copyright terms http://www.apnic.net[Who Is Domain][trace][Reverse DNS Search]/db/dbcopyright.html
inetnum: 117.1.0.0[Who Is IP][trace][Reverse IP Search] - 117.1.255.***[Who Is IP][trace][Reverse IP Search]
netname: ADSLserviceHNI-Net
country: vn
descr: Dai IP cho dich vu ADSL HNI
admin-c: VIG4-AP
tech-c: VIG4-AP
status: ASSIGNED NON-PORTABLE
changed: [Who Is Domain][trace][Reverse DNS Search] 20080317
mnt-by: MAINT-VN-******
source: APNIC
route: 117.0.0.0[Who Is IP][trace][Reverse IP Search]/13
descr: Vietel Corporation
descr: Internet service/exchange provider
descr: ******-AS-AP
country: VN
origin: AS7552
member-of: rs-******
remarks: mailto: [Who Is Domain][trace][Reverse DNS Search]
notify: [Who Is Domain][trace][Reverse DNS Search]
mnt-by: MAINT-VN-******
changed: [Who Is Domain][trace][Reverse DNS Search] 20070612
source: APNIC
role: ******* IPADMIN GROUP
address: *** Giang *** ****, Ba Dinh
address: Ha Noi
country: VN
phone: +84-4-8461***
fax-no: +84-4-8460***
e-mail: [Who Is Domain][trace][Reverse DNS Search]
trouble: send spam reports to [Who Is Domain][trace][Reverse DNS Search]
trouble: and abuse reports to [Who Is Domain][trace][Reverse DNS Search]
admin-c: NH186-AP
tech-c: MGH3-AP
nic-hdl: VIG4-AP
notify: [Who Is Domain][trace][Reverse DNS Search]
mnt-by: MAINT-VN-******
changed: [Who Is Domain][trace][Reverse DNS Search] 20080128
source: APNIC

Những dấu ****** là những số và chữ chỉ đích danh các bạn đó!

Và bây giờ các bạn nhớ đây, kể từ nay, bất cứ website của chúng tôi bị ai tấn công thì chúng tôi cũng đều kết tội các bạn, và lúc đó chúng tôi sẽ công khai danh tánh đầy đủ của các bạn thì các bạn đừng hỏi tại sao nhé. Lúc đó chúng tôi cũng khởi kiện các bạn, nhưng không phải với các tòa án của Việt Nam đâu, mà là Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hình như các bạn đang tận dụng cơ chế của WTO để mở rộng hoạt động kinh doanh của các bạn qua Mỹ, Âu Châu và nhiều nước khác nữa phải không?

Các bạn hãy cầu nguyện với Thượng Đế đi, để nhờ đó mà chúng tôi nguôi cơn thịnh nộ đối với các bạn. Nhưng hãy nhớ chỉ có lần này chúng tôi gởi thư cho các bạn một cách thân tình thôi, còn lần sau, chúng tôi sẽ hành động cách khác.

Admin – http://www.chuacuuthe.com/
http://www.chuacuuthe.com/vietnam-news/hacker-than-m%E1%BA%BFn/index.html

Er ist ja nur der Papst

Martin Mosebach
Vor fünf Jahren wurde Joesph Ratzinger zum Oberhaupt der katholischen Kirche gewählt. Vom Missbrauchsskandal erschüttert, erlebt sie nun die größte Krise ihrer Geschichte. Ist Benedikt gescheitert? Der Schriftsteller Martin Mosebach behauptet das Gegenteil: Der Papst, schreibt er, sei der richtige Mann am richtigen Ort. Nur Benedikts konsequenter Kampf gegen den Relativismus der modernen Gesellschaft könne die Kirche vor dem sicheren Untergang retten

Dieses Konzil behauptet eine Ausnahmestellung unter den Konzilien der Kirchengeschichte: Während in der Vergangenheit ein Konzil den theologischen Streit entschied, der sich angesammelt hatte, und eine Phase der Konsolidierung einleitete, eröffnete das II. Vaticanum, das in seinen Konstitutionen weitgehend die überlieferte Lehre der Kirche bestätigte, eine Zeit der theologischen Kontroverse, der Unsicherheit, des Substanzverlustes und der manifesten Traditionsbrüche.

