Montag, 31. Mai 2010

Đừng sợ Trung Quốc cấm biển

Nam Nguyên, RFA

2010-05-29-Tư lệnh Hải quân Việt Nam kêu gọi ngư dân ra khơi đánh cá bình thường bất chấp lệnh cấm biển bất hợp pháp của Trung Quốc.
Tàu HQ378 của Hải quân Việt Nam. Photo courtesy of vinamaso.net

Gặp gỡ báo chí tại hành lang Quốc Hội hôm 25/5, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến khẳng định trong vùng biển 200 hải lý tính từ đất liền ra, chiến hạm của Hải quân thường xuyên tuần tra bảo vệ tàu cá của ngư dân Việt Nam, cũng như đuổi tàu nước ngoài không cho vào khai thác thủy sản. Vietnamnet và Tuổi Trẻ Online đưa tin này, Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến xác định Trung Quốc không có thẩm quyền cấm đánh bắt cá trong vùng biển không phải của mình, về việc này Việt Nam phản đối quyết liệt.

Tư lệnh Hải quân Việt Nam kêu gọi ngư dân vẫn tiếp tục đánh bắt cá bình thường, trừ các đảo có sự hiện diện của binh lính Trung Quốc thì ngư dân không nên vào quá giới hạn 12 hải lý, không kể trường hợp gặp bão cần vào lánh nạn. Tướng Hiến trấn an ngư dân: “Bà con hoàn toàn không nên lo lắng, tàu Hải quân đi vòng quanh Biển Đông, sẽ cấp cứu tất cả tàu gặp nạn.”

Cần tuần tra xa hơn

Ngư dân nghĩ gì về sự hứa hẹn của Tư lệnh Hải quân Việt Nam, chúng tôi hỏi chuyện ông Thái Đình Long một chủ tàu cá loại lớn ở Đà Nẵng, tàu của ông chuyên đánh bắt xa bờ:

“Hải quân ủng hộ cho dân làm ăn đánh bắt xa bờ ở biển xa… xa một tí đến những ngư trường có cá chất lượng nhiều hơn trong vùng biển Việt Nam mình…Đi làm thí dụ không thấy Trung Quốc thì mình có thể đi xa thêm chút nữa còn thấy Trung Quốc thì mình né mình tránh.


Tùy theo ngư trường, thí dụ Trung Quốc “hắn” tuần tra từ 112 lên 118 Bắc thì mình đi dưới 15 Bắc rồi mình đi ra, sau đó lên 18-19 Bắc rồi đi ra 15 Đông mình đi xuống Trường Sa mình về. Đi có tập đoàn chứ, tập đoàn đang ở ngoài biển rồi, tàu của em đang ở trong đất liền đang chuẩn bị lấy đá ngày mai đi, 1 thuyền trưởng và 11 lao động là 12 người tất cả. Trong ngư trường Trung Quốc “nó” tuần tra ngư dân Đà Nẵng Thanh Khê mình quá rành để né tránh.”

Hôm 16/5 vừa rồi Trung Quốc đơn phương áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm tại Biển Đông kết thúc vào ngày 1/8. Theo đó đội tàu Ngư chính giám sát ngư nghiệp của Trung Quốc sẽ thực thi lệnh cấm 10 tuần ở vùng biển đông, nơi nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam công bố chủ quyền. Cụ thể vùng cấm bao phủ khu vực đánh bắt cá thương mại từ vĩ tuyến 12 độ bắc tức vùng biển quần đảo Trường Sa đang tranh chấp cho tới duyên hải Trung Quốc kể cả khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm của VNCH năm 1974.

Chúng tôi trao đổi nhanh với ông Phan Huy Hoàng, Chủ tịch Hội Nghề Cá Tỉnh Quảng Ngãi, ông Hoàng tán dương quyết tâm bảo vệ ngư dân của Hải quân Việt Nam:

“Ngư dân vẫn đi đánh bắt bình thường, đây là mưu sinh của người ta, ngư dân chúng tôi vẫn đi biển trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam nếu có chuyện gì thì có sự giúp đỡ bảo vệ của các cơ quan chức năng của Việt Nam. Trung Quốc cấm biển như vậy là đã chồng lấn vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, Bộ Ngoại giao đã tuyên bố đó là hành vi đơn phương và vi phạm chủ quyền .”

Trở lại cuộc gặp gỡ báo chí của Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến được Tuổi Trẻ Online và Vietnamnet đưa lên mạng. Tư lệnh Hải quân Việt Nam cho biết trong vài năm gần đây lực lượng thuộc quyền ông đã thực hiện tuần tra chung với Hải quân các nước láng giềng như Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan. Cụ thể 9 chuyến với Trung Quốc, 8 với Campuchia và 20 chuyến với Thái Lan.

Tướng Hiến cho rằng, các cuộc tuần tra chung mang lại nhiều lợi ích. Sự có mặt của Hải quân Việt Nam giúp bà con ngư dân an tâm làm ăn trong vùng biển chủ quyền, khuyến khích bà con ra khơi. Tướng Hiến nhấn mạnh, ở vùng biển Tây Nam, trước đây khá căng thẳng giữa lực lượng Việt Nam và Thái Lan, đã có nhiều nổ súng xảy ra ngư dân bị thiệt thòi. Sau khi có hợp tác tuần tra hỗn hợp vùng biển này đã khá yên tĩnh.

Tam không với ngư dân

Riêng với Trung Quốc, Tướng Hiến mong muốn Hải quân Trung Quốc cũng ứng xử như Hải quân Việt Nam, nghĩa là không bắt, không phạt, không bắn vì ngư dân là những người rất khó khăn trên biển. Theo lời tư lệnh Hải quân, phía VN chỉ xua đuổi tàu Trung Quốc vi phạm ra khỏi phạm vi 12 hải lý ở Trường Sa và ở khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Trong trường hợp cứu hộ cứu nạn thì phải cho phép tàu vào các đảo.

Công an biên phòng Trung Quốc bắt tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam hồi năm 2009.

Năm 2009 tỉnh Quảng Ngãi có 33 tàu và 433 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc. Từ đầu năm 2010 tới nay Trung Quốc đã bắt giữ 4 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi và gần 50 ngư dân, vụ sau cùng xảy ra ngày 4 tháng 5 vừa qua. Ông Phan Huy Hoàng Chủ tịch Hội Nghề Cá Quảng Ngãi cho biết thêm:

“Hiện nay ngư dân Quảng Ngãi vẫn còn bị giam giữ ở nhiều nước, riêng Trung Quốc không còn giữ người nào, có điều họ giữ tàu, qua đấu tranh hoặc nộp tiền phạt thì từng đợt người ta thả người về nhưng vẫn còn giữ một số tàu.”

Trung Quốc bắt giữ tàu và ngư dân Việt Nam trở thành vấn đề lớn vì tình tự dân tộc và lòng yêu nước của người Việt, nhất là Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ thời xa xưa. Trên thực tế ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ bị bắt giữ ở nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines. Trong 4 năm gần đây, hơn 7 ngàn ngư dân cùng gần 1.200 tàu cá đã bị các nước bắt giam trong khi hoạt động ở các vùng biển tranh chấp.

Bên cạnh tuyên bố thể hiện sự quyết tâm của Tư lệnh Hải quân Việt Nam trong vấn đề bảo vệ ngư dân trên Biển Đông, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn chuẩn bị thực hiện dự án “giám sát tàu cá sử dụng công nghệ vệ tinh”. Tiền Phong Online ngày 27/5 trích lời ông Đặng Hữu Kiên thuộc Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết dự án có mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển, giám sát hoạt động khai thác hải sản hiệu quả an toàn, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh chủ quyền biên giới trên biển.
Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ. Photo courtesy of lysonforum.

Sang năm 2011 dự kiến 3.000 tàu cá công suất lớn sẽ được trang bị miễn phí thiết bị vệ tinh đầu cuối trị giá mỗi chiếc 1.000 euro. Ngoài các lợi ích khoa học về tìm kiếm ngư trường, mỗi tàu cá hoạt động trong hệ thống sẽ lập tức được báo động khi tàu ra khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam, vùng bảo tồn, vùng cấm khai thác. Với thiết bị vệ tinh, việc xác định tọa độ con tàu khi gặp nạn cũng dễ dàng hơn cho công tác cứu hộ.

Việt Nam hiện có 131.000 tàu cá đánh bắt trên biển, bao gồm hơn 16.000 tàu có công suất lớn từ 90 CV trở lên. Việc lắp đặt thiết bị vệ tinh đầu cuối cho 1/5 số tàu công suất lớn sẽ mang lại nhiều lợi ích nếu ngư dân hợp tác và hoạt động theo tổ đội 5 hay 6 con tàu. Một số chủ tàu cá nói rằng, do cách làm ăn theo tập quán sẽ có nhiều chủ tàu không muốn tham gia dự án “giám sát tàu cá sử dụng công nghệ vệ tinh” dù được trang bị miễn phí. Hầu hết các tàu cá đánh bắt xa bờ đều che dấu vị trí trong khi hoạt động nếu gặp được ngư trường tốt, cũng vì lý do này tàu cá đi thành nhóm nhưng là trong thân tộc gia quyến với nhau để chia sẻ quyền lợi. Thay đổi nhận thức của ngư dân không phải là chuyện dễ làm.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/Vietnam-navy-to-protect-fishermen-nnguyen-05292010084054.html

Bauxite Tây Nguyên có nguy cơ bế tắc về vận chuyển

Bauxite Tây Nguyên có nguy cơ bế tắc về vận chuyển. By capdevielle

2010-05-31-Bất chấp những lời khuyên can, chính phủ Việt Nam vẫn tiến hành hai dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, gọi là để thí điểm. Tuy nhiên theo nhà văn Nguyên Ngọc, dự án Tân Rai đã bộc lộ những tác động tiêu cực về môi trường, xã hội, kinh tế...nhưng bế tắc nhất là việc vận chuyển đến nơi xuất khẩu.

Bất chấp những lời khuyên can của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà trí thức, chính phủ Việt Nam đã quyết định cho tiến hành hai dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, gọi là để thí điểm. Sau chuyến đi thị sát trong tháng tư vừa qua, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đánh giá rằng, nhìn chung, kết quả triển khai hai dự án bauxite Nhân Cơ, Đắc Nông và Tân Rai, Lâm Đồng “đáp ứng tương đối yêu cầu thi công cơ bản, thực hiện tốt công tác quản lý lao động theo đúng quy định luật pháp, bảo đảm an toàn, an ninh”.

Thật ra thì hiện giờ, chỉ mới có dự án Tân Rai được thực hiện, còn dự án Nhân Cơ cho tới nay vẫn chưa được khởi công. Nhưng theo đánh giá của nhà văn Nguyên Ngọc, người cũng đã đi tham quan các khu vực đang thi công dự án bauxite, tuy mới bắt đầu được triển khai, dự án Tân Rai đã bộc lộ rõ những tác động tiêu cực về mặt môi trường, về đời sống người dân, về hiệu quả kinh tế v.v. . ., đúng như cảnh báo trong những ý kiến phản biện trước đây. Đặc biệt, vấn đề khó khăn nhất, nếu không muốn nói là bế tắc, đó việc vận chuyển alumina từ Tây Nguyên đến nơi xuất khẩu. Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với nhà văn Nguyên Ngọc.

RFI : RFI Việt ngữ hôm nay rất hân hạnh được tiếp chuyện với nhà văn Nguyên Ngọc để nói về việc thực hiện các dự án bauxite ở Tây Nguyên. Vừa qua, ông có đi tham quan một vòng những nơi đang tiến hành các dự án đó. Trước hết, ông có nhận xét như thế nào về tiến độ thực hiện?

Nhà văn Nguyên Ngọc: Vừa rồi chúng tôi có đi một số nơi, thứ nhất là Kê Gà, tức là cảng mà từ đó người ta dự kiến sẽ xuất khẩu bauxite, thứ hai là đi ngược từ Kê Gà lên Tân Rai, Bảo Lâm, là con đường cũng được dự kiến sẽ được dùng để chở bauxite, rồi đi Tân Rai, tức là nơi đang xây dựng nhà máy alumina đầu tiên. Chúng tôi không đi Nhân Cơ vì biết là ở Nhân Cơ chưa có làm gì. Sau đó, chúng tôi đi Đà Lạt và Ban Mê Thuột, để gặp những bộ phận có trách nhiệm chung đối với Tây Nguyên.

Ở Tân Rai thì tôi thấy là nhà máy alumina đã làm được khá. Theo những anh em ở TKV, tức là Tổng Công ty Than Khoáng sản, đang làm ở đây, có thể có thể đã làm được từ 70 đến 80% nhà máy. Công việc ở Tân Rai có vẻ là tiến triển tương đối tốt hơn. Còn ở Nhân Cơ thì từ năm ngoái đã làm mặt bằng, nhưng tới bây giờ thì cũng chưa có gì thêm.

RFI: Thưa ông Nguyên Ngọc, khi tới tại chỗ để quan sát tình hình, ông thấy là dự án Tân Rai có đã bắt đầu tác động đến môi trường, rừng , đời sống người dân địa phương hay không?

NN: Những cái này thì bây giờ chưa bộc lộ rõ đâu. Ở Tân Rai thì đã có một nhà máy, mà như tôi đã nói, đã làm được từ 70 đến 80%. Đúng ra thì phải có một nhà máy khác là nhà máy tuyển quặng, phải được xây trước, tức là quặng phải qua đó rồi mới vào nhà máy alumina. Nhưng hiện giờ chưa làm gì cả. Người ta có xây một hồ nước, sẽ cung cấp nước cho toàn bộ khu vực nhà máy. Còn khu vực sẽ rộng lớn hơn nhiều, mà người ta gọi là khai trường, tức là nơi sẽ làm mỏ đấy, thì nay chưa làm gì. Cho nên, những tác động thì chưa có gì. Nhưng nhìn chung thì chúng tôi thấy thế này: Một là tiến độ của nhà máy Tân Rai. Người ta nói là cuối năm nay sẽ ra mẻ alumina đầu tiên. Nhưng tôi nghĩ là sẽ không đạt được tiến độ đó đâu, bởi vì nhà máy tuyển quặng chưa làm. Một cái quan trọng và cái đáng lo nhất là hồ chứa bùn đỏ, thì chưa thấy làm gì, người ta chỉ mới cho biết quy hoạch như thế thôi.

Còn đối với đời sống nhân dân ở vùng này, tôi có đến thăm một làng của người Cơ Ho, bao gồm khoảng mấy chục hộ người Cơ Ho đã bỏ làng đi để nhường đất đai cho nhà máy. TKV đã làm tặng cho dân một cái làng, nhưng khi đến đó thì tôi thấy thế này: Nó không còn hoàn toàn là cái làng dân tộc nữa, mà giống như một cái phố, nhưng hết sức là thô sơ. Mỗi nhà có bề ngang khoảng 3 mét, dưới dạng nhà ống. Người Cơ Ho chưa bao giờ sống như thế. Bà con ở đó cho biết là ở làng cũ họ có thể chăn nuôi gà, lợn, bò, còn ở đây thì không có điều kiện đó nữa. Cho nên, tổ chức lại đời sống người dân như thế cũng không ổn.

Còn những vấn đề rừng thì ở khu vực này không có nhiều rừng, nhưng đây là vùng trồng chè. Ảnh hưởng lớn nhất đó là đất trồng chè bị mất đi rất nhiều. Người ta có nói là sau khi khai khoáng xong thì sẽ hoàn thổ, tạo điều kiện cho trồng trọt trở lại. Nhưng các nhà khoa học đã phân tích rồi và nhiều người cũng đã nói: vấn đề không phải là đất, mà là thổ nhưỡng, tức là anh lấy đất đi, rồi đổ lại ở đấy, thì sẽ làm thay đổi thổ nhưỡng. Có người nói là phải mất mấy trăm năm mới trở lại điều kiện trồng trọt như trước.

Qua chuyến đi chúng tôi thấy rằng vấn đề khó nhất hiện nay chính là vấn đề vận chuyển. Con đường mà chúng tôi đi từ Kê Gà lên Tân Rai gọi là con đường 28. Đó là con đường rất dốc. Đặc điểm địa hình của Tây Nguyên là ở phía Bắc có dãy núi Ngọc Linh, cao nhất Tây Nguyên và ở phía Nam là núi Chư Yang Sin, cao thứ nhì ở Tây Nguyên, còn ở đoạn giữa thì bằng phẳng. Cho nên từ phía Nam, tức là từ phía Bảo Lộc, Đắk Nông mà đi xuống các vùng ven biển, tức là con đuờng 28, là con đường rất dốc. Có đoạn đèo dài từ 20 đến 30 km, toàn dốc và cua tay áo. Cho nên hiện nay, đường này rất hẹp và sau này nếu mở rộng thì rất khó khăn, một bên núi cao, một bên là vực. Mà dầu có mở rộng thì việc vận chuyển cũng sẽ cực kỳ khó khăn, vì những xe chở alumina là những xe chuyên dụng. Theo những anh em ở TKV, những xe đó phải kéo những container 40 tấn, tôi nghĩ là không thể chạy trên đường đó được.

Phía Nam con đường 28, cũng có một con đường cũng đi xuống Bình Thuận là đường 55. Đường 55 lại còn dốc đứng hơn nữa, càng hiểm trở hơn nữa. Cả hai con đường đó theo tôi đều không thể được sử dụng để vận chuyển bauxite. Còn nếu xây đường xe lửa như ý định trước đây thì sẽ vô cùng tốn kém. Cũng có ý kiến như phó thủ tướng Hoàng Trung Hải sử dụng con đường 14, tức là chở ngược bauxite từ Tân Rai, Bảo Lâm lên gặp con đường 14, con đường từ Ban Mê Thuột xuống Sài Gòn, qua Bình Phước, Bình Dương, đến cảng Gò Dầu của Bà Rịa. Con đường đó là con đường dân sinh , xe vận tải chạy một thời gian ngắn thôi là nát hết đường. Cho nên muốn sử dụng thì phải nâng cấp con đường đó lên. Theo những tin tức từ chuyến đi của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải thì cũng chưa có ngân sách để nâng cấp con đường cho việc vận chuyển alumina. Cho nên, việc vận chuyển sẽ hết sức khó khăn. Theo tôi, đó là cái bế tắt nhất. Ấy là chưa nói việc vận chuyển sẽ tác hại về môi trường ở hai bên đường.

RFI: Tức là theo ông, những chi phí để xây những đường đó sẽ rất lớn, quá lớn so với thu nhập từ việc xuất khẩu alumina?

