Sonntag, 27. Juni 2010

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO VỚI VĂN HOÁ VIỆT

Tiến sĩ Phạm Huy Thông

Đạo Công giáo du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ XVI. Các sử gia Công giáo lấy mốc năm 1533 vì có ghi trong Khâm định sử thông giám cương mục. Nhưng tư liệu này không chắc chắn vì ghi theo “dã sử”. Hơn nữa, giáo sĩ Inikhu nói ở sách này, cho đến nay vẫn không ai rõ tung tích. Đồng thời cả trong phần “cương” và “mục” của sách trên cũng nói rằng, “trước đã có lệnh cấm rồi”. Chứng tỏ tôn giáo này có trước cả thời điểm 1533. Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn, đạo Công giáo đã có nhiều đóng góp với văn hoá Việt.

1. Đạo Công giáo là cầu nối giao lưu giữa văn hoá Việt Nam và thế giới

Đạo Công giáo ra đời từ Tiểu á nhưng lại phát triển mạnh ở châu Âu nên khi vào Việt Nam, nó cũng mang theo cả văn hoá, văn minh phương Tây vào theo. Thông qua Công giáo, người dân Việt Nam được thưởng thức những bản nhạc bất hủ của thế giới như Ave Maria, Holly Night, Jingle bell hay các hoạ phẩm Bữa tiệc ly, Đức Mẹ đồng trinh của các hoạ sĩ thiên tài L.Vinci, Raphael. Rồi những kiến trúc nhà thờ độc đáo kiểu gotic, roman, basilique của phương Tây cũng đã xuất hiện khắp nơi trên dải đất hình chữ S.

Trong số những nhà truyền giáo buổi đầu, không ít người được đào tạo bài bản trong các dòng tu, học viện phương Tây nên họ cũng là những nhà khoa học tinh thông nhiều lĩnh vực. Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) năm 1627 đã mang biếu Chúa Trịnh chiếc đồng hồ chạy bằng bánh xe và cuốn Kỷ hà nguyên bản của nhà toán học Euclide, đồng thời giảng giải cho Trịnh Tráng nghe. Giáo sĩ Badinoti ( người ý) năm 1626 cũng được vời về phủ chúa để giảng về thiên văn, địa lý và toán học. Các giáo sĩ Da Coxta, Langerloi đã mang vào Đàng Trong phương pháp chữa bệnh theo lối Tây y nên được nhà chúa cho mở nhà thương (bệnh viện). Có hai giáo sĩ là J.B Sanna ( người ý) và S.Piere (người Bồ) được phong ngự y dưới thời Minh Vương. Các giáo sĩ cũng phổ biến kỹ thuật dệt vải mịn và khổ rộng bằng khung dệt mang từ nước ngoài vào để sản xuất tại dòng Mến Thánh giá Di Loan (Quảng Trị) và sản phẩm đã được trưng bày tại hội chợ Paris năm 1867. Kỹ thuật in ấn của ta trước đây là bản khắc gỗ rất lâu công. Các giáo sĩ đã đưa kiểu in bằng con chữ đúc đồng hay chì. Nhà in Vĩnh Trị thời Giám mục Jacques Longer (1752-1831) đã sử dụng kỹ nghệ mới về nghề in. Người ta cũng ghi nhận chính các giáo sĩ đã đưa giống cừu vào Phan Rang để nuôi và linh mục Henry cũng là người đầu tiên đưa cây phi lao về trồng ở xứ Hà úc (Huế)…

Mặc dù sinh trưởng ở phương Tây nhưng nhiều giáo sĩ lại rất coi trọng văn hoá Việt. Linh mục Bunzomi, người đặt chân lên đất Đàng Trong ngày 18-1-1615 nhận xét: “Nhờ Khổng giáo, xã hội và gia đình Việt Nam đã có một tổ chức rất cao, người dân Việt Nam có những đức tính và phong tục rất đáng khâm phục” (1). Đắc Lộ thì khen cả pháp luật nước ta lúc đó “không rườm rà, lôi thôi”, các lương y của Việt Nam thì “chẳng thua gì các bác sĩ của ta và hơn nữa trong một vài môn, họ giỏi hơn nữa…họ luôn dùng ba ngón tay để bắt mạch và thực ra họ rất thành thạo. Thuốc của họ không khó uống và thứ đắt nhất cũng chẳng giá hơn 5 xu” (2). Khi in ấn các tác phẩm của mình ra nước ngoài như Từ điển Việt- Bồ – La, Hành trình truyền giáo, Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài của Đắc Lộ hay Truyện xứ Đông Kinh của Bunzomi, Từ điển Việt – La, La- Việt của P.de Behaine và Tabert, Di tích lịch sử Quảng Bình, Lũy Thày Đồng Hới của L. Cadiere…Thế giới phương Tây đã biết đến Việt Nam và chắc không ít người cũng đã ngạc nhiên như Đắc Lộ: “Tôi không biết vì sao đất nước rất xinh đẹp này lại không được biết tới, vì sao các nhà địa lý châu Âu không biết tên gọi và gần như không ghi trong bản đồ nào cả. Tuy họ chép đầy đủ tên các nước trên thế giới” (3).