Eine "Öffnung zur Welt" hatte es einleiten wollen, aber nach vierzig Jahren musste man sich eingestehen, dass die Kirche ihre ureigenen Anliegen weniger denn je verständlich machen konnte, dass ihr trotz höchster Beflissenheit, sich der säkularisierten Sphäre anzuverwandeln, die Sprache verloren gegangen war, ihr Proprium zu vertreten. Theologisches Chaos hatte zur Folge, dass in vielen Ländern kein nennenswerter Religionsunterricht mehr stattfand; in Deutschland ist das katholische Christentum gerade auch unter Katholiken zur unbekannten Religion geworden. Manche sprachen von einer Revolution in der Kirche; ihr inneres und äußeres Erscheinungsbild hatte sich so radikal verändert, dass von "Entwicklung" und "Entfaltung", den Lieblingsbegriffen der Ekklesiologie, kaum mehr die Rede sein konnte.

Diese schwarze Bilanz war aber weit davon entfernt, Benedikt XVI. zu entmutigen. Obwohl er mit ausgeprägtem Sinn für die Geschichte die Zeitläufe betrachtet, ist die Kirche für ihn nicht mit historischen, soziologischen oder politischen Größen zu erfassen. Benedikt glaubt an die Kirche, wie es im Credo ausgesprochen wird, er glaubt an ihre Leitung durch den Heiligen Geist und glaubt an ihre Fähigkeit, sich von einem Fall wieder zu erheben. Für ihn ist die Vorstellung, die Kirche habe eine Revolution erlebt, eine Täuschung, eine manchen auch lieb gewordene Illusion. Da die Kirche Jesu Christi auf die Überlieferung dessen verpflichtet ist, was sie empfangen hat, kann es keine Revolution in ihr geben. Wo es keine Revolution gegeben hat, kann es aber auch keine Reaktion geben.

Benedikt wandert als Papst auf dem Weg zwischen Revolution und Reaktion, weil er diesen Weg für den Weg der Kirche hält. Besonders deutlich wird dieser Weg in seinem Jesus-Buch, das die Erkenntnisse der neuzeitlichen kritischen Lektüre mit der Überzeugung verbindet, dass die Märtyrer der jungen Christenheit nicht für eine philologische Chimäre gestorben sind. Auf der Suche nach einer Versöhnung mit der Orthodoxie oder der Versöhnung der politisch gespaltenen chinesischen Katholiken geht er Wagnisse ein, die einem Konservativen nicht möglich wären. In der geistlichen Ausgedörrtheit der zeitgenössischen Kirche bedeutet eine Änderung der Atmosphäre schon viel.

Wieso empfindet eigentlich keiner der kritischen Köpfe Unbehagen bei der Forderung, die Kirche müsse sich der Gegenwart und ihren gesellschaftlichen Tagesvorstellungen vorbehaltlos unterwerfen? Wieso soll es nur die säkulare Zivilgesellschaft sein, die allen und damit auch der Kirche ihre Maßstäbe vorgeben darf? Kirchenhistorisch gesehen hat die Kirche im Nachhinein immer schlecht dagestanden, wo sie sich der Zeit allzu widerstandslos anbequemt hat. Vor einer Fortdauer dieses gefährlichen Zustandes möchte der Papst die Kirche im Interesse ihrer Zukunft bewahren.

Papst Pius X., heiliggesprochener Förderer des gregorianischen Chorals und der überlieferten Liturgie, wurde von eifrigen Frommen gebeten, in den Messkanon, das Hochgebet der Messe, unter die lange Reihe der darin seit alters genannten Heiligen auch den Ehemann Mariens, den heiligen Joseph aufzunehmen. Das könne er nicht, war die Antwort von Pius: "Ich bin ja nur der Papst."

Kein besseres Wort gibt es als dieses, um das Selbstverständnis Benedikts XVI. von seinem Amt zu charakterisieren. Er ist nach seiner Auffassung "nur der Papst". Schon als Kardinal hatte er Definitionen des Unfehlbarkeitsdogmas gegeben, die weit von naivem Triumphalismus und päpstlicher Allmacht lagen: die den päpstlichen Lehrentscheidungen zugesicherte Unfehlbarkeit bedeute nichts anderes als die Unterwerfung des Papstes unter die Tradition.