NN: Chắc chắn là như thế và điều này thì trong những phản biện trước đây, các nhà khoa học và các nhà kinh tế cũng đã nói rồi. Bây giờ người ta lại làm cách là không tính cái đó vào trong dự án bauxite, mà tính vào hạ tầng quốc gia, để mà tránh đi. Trên thực tế, những con đường đó sẽ không được sử dụng vào mục đích nào khác ngoài việc vận chuyển bauxite. Tất cả những cái đó đều là tổn phí cả và sẽ đưa giá sản phẩm lên rất là cao. Mà ở đây, ta cũng chỉ làm mới đến alumina, tức là nguyên liệu sơ chế, chứ chưa phải là tinh chế, giá của nó rất thấp so với giá nhôm, vì vậy chắc chắn là lỗ thôi. Ấy là chưa nói alumina trên thế giới bây giờ cũng bão hòa và người mua duy nhất là Trung Quốc, mà trong kinh doanh, nếu chỉ bán cho một bạn hàng thì nguy hiểm lắm. Mình sẽ lệ thuộc hoàn toàn vào người bạn hàng duy nhất đó và sẽ dễ bị ép giá. Thậm chí như một số mặt hàng khác, đôi khi họ không thèm mua nữa. Như các nông phẩm của ta, tự nhiên họ dừng lại, không mua nữa, thì mình chết.

RFI: Qua những trình bày ở trên thì rõ ràng là các dự án bauxite đã bắt đầu có những tác động tiêu cực vê nhiều mặt. Theo ông, trước khi quá muộn, chúng ta có nên dừng hoàn toàn các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên hay không?

NN: Những gì đang diễn ra bây giờ chứng tỏ là những ý kiến phản biện của các nhà khoa học, các nhà kinh tế về cơ bản là đúng, ví dụ như vấn đề đất đai, vấn đề môi trường, vấn đề kinh tế, vấn đề vận chuyển, ô nhiễm nước, thiếu nước, v. v. . ., tuy rằng dự án chỉ mới bắt đầu, chưa có nhà máy nào chạy. Trong chuyến đi vừa rồi, khi chúng tôi đi từ dưới biển lên, thì có một phái đoàn của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng với các lãnh đạo TKV đi ngược từ trên xuống, từ Tân Rai, Nhân Cơ xuống Kê Gà. Chúng tôi được biết là trong chuyến đi đó, ông Hoàng Trung Hải đã thông báo hoãn ngày tính tiến độ, tức là ngày khởi công Nhân Cơ. Trước đây, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh khởi công Nhân Cơ từ tháng 2, bây giờ thì Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải bảo là hoãn đến tháng 10. Qua chuyến đi đó, ông Dương Văn Hòa, Phó tổng giám đốc TKV, tuyên bố là từ đây đến năm 2020 sẽ không làm bất cứ gì ngoài hai dự án này. Như vậy, TKV đã cảm thấy rất là khó khăn rồi.

Về phần tôi, tôi nghĩ thế này: Đối với Tân Rai thì đã làm rồi, nên không thể dừng được, cho nên cứ phải làm, mặc dù hiệu quả về nhiều mặt, nhất là kinh tế, sẽ bị lỗ. Còn Nhân Cơ thì nên dừng lại.

RFI: Xin cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc.

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100531-bauxite-tay-nguyen-co-nguy-co-be-tac-ve-van-chuyen

Thị Mầu và nhà Sư trẻ

(mồng 1)

Mô Phật. Tôi là Hòa Thượng.
- Anh ơi. Em mượn bao diêm.
- Mô Phật. Thí chủ vui lòng giữ Giới. Tôi là Hòa Thượng.
- Em xin lỗi. Vậy gọi anh là Hòa Thượng gì?
- Gọi Thầy.
- Thầy gì?
- Chị hỏi Pháp Danh của tôi à?
- Vâng.
- Thích Thanh Ðịnh.
- Tên hay lắm. Nhưng em hỏi tên anh khi chưa ở Chùa cơ.
- Thầy.
- Ồ em quên. Tên Thầy khi chưa ở Chùa.
- Tôi hồi nhỏ tên Ngọc.
- Thầy Ngọc. Tên đẹp người đẹp. Em thích.
- Cửa Chùa chị nên xưng tôi, nếu ít tuổi xưng con. Không xưng em.
- Em cứ em đấy.
- Con.
- Em nhớn rồi nhé Thầy nhé.
- Chị thắp hương đi. Ðừng cắm hương lên xôi.
- Thầy nhìn thế, em cắm hương lên tay em đây này.

(mồng 2)

- Thầy ơi. Chào Thầy.
- Vâng. Chào chị.
- Em mượn cái khay.

(mồng 3)

- Thầy ơi. Chào Thầy.
- Vâng. Chào chị.
- Thứ Bẩy Thầy không xuống phố chơi?
- Xuất gia không nghỉ Thứ Bẩy.
- Không buồn?
- Không. Tu hành vui trong Giới.
- Em chả hiểu. Tu thì không được lấy vợ có phải?
- Phải.
- Nhưng vẫn được yêu?
- Không.
- Vô lý. Thầy yêu Phật chứ? Yêu Giời chứ?
- Cái đó khác.
- Em ước người yêu em bảo em là, em là Giời Phật của anh. Ui thật đắm say.
- Báng bổ quá.
- Hì hì ước thôi mà. Giả dụ Thầy chưa tu, chưa người yêu. Thầy yêu em không?
- Không.
- Tại sao?
- Tại chị quá đẹp.
- Ui Thầy bảo gì?
- Tại chị quá đẹp.
- Quá đẹp, lại không yêu? Nói dối hả? Hay nịnh?
- Mô Phật. Thí chủ vui lòng giữ Giới.
- Em ước cắn phát môi Thầy.

(mồng 4)

- Thầy ơi. Chào Thầy.
- Vâng. Chào chị.
- Á à, Thầy để tóc nhá.
- Tuần rồi chưa kịp cạo chị ạ.
- Chứ không phải Thầy thích em?
- Ồ không. Không đời nào.
- Thầy chả cần để tóc. Ðóng quả quần Lì Vai, quả áo Cá Sấu. Ðầu trọc phong trần càng quyến rũ. Ui em mê Thầy túi bụi.

(mồng 5)

- Thầy ơi.
- Lễ sớm thế?
- Sớm mới vắng. Thầy!
- Gì?
- Thầy ôm em đi.
- Không.
- Hèn.

(Kết)

Hòa Thượng liếc cổng Chùa, ghì siết cô gái:
- Hèn? Làm vợ bé anh nhá?

Cô gái dẩu mồm tròn mắt. :
- Vợ bé sư?

Hòa Thượng tủm tỉm, rút trong áo quả thẻ nhựa:
"Bộ Công An, Cục A41, Đinh Xuân Ngọc, Đại Úy"

Tự hào Việt Nam tại NASA

Hoàng Minh

Được làm việc cho Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) là ước mơ của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Suốt 40 năm qua, tại đây đã ghi lại nhiều dấu ấn của các nhà khoa học Việt Nam.

Dù chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính có thể lên đến vài trăm nhà khoa học Việt đang làm việc cho NASA. Chỉ riêng Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở bang California, hiện đã có khoảng 100 chuyên gia người Việt.

Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh

Nếu có dịp thăm phòng trưng bày thành tựu chinh phục không gian của NASA ở Trung tâm điều khiển bay ở Houston, bang Texas, bạn sẽ thấy tên của một người Việt được trang trọng tôn vinh: Giáo Sư Tiến Sĩ Toán học NGUYỄN XUÂN VINH.

Quả thật, ở cái thời mà đại đa số người dân Việt còn đi xe đạp, thì bằng các lý thuyết toán học, những nghiên cứu của GS Vinh (sinh năm 1930 tại Yên Bái) đã vạch đường bay cho tàu vũ trụ lên Mặt Trăng. Ông là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng tiến sĩ khoa học không gian vào năm 1962 với công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền. Những lý thuyết của ông đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên Mặt Trăng thành công và sau này được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về Trái Đất.

Ngoài ra, ông còn dạy về không gian tại Đại học Michigan (Mỹ), Trường Cao đẳng quốc gia nghiên cứu Hàng không và Không gian (Pháp) và phụ trách môn toán học ứng dụng tại Đại học Thanh Hoa (Đài Loan).

Tiến sĩ Trịnh Hữu Châu

Trên một trong những chuyến bay dài ngày nhất trong chương trình tàu vũ trụ con thoi Columbia của Mỹ có một phi hành gia gốc Việt. Đó là Tiến Sĩ Vật lý Thiên văn Eugene H. Trinh, tên Việt là TRỊNH HỮU CHÂU, làm việc tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA.

TS Châu, sinh năm 1950 tại Sài Gòn, bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Đại học Yale năm 1977. Ông từng là giám đốc Bộ phận nghiên cứu Vật lý tại Tổng hành dinh của NASA và hiện là giám đốc Bộ phận Khoa học tự nhiên của NASA tại Washington.

Năm 1992, ông đã thực hiện chuyến bay trên tàu vũ trụ con thoi Columbia mang ký hiệu là STS-50 (chuyến bay thứ 50 của tàu vũ trụ con thoi) cùng đoàn phi hành 7 người và đây là một trong những chuyến bay dài ngày nhất trong chương trình tàu con thoi vũ trụ của Mỹ (kéo dài 13 ngày 19 giờ 30 phút, từ 25/6/1992 - 9/7/1992). Thông thường, các chuyến bay khác chỉ kéo dài khoảng 1 tuần. TS Châu cũng đã có trên 40 công trình nghiên cứu khoa học, là thành viên của nhiều hiệp hội tại Mỹ và châu Âu. Ông cũng nhận được nhiều huy chương của NASA, trong đó có Huy chương phi hành gia vũ trụ và Huy chương Thành tựu khoa học xuất sắc.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Tiến

Cùng làm việc tại JPL của NASA còn có Tiến Sĩ NGUYỄN THÀNH TIẾN, người đã được NASA trao tặng Huy chương ngoại hạng vì những đóng góp trong chương trình đưa trạm thăm dò Galileo lên thám hiểm sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời. Trạm thăm dò này phóng ngày 19/10/1989 sau khi đi mất 6 năm trên chặng đường dài 4 tỷ km, ngày 7.12.1995 đã đến bầu khí quyển sao Mộc, đo nhiệt độ, áp suất, thành phần khí quyển sao Mộc và truyền kết quả về Trái Đất.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền

Không tham gia vào các dự án tàu vũ trụ, nhưng Tiến Sĩ NGUYỄN TRỌNG HIỀN (sinh năm 1963 tại Đà Nẵng) lại đang nghiên cứu tại NASA để thiết kế một kính thiên văn vũ trụ mới thay cho kính thiên văn vũ trụ Hubble khi kính này hết hạn sử dụng. Có một điều thú vị nữa là trước khi chuyển sang làm việc tại NASA năm 2004, TS Hiền từng làm việc 6 tháng - nghiên cứu Vật lý thiên văn tại trạm quan sát ở Nam cực sau khi lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Chicago. Trong chuyến đi Nam cực lần thứ hai với tư cách là Giám đốc kỹ thuật của trạm quan sát, thấy có cờ các nước cắm ở Nam cực mà không có cờ Việt Nam, ông đã tự may một lá cờ Việt Nam cắm lên Nam cực. Hiện nay, TS Hiền cộng tác rất tích cực với Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam.

Tiến sĩ Bùi Trí Trọng

Một trong những tên tuổi của ngành hàng không thế giới được ghi nhận có cái tên BÙI TRÍ TRỌNG (sinh 1965 tại SàiGòn), TS Hàng không và Không gian Đại học Stanford. Ông hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Glenn của NASA, chuyên nghiên cứu và thử nghiệm các loại tên lửa.

Tiến sĩ Bruce Vu (Thanh Vũ)

Bảo vệ tiến sĩ ngành kỹ sư hàng không Đại học Mississippi năm 1999, Tiến Sĩ THANH VŨ về làm việc cho Trung tâm Marshall của NASA, chuyên chế tạo các hệ thống giả lập trên máy tính để nghiên cứu động học chất lỏng, những chuyển động của khí và chất lỏng có thể tác động đến các phương tiện lưu giữ, lắp ráp và phóng phi thuyền con thoi. Hiện nay, ông đang làm việc ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida, nghiên cứu cách ứng dụng công nghệ nano để chế tạo những máy tính có kích thước tế bào.

Tiến sĩ Đinh Bá Tiến

Khác với các Tiến sĩ gốc Việt khác đang làm việc ở NASA, họ hầu hết được đào tạo tại nước ngoài, Tiến Sĩ ĐINH BÁ TIẾN trước khi sang Anh là giảng viên Đại học Khoa học tự nhiên tại TP.HCM. Năm 2004, lúc mới 25 tuổi, khi đang theo học chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ về tin học tại Đại học Huddersfield (Anh), Đinh Bá Tiến đã chiến thắng hàng trăm ứng viên khác trên toàn cầu và được tuyển dụng vào chương trình nghiên cứu trí thông minh nhân tạo của NASA để chế tạo các phần mềm điều khiển robot, phi thuyền tự hành, khiến dấu ấn Việt ở NASA từ nay có nguồn chất xám Việt được đào tạo ngay trên nước Việt.

Trên đây mới chỉ là một số gương mặt tiêu biểu trong số hàng trăm nhà khoa học gốc Việt đã và đang làm việc, góp phần xây dựng và phát triển nên ngành khoa học không gian hùng hậu và nổi tiếng của nước Mỹ ngày nay.

Hoàng Minh

“Một bức hình có giá trị bằng nghìn lời”!

Nguyên Đình
Một viên công an đang lôi nạn nhân (anh Lê Hữu Nam) bị trúng đạn lên sàn chiếc xe thùng công vụ của công an giao thông trong khi anh đã bị thương nặng.

Bất luận câu chuyện như thế nào, lỗi tại ai, chỉ cần nhìn vào bức hình này, hành xử của những cán bộ gọi là công bộc của dân cần phải được xem xét, đạo đức cần phải được chấn chỉnh.

Một người đã bị thương, dù là tội phạm nguy hiểm hay cực kỳ nguy hiểm, cũng phải được đối xử như một con người – tính mạng phải được bảo vệ theo một nguyên tắc bất di bất dịch: cần phải được đưa đi cấp cứu bằng phương tiện y tế hỗ trợ, bất luận là nạn nhân còn sống hay đã chết. Đó là nguyên tắc của một xã hội văn minh, biểu thị sự tôn trọng đối với quyền sống của con người.

Trong vụ Nghi Sơn, bức hình sau đây cho thấy hình ảnh một viên công an đang lôi một nạn nhân (anh Lê Hữu Nam bị trúng đạn) lên sàn chiếc xe thùng công vụ của công an giao thông trong khi anh đã bị thương nặng. Thật là một hình ảnh man rợ, mà người xem phải rỏ máu con tim!

Ba ru con ngủ

Ầu ơ, con ngủ cho ngon
Để ba lên Net ghẹo con ghệ già
Ghệ già tội lắm con nha
Không ai đưa đón thật là buồn ghê

Nhiều em, nhìn cũng “phê phê”
Nhưng vì “tửng” quá khó mê quá chừng
Nhiều em "được ghẹo" rất mừng
Chưa chi em đã muốn trưng "độc hàng"

Không nhìn, em nói "làm tàng"
Nhìn rồi lỡ xấu biết đàng nào BYE

Ầu ơ con ngủ cho dai
Ghệ già trên Net nói hoài không xong
Nhiều em không ngực, không mông
Độn vào một cục chỉ mong "show hàng"

Có em hay thích thở than:
"Đường tình em thiệt trái ngang anh à!
Mặc dù em rất mặn mà
Công, dung, ngôn, hạnh, thật thà, lại duyên

Trai gặp cũng nói dịu hiền
Hôm nào anh rảnh kiếm tiền ... thăm em"

Ầu ơ con ngủ ngon thêm
Để ba lên Net trông, xem em này
Em này nhìn cũng hay hay
Mà sao ba thấy hơi gầy đó con

Khuôn mặt nhìn cũng còn son
Mà sao đôi mắt mỏi mòn làm sao
"Hello" - ba gởi lời chào
Em ơi có rảnh, “tầm phào” chút không?

"Chào anh, em cũng đang trông:
Anh nào lịch sự, cua xong làm chồng"
Ba nghe mà ngứa cái ... mông
Thời nay gái dạn ... chứ không như là:

Cái thời mẹ đến "cua ba"
Tuy nhiều mắc cỡ nhưng mà, thiết tha

Ầu ơ con ngủ đi nha
Hổm rày trên Net ghệ già tìm ba
Nghĩ hoài ba nghĩ không ra
Ghệ nào cũng nói: "thịt, da nõn nà

Thân em tơ liễu thướt tha
Vậy mà ráng kiếm chẳng ra thằng chồng
Đêm về phải ngủ “phòng không”
Ba đây cũng thấy mũi lòng con ơi!

Đôi khi ba nghĩ xa xôi
Phải chi má chịu thì thôi ba liều
Rước em tuổi đã ngả chiều
Coi như làm phước để chìu lòng em

Nhưng ba đốt đuốc đêm đêm
Cũng chẳng kiếm được một em cho vừa
Thời nay trai thiếu gái thừa
Tính sao con hả để vừa “ghệ ba”?

Ầu ơ con ngủ thêm nha
Ba ra pha sữa xong là vô ngay
Uống xong con ngủ cho say
Để ba ghẹo tiếp ghệ này nha con

Ghệ này mặt mũi hơi tròn
Mắt thì sâu thẳm mỏi mòn… đợi ai?
Tóc dài em cắt ngang vai
Môi thì đỏ chét ... muốn gài độ ba

"Hello em gái phương xa
Nếu em có rãnh hai ta CHAT cùng"
"Chào anh em cũng đang lùng
Anh nào đang rãnh để cùng với em

Tâm sự tình cảm thâu đêm
Lâu rồi em cũng RẤT THÈM Chat khuya
Bạn em nhiều đứa đã dzìa
Vì trai ít quá phải chia nhau lùng"

Ba nghe mà thấy hãi hùng
Tứ chi bủn rủn, lùng bùng hai tai
Bỗng nhiên ba lại thở dài:
"Đâu rồi những nét trang đài ngày xưa

Tan trường dưới nắng hanh vừa
Hay là những buổi đội mưa đến trường?
Trinh nguyên áo trắng dễ thương
Tóc thề trong gió vấn vương bao chàng"

Ầu ơ con ngủ cho ngoan
Ghệ già trên Net sắp hàng đợi ba
Có em vừa gặp hôm qua
Nay em "nhã ý" về nhà em chơi

Ngỡ rằng em chỉ mời lơi
Nào ngờ em thiệt hết lời thiết tha:
"Nếu anh dối được "chị nhà"
Em đây yểu điệu, mượt mà tiếp anh"

Nghe xong ba nghĩ "thật nhanh"
Cơm nhà của mẹ để "dành" ăn sau
Phở FREE phải dzớt cho mau
Nếu không dzớt sớm thằng nào nhào vô

Coi như mấy tiếng đồng hồ
Ba đây "gượng ép" trầm trồ, ngợi ca:
Nào là: em đẹp, nết na
Ba vòng rõ nét, đúng là GIAI NHÂN

Nếu không dzớt, uổng "trăm phần"
Chuyến này ba phải dấn thân qua nhà
Ai ngờ vòng MỘT tới BA
Toàn là đồ giả, thiệt là tức ghê

Vừa rờ, em nói "nhẹ nhen"
Em vừa TUNE UP, đừng chê ... em mà
Anh biết không: đã hàng ba
Vậy mà chẳng có được CHA nào rờ

Nên đêm nằm ngủ ... phải MƠ
Trai đâu sao lại hững hờ với em
Ngồi năm phút, ba rút êm
"Anh đây bận việc, mong em đừng buồn"

Tự nhiên nước mắt em tuôn
"Anh thiệt mang lại nỗi buồn trong em

Ngỡ rằng anh ở qua đêm
Nào ngờ anh cũng để em ... một mình
Đêm nay cũng "bóng với hình"
Như bao Cô khác "chỉ mình với ta"

Anh về nói với chị nhà
"Chỉ thiệt hạnh phúc, nhớ mà GIỮ NHA"

Cảnh báo quan trọng của cảnh sát Hoa Kỳ

Police Warning (Send to Everyone)
Cảnh Sát Cảnh Báo (Hãy gởi cho mọi người)

I'm passing this along! People are R E A L L Y crazy! If you are female, take heed! If you are male and have a significant female in your life who you care about, whether it's your wife, your girlfriend, your daughter, your sister, your niece, your cousin, your next door neighbor; whomever.... ......... .pass this along! Always, "Better safe than sorry!"

