Dienstag, 3. August 2010

Hà Nội đã cưỡi trên lưng hổ

Phải nói rằng, cú đòn “Đa phương hóa Biển Đông” của Hà Nội đã đánh gục chủ nghĩa bành trướng trên biển Đông của Trung quốc. Cú đòn đánh trực diện, một cú đấm “direct” vào mặt “Thiên triều”.

Mặc dù biết từng bước đi trước đây của một “equipe” trong chính quyền Hà Nội, nhiều lần cố gắng làm điều này, nhưng với bản tính ngạo mạn nước lớn, với thói quen tư duy theo một lôgic thiên triều, hoặc là quá tự tin vào khả năng kiểm soát bằng nhiều thủ đoạn “truyền thống” khác, Trung quốc không tin Hà Nội có thể dám cả gan hành động như vậy.

Nguồn chinhphu.vn


Người ta nhớ lại rằng, dưới áp lực của Trung Quốc vấn đề tranh chấp Biển Đông, vốn liên quan nhiều quốc gia thuộc ASEAN, đã không được mang ra bàn tại Hội nghị Thượng đỉnh Asean 15 tổ chức tại Hua Hin, Thái Lan. Và Trung quốc đã từng chủ quan, pha một chút “thách đố” khi tuyên bố: “dường như Trung Quốc đã đạt thắng lợi ngoại giao một cách nhẹ nhàng thông qua việc bảo đảm rằng khối Asean không tham gia vào các bất đồng lãnh thổ”. Một nhà ngoại giao giấu  tên, đã tiết lộ trên báo Hongkong rằng: “Bắc Kinh không muốn bàn về chủ đề này và nó sẽ không được bàn tới"“Bắc Kinh đã buộc ASEAN vào đúng vị trí mà Trung Quốc muốn”.

Khi đó, điều mà người ta lo ngại là Trung quốc đã xỏ mũi được Thái lan, khống chế được Lào, Mianmar và Campuchia, còn Việt nam thì vẫn phải “trung thành” với nguyên tắc “16 chữ vàng” và láng giềng “bốn tốt”. Riêng với Singapore, không dùng áp lực kinh tế hay thủ đoạn mua chuộc bằng “món lợi cá nhân” như với lãnh tụ các nước nghèo đói khác, thì thông điệp là: hãy cẩn thận đấy, với hơn 70% dân số là người Trung hoa, thì vấn đề tồn tại của cả chế độ, là vấn đề chưa chắc do người Singapore tự quyết định!

Cho đến trước hội nghị lần này, mặc dù do Hà Nội làm chủ tịch, đại sứ Trung Quốc tại ASEAN đã tái khẳng định lập trường của Trung Quốc, rằng các bất đồng ở Biển Đông là “vấn đề song phương, chứ không phải đa phương”.

Sự ngạo mạn thái quá đã làm Trung quốc thất bại trước một Hà Nội dù vẫn còn chia rẽ.
Từ nay, vấn đề Biển Đông sẽ không thể quay lại là “vấn đề song phương”. Mưu lược Trung quốc, cuối cùng, đã không vượt qua được một bộ phận trí tuệ Việt nam. Nói một phần, vì ở Hà nội vẫn còn một mẩu trí tuệ hèn mạt và nô lệ khác, tồn tại song hành.

Nhưng cũng phải thấy rằng, Hà nội đã cưỡi trên lưng cọp.

Sau những gì bà Clinton tuyên bố về một “lợi ích quốc gia” của Mỹ trong việc tự do đi laị trên vùng biển mà Trung quốc sắp thành công trong việc biến nó thành của riêng, Bắc kinh sẽ lồng lộn tức giận.

Bộ trưởng ngoại giao Dương Khiết Trì hằm hằm bỏ ra ngoài phòng họp giữa lúc hội trường náo động những chỉ chích nhằm thẳng vào Trung quốc, và quay lại sau đó một giờ, với thái độ cay cú, hằn học đặc biệt với Việt Nam và Singapore: “Trung quốc là một nước lớn, và các nước ASEAN là những quốc gia nhỏ, đó là một thực tế”, ông ta đã tuyên bố như vậy, khi mỉa mai tờ quốc thư của chính phủ Việt Nam, và chĩa ánh mắt bốc lửa thẳng vào mặt vị bộ trưởng ngoại giao Singapore.
Rồi tiếp tục trên trang Web cuả bộ Ngoại giao, ông ta lớn tiếng “Hậu quả sẽ là gì nếu vấn đề này chuyển sang đa phương hay quốc tế hoá”?- “Nó chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn và việc giải quyết vấn đề khó khăn hơn”.
Giọng ca hằn học ngầm ý răn đe này được các tướng lĩnh Trung quốc ngay lập tức hòa nhịp.
Những gì sẽ xảy ra trong thời gian tới đây?

Bắc Kinh sẽ trừng phạt như thế nào với sự phản bội này của Hà Nội?

Hà nội đã từng “hớt tay trên” trong âm mưu  chiếm đoạt Campuchia của Trung quốc vào lúc sắp thành công khi Pôn-Pốt đã giết chết gần một phần ba dân số Campuchia, và sẽ ồ ạt thay bằng người Hán và vì vậy đã có “một bài học” năm 1979. Hành vi xấc xược đó đã không thể được tha thứ, mặc dù, nó không đánh Trung quốc, mà là đánh bọn “diệt chủng”.