Wahrscheinlich hat ihm, als er bei seiner Wahl den Namen Benedikt annahm, neben den mit diesem Namen verbundenen Assoziationen auch die hohe Ordinalzahl gefallen, die ihn zum sechzehnten der Benedikte machte, einen in einer Reihe von vielen. Papstsein heißt für ihn nicht, die Kirche und das Papsttum neu zu erfinden, sondern in Demut aus den Händen aller Vorgänger zu empfangen, was dem Nachfolger unversehrt weitergereicht werden muss. Der Papst gehört für ihn nicht zu den Vollbringern außergewöhnlicher Taten, zu den Politikergestalten, deren Kategorie Machterhalt und Taktieren sind. Je höher die Ziele des Papsttums gesteckt sind, desto sanfter soll der Papst verfahren; sein Blick geht nicht auf die nächste Wahl, sondern auf eine weite Zukunft.

Was heute unverstanden bleibt, kann ein tragfähiges Fundament für diese Zukunft werden. Benedikt begreift sein Wirken wie das eines Gärtners, der alles tut, um Früchte zu erzielen, die er selbst und seine Zeitgenossen nicht genießen werden. In einer von tiefer Unsicherheit und Maßstablosigkeit gezeichneten Gegenwart löst der Papst, der sich seine Agenda nicht von einer kirchenfremden Tagespresse diktieren lässt, sondern seine langfristigen Ziele nicht aus den Augen verliert, eine Empörung aus, die gelegentlich geradezu in Hass umschlägt. "Nur der Papst zu sein" - unlösbar gebunden an ein nicht von ihm selbst geschaffenes Gesetz, das ist für eine Gesellschaft, die jeden Wert grundsätzlich der Revision unterworfen wissen will, ein unerträgliches Ärgernis.

Der Sittenskandal, der gegenwärtig vor allem in Deutschland und Irland die Kirche erschüttert, nachdem ihm die Aufdeckung einer Missbrauchsserie in den Vereinigten Staaten vorangegangen war, ist wohl das gewichtigste Ereignis, das den Papst zur Zeit des fünften Jahrestages seiner Wahl beschäftigt. Auch wenn in der leidenschaftlich geführten Diskussion um dieses Phänomen inzwischen jedermann klar geworden sein dürfte, dass es sich beim Kindesmissbrauch um Verbrechen handelt, die in der ganzen Gegenwartsgesellschaft weit verbreitet und keineswegs für den Klerus der katholischen Kirche besonders bezeichnend sind, nimmt der Papst diese Taten einzelner Priester wohl durchaus als schlimmes Symptom für den Zustand der Kirche, die in der Zeit nach dem II. Vatikanischen Konzil in die 68er-Bewegung geriet und dabei weithin ihre bis dahin über alle Umwälzungen bewahrte Identität über Bord warf.

Es ist das Neue Testament selbst, das den Schutz der Kinder vor geschlechtlichem Missbrauch in einer Welt verkündigte, die Bedenken gegen erotische Beziehungen mit Kindern nicht kannte; der Schutz der Kinder ist genuin christliche Botschaft - ein Priester, der sich dagegen vergeht, hat deshalb keineswegs nur sein Gelübde gebrochen, sondern ist auch in seinem Glauben gescheitert. Für die katholische Kirche ist der Missbrauchsskandal der triste Höhepunkt der nachkonziliären Entwicklung; es ist die beschämendste Frucht jeder Ideologie des "Aggiornamento", die die letzten vierzig Jahre prägte.

Obwohl das Konzil die überlieferte Theologie des Priestertums noch einmal bestätigt hatte, war davon in den darauf folgenden Jahrzehnten nur noch wenig übrig geblieben. Die Priester wurden angehalten, ihre Priesterkleidung abzulegen, die Pflicht, täglich die Messe zu zelebrieren und das Brevier zu beten, wurde aufgehoben, die Sakralität des Priesteramtes wurde geleugnet.

Vergessen wurde, dass die evangelischen Räte neben der Keuschheit ebenso eindringlich Armut und Gehorsam fordern - das katholische Priestertum ist seinem Wesen nach eine zutiefst unbürgerliche Institution, die den bürgerlichen Werten Autonomie und Selbstverwirklichung scharf entgegengesetzt ist; aber diesen Gegensatz empfand nun nicht mehr nur die Gesellschaft, sondern auch der Klerus, der höhere vor allem als unerträglich. Jede Gegenbewegung war aussichtslos, solange sich die Aggiornamento-Kirche, in Deutschland durch den langjährigen Vorsitzenden der Bischofskonferenz Kardinal Lehmann und durch die Funktionäre des Zentralkomitees der deutschen Katholiken repräsentiert, sich in der Sonne der gesellschaftlichen Zustimmung wärmen konnten; jetzt, nachdem der intellektuelle und moralische Glanz des Aggiornamento-Experiments in Peinlichkeit versunken ist, wird es eher möglich sein, an die Grundlagen des katholischen Priesterbildes zu erinnern und zu den tradierten Prinzipien zurückzukehren.