Tôi đang chuyển đi khắp! Người ta thiệt là điên loạn! Nếu bạn là phụ nữ, hãy lưu ý! Nếu bạn là đàn ông và có người đàn bà đầy ý nghĩa trong đời bạn mà bạn quan tâm săn sóc, hoặc đó là vợ, bạn gái, con gái, chị em, cháu gái, anh chị em cô cậu chú bác, cô dì, hàng xóm của bạn, cho bất cứ ai………. Hãy chuyển tin nầy đến! Luôn luôn”an toàn tốt hơn là ân hận”.

A man came over and offered his services as a painter to a female putting gas in her car and left his card. She said no, but accepted his card out of kindness and got in the car. The man then got into a car driven by another gentleman. As the lady left the service station, she saw the men following her out of the station at the same time. Almost immediately, she started to feel dizzy and could not catch her breath. She tried to open the window and realized that the odor was on her hand; the same hand which accepted the card from the gentleman at the gas station.

Một người đàn ông đến gần và giới thiệu dịch vụ của anh ta như là thợ sơn cho một người đàn bà đang đổ xâng vào xe và để lại một danh thiệp dịch vụ. Bà ấy nói không, nhưng nhận tấm thiệp vì sự tử tế và lên xe. Rồi thì người đàn ông lên một chiếc xe lái sẵn bởi một người đàn ông lịch sự khác. Vừa khi người đàn bà lái xe rời trạm xâng, bà thấy hai người nầy theo xe bà rời trạm xâng cùng lúc. Hầu như ngay tức thì, bà cảm thấy choáng váng và không thể bắt hơi thở. Bà ấy cố gắng mở kinh xe và nhận ra rằng có cái mùi gì ở trên bàn tay bà; cũng với bàn tay mà bà đã nhận tấm thiệp từ những người đàn ông lịch sự nầy ở trạm xâng.

She then noticed the men were immediately behind her and she felt she needed to do something at that moment. She drove into the first driveway and began to honk her horn repeatedly to ask for help. The men drove away but the lady still felt pretty bad for several minutes after she could finally catch her breath. Apparently, there was a substance on the card that could have seriously injured her.

Rồi bà nhận thấy các người đàn ông đó ngay sau xe bà và bà cảm thấy cần phải làm một điều gì vào lúc đó. Bà lái xe vào một driveway đầu tiên và bắt đầu bấm còi xe liên tục kêu cứu. Các người đàn ông nầy lái xe đi khỏi, nhưng bà nầy vẫn cảm thấy khá không ổn cả dăm bảy phút sau khi bà có thể kết cục thở trở lại. Một cách biểu hiện, có một chất liệu trên tấm danh thiệp có thể đã làm bà thương tổn trầm trọng.

This drug is called 'BURUNDANGA' and it is used by people who wish to incapacitate a victim in order to steal from or take advantage of them. This drug is four times dangerous than the date rape drug and is transferable on simple cards. So take heed and make sure you don't accept cards at any given time you are alone or from someone on the streets. This applies to those making house calls and slipping you a card when they offer their services.

Chất thuốc nầy được gọi là “Burundanga” và nó được dùng bởi những người muốn làm cho nạn nhân bất khả kháng để mà ăn cắp hay lợi dụng. Loại thuốc nầy 4 lần nguy hiểm hơn loại thuốc mê dùng cho “hẹn hò rồi hiếp dâm” và có thể truyền qua bằng tấm danh thiệp đơn sơ. Thế thì phải lưu ý và cố chắc là bạn không nhận những tấm danh thiệp bất cứ lúc nào mà bạn ở một mình hay từ ai đó trên đường phố. Điều nầy cũng áp dụng cho những kẻ đến tại nhà bạn và chìa cho bạn tấm danh thiệp khi họ mời bạn một dịch vụ.

PLEASE SEND THIS E-MAIL ALERT TO EVERY FEMALE YOU KNOW!!!!
XIN GỞI ĐIỆN THƯ NẦY BÁO ĐỘNG ĐẾN QUÍ MỢ MÀ BẠN QUEN BIẾT!!!

Sgt. Gregory L. Joyner (Trung sĩ)
Internal Affairs Unit (Đơn vị Chuyên Trách Nội Vụ)
Louisville Metro Department of Corrections,
(Nha Cãi Huấn Đô Thị Louisville)
400 South 6th Street
Louisville , Ky 40202
Office: (502) 574-7213

HOPHI dịch ra tiếng Việt

Bắt giữ vụ buôn lậu kỷ lục của người Việt và mối lo ngại của dư luận Ba Lan

Một góc TT Thương mại Wólka Kosowska. Ảnh LDD

Đài truyền hình tin tức Ba Lan TVN24.pl hôm nay, 28/05/2010, đưa tin, trong khi kiểm tra 6 công dân Việt Nam đi lại với dáng khả nghi quanh một chiếc xe tải tại Trung tâm buôn bán Wolka Kosowa, cách trung tâm thủ đô Warsaw 25 cây số, cảnh sát Ba Lan đã phát hiện ra 500.000 gói thuốc lá lậu được dỡ xuống kho từ xe tải này.

Số hàng hoá buôn lậu được đóng trong các thùng các-tông với 10.079.740 điếu thuốc lá, và nếu được đưa ra thị trường, kho bạc nhà nước sẽ mất 7,2 triệu zloty tiền Ba Lan, tương đương với hơn 2,1 triệu USD theo tỷ giá chuyển đổi hôm nay.

Các gói thuốc lá đã được đánh dấu thuế môn bài của Nga, có nghĩa rằng, hàng đã đưa trái phép từ Nga vào Ba Lan.

Tuyên bố chính thức của biên phòng Ba Lan xác định rằng, người Việt đã thực hiện một vụ buôn lậu “kỷ lục”.

Thuốc lá lậu được phát hiện trong xe tải. Ảnh TVN24.pl

Những người Việt bị bắt giữ ngoài lý do buôn lậu, còn có khả năng là họ đang cư trú tại Ba Lan bất hợp pháp.

Trung tâm thương mại tại Wolka Kosowa nằm ở ngoại ô Warsaw được xem là một trong những trung tâm buôn bán lớn nhất ở Ba Lan. Nơi đây, từ đầu thập niên của thiên niên kỷ 21, người Trung Quốc, Việt Nam ồ ạt mua, thuê đất, đầu tư xây dựng nhiều toà nhà, trong mỗi toà có hàng trăm quầy hàng cho người Việt thuê lại buôn bán hàng hoá, chủ yếu là quần áo, giàu dép, đồ gia dụng nhập khẩu… Ngoài ra các loại hình dịch vụ khác như kho bãi, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng thực phẩm châu Á, tiệm uốn tóc, các văn phòng du lịch, kinh doanh bất động sản, v.v… cũng theo đó đua nhau mọc lên.

Ở Ba Lan, trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, khi người Việt nói với nhau từ “Trung tâm” thì được hiểu là Trung tâm Thương mại Wolka Kosowa.

Vì có hàng ngàn người Việt, người Trung Quốc hàng ngày ra vào khu vực này, nên Trung tâm là tâm điểm chú ý của Cảnh sát, Sở thuế, Sở Lao động Ba Lan, đặc biệt đối với Biên phòng Ba Lan, cơ quan thường xuyên tới đây kiểm tra người nước ngoài không có giấy tờ cư trú hợp pháp. Các nguồn tin không chính thức dự đoán, trong 30 đến 50 ngàn người Việt sống trên toàn Ba Lan có khoảng 60-70% số người không có giấy tờ cư trú hợp pháp.

Gần đây các vụ trồng cần sa lậu của người Việt bị bắt giữ liên tiếp đã khiến cho dư luận xã hội và an ninh Ba Lan ngày càng lo ngại sự gia tăng tội phạm trong cộng đồng người Việt, là một trong vài cộng đồng nước ngoài lớn nhất ở Ba Lan.

Cách đây hơn một tháng, ngày 23/04/2010, cảnh sát Ba Lan đã bắt giam 7 người Việt trồng và buôn lậu cần sa, tại Piaseczno, cũng gần Trung tâm buôn bán. Cảnh sát đã thu giữ 1.500 bụi cần sa, có thể sản xuất hàng trăm kg nguyên liệu, 50 kg ma túy và nhiều tấn thiết bị bao gồm đèn chiếu, hệ thống tiêu tới. Để nuôi trồng cần sa, bọn tội phạm đã câu giây ăn cắp điện làm tổn thất cho nguồn cung cấp điện vài chục ngàn đô la.

Các cơ quan chức năng cho rằng, “Trung tâm” Wolka Kosowa không còn là nơi buôn bán hàng hoá bình thường và đã trở thành địa điểm giao dịch, cất giữ và phân phối hàng lậu.

Một nhà báo Ba Lan sau cuộc nói chuyện mới đây với một “Việt kiều yêu nước”, ông H. B. (tôi biết rất rõ ông này), Chủ tịch “Hội Việt Nam-Ba Lan Đoàn kết và Hữu nghị” cho tôi hay, anh ta thao thao bất tuyệt ca ngợi đất nước Việt Nam phát triển vượt bậc, “ai cũng giàu có” và “ai cũng có thịt cá ăn hàng ngày”… Anh ta còn đề nghị cô nhà báo đừng có cái nhìn sai lệch về hình ảnh Việt Nam.

Riêng tôi, không biết Việt Nam no ấm và phát triển đến đâu, nhưng suốt hai thập niên chứng kiến, có vẻ như dòng người Việt tìm mọi cách bỏ đất nước sang Ba Lan kiếm sống không thấy điểm dừng.

Nhiều người sang đây phải thế chấp, bán nhà hoặc vay lãi cao đề có số tiền từ 5 đến 10 ngàn đôla (tuỳ theo thời điểm) đề nộp cho đầu nậu các đường dây chuyển người. Vô số bi kịch đã đến với họ trên đường đi gian truân và ngay cả khi đã đặt chân tới “miền Đất Hứa” rồi nhưng không có ai nương tựa!

Một đất nước mà từ hàng chục năm nay, hàng trăm ngàn công dân cứ liều mạng, liều đời bỏ xứ ra đi đến miền đất khác tìm kế sinh nhai, ăn mày, làm dâu bắt buộc, làm đĩ, gây tội phạm, thì chắc chắn sự “phát triển”, “giàu có” của đất nước này phải rất đặc trưng, khác thường, cần phải xem lại, có khi phải viết thành sách cho các quốc gia nhược tiểu khác làm gương!

Nguồn: http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=7088&Itemid=300

Stefan Raab – Lena soll 2011 den Titel in Deutschland verteidigen

31.05.2010 -Die Gewinnerin des Eurovision Song Contests, Lena Meyer-Landrut, soll 2011 erneut für Deutschland antreten und ihren Titel verteidigen, sagte Lena-Mentor Stefan Raab auf einer Pressekonferenz. Moralisch und musikalisch gebe es keine andere Möglichkeit, als dass die Gewinnerin des Eurovision Song Contests „ihren Titel verteidigt“, sagte Raab.

Lena Meyer-Landrut wird wahrscheinlich im kommenden Jahr versuchen, ihren Sieg beim Eurovision Song Contest zu verteidigen. Alle Beteiligten seien der Meinung, dass dies eine gute Idee sei, berichtete Lena-Mentor Stefan Raab am Montag in Köln auf einer gemeinsamen Pressekonferenz von NDR und ProSieben. NDR-Intendant Lutz Marmor sagte: „Wenn wir ein erfolgreiches Team wieder an den Start bringen sollten, ist das auch was Gutes.“ Lena selbst bekräftigte ihre Bereitschaft wieder anzutreten.

Raab sagte, es gebe moralisch und musikalisch keine andere Möglichkeit, als dass „die Gewinnerin bei der Sing-Europameisterschaft ihren Titel verteidigt“. Schließlich würde die deutsche Fußball-Nationalmannschaft auch bei der Weltmeisterschaft nicht ihren besten Stürmer zu Hause lassen.

Berlin, Hamburg und Hannover interessiert

Statt über einen neuen Kandidaten für den Eurovision Song Contest könnten die Zuschauer möglicherweise im kommenden Jahr über das Lied entscheiden, das Lena bei dem Wettbewerb in Deutschland singen werde, sagte Raab. Die Sängerin hatte am Wochenende zum ersten Mal seit 28 Jahren wieder den Sieg bei dem jährlich ausgetragenen Wettbewerb gesichert.

Nach dem Sieg findet der Eurovision Song Contest 2011 Jahr in Deutschland statt. Offen ist allerdings noch, in welcher Stadt die wahrscheinlich über 20 Millionen Euro teuere Veranstaltung stattfinden wird. Darüber müssten NDR und ARD noch entscheiden, sagte Marmor. Berlin, Hamburg und Hannover haben bereits ihr Interesse angemeldet.
 
gxb/apn
 
http://www.focus.de/panorama/vermischtes/lena-stefan-raab-lena-soll-2011-den-titel-in-deutschland-verteidigen_aid_514177.html

Mưu toan bịt miệng Giáo Hội Công Giáo

31/05/2010 -Phỏng vấn Linh Mục Julien Ries, chuyên viên nhân chủng học người Bỉ, về lý do các tấn kích chống Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Giáo Hội Công Giáo

Chúa Nhật 16-5-2010, 200 ngàn người thuộc các phong trào và hội đoàn công giáo toàn nước Italia đã nồng nhiệt hưởng ứng lời Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Tổng Giám Mục Genova, kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, kêu gọi tụ tập về quảng trường Thánh Phêrô. Mục đích là để tham dự buổi đọc Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và biểu lộ tình liên đới với Đức Thánh Cha, đang bị báo chí thế giới tấn kích từ nhiều tháng qua về các vụ linh mục tu sĩ đó đây trên thế giới lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.

Các phương tiện truyền thông tấn kích Đức Thánh Cha và Giáo Hội Công Giáo với mục đích chính xác là để triệt hạ uy tín và sứ mệnh giáo dục của Giáo Hội, trong mưu toan bịt miệng không cho Giáo Hội lên tiếng về các vấn đề luân lý đạo đức của cuộc sống con người và cuộc sống xã hội. Và trong cơn lốc truyền thông đó Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là đối tượng của các lèo lái xuyên tạc của báo chí, trước ý chí trunh thành với giáo huấn Tin Mừng và truyền thống Kitô của người. Kẻ bi quan yếm thế thì cho rằng Giáo Hội đang bị khủng hoảng nặng nề, và sau các biến cố này Giáo Hội sẽ hoàn toàn mất hết uy tín, không còn có thể giảng dậy gì cho ai nữa. Nhưng người lạc quan thì cho rằng đây là dịp rất tốt để Giáo Hội thanh tẩy chính mình và có đường lối cứng rắn hơn đối với các tội phạm trầm trọng như vậy trong hàng ngũ của mình.

Thật ra, trong cái tiêu cực có điều tích cực. Thật thế, bên cạnh sự kiện tiêu cực là các tội lỗi của một số nhỏ trong hàng ngũ giáo sĩ tu sĩ, nổi bật lên một sự kiện tích cực: đó là sứ điệp của Giáo Hội cũng được chú ý trong các lãnh vực ”đời”, mặc dù đó là sự chú ý mang nhiều giận dữ, khích bác và chỉ trích chua cay.

Chưa bao giờ người ta lại thấy những thành phần tự coi mình là vô thần, không theo tôn giáo nào, hay đã được rửa tội nhưng không hề sống đạo, lại xem ra tha thiết với sự lành mạnh và sống còn của Giáo Hội Công Giáo đến như thế. Sứ điệp xã hội Kitô tập trung nơi việc tôn trọng và thăng tiến phẩm giá con người đã được thế giới ”đời” công nhận như là điều nền tảng cả bên ngoài Giáo Hội.

Hiện diện trong buổi đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Thánh Cha tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 16-5-2010 cũng có hơn 70 nghị sĩ và dân biểu Quốc Hội Italia thuộc nhiều đảng phái khác nhau.

Họ cho biết sự hiện diện của họ là một cử chỉ đơn sơ của những người công giáo dấn thân trong lãnh vực chính trị, và họ muốn chứng tỏ sự gần gũi liên đới của họ đối với Đức Thánh Cha, là chủ chăn của Giáo Hội hoàn vũ, đang trải qua một giai đoạn khó khăn như giai đoạn hiện nay.

Bà Claudia Nodari, Chủ tịch Liên hiệp bác ái thánh Vinh Sơn toàn Italia, cho biết phong trào muốn hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô trưa ngày 16-5 để chứng tỏ lòng yêu mến và sự gần gũi của phong trào đối với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Bà nói: ”Đó là một bổn phận luân lý của mọi Kitô hữu. Phong trào liên đới với Đức Thánh Cha để chống lại mưu toan xóa bỏ mọi sự lành mà Giáo Hội và các thừa tác viên của Giáo Hội đã và đang tiếp tục làm cho thiện ích tinh thần và vật chất của con người tại khắp nơi trên trái đất này”.

Ông Francesco D'Agostino, Chủ tịch hội luật gia công giáo Italia, thì nói: ”Chúng tôi cảm thấy có bổn phận phải cám ơn Đức Thánh Cha vì gương sáng và giáo huấn liên lỉ của ngài lấy sự thiện đương đầu với sự dữ. Chúng tôi hiện diện để diễn tả sự hiệp thông liên kết tất cả mọi người lắng nghe Lời Chúa”.