Lần này, là cú đánh vỗ mặt trực tiếp vào Trung quốc. Chưa bao giờ Trung quốc bị “đàn em” chơi như vậy. Đành rằng, công khai kiếm chuyện để “cho Việt Nam một bài học” nữa vào thời điểm này là chuyện không còn do Trung quốc kiểm soát nữa. Nhưng “ Thiên triều” không thiếu cách. Lịch sử đã chứng tỏ và vân luôn luôn chứng tỏ như vậy.

Sẽ là gì?

Những món nợ ngoại tệ kếch xù mà Hà Nội phải vay để thoát chết năm 2008? Những dự án đầu tư gồm những món lợi béo bở khổng lồ cho một chế độ toàn những tham quan? Tất, tất cả . Sẽ không còn gì hết. Mi phải chết đói vì kiệt quệ! Ta sẽ làm cho mi phải chết dần như con chó tự liếm vết thương! Nếu không có chiến tranh biên giới, không có chiến tranh tầu ngầm, sẽ có những loại chiến tranh khác. Người trung quốc chúng ta vẫn thường nói: “Quân tử mười năm trả thù chưa muộn”- Những kế hoạch từ xa xưa, đang được xét để hủy bỏ, sẽ được tiếp tục, và sẽ có những kế hoạch dài hơi hơn hình thành.

Dù sao thì với Trung quốc, điều gì cũng có thể xảy ra. Có thể vì vậy, mà chuyến thăm hồi tháng ba của chủ tịch Nguyễn Minh Triết tới hòn đảo đang bị tranh chấp giữa vịnh Bắc bộ là Bạch long vĩ để động viên chiến sĩ săn sàng cho một cuộc chiến tranh xâm lược đến từ phương Bắc: “Chúng ta sẽ không cho phép bất cứ ai xâm phạm lãnh thổ của chúng ta, biển và hải đảo của chúng ta. Chúng tôi sẽ không nhân nhượng, cho dù một tấc đất cho bất cứ ai.”và sẽ “chiến đấu cho chủ quyền của tổ quốc trong bất kỳ tình huống nào”.

Sẽ có những cú điện thoại theo đường dây đặc biệt. Sẽ có những chuyến thăm đột xuất. những cuộc đàm phán không chính thức và tuyệt mật. Sẽ có sự sắp xếp lại nhận sự của Đaị hội XI. Sẽ có những kẻ đột ngột ra đi. Sẽ có đột tử không rõ nguyên nhân. Sẽ có tai nạn giao thông, hàng không. Và sẽ có những khoảng “nhạy cảm” khác nữa được bổ sung, và sẽ lại có hàng loạt tổng biên tập báo phải cuốn gói về vườn.

Nhưng mà ai?

Danh mục những kẻ phản bội thiên triều lần này sẽ bao gồm những ai?  Liệu Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Phạm gia Khiêm, Phùng Quang Thanh,  Phạm Bình Minh … có nằm trong danh sách này không?  Và những ai nữa?

Những đồ đệ nhu nhược như Nông Đức mạnh, gàn dở như Nguyễn Phú Trọng, dốt nát và ngang bướng như Tô Huy Rứa, vô liêm sỉ và hèn mạt như Nguyễn Chí Vịnh v.v.. cái lũ này, nếu không còn đảng cộng sản thì chúng sống bằng gì.

Nhưng, cũng sau cú đánh này, Việt Nam không còn đường lùi. Việc thừa nhận vai trò của Mỹ với Đông dương và biển Đông đã “quang minh chính đại”. Việc công khai, chính thức hóa  mối quan hệ chiến lược, bạn hữu gắn bó giữa Mỹ và Việt Nam là một thắng lợi có tính bản lề và quyết định. Đây là vấn đề khó khăn nhất có tính chất ý thức hệ, vấn đề dễ trở thành gót chân Achile của bất cứ ai vội vã và bất cẩn, sẽ bị đối phương lợi dụng và quật ngã. 

Từ nay, sẽ rộng đường thênh thang cho quan hệ chiến lược Việt- Mỹ. Bởi vì từ nay, một tư tưởng chính thống khác sẽ lên ngôi: Trong những người có thể là bạn của Việt Nam, không có Trung quốc. Cặp kè, thậm thụt đi lại với Trung quốc là phản quốc, còn mở miệng nói “ nhạy cảm” là Việt gian. Từ nay cho đến khi Việt Nam trở hành “đồng minh tin cậy” của Mỹ không còn trở ngại nào từ trong nội bộ, đúng hơn là từ trong lòng dân. Và chúng ta đã có chính thức một loại thuốc thử cho chủ nghĩa yêu nước: nói cùng giọng Trung quốc. Đi với Trung quốc là đi ngược lại lòng dân. Hoặc có Trung quốc, hoặc có dân và chế độ, không có lựa chọn khác.

Hà Nội đã ở trên lưng hổ. Nhưng năm 2010 là năm hổ. Thế cưỡi hổ là thế chế ngự.

Có dân là có tất cả.