Sosehr der Papst unter den der Kirche durch die Missetäter geschlagenen Wunden leidet - gewiss viel mehr als unter den gehässigen Angriffen auf seine Person, die journalistische Trittbrettfahrer mit dem Skandal verbanden -, so hoffnungsvoll kann er sein, bei der nachwachsenden Priestergeneration mit seiner Einladung zu einer Erneuerung des katholischen Priestertums gehört zu werden. Ein gutes Zeichen war die Loyalitätsadresse, die der frühere Kardinalstaatssekretär Sodano an ungewöhnlichem Ort, während der Ostermesse, vortrug, mit der er den Papst der Treue des Klerus versicherte. Sodano war lange Zeit Antagonist des Kardinals Ratzinger, ein Mann des "nachkonziliären Prozesses" - nun scheint der Punkt gekommen, wo alte Gegensätze begraben werden; auch dies darf dem Papst für seine nächsten Schritte Hoffnung geben.

Es hilft nichts, der veröffentlichten Meinung ihre offenkundige Verständnislosigkeit für die Besonderheiten der katholischen Kirche vorzuwerfen, ohne zugleich zuzugeben, dass es die große Orientierungslosigkeit weiter Kreise der Kirche selbst war, die sich in den Jahrzehnten nach dem II. Vatikanischen Konzil nicht mehr Rechenschaft über die eigenen Prioritäten ablegen wollte. Man kann billigerweise von Laien, die oft genug nicht einmal Christen sein wollen, nicht mehr Kenntnisse von der Natur der katholischen Kirche erwarten, als die sie selbst vermittelt. So wurde die Krise der nachkonziliären Liturgie selbst von denen, die den Einbruch der Banalität und der Traditionsvergessenheit in die liturgischen Feiern erkannten und gar beklagten, als ein Randproblem von bloß ästhetischer Bedeutung angesehen.

Was die Liturgie für die Kirche wirklich bedeutet, ist weithin selbst bei Katholiken in Vergessenheit geraten. Dabei hätte auch den unbeteiligten Beobachter nachdenklich machen müssen, dass die Kirche bis zum Eingreifen Papst Pauls VI. über die Jahrtausende hinweg an der überlieferten Gestalt der Liturgie festgehalten hatte. Die tiefen, oft katastrophalen Umbrüche in der Geschichte seit der Spätantike hatte ihr keine Veranlassung gegeben, diese Liturgie zu verändern, die in ihrem lebendigen Vollzug noch heute den Charakter der Gründungszeiten des Christentums erfahren lässt.

Diese Treue zur Überlieferung wurzelte in dem Wissen, dass sich in der Lehre Jesu Christi der Inhalt nicht von der Form trennen lässt: Die alte Formel "lex orandi, lex credendi" besagte nichts anderes, als dass die ganze Fülle des katholischen Glaubens in seiner paradoxalen Komplexität in der von den Ursprüngen her vorgegebenen liturgischen Feier zum anschaubaren Ereignis wurde. In der Religion der göttlichen Inkarnation kann es im Prinzip keine bloßen Äußerlichkeiten geben. Die körperlichen Vollzüge der Liturgie werden als wahrheitsträchtig, wahrheitsgesättigt begriffen; Modifikationen oder gar Neuschöpfungen im liturgischen Raum werden immer auch Eingriffe in den Körper der Lehre selbst zur Folge haben. Das ist keine theoretische Behauptung, sondern durch die nachkonziliäre Erfahrung tausendfach bewiesen. In der Kirche der Gegenwart sind Kernbegriffe wie Sakrament und Priestertum oft bis zur Unkenntlichkeit verdunkelt.