Ông Gabriele Brunini, Chủ tịch liên đoàn quốc gia các nhóm bác ái Thương Xót, cho biết ”sự hiện diện của các thành viên tại quảng trường Thánh Phêrô là kiểu tốt nhất để tỏ tình liên đới với Đức Thánh Cha, cầu nguyện với người và cho người. Đây không phải là chuyện chối bỏ các sự kiện nghiêm trọng đã xảy ra, nhưng dùng gương mù gương xấu của các vụ lạm dụng tính dục trẻ em để tấn công Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội nhằm bịt miệng Giáo Hội lại là chuyện khác”.

Bà Maria Grazia Colombo, Chủ tịch Hiệp hội phụ huynh các trường công giáo Italia, khẳng định: như là cha mẹ các gia đình chúng tôi biết ơn Đức Thánh Cha trong các năm qua đã an ủi và khích lệ chúng tôi trong nhiệm vụ giáo dục, và trợ giúp chúng tôi tái chiếm được ý nghĩa và tầm quan trọng của nó trong một thế giới xem ra khước từ trách nhiệm giáo dục người trẻ.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Julien Ries, chuyên viên nhân chủng học người Bỉ, về lý do các tấn kích chống Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Giáo Hội Công Giáo hiện nay. Cha Ries là sử gia tôn giáo nổi tiếng thế giới và từng là giáo sư tại đại học công giáo Louvain bên Bỉ. Trong các ngày qua cha vừa tròn 90 tuổi, nhưng vẫn luôn có cái nhìn rất sáng suốt và sâu sắc đối với thực tại.

Hỏi: Thưa cha Ries, cha nghĩ gì về những tấn kích liên tục trong thời gian qua chống lại Đức Thánh Cha Biển Đức XVI?

Đáp: Chắc chắn là người ta khó chịu đối với sự kiện Giáo Hội còn mạnh mẽ như thế. Vì vậy người ta tìm mọi cách làm cho nó suy yếu đi. Nhất là tại Âu châu chúng ta thấy có một sự chống đối mạnh mẽ đối với Giáo Hội, Đức Thánh Cha và các sáng kiến của người. Khi Đức Thánh Cha công du Phi châu hồi năm 2009, người đã đề cập tới vấn đề phòng ngừa bệnh Aids hay Sida. Nhưng các lời của người đã bị giới truyền thông bóp méo, xuyên tạc. Và một vài chính quyền, chẳng hạn như chính quyền Bỉ, cũng đã tấn công Đức Giáo Hoàng. Theo tôi thấy, triều đại giáo hoàng này bị chỉ trích, vì người ta vẫn còn coi Đức Thánh Cha như là Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin. Trong thời gian đầu người ta coi Đức Giáo Hoàng thuộc chế độ cũ, và người ta tấn công ngài.

Các lực lượng đen tối đang tung hoành tại Âu châu có mầu sắc Tam Điểm đã hiểu rằng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thông minh chừng nào, nên chúng tấn công ngài trong mọi hoàn cảnh, chính trong lúc Đức Thánh Cha muốn áp dụng sâu rộng Công Đồng Chung Vaticăng II liên quan tới tư tưởng đích thật về Giáo Hội trong thế giới. Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khai mạc triều đại giáo hoàng của người với lời mời gọi ”Đừng sợ hãi!” Nhưng đã có những người sợ hãi Đức Gioan Phaolô II tới độ mưu sát người tại quảng trường Thánh Phêrô ngày 13-5-1981.

Hỏi: Thưa cha, có một vài quan sát viên nhấn mạnh rằng các lời chỉ trích Giáo Hội Công Giáo hiện nay xảy ra, là vì Giáo Hội vẫn còn tự giới thiệu như là người mang chân lý. Cha có đồng ý với nhận xét này không?

Đáp: Vâng, người ta đã nhấn mạnh nhiều trên vấn đề lạm dụng tính dục trẻ em để chứng minh cho thấy một Giáo Hội yếu đuối và che lấp các tội lỗi của mình. Tôi tin là người ta đã lạm dụng tình trạng này để nói rằng ngày nay không cần phải có sự tin tưởng nào đối với Giáo Hội nữa. Và người ta muốn đánh vào một điểm chính xác là sứ mệnh giáo dục của Giáo Hội. Đây là công việc nhắm triệt hạ sự đáng tín nhiệm của Giáo Hội liên quan tới một trong các sứ mệnh chính yếu của Giáo Hội là giáo dục, đặc biệt là giáo dục người trẻ.

Hỏi: Như thế thì phải đưa ra câu trả lời nào cho trường hợp này thưa cha?

Đáp: Tôi nghĩ rằng những gì người ta đang làm trong giai đoạn này là điều tích cực. Trước hết là sự kiện Giáo Hội khẳng định đứng về phía các nạn nhân. Lạm dụng tính dục trẻ em là một tội phạm cần phải loại trừ bằng mọi cách. Thế rồi các linh mục cũng phải ở trên độ cao trong nhiệm vụ của mình, và vì thế việc đào tạo các chủng sinh thật là điều quan trọng. Ngoài ra cần phải nhớ rằng Giáo Hội muốn rằng sự độc thân là một việc thánh hiến hoàn toàn cho Chúa Kitô.

Hỏi: Cha có nhận thấy khoảng trống nào cho một cuộc đối thoại giữa các tín hữu và những người không tin tại Âu châu ngày nay hay không?

Đáp: Tôi nhận thấy Giáo Hội ngày càng ý thức hơn về quan niệm của mình về con người, về gia đình, và bản vị con người. Đây là các đề tài đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh trong Thông điệp ”Bác Ái trong Chân Lý”. Thông điệp đặc biệt nêu bật phẩm giá con người. Các nguyên tắc này giúp cuộc đối thoại tiến tới trong mọi lãnh vực được thảo luận, thí dụ như đề tài sự sống con người từ lúc thụ thai cho tới khi chết tự nhiên.

Tôi thấy hình ảnh ”sân của dân ngoại” mà Đức Thánh Cha Biển XVI dùng rất là đẹp: nó là biểu tượng đích thật ám chỉ những người ngoại giáo hay tín đồ kiếm tìm Thiên Chúa xưa kia. Hình ảnh ”cái sân” là hình ảnh phong phú ám chỉ khoảng trống cho một cuộc đối chiếu trao đổi và các vấn đề có thể cùng nhau thảo luận làm việc. Có các tín hữu cũng như những người không đặc biệt là ”bạn” của Giáo Hội nhưng nhậy cảm đối với các nguyên lý công giáo liên quan tới các đề tài như: lao động, phẩm giá con người, tôn trọng sự sống.

Hỏi: Cha có thể cho một thí dụ liên quan tới sự chú ý ”đời” này đối với Giáo Hội công giáo không?

Đáp: Tại Pháp, tôi ghi nhận trường hợp của nhà nhân chủng học Maurice Godelier, tác giả cuốn ”Nền tảng các xã hội nhân bản. Điều mà nhân chủng học dậy chúng ta”. Ông Godelier đã bước vào trong một nhãn quan khác với nhãn quan của chuyên viên cấu trúc Claude Strauss. Và nhà xuất bản Cerf của tôi đã yêu cầu tôi chủ tọa một cuộc gặp gỡ tại Paris, nhân dịp phát hành cuốn sách thứ ba của tôi về nhân chủng học tôn giáo. Lập trường về con người tôn giáo của tôi khiến cho giới truyền thông chú ý.

Hỏi: Thế cha giải thích sự tò mò đó của giới truyền thông như thế nào?

Đáp: Vì sự kiện con người là trung tâm của xã hội, và tất cả đều tự hỏi đâu là vai trò và nhiêm vụ của gia đình trong thời đại chúng ta ngày nay.

(Avvenire 27-4-2010; 15-5-2010)
Linh Tiến Khải

http://vietvatican.net/

Bundespräsident Köhler tritt zurück

Bundespräsident Horst Köhler: Abgang nach Afghanistan-Äußerungen. DPA

31.05.2010- Paukenschlag in Berlin: Bundespräsident Horst Köhler ist überraschend zurückgetreten. Als Grund nannte das Staatsoberhaupt die Kritik an seinen Äußerungen zum Afghanistan-Einsatz. Er vermisse den Respekt vor seinem Amt.

Berlin - "Ich erkläre meinen Rücktritt vom Amt des Bundespräsidenten", sagte Horst Köhler am Montag in Berlin. Der Bundespräsident begründete seine Entscheidung mit der Kritik an seinen Äußerungen im Zusammenhang mit dem Afghanistan-Einsatz der Bundeswehr.

Köhler sprach seine kurze Rücktrittserklärung in seinem Amtssitz Schloss Bellevue. An seiner Seite stand Ehefrau Eva Luise. Beim Verlesen der Erklärung zeigte er sich tief bewegt. Dem Staatsoberhaupt standen Tränen in den Augen. Streckenweise versagte ihm die Stimme.

Die Unterstellung, er habe einen grundgesetzwidrigen Einsatz der Bundeswehr zur Sicherung von Wirtschaftsinteressen befürwortet, entbehre jeder Rechtfertigung, sagte Köhler. Das lasse den notwendigen Respekt vor dem höchsten Staatsamt vermissen.

Köhler hatte mit einer Äußerung für Empörung gesorgt, militärische Einsätze könnten auch den wirtschaftlichen Interessen Deutschlands dienen. Er hatte gesagt, die Gesellschaft verstehe allmählich, dass ein Land wie die Bundesrepublik "mit dieser Außenhandelsorientierung und damit auch Außenhandelsabhängigkeit auch wissen muss, dass im Zweifel, im Notfall auch militärischer Einsatz notwendig ist, um unsere Interessen zu wahren". Als Beispiel nannte er "freie Handelswege". Es gelte, "ganze regionale Instabilitäten zu verhindern, die mit Sicherheit dann auch auf unsere Chancen zurückschlagen, negativ bei uns, durch Handel Arbeitsplätze und Einkommen zu sichern". Es klang, als rechtfertige Köhler Wirtschaftskriege - und das ausgerechnet im Zusammenhang mit dem in Deutschland heiß umstrittenen Afghanistan-Einsatz.

Er hatte allerdings später darauf hingewiesen, er sei missverstanden worden. So habe sich diese Einschätzung nicht auf den Afghanistan-Einsatz der Bundeswehr bezogen. Vielmehr sei es ihm beispielsweise um den Einsatz gegen Piraten gegangen, hatte ein Sprecher des Präsidenten gesagt.

Der Rückzug mitten in der Euro-Krise könnte die schwarz-gelbe Regierung von Bundeskanzlerin Angela Merkel in schwere Bedrängnis bringen. Der 67-jährige Köhler war Kandidat von Union und FDP.

Es ist das erste Mal, dass ein deutscher Bundespräsident während seiner Amtszeit zurücktritt. Köhler war der neunte Inhaber des Amtes seit 1949. Der frühere Banker war erst im Mai 2009 für eine zweite Amtszeit gewählt worden.

2004 kam mit Köhler erstmals ein Nicht-Politiker ins höchste Staatsamt. Anders als seine Vorgänger war er nicht in ein politisches Netzwerk eingebunden. Dies ließ ihn oft auch unabhängiger agieren. Denn der 1981 in die CDU eingetretene Köhler war nie Parteimensch. Auch wenn es für seine Kritiker den Anschein hatte, agierte er im Schloss Bellevue nicht als Statthalter der Union. Mit öffentlichen Einlassungen zur Tagespolitik verärgerte er manches Mal auch Unions-Politiker. Recht bald nach seiner Wiederwahl wurde Köhler von Kritikern mangelnde Präsenz in der Öffentlichkeit vorgeworfen.

Dass er überhaupt für das Amt nominiert wurde, war Teil eines strategischen Plans. Als die Vorsitzenden von CDU und FDP, Angela Merkel und Guido Westerwelle, den damals weithin unbekannten Köhler aufstellten, spekulierten sie auf eine schwarz-gelbe Koalition nach der Bundestagswahl. Köhler kam ins Amt, aber die Koalitionspläne gingen 2005 noch nicht auf. Auch 2009 stand das bürgerliche Lager hinter Köhler - Union, FDP und Freie Wähler aus Bayern.

Köhler sagte, er habe seinen Entschluss auch Kanzlerin Merkel, Westerwelle und dem Präsidenten des Bundesverfassungsgerichts, Andreas Voßkuhle, mitgeteilt. Er habe auch Bundesratspräsident Jens Böhrnsen über seinen Schritt informiert. Der sozialdemokratische Bürgemeister von Bremen übernimmt vorübergehend die Amtsgeschäfte.

suc/AFP/DDP/dpa

http://www.spiegel.de/politik/deutschland/0,1518,697781,00.html

Sự hình thành và phát triển của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam

Trần Văn Cảnh

Bài 1: Tìm hiểu Năm Thánh 2010

A. PHẦN TRÌNH BÀY

Paris. Chúa nhật, 09-05-2010, trước thánh lễ 11 giờ 30, GS Trần Văn Cảnh đã vắn tắt giới thiệu về Năm Thánh 2010. Ông nói: « Năm Thánh hay Năm Toàn Xá mà HĐGMVN đã chọn để « kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam » có nguồn gốc từ trong Cựu Ước. Đó là lễ của Do thái giáo được tổ chức 50 năm một lần để tưởng nhớ việc dân Israel được giải phóng khỏi Ai-Cập, như Chúa đã dạy ông Môsê: “Các ngươi sẽ công bố năm thứ 50 là năm thánh và sẽ tuyên cáo trong xứ lệnh ân xá cho mọi người sống tại đó. Đối với các ngươi, đó là thời kỳ toàn xá: mọi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình, mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình” (Lv 25,10). Trong Giáo Hội Công Giáo, Năm Thánh chủ yếu là năm Đức Thánh Cha dành riêng để ban ân xá đặc biệt cho các tín hữu với những điều kiện đã quy định như xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng; ân xá có thể tha một phần hay tha hết mọi hình phạt tạm do tội đã phạm và đã được tha. Theo ý hướng này, Năm Thánh 2010, đối với Giáo Hội Việt Nam, là thời điểm của ân sủng và canh tân.

Về Năm Thánh 2010, HĐGMVN đã phổ biến nhiều tài liệu. Nhưng tài liệu vắn tắt, súc tích và dễ hiểu nhất cho giáo hữu chúng ta, có lẽ là « Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa về việc chuẩn bị Năm Thánh 2010 », ngày 17.4.2009. Trong thư này Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trình bày 5 điểm rõ rệt: ý nghĩa, mục đích, hoạt động, cách cử hành và cách tham gia sống Năm Thánh 2010 như sau:

“Như anh chị em biết, ngày 24.11.1960, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã ban hành Tông hiến Venerabilium Nostrorum, quyết định thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Như thế, bước sang năm 2010, chúng ta sẽ kỷ niệm 50 thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, ghi nhớ một chặng đường lịch sử, đánh dấu sự phát triển của Giáo Hội tại Việt Nam. Chính vì thế, ngày 29.9.2008, chúng tôi đã gửi thư thỉnh nguyện lên Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, xin phép mở Năm Thánh 2010. Chúng tôi vui mừng báo tin cho anh chị em: ngày 11.2.2009, qua thư của Tòa Ân giải Tối Cao, Đức Thánh Cha đã chuẩn nhận thỉnh nguyện của Hội đồng Giám mục Việt Nam, cho phép cử hành Năm Thánh 2010, từ ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24.11.2009, đến lễ Hiển Linh 6.1.2011. Giáo Hội Việt Nam sẽ khai mạc Năm Thánh trọng thể tại Hà Nội và bế mạc bằng cuộc hành hương lớn tại Thánh Địa La Vang. Đặc biệt, vào tháng 11 năm 2010, chúng ta sẽ có Đại Hội Dân Chúa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, quy tụ các đại diện của các giáo phận và mọi thành phần Dân Chúa, để cùng với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam định hướng cho đời sống Giáo Hội trong tương lai. Ngoài những cử hành chung trong cả nước, mỗi giáo phận sẽ có những cử hành riêng tại địa phương nhằm tạo cơ hội cho tất cả mọi tín hữu tham gia tích cực vào việc cử hành và sống Năm Thánh đặc biệt này.


Cử hành năm Thánh 2010 là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua trong tâm tình tạ ơn vì biết bao hồng ân Chúa ban, tạ ơn vì những hy sinh của các bậc tiền nhân, các ân nhân cũng như các chứng nhân đức tin; đồng thời tạ lỗi vì đã chưa bày tỏ được hình ảnh Giáo Hội như lòng Chúa mong ước. Đây cũng là cơ hội cho ta nhìn vào hiện tại với cặp mắt đức tin để phân định những thách đố cũng như những thuận lợi cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Đây còn là thời điểm thúc đẩy chúng ta nhìn tới tương lai với quyết tâm xây dựng một Giáo Hội như gia đình của Chúa, như cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và là cộng đoàn loan báo Tin Mừng Chúa Kitô nhằm phục vụ sự sống và phẩm giá của mọi người, nhất là những người nghèo khổ.


Để tạo điều kiện cho mọi thành phần Dân Chúa có thể tham gia tích cực vào việc cử hành Năm Thánh, chúng tôi sẽ thường xuyên gửi thông tin đến anh chị em qua trang web và qua tập san Hiệp Thông của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cũng như qua những thông tin tại mỗi giáo xứ và cộng đoàn. Chúng tôi tha thiết xin anh chị em tích cực tham gia vào việc cử hành Năm Thánh 2010 bằng nhiều hình thức: tham gia bằng cách cầu nguyện ngay từ bây giờ cho việc cử hành Năm Thánh đạt kết quả tốt đẹp; tham gia bằng cách xây dựng cộng đoàn và giáo xứ mà anh chị em đang hiện diện và phục vụ; tham gia bằng cách đóng góp ý kiến gửi về cho Ban Tổ Chức Năm Thánh. Chúng tôi cũng mong anh chị em tham gia bằng cách giúp Giáo Hội có ngân khoản cần thiết để lo chi phí tổ chức những sự kiện lớn trong Năm Thánh.”

B. PHẦN HỎI-ĐÁP

Sau phần trình bày của GS Trần Văn Cảnh, Ông Nguyễn Văn Thơm, Ủy Viên Xây Dựng, HĐMV đã đặt ra với GS Cảnh năm câu hỏi.

1- H. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mở Năm Thánh 2010 để làm gì?

T. Như Do thái giáo đã tổ chức, 50 năm một lần, Năm Toàn Xá để tưởng nhớ việc dân Israel được giải phóng khỏi Ai-Cập; Hội đồng Giám mục Việt Nam mở Năm Thánh 2010 để kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm, biến cố đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam.

2- H. Đâu là ý nghĩa của Năm Thánh 2010?

T. Năm Thánh 2010 là dịp để chúng ta nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua trong tâm tình tạ ơn và tạ lỗi cũng như tìm về cội nguồn nơi Ba Ngôi Thiên Chúa để biết mình là ai và có mặt tại Việt Nam để làm gì; kế đến, nhìn vào hiện tại với cặp mắt đức tin để nhận ra lởi mời gọi của Thiên Chúa qua những dấu chỉ thời đại; cuối cùng, nhìn tới tương lai với quyết tâm xây dựng một Giáo Hội như lòng Chúa mong ước.

3- H. Năm Thánh 2010 khởi sự và kết thúc vào thời điểm nào?

T. Năm Thánh 2010 khởi sự từ lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24 tháng 11 năm 2009 đến lễ Hiển Linh 6 tháng Giêng năm 2011. Giáo Hội tại Việt Nam sẽ khai mạc Năm Thánh cách trọng thể tại Hà Nội và bế mạc bằng cuộc hành hương lớn tại Thánh Địa La Vang.

4- H. Trong Năm Thánh 2010, Giáo Hội cử hành những gì?

T. Ngoài những cử hành chung trong cả nước, đặc biệt là Đại hội Dân Chúa được tổ chức vào tháng 11 năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi giáo phận còn có những cử hành riêng nhằm tạo cơ hội cho mọi tín hữu tham gia tích cực vào cử hành và sống Năm Thánh đặc biệt này.

5- H. Chúng ta có thể làm những gì để tham gia tích cực vào việc cử hành Năm Thánh?

T. Để tham gia tích cực vào việc cử hành Năm Thánh, chúng ta có thể cầu nguyện cho việc cử hành Năm Thánh đạt được kết quả tốt đẹp, học hỏi và tham gia các cử hành, nỗ lực xây dựng cộng đoàn và giáo xứ mà chúng ta đang hiện diện và phục vụ, đóng góp ý kiến cho Ban Tổ chức Năm Thánh, và giúp Giáo Hội có đủ ngân khoản chi phí cho việc tổ chức các sự kiện lớn trong Năm Thánh này.

Nguyện xin Chúa cho mọi tín hữu, giáo sĩ, tu sĩ cũng như giáo dân, mỗi người biết nghe theo tiếng Chúa gọi mình, xây dựng Giáo Hội như lòng Chúa mong muốn, trong hiệp thông, mầu nhiệm và sứ vụ.

Bài 2: Đạo Công Giáo đã hình thành thế nào ở Việt Nam (1533-1659)?

Paris. Chúa nhật 16/05/2010. trước thánh lễ 11g30, GXVN Paris đã dành 10 phút để học hỏi về Năm Thánh 2010 (1). Qua một tập tài liệu đã in sẵn, GS Trần Văn Cảnh giới thiệu với Cộng Đoàn về « Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam trong thời kỳ thành hình, 1533-1659 ». Bài giới thiệu được chia làm hai phần: phần trình bày và phần hỏi thưa.

A. PHẦN TRÌNH BÀY

Nói về lịch sử Đạo Công Giáo trên thế giới, Trần Trọng Kim đã rất xúc tích tóm tắt rằng: Nguyên khi xưa toàn xứ Âu-la-ba không có nhất định một tông-giáo nào cả. Mỗi dân-tộc thờ một vị thần riêng của mình. Thường hay lấy cái lực hoạt động của tạo-hóa mà tưởng-tượng ra các vị thần, rồi làm đền, làm đài, để thờ cúng. Như dân tộc Hi-lạp (Grec) và dân-tộc La-mã (Romain) thờ thần Giu-bi-te (Jupiter), thần A-bô-lông (Apollon) và các vị thần khác vậy. Duy có dân-tộc Do-thái (Juifs) ở đất Tiểu Á-tế-á, nay là đất Palestine đã được độc-lập, chỉ thờ một vị thần gọi là Jéhovah sinh-hóa vạn vật và người; cho nên người chỉ phải thờ một vị thần ấy mà thôi. Đến đời dân La-mã đã kiêm-tính được cả đất Tiểu Á-tế-á, đất bắc A-phi-lị-gia và đất tây-nam Âu-la-ba, dân Do-thái cũng thuộc về La-mã, mà đạo Do-thái bấy giờ cũng đã suy lắm rồi. Lúc ấy đức Gia-tô ra đời, nhân đạo Do-thái mà lập ra đạo mới (Đạo của ông Gia Tô lập ra cho nên ta thường gọi là đạo Gia Tô, lại vì đạo ấy chỉ thờ Thiên Chúa mà thôi, cho nên lại gọi là đạo Thiên Chúa. Có phái gọi là Cơ đốc bởi chữ Christ là bậc cứu thế), dạy người lấy sự yêu-mến và tôn-kính Thiên-chúa làm gốc, lấy bụng từ-bi nhân thứ, coi người như anh em ruột thịt làm cốt. Từ đó về sau các môn đồ đem đạo ấy đi truyền-bá các nơi. Ông Saint Pierre thì sang lập giáo đường ở tại Kinh-thành La-mã, ông Saint Paul thì đi truyền đạo ở khắp trong nước. [2]

Công Giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVI. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, căn cứ vào tổ chức giáo hội, chia Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam làm 3 thời kỳ: 1- Thời kỳ Bảo Trợ, gọi nôm na là Thời Kỳ Hình Thành của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam (1533-1659); 2- Thời kỳ Tông Tòa, gọi nôm na là Thời kỳ Công Giáo Phát Triển ở Việt Nam (1659-1960); Và Thời Kỳ Chính Tòa, gọi nôm na là Thời Kỳ Công Giáo Trưởng Thành ở Việt Nam (từ 1960 đến ngày nay).

Thời kỳ Công Giáo Hình Thành ở Việt Nam kéo dài từ 1533 đến 1659. Thời kỳ này cũng được gọi là Bảo Trợ, vì Tòa Thánh Rôma đã trao quyền Bảo trợ Truyền Giáo, do sắc lệnh Romanus Pontifex ngày 28/01/1455, cho triều đình Bồ Đào Nha. Từ đó, nước này có trách nhiệm và quyền lợi lo « Bảo Trợ » mọi việc truyền giáo và tổ chức giáo hội tại các phần đất họ khám phá ra. Từ năm 1494, Bồ Đào Nha phải phân chia quyền Bảo Trợ này với Tây Ban Nha. Các nước Nhật, Trung Hoa, Việt Nam, Xiêm,… thuộc quyền Bảo trợ Bồ Đào Nha (padroado); Các nước Phi Luật Tân, Mễ Tây Cơ, Mỹ châu,.. thuộc quyền Bảo Trợ Tây Ban Nha (patronato).

Ở Việt Nam, thời kỳ Bảo Trợ bắt đầu từ năm 1533, vì đó là dấu tích lịch sử đầu tiên, ghi dấu Công Giáo vào Việt Nam. Kết thúc năm 1659, vì ngày 09/09/1659, Tông Tòa Rôma thiết lập hai giáo phận đầu tiên ở Việt Nam và trao cho hai giám mục, đại diện Tông Tòa, trực tiếp điều hành giáo hội địa phương, mà không qua trung gian hai nước bảo trợ Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha nữa.

Thời Kỳ Bảo Trợ trải dài trên hai giai đoạn lịch sử việt nam: giai đoạn Nam Bắc Triều Lê Mạc (1527-1592) và một phần giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh (1570-1786). Bốn sự kiện quan trọng đáng ghi nhớ về thời kỳ Bảo Trợ Truyền Giáo:

1. Thế kỷ XVI, Công giáo vào Việt Nam và thành lập bốn cộng đoàn đầu tiên. Trong thế kỷ XVI, lịch sử Việt Nam loạn lạc với những tranh chấp giữa nhà Mạc và nhà Lê (1527-1592). Bắc triều nhà Mạc, cũng như Nam triều nhà Lê đều mời đón người Âu châu vào buôn bán với mình. Làm tuyên úy cho các thương thuyền người Âu, các giáo sĩ theo thương gia người Âu bắt đầu đến và truyền giáo ở Việt Nam.

Năm 1533, Theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, vào tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ I (1533), một người Âu Châu tên là Inêkhu đến truyền giáo ở làng Ninh Cường, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ thuộc giáo phận Bùi Chu, tỉnh Nam Định ngày nay [3].

Địa điểm thứ hai đã được tiếp nhận Tin Mừng là Thanh Hóa, với việc tòng giáo của công tử Đỗ Hưng Viễn, con quan đại thần triều Lê trung hưng, vào khoảng những năm 1560-1570, dưới thời Lê Anh Tông (1556-1573), vị vua đã biên thơ xin đức cha Carneiro ở Áo Môn gởi thừa sai đến Việt Nam. Đến triều Lê Thế Tông(1573-1599), lên ngôi còn nhỏ tuổi, được chị là công chúa Chèm làm nhiếp chính. Bà đã sai sứ giả sang Áo Môn nhiều lần, xin đức cha Carneiro gửi thừa sai đến Việt Nam. Năm 1588-1589, đức cha gởi hai cha triều Alphonso de Costa và Juan Gonsalves đến Việt Nam. Năm 1590, cha Pedro Ordonez de Cevallos bị dạt bão vào Việt Nam, được đưa về kinh đô vua Lê ở An Trường (Thanh Hóa). Nhờ sụ giảng dậy của cha, bà chúa Chèm đã trở lại đạo và lãnh phép rửa tội cùng với nhiều nàng hầu và cung nữ ngày 22/05/1591. Bà lấy tên thánh là Maria, nên gọi là Mai Hoa. Bà lập một tu viện, lấy tên là dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, trong đó, ngày 26/06/1591, cha Ordonez đã dâng lễ và 51 nữ tu đầu tiên đã làm lễ khấn tạm. Nhiều người dân cũng đã trở lại đạo, sống thành làng Giatô, đông đến 400 nhân danh. Cuối năm 1591, Hoàng Thái Hậu, mẹ công chúa Mai Hoa, cũng đã trở lại đạo, trước khi chết.

Cũng trong thế kỷ XVI, địa điểm thứ ba đã được đón Tin Mừng là Quảng Nam - Thuận Hóa, với việc hai linh mục dòng Daminh là cha Luis de Fonseca và Grégoire de la Motte đến Quảng Nam năm 1580-1586, và sau đó, việc ba nhà truyền giáo khác, dòng Đa Minh, là cha Alfonso Jímenez, cha Diego và thầy trợ sĩ Juan Bautista Deza đến Cửa Hàn vào năm 1595 và đã khuyên được 2 tù nhân bị án tử hình ở Thuận Hóa theo đạo và an táng theo lễ nghi công giáo.

Địa điểm thứ bốn được đón tin mừng là Thăng Long. Theo lời mời của Mạc Mậu Hợp, một phái đoàn các cha dòng Phanxicõ, gồm 4 linh mục là D. Operosa, B. Ruiz, P. Ortis, Fr. Montila và 4 thầy trợ sĩ cập bến An Quảng (Quảng Yên), ngày 01.05.1583. Nhưng khi vừa rời bến để lên Thăng Long, thì tầu bị bão đánh dạt sang đảo Hải Nam. Hai năm sau, cha Ruiz, đã 61 tuổi, trở lại được Thăng Long, được vua tôi Nhà Mạc đối xử tử tế và được tự do giảng đạo, nhưng không có ai theo đạo. Ngài chỉ rửa tội được cho một em bé sắp chết.

2. Thế kỷ XVII, Công giáo hội nhập vào xã hội việt nam và thành lập nhiều cộng đoàn khác. Sang thế kỷ XVII, với phân tranh Trịnh Nguyễn (1570-1786), xã hội Việt Nam vẫn còn loạn lạc với bảy trận đánh Bắc Nam: 1627, 1630, 1635, 1648, 1655, 1661, và 1672. Chúa Trịnh cũng như chúa Nguyễn, ai cũng muốn tiếp xúc với người Âu Châu để võ trang cho mình.

Tiếp nối công việc truyền giáo mà các cha Đaminh và Phanxicô đã thực hiện trong thế kỷ XVI, sang thế kỷ XVII, các cha dòng Tên đã đến gieo vãi Tin Mừng rộng rãi hơn trên khắp các miền Việt Nam. Từ năm 1615 đến 1643 ở Đàng Trong và từ năm 1627 đến 1663 ở Đàng Ngoài, trên 30 thừa sai dòng Tên đã đến truyền giáo ở Việt Nam. Nhiều vị giảng đạo bằng tiếng việt. Và tầt cả đều thích ứng Tin Mừng vào phong tục việt nam. Đây là những cử chỉ hội nhập văn hoá đầu tiên. Dùng tiếng việt, để diễn đạt những khái niệm công giáo, rất mới đối với người Việt Nam. Dùng những phong tục Việt Nam, như sự hiếu thảo và nếp sống gia đình, để biểu lộ và sống đức tin công giáo, còn nhiều xa lạ với xã hội việt nam.

Nhờ vậy, hạt giống Tin Mừng đã được dễ dàng đón nhận hơn: Tháng 7 năm 1615 cha Buzomi đến giảng đạo tại Quảng Nam và gặt hái được nhiều thành công. Nguyên năm ấy cha rửa tội được 300 người. Bề trên sai thêm Cha Pina sang giúp. Năm 1621 Cha Pina mở khu vực truyền giáo mới tại Quảng Nam. Cha đã chinh phục được nhiều người thông thái trong giới quan lại và lập nhà thờ, rửa tội 50 người. Trong số những người thông thái có gia đình ông Giuse, gia đình cụ Phêrô, Manuelle, bà Minh Ðức Vương Thái Phi, quan cố vấn Paolô.

Nhiều cộng đoàn mới đã được thành lập. Ở Đàng trong, cha François Buzomi và các đồng bạn đã mang Tin Mừng đến 5 cộng đoàn: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Thuận Hóa. Ở Đàng Ngoài, cha Đắc Lộ và đồng bạn đã mang tin mừng đến 7 cộng đoàn: Thanh Hóa, Nghệ An, Thăng long, Kẻ Bắc, Kẻ Đông, Kẻ Nam, Kẻ Tây.

Cộng tác với thừa sai, còn có một đội ngũ đông đảo các tín hữu Việt Nam, hiến toàn thân cho việc tông đồ, đó là các thầy giảng. Các thầy tuyên khấn độc thân, để tài sản chung và vâng lời thầy bề trên (lớp đầu tại Kẻ Chợ, Hà Nội năm 1630); (tại Cửa Hàn Quảng Nam năm 1643). Các thầy giảng hỗ trợ các thừa sai trong việc giảng dạy giáo lý, điều hành và duy trì các cộng đoàn Dân Chúa, khi các ngài bị trục xuất hoặc vắng mặt.

3. Nhưng từ sự khác biệt văn hóa, thêm vào với những đố kỵ và những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, công giáo, bắt đầu bị cấm cản và bách hại, đã củng cố được lòng tin của giáo hữu.

Tại Đàng Trong, Tháng 12/1625, Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên, nghe lời dèm pha của người Hòa Lan và lời tố cáo bỏ bê tổ tiên và các tục lệ quốc gia, ra sắc chỉ cấm người Công giáo Việt Nam không được mang trên mình hoặc treo trong nhà thánh giá và các ảnh tượng. đến thời Chúa Thượng Nguyễn Phước Lan, (1635-1648) sắc chỉ năm 1639 trục xuất tất cả các thừa sai. Năm 1644, Nhà Chúa ra một sắc lệnh cấm đạo rất nhặt. Thầy giảng Anrê Phú Yên tử đạo tại Quảng Nam. Thầy là chứng nhân đầu tiên của Đàng Trong.

Tại Đàng Ngoài, Dưới thời Trịnh Tráng (1627-1658), năm sắc chỉ cấm đạo đã được ban hành vào các năm: 1629, 1632, 1635, 1638 và 1643. Năm 1630, một giáo hữu tên thánh là Phanxicô, phu khiêng cáng ở triều đình, bị chém đầu vì tội chôn xác người chết. Ông là chứng nhân đức tin đầu tiên của Đàng Ngoài.

4. Công giáo đã khai sinh ra chữ quốc ngữ cho văn học việt nam. Để loan báo Tin Mừng, tất cả các linh mục dòng Tên đến Việt Nam, đều đã học tiếng Việt. Nhiều vị rất thông thạo. Cha Francois de Pina là người ngoại quốc thứ nhất rất thông thạo tiếng việt, người thứ nhất giảng mà không cần thông dịch viên. Cha Gaspar d’Amaral đã sáng tác từ điển Việt Bồ và cha Antonio Barbosa đã sáng tác từ điển Bồ Việt. Cả ba đều là người Bồ. Và cha Đắc Lộ đã sáng tác và cho in, năm 1651, hai tác phẩm quốc ngữ đầu tiên: cuốn « Tự điển việt bồ latinh » và cuốn giáo lý công giáo « Phép giảng tám ngày ».

Các tín hữu Việt Nam tiên khởi đã đóng góp vai trò rất lớn lao trong công trình ấy. Ngoài việc giúp các thừa sai học tiếng, các vị còn phiên dịch kinh sách và giáo lý ra chữ Nôm để phổ biến. Sử sách còn nhắc đến cụ nghè Giuse, sư cụ Manuel giúp cha Pina ở Quảng Nam, đến cụ Gioan Kim giúp cha Ðắc Lộ ở An Vực (Thanh Hóa) và những vần thơ văn của công chúa Catarina: “lịch sử đạo Thiên Chúa từ tạo thiên lập địa đến khi Chúa xuống thế... ”. “... Thơ văn đó được các người có đạo truyền tụng nhau, họ ngâm lên lúc làm việc ở nhà, ở ngoài đồng hay lúc đi đường”. Phần lớn những bài vãn dâng hoa cổ và cung giọng ngắm “15 sự thương khó” hiện nay, cũng đã xuất phát từ giai đoạn này.

Gần cuối thế kỷ XVII, vào năm 1659, chưa được 50 năm truyền giáo của các cha Dòng Tên, Giáo Hội Việt Nam chưa có giáo phận biệt lập, chưa có giám mục nào, chưa có linh mục việt nam, nhưng có khoảng 100.000 tín hữu; 20.000 trong Nam; 80.000 ngoài Bắc [4]; qui tụ chung quanh 340 nhà thờ: 75 ở Nghệ An, 183 ở Sơn Nam, 37 ở Hải Dương, 15 ở Kinh Bắc, 20 ở Thanh Hóa, và 10 ở Sơn Tây [5].

B. PHẦN HỎI-ĐÁP

1- H. Tin Mừng đến Việt Nam từ bao giờ?

T. Năm 1533, theo Khâm Định Việt Sử, chỉ dụ cấm đạo của vua Lê Trang Tôn đã nói đến một thừa sai Tây phương tên là I-nê-khu đã theo đường biển vào truyền đạo tại hai làng Ninh Cường và Trà Lũ thuộc tỉnh Nam Định ngày nay. Từ đó, hạt giống Tin Mừng đã lớn lên và trổ sinh nhiều hoa trái.

2- H. Để rao giảng Tin Mừng, các vị thừa sai đầu tiên đã làm gì?

T. Các vị thừa sai đã hòa mình vào xã hội và hòa nhập vào văn hóa gia đình Việt Nam, đặc biệt sáng tạo và hoàn thành chữ Quốc ngữ với sự cộng tác của một số người Việt trong tu hội Thầy giảng.

3- H. Các tín hữu đầu tiên đã cộng tác thế nào với các vị thừa sai trong công cuộc rao giảng Tin Mừng?