Papst Benedikt ist sich seit Langem dieser vitalen Gefahr für die Kirche bewusst. Die Kirche ist ja keine Partei, die ideologischen Ballast abwerfen kann, wenn er ihrem Machterhalt nicht mehr opportun ist. Ihr Ziel ist Universalität, aber nicht um den Preis der Aufgabe ihrer Wahrheit. Wenn diese Wahrheit nicht mehr mehrheitsfähig ist, umso bedauerlicher für die Mehrheit. Gleichzeitig sieht er seine Aufgabe darin, die theologische Unruhe der letzten Jahrzehnte zu besänftigen, und deshalb wohl sucht er einen schroffen Kurswechsel zu vermeiden. Sein starker historischer Sinn erkennt in den Fehlentwicklungen, die er diagnostiziert, nicht einfach persönliche Schuld und Versagen der Verantwortlichen, sondern den mächtigen Einfluss einer zeittypischen Mentalität, der nicht mit Befehlen beizukommen ist. Die Heilung der Wunden, die die innerkirchlichen Unruhen gerissen haben, kann nur allmählich geschehen, "Geduld" ist eines der wichtigsten Wörter dieses Papstes, der es hinnimmt, bei Freunden und Feinden unverstanden zu sein, und auf die allmähliche Entfaltung seiner Gedanken in der Zukunft vertraut.

Für die Rettung der Liturgie der Kirche war einer rebellischen Priestergruppe um den französischen Erzbischof Lefebvre, der Priesterbruderschaft S. Pius X., eine entscheidende Rolle zugefallen; die Bischöfe dieser Bruderschaft waren gegen das Verbot Papst Johannes Pauls II. ordiniert worden und befanden sich im Zustand der Exkommunikation. Papst Benedikt hob nun die Ächtung der angestammten Liturgie auf und erklärte, dass es niemals in der Macht der Kirche gestanden habe, sie zu verbieten.

Zu dem Rettungswerk der überlieferten Liturgie gehört auch die Versöhnung mit den fünfhundert Priestern dieser Bruderschaft, die für ihren vom Papst für gerechtfertigt erklärten Kampf um die Erhaltung der Liturgie empfindliche Nachteile in Kauf genommen hatten, sich in der Isolation der Ausstoßung freilich theologisch und politisch höchst bedenklich entwickelten. Im Bewusstsein der Verantwortung, die die Kirche für jeden einzelnen der Pius-Priester trägt, wagte der Papst eine Entscheidung von einzigartigem Mut, mit der er bedenkenlos die Verständnislosigkeit einer der katholischen Tradition entfremdeten Öffentlichkeit provozierte: In priesterlicher Generosität beendete er den gefährlichen Zustand der Ausgestoßenheit dieser überwiegend sehr jungen Priester und setzte sein Vertrauen auf eine Wiederannäherung im Geiste geduldiger und respektvoller Überzeugungsarbeit und einer offenen theologischen Diskussion.

Der Skandal, der mit diesen Vorgängen verbunden war, verdeckte für die Medien die kirchengeschichtliche Dimension der päpstlichen Entscheidung. Einer der von der Exkommunikation befreiten Bischöfe, der Engländer Williamson, in seinem Orden als eitler Exzentriker gefürchtet, war im Fernsehen als Leugner der Judenermordungen im Zweiten Weltkrieg aufgetreten; da der vatikanische Pressesprecher es nicht für nötig gehalten hatte, der Öffentlichkeit den geistlichen Charakter einer Exkommunikation und deren Aufhebung zu erläutern, entstand der Eindruck, der Papst habe den politischen Irrsinn dieses Bischofs rehabilitieren wollen. Das Gegenteil war bekanntlich der Fall. Aber selbst wenn die "Panne", wie der Papst das Versagen des Pressesprechers genannt hat, nicht geschehen wäre - musste man nicht damit rechnen, dass die theologische Unbildung auch der katholischen Journalisten nach vier nachkonziliären Jahrzehnten dennoch verhindert hätte, dass die Intentionen Benedikts sofort verstanden worden wären? Durfte er ein Kernanliegen seines Pontifikats in der Geiselhaft eines einzelnen Mannes lassen, dessen Anschauungen er verabscheute? Erste Frucht der päpstlichen Entscheidung war, dass es der Pius-Bruderschaft endlich gelang, Williamson ihrer Leistungsgremien zu verweisen.