T. Các tín hữu đầu tiên đã giúp các vị thừa sai học ngôn ngữ và làm quen với phong tục Việt Nam, để các ngài có thể giảng đạo bằng tiếng Việt Nam. Các thầy giảng còn giúp các ngài trong việc dạy giáo lý, điều hành, và duy trì các cộng đoàn Dân Chúa.

4- H. Ai là những chứng nhân đức tin đầu tiên tại Việt Nam?

T. Tại Đàng Ngoài (miền Bắc) có anh Phanxicô, làm việc bác ái mà bị tra tấn và bị giết năm 1630. Tại Đàng Trong (miền Nam), có thầy Anrê Phú Yên là học trò của cha Đắc Lộ, bị chém đầu ngày 26-7-1644.

5- H. Các tín hữu đầu tiên được đồng bào lương yêu thương gọi là gì?

T. Các tín hữu đầu tiên yêu thương nhau đến nỗi đồng bào lương gọi các ngài là những người theo đạo Yêu nhau.


Chú thích

(1). Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề nghị cho việc cử hành Năm Thánh 2010 một phương thức hai điểm: 1- « Có những cử hành chung cho cả nước và có những cử hành riêng cho địa phương ». 2- « Cử hành năm Thánh 2010 là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua trong tâm tình tạ ơn vì biết bao hồng ân Chúa ban, tạ ơn vì những hy sinh của các bậc tiền nhân, các ân nhân cũng như các chứng nhân đức tin; đồng thời tạ lỗi vì đã chưa bày tỏ được hình ảnh Giáo Hội như lòng Chúa mong ước. Đây cũng là cơ hội cho ta nhìn vào hiện tại với cặp mắt đức tin để phân định những thách đố cũng như những thuận lợi cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Đây còn là thời điểm thúc đẩy chúng ta nhìn tới tương lai với quyết tâm xây dựng một Giáo Hội như gia đình của Chúa, như cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và là cộng đoàn loan báo Tin Mừng Chúa Kitô nhằm phục vụ sự sống và phẩm giá của mọi người, nhất là những người nghèo khổ ».

Theo phương thức tr ên, Ban Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã đưa ra một chương trình « Học hỏi về Năm Thánh 2010 » thực hiện trong 8 tuần lễ. Mỗi chúa nhật, trước thánh lễ 11 giờ 30, Ban Giám Đốc đã mời Giáo Sư Trần Văn Cảnh hướng dẫn Cộng đoàn học hỏi về lịch sử Giáo Hội Việt Nam và lịch sử Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Paris.

1. 09/05: Dẫn nhập: Tìm hiểu Năm Thánh 2010

2. 16/05: GHVN hình thành, 1533-1659

3. 23/05: GHVN phát triển, 1659-1960

4. 30/05, GHVN trưởng thành, 1960-hôm nay

5. 06/06: CGVN Paris thành hình, 1784-1952

6. 13/06: CGVN Paris tăng số lượng, 1952-1977

7. 20/06: CGVN Paris có tổ chức mới, 1977-hôm nay

8. 27/06: Hướng tương lai cho GHVN

9. Và lần thứ 9, GXVN Paris sẽ theo Tuyên Úy Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp và toàn thể các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, để tổ chức Đại Hội Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam, trong hai ngày 03-04/07/2010 tại Paris với sự tham dự của Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp và Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

(2) Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Quyển II, Sống Mới, tr. 97-98.

Mười điều răn công giáo tóm gọn trong hai chương: "Ngươi Phải Yêu Mến Ðức Chúa, Thiên Chúa Của Ngươi hết Lòng, hết Linh Hồn và hết Trí Khôn Ngươi"; "Ngươi Phải Yêu Thương người Thân Cận Như Chính Mình" (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/veritas/index.html)

(3). Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, q. XXXIII, tập II, tr.301, Viện Sử học, NXB Giáo dục 1998.

(4) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2004, tr. 189.

(5) Bentô Thiện viết trong « Lịch sử nước Anam (năm 1659) rằng: “Nghệ an Xứ những nhà thánh thờ đức Chúa trời được bẩy mươi lăm nhà thánh. Sơn nam Xứ được một trăm tám mươi ba nhà thánh. Hải dương Xứ được ba mươi bẩy nhà thánh. Kinh bắc Xứ được mười lăm nhà thánh. Thanh hoá xứ được hai mươi nhà Thánh. Sơn tây xứ được mười nhà thánh”. Trích trong Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn: Đường mới, 1972, tr. 129.


Bài 3: Đạo Công Giáo phát triển thế nào ở Việt Nam (1659-1960)?

Paris. Chúa nhật Lễ Hiện Xuống 23/05/2010. trước thánh lễ 11g30, GXVN Paris đã dành 10 phút để học hỏi về Năm Thánh 2010 (1). Qua một tập tài liệu đã in sẵn, GS Trần Văn Cảnh giới thiệu với Cộng Đoàn về « Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam trong thời kỳ phát triển, 1659-1960 ». Bài giới thiệu được chia làm hai phần: phần trình bày và phần hỏi thưa.

A. PHẦN TRÌNH BÀY

Trong lịch sử việt nam, thời kỳ Tông Tòa trải dài trên 5 giai đoạn: Trịnh Nguyễn phân tranh (1570-1786), Tây Sơn (1786-1802), Nhà Nguyễn (1802-1884), Bảo hộ Pháp (1884-1954), Quốc Cộng Nam Bắc (1954-1975). Nhiều biến cố quan trọng trong lịch sử tranh quyền cai trị, mở rộng bờ cõi và giữ nước, phát triển quốc gia, mất độc lập và dành lại chủ quyền, chia rẽ và thống nhất quốc gia,…

Trong lịch sử giáo hội công giáo, thời kỳ Tông Tòa đánh dấu một đường hướng truyền giáo mới. Rút lại quyền Bảo Trợ truyền giáo của hai quốc gia Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, thành hình từ thế kỷ XV. Trao việc truyền giáo cho một cơ quan mới là Thánh Bộ Truyền Giáo, thành lập từ ngày lễ Ba Vua 06.01.1622.

Đây là một thay đổi rất lớn. Để giảm bớt và tránh những lạm dụng tiêu cực của các quốc gia bảo trợ, có nhiều quyền lực và tư lợi khác nhau, Tòa Thánh đã muốn đứng ra lãnh trách nhiệm trực tiếp và toàn bộ trong công việc truyền giáo. Nhờ những khám phá các vùng đất mới, từ thế kỷ XV, một ý thức mới đang thành hình trước những ngỡ ngàng mới: thế giới bao la với nhiều dân tộc khác nhau, với những nền văn minh to như Ấn Độ, Trung Hoa,…với những tôn giáo lớn, như Ấn giáo, Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo,… Công việc truyền giáo cần phải có kế hoạch và phương pháp, tổ chức và thống nhất lãnh đạo, do chính Giáo triều điều hành.

Sau gần 50 năm truyền giáo rất thành công ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, các cha Dòng Tên bị trục xuất khỏi Việt Nam. Cha Đắc Lộ được lệnh bề trên về Âu Châu, vận động Giáo Hội gởi giám mục đi truyền giáo ở Việt Nam. Trong ba năm 1649-1652 ở Rôma, cha đã không tìm ra ứng viên giám mục. Hai năm 1653-1654 ở Paris, cha đã gặp may mắn hơn. Cha đã tìm được các ứng viên giám mục. Kết quả là ngày 29.07.1658, ÐTC Alexandre VII bổ nhiệm cha François Pallu làm giám mục hiệu tòa Héliopolis, cha Pierre Lambert de la Motte làm giám mục hiệu tòa Béryte và cả hai làm Giám Quản Tông Tòa cho các sở truyền giáo Trung Hoa và Việt Nam. Rồi ngày 09.09.1659, ÐTC Alexandre VII ban sắc chỉ « Super Cathedram » bổ nhiệm ÐC François Pallu làm Đại diện Tông Tòa Đàng Ngoài và ÐC Pierre Lambert de la Motte làm Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong. Từ đây, ngày 09.09.1659 được coi là ngày mở đầu cho thời kỳ thứ hai trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam: thời kỳ TÔNG TÒA, kéo dài 300 năm, từ 1659 đến 1960. Đây là thời kỳ dài nhất trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam. Rất nhiều công việc đã được thực hiện, vừa đặt nền tảng vừa cất cao và xây lớn Giáo Hội Việt Nam.

Bốn việc đã được mở đầu ở thời Bảo Trợ vẫn được tiếp tục thực hiện: đưa Tin Mừng đến các địa điểm mục vụ mới, hội nhập vào xã hội Việt Nam và thành lập những cộng đoàn mới, củng cố lòng tin của giáo hữu và phát triển chữ quốc ngữ cho văn học việt nam.

Trong thời kỳ Tông Tòa, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã phát triển mạnh. Chín việc quan trọng đáng ghi nhớ khác đã được thực hiện: Tổ chức công đồng Ayuthia xây dựng chương trình truyền giáo; Thành lập và tổ chức các giáo phận tông tòa; Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ việt nam; Mở Công Đồng Phố Hiến để tổ chức cai quản giáo phận Đàng Ngoài; Thành lập dòng nữ Mến Thánh Giá; Huấn luyện đội ngũ các cán bộ giáo dân ưu tú giúp việc truyền giáo cho lương dân và điều hành xứ đạo; Tăng lượng và tăng phẩm giáo hữu, nhiều người dám chết vì đạo; Mời sự cộng tác tham dự của nhiều dòng tu và tổ chức khác nhau; Đóng góp xây dựng văn hóa và xã hội cho Việt Nam.

1. Tổ chức công đồng xây dựng chương trình truyền giáo ở Ayuthia năm 1664. Được bổ nhiệm rồi, hai tân giám mục, trước sau lần lượt lên đường đi nhận nhiệm sở. Vì tình hình cấm đạo ở Việt Nam, hai đức cha Pallu và Lambert đều dành phải lưu lại ở Ayuthia, thủ đô Thái Lan. Ở đây, hai đức cha, cùng với bốn linh mục thừa sai hiện diện lúc đó là các cha Deydier, Hainques, Brindeau và Laneau đã họp Công Ðồng Thừa Sai Hải Ngoại đầu tiên vào năm 1664, xác định những nguyên tắc và chương trình làm việc thừa sai. Năm hồ sơ đã được thảo luận và quyết định: một linh đạo tông đồ, một thứ hội đoàn tông đồ « Dòng Mến Thánh Giả », chỉ dẫn các thừa sai, cơ sở thường trực tại Ayuthia, trường sinh ngữ Đông Á và chủng viện thánh Giuse. Trong năm hồ sơ này, dưới khía cạnh chương trình truyền giáo, hồ sơ về « Chỉ dẫn các thừa sai » là quan trọng hơn cả, vì nó vạch ra một hướng đi cho việc truyền giáo, về 1- con đường tu đức, cuộc sống thánh hoá mà nhà thừa sai, người truyền giáo cần phải có; 2- về việc giảng dậy cho lương dân và những cách thế phải dùng đến: giảng dậy bằng gương sáng, bằng bác ái, bằng khôn ngoan, bằng trung dung; 3- và về việc tổ chức giáo hội, qua 3 khía cạnh: tổ chức giáo xứ, các thầy kẻ giảng và việc đào tạo linh mục bản xứ.

Sau Công Đồng Ayuthia 1664, nhiều công đồng khác đã được tổ chức, để định hướng và kiểm điểm công việc truyền giáo: Công Đồng Phố Hiến 1670, Công đồng Hội An I (Hải Phố) 1672, Hội An II (Hải Phố) 1682, CĐ Thợ Đúc Huế 1747, CĐ Bắc Kỳ 1753, CĐ Hà Nội 1795, Công Đồng Trung Việt 1803, CĐ Nam Kỳ Gò Thị 1841, CĐ Bùi Chu 1854, CĐ Nam Kỳ Sài Gòn 1880, CĐ Bắc Kỳ Kẻ Sặt 1900, CĐ Kẻ Sở 1912, CĐ Đông Dương 1934.

2. Thành lập và tổ chức 17 giáo phận tông tòa ở Việt Nam, từ 1659 đến 1959. Như chúng ta đã biết, Vùng Đông Ấn là một vùng truyền giáo thuộc Bảo Trợ Bồ Đào Nha, theo đó giáo phận Goa đã được thành lập ngày 31/01/1533. Đàng Trong và Đàng Ngoài đều thuộc địa phận này. Từ ngày 04/02/1558, giáo phận Malacca được thành lập. Cả hai miền Việt Nam thuộc giáo phận mới. Ngày 23/01/1576, giáo phận mới Macau (Áo Môn) được thành lập. Đàng Ngoài thuộc giáo phận mới. Đàng Trong vẫn thuộc giáo phận Malacca. Cả ba giáo phận này đều là chính tòa và tùy thuộc qui chế Bảo Trợ Bồ Đào Nha.

Ngày 09.09.1659 Ðức Thánh Cha Alexandre VII ban sắc lệnh thiết lập 2 giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam: Ðức Cha François Pallu được bổ nhiệm làm Đại Diện Tông Tòa Đàng Ngoài, thêm quyền cai quản 5 tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và Tứ Xuyên của Trung Quốc và nước Lào; và Ðức Cha Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong, thêm quyền cai quản các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm luôn cả Chiêm Thành.

Hai mươi năm sau, vào năm 1679, Giáo phận Đàng Ngoài (1659) được chia làm hai giáo phận mới: giáo phận Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) từ sông Hồng ra phía biển với tân Giám mục Deydier và giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội), từ sông Hồng đến biên giới Lào, đặt dưới quyền của Giám mục J. de Bourges. Giáo phận thứ ba được thành lập: Hải Phòng. Thế kỷ XVIII không một địa phận mới nào đã được thành lập. Lý do chính yếu vì những cấm cản, bắt bớ, giết hại đã bắt đầu nghiêm trọng. Sang thế kỷ XIX, 6 giáo phận mới được thiết lập: Sài gòn (1844), Vinh (1846), Bùi Chu (1848), Huế (1850), Bắc Ninh (1883) và Hưng Hóa (1895). Rồi trong đầu thế kỷ XX, 8 giáo phận mới đã được thiết lập: Phát Diệm (1901), Thanh Hóa (1932), Kon Tum (1932), Thái Bình (1936), Vĩnh Long (1938), Lạng Sơn (1939), Cần Thơ (1955) và Nha Trang (1957).

3. Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ việt nam, từ 1666. Một trong những sứ mệnh hàng đầu của hai giám mục tông tòa là đào tạo linh mục bản xứ. Bởi vậy, việc đầu tiên khi mới tới Thái Lan, Đức cha Lambert đã nghĩ đến chuyện lập chủng viện. Năm 1666, ngài đã xây cất cơ sở chủng viện thánh Giuse tại Ayuthia. Hai năm sau, năm 1668, Đức cha đã truyền chức linh mục cho hai vị việt nam đầu tiên Ðàng Trong: cha Giuse TRANG và cha Luca BỀN. Vài tháng sau cùng năm 1668 này, Ðức cha cũng đã truyền chức linh mục cho hai vị đến từ Ðàng Ngoài. Ðó là cha Gioan HUỆ và cha Bênêditô HIỀN. Cùng năm 1666, sau khi đã đến Đàng Ngoài gần ba tháng, ngày 04.11.1666, cha Deydier đã lập một chủng viện (nổi) đầu tiên trên đất Việt. Trong chuyến kinh lý Đàng Ngoài, 1669-1670, Đức cha Lambert đã truyền chức linh mục cho 7 vị mới trong chủng viện nổi này vào tháng giêng 1670. Đó là các cha: Mactinô MÁT(1670-1684), Giacôbê CHIÊU (1670-1683), Philiphê NHÂN (1670-1672), Antôn QUẾ (1670-1685), Simon KIÊN (1670-1684), Lêôn TRỤ (1670-1692), và Vitô TRI (1670-1705). Cũng dịp này, Ðức cha Lambert de la Motte đã ban các chức nhỏ cho 20 vị khác và phép cắt tóc cho khoảng 20 chủng sinh trẻ hơn. Hàng giáo sĩ Việt Nam đã thực sự được thành lập.

Sau đó, lần lượt các chùng viện khác đã được thành lập. Kiên Lao 1683, Lục Thủy 1686, Vĩnh Trị, Kỳ Lân, Trang Nứa 1691, Kẻ Lò 1697, Thợ Đúc 1740, Hòn Đất 1765, Cây Quao 1775, Mặc Bắc 1782, Lái Thiêu 1789, Dinh Cát 1782,…

4. Mở Công Đồng đầu tiên tại Phố Hiến, 14/02/1670, để tổ chức Địa Phận Đàng Ngoài. Ngày 14 tháng 02 năm 1670, Ðức cha Lambert đã mở công Ðồng Phố Hiến, với sự tham dự của 12 linh mục: 3 cha thừa sai François Deydier, Jacques de Bourges và Gabriel Bouchard, 9 cha việt nam mới được phong chức, hai vào năm 1668, cha Gioan HUỆ và Bênêditô HIỀN, bảy vừa được phong chức vào tháng giêng vừa qua: cha Mactinô MÁT, cha Giacôbê CHIÊU, cha Philiphê NHÂN, cha Antôn QUẾ, cha Simon KIÊN, cha Lêông TRỤ và cha Vitô TRI. Mở một Công đồng cho Ðàng Ngoài lúc này là điều cần thiết vì lý do nội bộ là xác định nguyên tắc và đặt để tổ chức đã vậy, mà còn càng cần vì lý do ngoại bộ, đó là sự cấm đạo ở Việt Nam do chính quyền địa phương áp đặt và sự cạnh tranh của các cha dòng Tên thuộc chế độ Bảo Trợ Bồ Ðào Nha.

Công Ðồng đã bàn thảo và lấy một số quyết nghị. Tất cả các quyết nghị này đã được ghi vào một thủ bản, như là một bản nội lệ cho hàng giáo sĩ, thừa sai cũng như bản quốc, làm việc cho giáo phận. Văn bản gốc của công đồng này gồm 34 điều, ký ngày 14.02.1670. Sau đó nó đã được gởi sang Tòa Thánh. Toà Thánh đã duyệt xét, bỏ đi khoản 27, còn lại 33 điều, trong đó điều cuối cùng đã được sửa đổi. Toà Thánh châu phê bản luật này do sắc lệnh « Apostolatus officium » (Sứ mệnh tông đồ), ký ngày 23.12.1673.