Die Einigungsgespräche mit der Pius-Bruderschaft verlaufen in der Ruhe und dem geistlichen Ernst, die der Behandlung theologischer Probleme angemessen sind. Es scheint, dass die Hoffnung auf eine Versöhnung mit der Pius-Bruderschaft weiterhin nicht unberechtigt ist. Und zugleich ist bei den jungen Priestern an vielen Orten der katholischen Welt schon jetzt ein neues Gefühl für die Bedeutung der Liturgie und ihre Verbindung mit der großen sakramentalen Tradition der Kirche festzustellen. Das sind Veränderungen, die keine Schlagzeilen machen, ein allmähliches, zunächst von außen kaum merkliches Umdenken; dies geschieht in genau der Art, die diesem Papst am Herzen liegt: als zunächst geräuschloser Sinneswandel, als organische Entwicklung.

Eine uralte Formel nennt auf offiziellen Dokumenten der Kirche jeden Papst, gleichgültig ob er sich in höchster Bedrängnis befand oder ob ihm seine historische Stunde günstig war, "feliciter regnans - einen glücklichen regierenden Papst". Es könnte so aussehen, als hätte diese Formel, auf Benedikt XVI. angewandt, einen ironischen oder gar bitteren Beigeschmack.

Hat ein Mensch, der mit jeder seiner Äußerungen Fehldeutungen auslöst, wirklich Glück? Der als erster Papst seit Petrus den Versuch unternimmt, das Neue Testament mit den Augen eines Juden zu lesen, und dem dennoch beständig der Ruf entgegenschallt, er sei Antisemit? Der mit seiner Regensburger Rede den ersten wirklich profunden und überaus fruchtbaren Dialog der katholischen Kirche mit dem Islam angestoßen hat und der stattdessen beschuldigt wird, das Verhältnis zum Islam zerstört zu haben? Der den Missbrauch von Kindern durch Priestern mit einer Schärfe verurteilt hat, als habe er das christliche Mitleid mit den Sündern vergessen, und dafür beschimpft wird, er decke in Wirklichkeit die Übeltäter?

Das Gegenteil von Glück ist Pech. Hat Papst Benedikt einfach Pech? Gelingt es seinen Gehilfen nicht, den Papst wirkungsvoller "zu verkaufen", wie eine Redewendung lautet, die suggeriert, man könne mit den richtigen, den durchtriebenen Methoden alles an den Mann bringen? Im einzelnen Fall könnte dieser Eindruck entstehen, aber wenn man alles zusammennimmt, dann erkennt man schnell: Nein, Pech ist das falsche Wort.

Natürlich ist da die Erinnerung an die öffentlichen Erfolge seines Vorgängers, des die Herzen bezwingenden Johannes Paul II. Er führte die Kirche zu einer Präsenz in der Welt, die nur noch mit der Wirkung der mittelalterlichen Päpste vergleichbar war. Aber es ist kein Geheimnis, dass hinter einer strahlenden Fassade der innere Zustand der Kirche längst aufs Höchste gefährdet war. Die spirituelle Aushöhlung hatte bedrohliche Ausmaße erreicht. Ist es sehr zynisch, zu vermuten, dass eine solche Kirche vielen ihrer Feinde nicht unwillkommen war? Eine Kirche, die dabei war, ihr religiöses Gewicht zu verlieren, ihre Andersheit, ihre Sakralität - mit der kam man zurecht, da konnte die alte, immer noch aktuelle Devise Voltaires "Écrasez l'infâme" eine Weile zur Seite gelegt werden.

Bei Benedikt spürt man den beinahe schon vergessenen Wahrheitsanspruch der Kirche zurückkehren; es wird deutlich, dass der Papst es mit seinem Kampf gegen den Relativismus ernst meint und dass er vor allem die Katholiken dafür gewinnen will, wieder katholisch zu sein. Das begreift ein einflussreicher Teil der veröffentlichten Meinung als Kriegserklärung. Ihre Antwort darauf ist: Dieser Papst darf keinen Fuß auf den Boden bekommen. Wäre er ein Politiker, er müsste nervös werden. Aber die Stärke dieses sanften und behutsamen Mannes, der für sich selbst die Anwendung von Machtmitteln ablehnt, besteht darin, dass er eben kein Politiker ist.

Er hat seine Aufgabe erkannt, er ist der Einzige, der sie erfüllen kann, er ist an der richtigen Stelle - ist das nicht auch Glück? Und deshalb ist Benedikt XVI. im vollen Wortsinne gleichfalls ein "glücklich regierender Papst".

Nguồn: http://www.welt.de/die-welt/kultur/literatur/article7230105/Er-ist-ja-nur-der-Papst.html