Về những quyết định liên quan đến việc tổ chức giáo hội địa phương, giáo phận Ðàng Ngoài được chia thành 9 hạt, mỗi hạt do một linh mục việt nam làm quản hạt, ở trong một nhà xứ cố định, có một thầy giảng chính phụ tá. Mỗi Cộng Ðoàn do một thừa hành điều hành, đảm trách tổ chức việc thờ phượng, chăm sóc cho phong cách của các giáo dân được tốt đẹp, rồi trình báo lên cha quản hạt, là người sẽ trình báo lên cho giám mục đại diện tông toà, hay cho các thừa sai đại diện ngài. Tất cả các của cải vật chất sẽ để chung trong một quỹ trung ương, đặt ở trung tâm địa hạt truyền giáo địa phận. Nhưng mỗi hạt cũng sẽ có một một ngân khoản riêng dành cho việc bác ái bố thí. Các việc chuyển trao tài chánh sẽ được ủy thác cho một hay hai vị lo việc thâu trao cho mỗi hạt, và do cha quản hạt kiểm soát. Còn ở trung ương thì ông Raphael de Rhodes đã được bổ nhiệm làm tổng quản tài chánh.

Về công tác mục vụ thì giám mục đại diện tông toà hay các cha thừa sai phải lo việc đào tạo các chủng sinh. Các linh mục địa phương có trách nhiệm tuyển chọn người trẻ làm chủng sinh và lo đào tạo cuộc sống đạo đức cho họ. Tất cả mọi linh mục, thừa sai hay địa phương đều thống nhất phải có một tác phong thích ứng với thiên chức của họ. Họ không được phép, trực tiếp hay gián tiếp, làm việc buôn bán, nếu không họ sẽ bị khai trừ. Họ cũng phải lo cho con chiên bổn đạo của mình có cách cư xử tốt. Còn các tu sĩ, thì không ai được nại đến bất cứ một quyền hành nào, mà không có phép của giám mục đại diện tông tòa. Những điều bất đồng giữa các giáo dân thì cha quản hạt sẽ phân xử, và trong những việc quan trọng thì có thể đưa lên giám mục đại diện tông tòa, hay các thừa sai của ngài, đặc biệt là những việc liên hệ đến tín lý, đến bí tích, hay đến những « ka » lương tâm khó giải quyết. Hài cốt thánh Julien và thánh Milite, đã được Dức cha Lambert mang từ Roma tới thì được trưng bầy tại các nhà thờ Phục sinh và Giáng Sinh ở thủ đô Thăng Long. Còn việc thánh Giuse làm quan thầy cho cả xứ Ðàng Ngoài, đã được cha Ðắc Lộ chọn, thì tất cả đều đồng ý tái xác nhận. Những quyết định này nói lên tài tổ chức của Ðức cha Lambert đã vậy. Nhưng cũng cho thấy rằng Ðức Cha Lambert đã vận dụng và đánh giá cao những kinh nghiệm thực tế của cha Deydier, của các thầy giảng và của cha Ðắc Lộ.

5. Lập dòng nữ Mến Thánh Giá năm 1670. Cũng trong chuyến kinh lý Đàng Ngoài 1669-1670 này, ngày thứ tư lễ tro, 19.02.1670, Ðức cha nhận lời khấn của 2 nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên. Ðó là chị Agnès và chị Phaolô tại Phố Hiến, trên một chiếc thuyền neo tại sông Hồng, đối diện với làng Bái Vàng. Hai tu viện Mến Thánh Giá đầu tiên đã được thành lập ở xứ Ðàng Ngoài, một ở Kiên Lao, tỉnh Nam Ðịnh, nay thuộc địa phận Bùi Chu, một ở Bái Vàng, tỉnh Hà Nam, nay thuộc địa phận Hà Nội. Dòng Mến Thánh Giá đã được thành lập, mở đầu việc đào tạo tu sĩ tận hiến.

Từ cuối tháng 8/1671 đến tháng 3/1672, Ðức cha Lambert kinh lý Đàng Trong lần I và lập Hội Dòng Mến Thánh Giá ở An Chỉ, Quảng Ngãi. Cuối tháng 3/1672, ngài trở về Thái Lan. Ngài đã thực hiện một số công việc quan trọng, trong đó có việc thành lập Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Ayuthia với bản luật như ở Việt Nam.

Dòng Mến Thánh Giá phát triển và tăng trưởng không ngừng, dẫu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong thời cấm đạo, từ cuối thế kỷ XVII đến đầu XX.

Nhờ những cải tổ của Đức cha Louis de Cooman (Hành) trong những năm 20 và của Đức cha Phan-xi-cô Chaize (Thịnh) trong những năm 30 và 40, Dòng MTG Việt-nam dần dần đi vào nề nếp qui củ và phát triển mạnh. Hiện nay, trên toàn cõi Việt-nam, có 23 Hội Dòng, phục vụ trong 16 giáo phận. Cuối năm 2004, tổng số Nữ tu khấn trọn là 3.092 chị và khấn tạm là 1.428 chị.

6. Huấn luyện đội ngũ cán bộ giáo dân ưu tú giúp việc truyền giáo cho lương dân và điều hành xứ đạo, từ 1666. Bên cạnh việc đào tạo linh mục bản xứ và việc lập dòng nữ Mến Thánh Giá, việc huấn luyện đội ngũ cán bộ giáo dân giúp việc truyền giáo là công việc mà các thừa sai đã rất quan tâm. Đội ngũ này gồm hai nhóm khác nhau: nhóm Thầy Giảng và nhóm Quý chức. Các thầy giảng là thành viên của Tu hội Thầy giảng, được thành lập ở Kẻ chợ ngày 27/04/1630 và ở Hội An ngày 31/07/1643. Thầy giảng, cộng tác viên kế cận của các linh mục « là những cộng tác viên và những thợ rao giảng tin mừng, phải trổi vượt kẻ khác về tính trung thực và chuyên cần ». Sống trong Nhà Đức Chúa Trời với các linh mục, các thầy giảng sẵn sàng thi hành mọi sứ mệnh mà linh mục trao phó: làm quản gia Nhà Đức Chúa Trời, đi mọi nơi mà linh mục sai phái để dạy giáo lý, ban phép rửa tội, an ủi kẻ liệt, chuẩn bị tuần làm phúc,…Tất cả 11 linh mục việt nam đầu tiên được thụ phong trong các năm 1668 và 1670 đều xuất thân từ thầy giảng mà lên.

Các Quý Chức là « người có hiểu biết giáo lý, có lòng đạo đức và có đời sống gương mẫu », được chọn từ những gia trưởng có học thức, có lòng nhiệt thành trong họ đạo, để đảm đương tất cả những gì không đòi hỏi phải có chức năng linh mục, hầu giúp đỡ các cha điều hành họ đạo và truyền giáo cho lương dân. Tùy số giáo dân đông ít khác nhau, các quý chức có thề từ vài đến dăm ba người trong các họ đạo. Được xác định do 3 Công Đồng Ayuthia 1664, Phố Hiến 1670 và Hội An 1672, qui chế Hội Đồng Quý Chức đã được cải tiến liên tục: năm 1884 với Đức cha Colombert, năm 1899 với Đức cha Pierre Marie Gendreau, năm 1900 và 1912 với Công Nghị Miền của các giáo phận Bắc Kỳ tại Hải Phòng và Kẻ Sở, và năm 1934 với Công Đồng Đông Dương.

7. Tăng lượng và tăng phẩm giáo hữu, nhiều người dám chết vì đạo, trong 4 thế kỷ, từ XVII đến XX . Nhờ đã được đào tạo kỹ lưỡng và có nhiệt tình truyền giáo, các thừa sai hải ngoại Paris đã gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp: số giáo dân tăng trưởng không ngừng. Vào năm 1659, Giáo Hội Việt Nam có 100.000 giáo dân. 300 năm sau, năm 1960, số giáo dân việt nam đã tăng lên 21 lần, đạt con số 2.096.540 tín hữu công giáo.

Nhưng niềm hãnh diện nhất của Giáo Hội Việt Nam là đức tin vững mạnh của tín hữu. Dòng dã trong 5 thế kỷ, từ thế kỷ XVI đến XX, rất nhiều lần giáo dân việt nam bị cấm cản, bắt bớ, giết hại vì đức tin. Dưới thời Trịnh Nguyễn và Tây Sơn, 30.000 tín hữu tử đạo; Dưới thời ba vua nhà Nguyễn Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, 40.000 tín hữu bị giết vì đạo; Và với Phong trào Văn Thân, 60.000 tín hữu đã bị giết hại vì đức tin công giáo. Tổng cộng, 130.000 người tử vì đạo vì xưng và làm chứng cho đức tin.

8. Mời sự tham dự đóng góp của nhiều dòng tu và tổ chức khác nhau, đặc biệt từ thế kỷ XIX. Trong thời Bảo Trợ, 1533-1659, các cha Dòng Tên là những thừa sai được biết đến nhiều hơn cả. Các ngài ở Việt nam từ 1615 đến 1802. Ngoài ra còn hai cha Daminh đến Quảng Nam năm 1580 và một phái đoàn dòng Phanxico đến An Quảng năm 1583.

Thời Tông Tòa, 1659-1960, các cha Thừa Sai Hải Ngoại Paris là những vị liên tục hơn cả, đông hơn cả, và đóng những vai trò chủ chốt hơn cả. Nhưng, trên cánh đồng truyền giáo mênh mông và rất phì nhiêu ở Việt Nam, các cha Thừa Sai Hải Ngoại đã ý thức được, ngay từ ban đầu, nhu cầu cần nhiều nhà truyền giáo. Năm 1671, khi đi kinh lý Đàng Trong lần I, Đc Lambert đã sai cha Bouchard sang Manila xin dòng Đaminh đến giúp việc truyền giáo. Ba năm sau, trên đường đi Đàng Ngoài, bị bão đánh dạt vào Phi luật Tân, Đức cha Pallu đã đích thân đến gặp các bề trên dòng Daminh ở đây sang Việt Nam cộng tác vào việc truyền giáo. Kết quả là từ năm 1676 các cha Đa Minh đã trở lại Việt Nam, đóng góp truyền giáo. Ngoài ra còn các cha dòng Phanxicô, trở lại Đàng Ngoài vào năm 1701, và Đàng Trong từ năm 1719, hoạt động rất khởi sắc với cha Jose Garcia.

Từ cuối thế kỷ XIX, khi cơn bách đạo nguôi đi, thì rất nhiều các dòng tu và tổ chức khác nhau đã đến Việt Nam, góp công vào việc truyền giáo. Nữ tu Thánh Phaolô 1860, Nữ Dan sĩ Carmel 1861, Sư Huyh Lasan 1866, Nữ tu Chúa Quan Phòng Portieux 1876, Nữ tử Đức Bà Truyền Giáo 1924, Chúa Cứu Thế 1925, Nữ tử Bác Ái Thánh Vicentê Phaolô 1928, …

Không kể những dòng tu và tổ chức đến từ bên ngoài, nhiều dòng tu và tổ chức đã được thành lập ngay ở Việt Nam. Dòng Mến Thánh Giá 1670, Dòng Kín 1862, Dòng Xitô Phước Sơn 1920, dòng Sư Huynh Kitô Vua Cái Nhum 1924, Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân 1931, Dòng Sư Huynh Thánh Giuse Nha Trang 1931,…

Trong « Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, niên giám 2004 », người ta đếm được 90 tổ chức tu trì tại Việt Nam; 29 cho nam giới và 61 cho nữ giới.

9. Đóng góp xây dựng văn hóa và xã hội cho Việt Nam. Tiếp nối con đường hội nhập văn hóa mà cha Đắc Lộ đã vạch ra, các cha thừa sai hải ngoại Paris tiếp tục đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng và phát triển văn hóa việt nam.

Trong lãnh vực văn học, nhiều sách nghiên cứu về ngôn ngữ việt nam, đặc biệt các tự điển đã được tiếp tục. Tự điển Việt Latinh của Pierre Pigneaux (1772), Latinh Việt của Jean-Louis Taberd (1838), Việt Latinh của Joseph Theurel (1877), Việt Pháp của Jean Génibrel (1898), Tự điển Việt Hoa Pháp của Gustave Hue,… Nhiều sách đạo bằng chữ nôm và chữ quốc ngữ đã được sáng tác, nhiều sách về văn hóa giáo dục bằng chữ quốc ngữ đã được sáng tác (10).

Trong lãnh vực chính trị kinh tế, một sự kiện lịch sử khác, dẫu không thuộc sứ mệnh của giáo hội, nhưng đã được một trong những giám mục thừa sai thực hiện, đó là việc Đức cha Bá Đa Lộc (1741-1799) đã giúp Nguyễn Vương lập nên Nhà Nguyễn và tham chính, làm Đại thần với chức Sư Phó. Ngài đích thân tham gia vào binh đoàn trong cuộc tấn công quân Tây Sơn tiến chiếm và bảo vệ thành Diên Khánh (Nha Trang), 1792-1794 (11).

Trong lãnh vực giáo dục, Nhiều trường đã được thiết lập, mà đầu tiên là các trường chủng viện đào tạo chủng sinh và linh mục đã được thành lập. Cha François Deydier đã lập « chủng viện nổi » ngay năm mới đến Việt Nam, 1666. Tiếp theo đó, nhiều chủng viện khác đã được thành lập: Kiên lao, Kẻ Cốc (1683), Lục Thủy (1686), Kẻ Lò (1697), Lái Thiêu (1789),… Sau đó, là các trường học ngoài đời: tiểu học và trung học. Vào năm 1939, ở Đông Dương, người ta đếm được 1.783 trường công giáo, thâu nhận 121.172 học trò.

Trong lãnh vực xã hội, nhiều cơ sở từ thiện đã được thành lập: trường câm điếc Lái Thiêu lập năm 1866, trại phong Qui Hòa lập năm 1929, …Tiếp theo đó, nhiều cơ sở xã hội khác dần dà đã được giáo hội thành lập, cô nhi viện, bệnh xá, trại cùi, nhà hộ sinh, phòng phát thuốc,…

Kết quả là 300 năm sau, vào năm 1960, Giáo hội Việt Nam có 17 giáo phận, có 130.000 người tử vì đạo, có 23 giám mục, 1.914 linh mục, 5.789 tu sĩ, 1.530 đại và tiểu chủng sinh, có 2.096.540 tín hữu, trên tổng số 29.200.000 dân, chiếm tỷ số 7.17% dân số. Số giáo hữu tăng gấp 21 lần. Giáo Hội, dẫu không ngừng bị bách hại bởi chính quyền, đã tạo ra một nền văn học quốc ngữ mới cho Việt Nam, đã tham gia tích cực vào việc xây dựng và cải tiến văn hóa, giáo dục và xã hội cho Việt Nam.

B. PHẦN HỎI-ĐÁP

Sau phần trình bày của GS Trần Văn Cảnh, Ông Nguyễn Văn Thơm, Ủy Viên Xây Dựng, HĐMV đã đặt ra với GS Cảnh năm câu hỏi.

1- H. Các giáo phận đầu tiên tại Việt Nam được thiết lập khi nào?

T. Ngày 9.9.1659, Toà Thánh đã thiết lập 2 giáo phận đầu tiên trên đất Việt Nam và đặt hai Giám quản tông toà: miền Nam (Đàng Trong) với Đức Giám mục Lambert de la Motte và miền Bắc (Đàng Ngoài) với Đức Giám mục François Pallu.

2- H. Những linh mục đầu tiên người Việt Nam là ai?

T. Đàng Trong có các linh mục Giuse Trang và Luca Bền, còn Đàng Ngoài có các linh mục Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ. Tất cả đều được Đức Giám mục Lambert de la Motte truyền chức tại Thái Lan.

3- H. Công đồng đầu tiên của Giáo Hội tại Việt Nam được tổ chức tại đâu?

T. Công đồng đầu tiên của Giáo Hội tại Việt Nam được tổ chức tại Phố Hiến (Hưng Yên) vào tháng 2 năm 1670 dưới quyền chủ toạ của Đức Giám mục Lambert de la Motte.

4- H. Nội dung của công đồng gồm những gì?

T. Công đồng đã đưa ra một chương trình hoạt động: chia giáo xứ, chọn thánh Giuse làm bổn mạng Giáo Hội tại Việt Nam và ấn định việc đào tạo chủng sinh qua tổ chức Nhà Đức Chúa Trời.

5- H. Các Kitô hữu Việt Nam đã sống đức tin thế nào?

T. Các Kitô hữu Việt Nam đã kiên cường giữ vững đức tin; hằng trăm ngàn đã phải đổ máu đào để minh chứng cho đức tin của mình. Trong số đó, có 117 vị tử đạo gồm 8 giám mục, 50 linh mục, 59 giáo dân đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988. Ngoài ra còn có thầy giảng Anrê Phú Yên được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong chân phước ngày 5 tháng 3 năm 2000.

Chú thích:

(1). Để sống Năm Thánh 2010, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề nghị một phương thức hai điểm: 1- « Có những cử hành chung cho cả nước và có những cử hành riêng cho địa phương ». 2- « Cử hành năm Thánh 2010 là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua trong tâm tình tạ ơn vì biết bao hồng ân Chúa ban, tạ ơn vì những hy sinh của các bậc tiền nhân, các ân nhân cũng như các chứng nhân đức tin; đồng thời tạ lỗi vì đã chưa bày tỏ được hình ảnh Giáo Hội như lòng Chúa mong ước. Đây cũng là cơ hội cho ta nhìn vào hiện tại với cặp mắt đức tin để phân định những thách đố cũng như những thuận lợi cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Đây còn là thời điểm thúc đẩy chúng ta nhìn tới tương lai với quyết tâm xây dựng một Giáo Hội như gia đình của Chúa, như cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và là cộng đoàn loan báo Tin Mừng Chúa Kitô nhằm phục vụ sự sống và phẩm giá của mọi người, nhất là những người nghèo khổ ».

Theo phương thức trên, Ban Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã đưa ra một chương trình « Học hỏi về Năm Thánh 2010 » thực hiện trong 8 tuần lễ. Mỗi chúa nhật, trước thánh lễ 11 giờ 30, Ban Giám Đốc đã mời Giáo Sư Trần Văn Cảnh hướng dẫn Cộng đoàn học hỏi về lịch sử Giáo Hội Việt Nam và lịch sử Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Paris.

1. 09/05: Dẫn nhập: Tìm hiểu Năm Thánh 2010

2. 16/05: GHVN hình thành, 1533-1659

3. 23/05: GHVN phát triển, 1659-1960

4. 30/05, GHVN trưởng thành, 1960-hôm nay

5. 06/06: CGVN Paris thành hình, 1784-1952

6. 13/06: CGVN Paris tăng số lượng, 1952-1977

7. 20/06: CGVN Paris có tổ chức mới, 1977-hôm nay

8. 27/06: Hướng tương lai cho GHVN

9. Và lần thứ 9, GXVN Paris sẽ theo Tuyên Úy Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp và toàn thể các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, để tổ chức Đại Hội Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam, trong hai ngày 03-04/07/2010 tại Paris với sự tham dự của Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp và Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

 
Bài 4: Đạo Công Giáo trưởng thành thế nào ở Việt Nam, 1960-2010

Paris. Chúa nhật 30/05/2010, Lễ kính Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Trước thánh lễ 11g30, GXVN Paris đã dành 10 phút để học hỏi về Năm Thánh 2010 (1). GS Trần Văn Cảnh giới thiệu với Cộng Đoàn về « Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam trong thời kỳ Trưởng Thành, 1960-2010 ». Bài giới thiệu được chia làm hai phần: phần trình bày và phần hỏi thưa.

A. PHẦN TRÌNH BÀY

Việc thành lập hàng giáo phẩm địa phương, vốn là ước vọng của Thánh Bộ Truyền Giáo ngay từ bản huấn thị 1659, nhưng trong thực tế, phải đến thế kỷ XX mới thành sự thật. Năm 1846, Ðức Piô IX đã đưa ra những chỉ thị rất cụ thể: “Phải hủy bỏ tập tục chỉ chấp nhận một hàng giáo sĩ bản xứ phụ thuộc. Những người làm việc Tin Mừng, dù thuộc xứ nào, đều bình đẳng”. Sau đó, Ðức Lêô XIII đã đẩy công việc nhanh hơn bằng cách lập các Tòa Khâm Sứ, trước tiên là tại Ấn Ðộ (1884) rồi đến Hoa Kỳ và Canada (1898). Ðến thời Ðức Piô XI, Việt Nam có Tòa Khâm Sứ tại Huế năm 1925. Chính dưới thời Ðức Piô XI, nhiều quốc gia thuộc miền truyền giáo có Giám mục: Ấn Ðộ (1923), Trung Hoa (1926), Nhật Bản (1927) và Việt Nam (1933). Ðặc biệt kỳ đó, Tòa Thánh không chỉ hỏi ý kiến các thừa sai, mà cả ý kiến các linh mục Việt Nam tại Sàigòn năm 1925, và tại Huế năm 1930. Kể từ đây sinh hoạt của Giáo Hội Việt Nam linh động hẳn lên: đón nhận nhiều Dòng Tu quốc tế, thành lập và cải tổ các Dòng Tu trong nước, số linh mục Việt ngày càng đông đảo, số địa phận ngày càng gia tăng. Các địa phận mới được thiết lập là: Thái Bình (1936), Vĩnh Long (1938), Cần Thơ (1955) và Nha Trang (1957).

Thời kỳ Chính Tòa, 1960-2010, tuy mới bắt đầu vừa được 50 năm, nhưng đã trải dài trên hai giai đoạn lịch sử Việt Nam: Giai đoạn Quốc Cộng Nam Bắc (1954-1975) và giai đoạn Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa (1975-2010). Những việc khai trương thời Bảo Trợ và những việc phát triển thời Tông Tòa vẫn tiếp tục được thực hiện. Thêm vào đó, năm việc mới đã được khai trương.

1. Ngày lịch sử 24-11-1960: Thành lập hàng giáo phẩm việt nam. Từ năm 1933, bắt đầu có giám mục người Việt Nam. Đến năm 1959, 14 linh mục việt nam đã được tấn phong giám mục. Đó là các đức cha: Nguyễn Bá Tòng (1933), Hồ Ngọc Cẩn (1935), Ngô Đình Thục (1938), Phan Đình Phùng (1940), Lê Hữu Từ (1945), Phạm Ngọc Chi (1950), Trịnh Như Khuê (1950), Hoàng Văn Đoàn (1950), Trần Hữu Đức (1951), Trương Cao Đại (1953), Nguyễn Văn Hiền (1955), Nguyễn Văn Bình (1955), Khuất Văn Tạo (1956) và Bùi Chu Tạo (1959).

Thấy rằng Giáo Hội Việt Nam đã đủ trưởng thành, ngày 24-11-1960, Đức Thánh Cha Gioan XXIII thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam; các giám mục hiệu toà trở thành CHÍNH TÒA với 3 toà Tổng giám mục ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Thành lập thêm ba giáo phận Đà Lạt, Mỹ Tho và Long Xuyên trong giáo tỉnh Sài Gòn. Số các giáo phận tăng lên thành 20: 10 ở giáo tỉnh Hà Nội, 4 ở giáo tỉnh Huế và 6 ở giáo tỉnh Sài Gòn.

2. Từ 1962, các giáo sĩ việt nam tham gia vào giáo triều Roma với nhiều chức phận khác nhau: nghị phụ, hồng y, chủ tịch, sứ thần, bí thư,.… Hai năm sau khi được cất lên hàng Giám Mục Chính Tòa, vào năm 1962, kỳ họp đầu tiên của Công Đồng Chung Vatican II, từ ngày 11/10 đến 08/12/1962, 17 đức cha của các giáo phận Miền Nam Việt Nam đã đến Rôma tham dự công đồng và gặp Đức Thánh Cha Gioan XXIII. Nhiều đức cha đã tiếp tục đến dự các kỳ họp thứ II năm 1963, thứ III năm 1964 và thứ IV năm 1965.

Từ năm 1976, việt nam bắt đầu có hồng y và cho đến nay, tất cả chúng ta có 5 vị. Đó là các vị sau đây: Trịnh Như Khuê (1976), Trịnh Văn Căn (1979), Phạm Đình Tụng (1994), Nguyễn Văn Thuận (2001) và Phạm Minh Mẫn (2003). Riêng ĐHY Nguyễn Văn Thuận, ngài đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý Hòa Bình, ngày 24/06/1998, một chức vụ hàng Bộ Trưởng ở Tòa Thánh.

Ngoài ra, một số giáo sĩ việt nam đã được chọn lựa để tham gia các chức vụ tại giáo triều Rôma, Đức Ông Trần Ngọc Thụ Bí Thư của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Ông Trần Văn Khả phục vụ Bộ Phụng Tự, Đức Ông Nguyễn Văn Phương làm việc ở Bộ Truyền Giáo, hay phục vụ tại các Tòa Khâm Sứ, như Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt, ….

3. Từ 1975, giáo sĩ và tu sĩ việt nam đi làm mục vụ trên khắp thế giới. Năm 1975, chính quyền Miền Bắc chiến thắng chính quyền Miền Nam và thống nhất quốc gia trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Khoảng một triệu nggười miền Nam đã bỏ nước đi tỵ nạn trên khắp các quốc gia trên thế giới, từ Á, qua Âu, sang Mỹ, đến Úc và Phi châu. Trong số những người tỵ nạn chính trị năm 1975 này, người công giáo chiếm một số quan trọng. Ngày nay, trên khắp các nước nhiều giáo sĩ và tu sĩ góp phần truyền giáo, không chỉ cho người việt nam, mà cả cho người bản xứ nữa. Hội Tu sĩ Việt Nam tại Pháp hiện nay qui tụ 450 hội viên linh mục, chủng sinh và tu sĩ. Làm việc mục vụ toàn thời cho giáo dân việt nam không quá 10 vị. Khoảng 50 vị phục vụ bán thời cho giáo dân việt nam. Số còn lại, một số là sinh viên đang theo học hay tu nghiệp, đại đa số phục vụ cho giáo hội địa phương Pháp.

4. Năm 1980, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được thành lập. Ngày 01.05.1980 có thể được coi là một trong những ngày lịch sử của Giáo Hội Việt Nam, Vì đó là ngày đầu tiên mà 33 vị giám mục khắp ba miền Việt Nam đã có thể về tham dự Đại Hội Giám Mục Việt Nam và đã thành lập qui chế Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. « Hội đồng Giám mục Việt Nam là một tổ chức có tính cách pháp nhân gồm tất cả các giám mục đang thi hành phận sự mục vụ nơi các giáo phận tại nước Việt Nam. Tổ chức này có nhiệm vụ cổ vũ tình liên đới để phát huy các thiện ích mà Giáo Hội cống hiến cho Dân Chúa bằng các hình thức tông đồ và các phương pháp thích hợp với hoàn cảnh của thời đại, trong tinh thần gắn bó với dân tộc và đất nước (x. Thư Chung HĐGM VN 1980, số 9, 10, 11, 12). HĐGM VN lấy mục đích xây dựng Giáo Hội mầu nhiệm - hiệp thông - truyền giáo và phục vụ con người trong xã hội làm điểm quy chiếu cho mọi sinh hoạt và quyết định của mình ».

Với một Ban Thường vụ, một Văn phòng và 16 Ủy ban chuyên biệt, HĐGM VN đã đưa cho GHVN một sức sống mới, một tổ chức mới và một cách làm việc mới. Mà Năm Thánh và Đại Hội Dân Chúa 2010 là một biểu lộ khách quan.

5. Năm 1988, Giáo hội phong hiển thánh 117 vị tử đạo ở Việt Nam. Ngày 16-11-1985 Ðức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục (HÐGM) Việt Nam, đã chính thức gửi thỉnh nguyện thư lên Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II để xin « cho lệnh mở lại hồ sơ các Chân Phúc tử đạo Việt Nam và cứu xét việc tôn phong các ngài lên bậc Hiển Thánh. Cả dân tộc Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, nhất trí với con để dâng lời thỉnh nguyện này ». Ba năm sau, ngày 19.06.1988, Đức Thánh cha Gioan Phaolô II đã chính thức làm lễ tôn phong hiển thánh cho 117 chân phước tử đạo ở Việt Nam, tại quảng trường thánh Phêrô tại Rôma, trước sự hiện diện của 15.000 ngưới, trong đó có rất nhiều người công giáo việt nam đến từ khắp thề giới.

6. Từ những năm 2000, Giáo dân Việt Nam càng ngày càng ý thức rõ rệt hơn về tâm thức Việt Nam của mình. Thư chung 1980 của HĐGM VN, đã xác định rõ ràng rằng « Hội Thánh là dân Thiên Chúa, Hội Thánh vì loài người; Hội Thánh của Chúa Kitô gắn bó với dân tộc và đất nước, Cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc, Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc ». Từ đó, tín hữu việt nam, theo gương cha Đặng Đức Tuấn và ông Nguyễn Trường Tộ, giáo sĩ cũng như giáo dân, dần dà có một tâm thức mới: ý thức rõ rệt mình là việt nam công giáo, dấn thân tham gia trách nhiệm xây dựng quốc gia dân tộc, để bảo vệ và phát triển chân lý và công bình xã hội, mở rộng nhân bản trên nền tảng Tin Mừng.

Sau 50 năm Chính Tòa (1960-2010), « Tính đến 31-12-2007, Giáo hội Công giáo Việt Nam có 26 giáo phận: 10 ở Giáo tỉnh Hà Nội, 6 ở Giáo tỉnh Huế và 10 ở Giáo Tỉnh TP-HCM, 2 Hồng y, 2 Tổng Giám mục, 38 giám mục, 3.510 linh mục, 14.968 tu sĩ nam nữ, 6.087.659 tín hữu trên tổng số 85.154.900 người, chiếm 7,15% dân số. Trong 50 năm qua, GHCGVN đã có thêm 9 giáo phận mới, số tín hữu tăng gấp 3, số linh mục tu sĩ tăng gấp đôi ». Giáo hội Công Giáo đã lớn lên và đã trưởng thành.

B. PHẦN HỎI-ĐÁP

Sau phần trình bày của GS Trần Văn Cảnh, Ông Nguyễn Văn Thơm, Ủy Viên Xây Dựng, HĐMV đã đặt ra với GS Cảnh năm câu hỏi.

1- H. Đức Giám mục tiên khởi, Đức Hồng Y tiên khởi và Vị Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý Hòa Bình tiên khởi người Việt Nam, ở Tòa Thánh, là những ai?

T. Câu hỏi này nêu ra một vấn đề rất quan trọng. Đó là vai trò của giám mục trong việc điều hành, dậy dỗ và thánh hóa giáo dân trong giáo hội địa phương. Chính dựa theo sự hiện diện và trách nhiệm của giám mục, mà lịch sử GHVN đã được chia làm 3 thời kỳ. Từ 1533 đến 1659, trên đất Việt Nam chỉ có giáo sỹ dưới quyền bảo trợ Bồ Đào Nha, chưa có giám mục. Nên gọi là thời Kỳ Thành lập hay Bảo Trợ. Từ 1659 hai giám mục được bổ nhiệm coi sóc hai địa phận tông tòa. Đức cha Pallu làm Đại Diện Tông Tòa Đàng Ngoài. Đức Cha Lambert de la Motte làm Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong. Các giáo phận tông tòa tăng lên đến số 17 vào năm 1960. Đó là Thời Kỳ Tông Tòa. Từ năm 1960, Tòa Thánh lập thêm 3 giáo phận mới và nâng tất cả 17 giáo phận cũ và 3 giáo phận mới lên hàng Chính Tòa. Thời kỳ từ 1960 đến 2010 ngày nay gọi là Chính Tòa.

Đức Giám mục tiên khởi người Việt Nam là Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, được tấn phong Giám mục ngày 11.6.1933, làm Giám Mục Đại Diện Tông Tòa địa phận Phát Diệm..

Hồng Y tiên khởi người Việt là Đức Giuse Maria Trịnh Như Khuê, được ĐGH Phaolô VI phong chức Tổng giám mục hiệu tòa Synaitana, Hồng y linh mục St. Francesco di Paolo of Monti ngày 24 tháng 5 năm 1976.

Giáo sĩ Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm làm việc với chức vụ hàng bộ trưởng ở Tòa Thánh Vatican là Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Ngày 24 tháng 6 năm 1998, ngài được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Công lý Hòa bình. Ngày 21 tháng 1 năm 2001, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố tuyển chọn ngài vào Hồng Y Ðoàn.

2- H. Hàng Giáo phẩm Việt Nam được thiết lập năm nào?

T. Ngày 24.11.1960, Đức Giáo Hoàng Gioan 23 đã thiết lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam sau 4 thế kỷ đón nhận Tin Mừng. Cùng ngày ấy, 3 địa phận mới đã được thiết lập ở Việt Nam, nâng số các địa phận lên 20, qui tụ trong ba Tổng Giáo Phận: Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Đây là một ngày rất quan trọng, vì nó đánh dấu khởi đầu cho Thời Kỳ Chính Tòa. Năm Thánh 2010 được tổ chức với mục đích chính yếu là để tưởng nhớ 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, 1960-2010.

Hiện nay, GHVN đã có 105 giám mục việt nam, mà Đức Cha Nguyễn Nguyễn Thái Hợp là vị thứ 105, vừa được bổ nhiệm ngày 13/05/2010 và dự kiến sẽ thụ phong ngày 23/07/2010; đã có 5 hồng y, mà hôm nay 4 vị đã được Chúa cất về và một vị đang coi sóc Tổng Giáo Phận TP Hồ Chí Minh.

3- H. Hiện nay Giáo Hội Việt Nam có bao nhiêu giáo phận?

T. Hiện nay Giáo Hội Việt Nam có 26 giáo phận, họp thành 3 giáo tỉnh là Hà Nội với Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, Huế với Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể và Thành Phố Hồ Chí Minh với Đức Tổng Giám Mục Hồng Y Phạm Minh Mẫn. Tổng số giáo dân của 26 địa phận, tính đến ngày 31/12/2007 là 6.087.659 giáo dân.

4- H. Sau ngày đất nước thống nhất, đường hướng mục vụ của Giáo Hội Việt Nam là gì?

T. Năm 1980, các giám mục trong cả nước đã nhóm họp và khẳng định ý muốn là “Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt Nam, để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”: « Hội Thánh là dân Thiên Chúa, Hội Thánh vì loài người; Hội Thánh của Chúa Kitô gắn bó với dân tộc và đất nước, Cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc, Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc ». (Thơ chung HĐGMVN ngày 01/05/1980).

5- H. Để là “Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt Nam,” Giáo Hội Việt Nam phải làm gì?

T. Giáo Hội Việt Nam phải hội nhập vào trong nền văn hóa Việt Nam và trở thành một Giáo Hội địa phương để có thể hoàn thành sứ vụ yêu thương và phục vụ của mình.

« Ngoài ra, hồng ân đức tin Chúa đã ban cho chúng ta cũng cần được chia sẻ cho người khác, nhất là cho đồng bào của mình, những người cùng sống trong một đất nước, cùng chia sẻ một lịch sử, cùng chung một vận mệnh quê hương.

« Cách cụ thể, kể từ Năm Thánh này, theo lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, mỗi gia đình công giáo hãy trở thành một trường dạy đức tin và đức mến, cũng như các giá trị và đức tính nhân bản. Mỗi người công giáo hãy cố gắng sống theo lương tâm ngay thẳng, bác ái, trung thực và quý trọng công ích. Như thế, chúng ta góp phần xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, là xã hội mà mọi người mong ước, đồng thời làm chứng cho mọi người về vẻ đẹp và những giá trị tích cực của Đạo Chúa » (ĐC Nguyễn Văn Nhơn, Diễn Văn khai mạc Năm Thánh 2010, ngày 24/11/2009).


Chú thích:

(1). Để sống Năm Thánh 2010, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề nghị một phương thức hai điểm: 1- « Có những cử hành chung cho cả nước và có những cử hành riêng cho địa phương ». 2- « Cử hành năm Thánh 2010 là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua trong tâm tình tạ ơn vì biết bao hồng ân Chúa ban, tạ ơn vì những hy sinh của các bậc tiền nhân, các ân nhân cũng như các chứng nhân đức tin; đồng thời tạ lỗi vì đã chưa bày tỏ được hình ảnh Giáo Hội như lòng Chúa mong ước. Đây cũng là cơ hội cho ta nhìn vào hiện tại với cặp mắt đức tin để phân định những thách đố cũng như những thuận lợi cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Đây còn là thời điểm thúc đẩy chúng ta nhìn tới tương lai với quyết tâm xây dựng một Giáo Hội như gia đình của Chúa, như cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và là cộng đoàn loan báo Tin Mừng Chúa Kitô nhằm phục vụ sự sống và phẩm giá của mọi người, nhất là những người nghèo khổ ».

Theo phương thức trên, Ban Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã đưa ra một chương trình « Học hỏi về Năm Thánh 2010 » thực hiện trong 8 tuần lễ. Mỗi chúa nhật, trước thánh lễ 11 giờ 30, Ban Giám Đốc đã mời Giáo Sư Trần Văn Cảnh hướng dẫn Cộng đoàn học hỏi về lịch sử Giáo Hội Việt Nam và lịch sử Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Paris.

1. 09/05: Dẫn nhập: Tìm hiểu Năm Thánh 2010

2. 16/05: GHVN hình thành, 1533-1659

3. 23/05: GHVN phát triển, 1659-1960

4. 30/05, GHVN trưởng thành, 1960-hôm nay

5. 06/06: CGVN Paris thành hình, 1784-1952

6. 13/06: CGVN Paris tăng số lượng, 1952-1977

7. 20/06: CGVN Paris có tổ chức mới, 1977-hôm nay

8. 27/06: Hướng tương lai cho GHVN

9. Và lần thứ 9, GXVN Paris sẽ theo Tuyên Úy Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp và toàn thể các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, để tổ chức Đại Hội Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam, trong hai ngày 03-04/07/2010 tại Paris với sự tham dự của Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp và Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Trần Văn Cảnh
(Viết theo Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh
http://www.hdgmvietnam.org/tai-lieu-hoc-hoi-trong-nam-thanh-toan-tap/1719.83.6.aspx)