Chính các giáo sĩ cũng đã giới thiệu cách làm kinh tế mới như rẻ mua, đắt bán, cho vay lấy lãi vừa phải và nhiều ghi chép của họ còn là bằng chứng về chủ quyền của nước ta ngày nay. Ví dụ, Giám mục J.Louis Tabert viết trên tạp chí Journal of the Royal Asian society of Bengal tháng 9-1837 như sau: “Quần đảo Panacels mà người Việt gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa gồm nhiều đảo chằng chịt với những đảo nhỏ và bãi cát mà các nhà hàng hải khiếp sợ một cách chính đáng do người Việt xứ Đàng Trong chiếm cứ…Năm 1816, vua Gia Long cắm cờ trên quần đảo này”.

2- Công giáo với việc xây dựng chữ Quốc ngữ

Chữ Quốc ngữ là công trình tập thể của nhiều giáo sĩ nước ngoài với sự cộng tác của người Việt. Dĩ nhiên mục đích của các nhà truyền giáo lúc đầu là để truyền giáo được dễ dàng hơn nhưng nó lại phù hợp với tiến trình phát triển và tinh thần độc lập, tự cường dân tộc nên các chí sĩ của phong trào Đông kinh nghĩa thục coi đó là “một trong sáu phương kế để mở mang dân trí”. Nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm nhận xét: “Các giáo sĩ người Âu đặt ra chữ quốc ngữ, chủ ý là có được một thứ chữ để viết tiếng ta cho tiện và dùng cho việc truyền giáo cho dễ. Không ngờ rằng, vì thế lịch sử xui khiến, chữ ấy nay đã thành văn tự phổ thông cho cả dân tộc ta. Đành rằng, cũng như các công trình do người ta sáng tạo ra, thứ chữ ấy cũng có vài khiếm khuyết điểm, nhưng ta nên nhận rằng, ở trên hoàn cầu này không có thứ chữ nào tiện lợi và dễ học bằng thứ chữ ấy”(4). Thành công của chiến dịch “diệt giặc dốt” sau cách mạng tháng 8-1945 và cả việc học sinh, sinh viên Việt Nam ngày nay dễ dàng học ngoại ngữ, tin học càng khẳng định vai trò của chữ Quốc ngữ.

Cũng cần nói rõ thêm là việc Hội Trí Tri cho dựng bia ghi công của Đắc Lộ trước đền Bà Kiệu ( Hà Nội) năm 1941 và dịp sinh nhật lần thứ 400 của ông, tên Đắc Lộ đã được trả lại cho một đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh, rồi tấm bia trên sau một thời gian lưu lạc ở bờ đê sông Hồng và bị một người dân lấy về làm cầu ao đã được Nhà nước đề nghị cho dựng lại ở Thư viện Quốc gia (tiếc rằng đến hôm nay nó vẫn còn nằm trong kho ở công viên Thống Nhất) không có nghĩa nói rằng chỉ Đắc Lộ là người duy nhất có công trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Vậy mà một số người như ông Bùi Kha cố tình vu cáo rằng Nhà nước Việt Nam đã “tôn vinh nhầm một tên gián điệp, đạo văn…”. Lý do như ông Bùi Kha đưa ra là Đắc Lộ có qua Pháp gặp vua Pháp và Pina mới là có công đầu với chữ quốc ngữ (5). Thật lạ, chẳng lẽ cứ qua Mỹ như ông Bùi Kha là làm gián điệp cho Mỹ cả hay sao? Còn chuyện Pina thì Đắc Lộ đã nói rõ trong cuốn Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài khi in bằng tiếng ý năm 1650, tiếng Pháp năm 1651 và tiếng Latinh năm 1652 rồi.

Liên quan đến vai trò chữ Quốc ngữ, cũng có người cho rằng do thứ chữ này mà đạo Công giáo đã làm đứt đoạn văn hoá dân tộc vì người dân phải từ bỏ chữ Hán, chữ Nôm. Điều này cũng không chính xác. Bởi vì chỉ sau khi chính quyền bảo hộ từ năm 1910, buộc dùng chữ Quốc ngữ trong thi cử và giấy tờ hành chính thì chữ Hán , chữ Nôm mới mất vị trí phổ thông. Nhưng trong nhiều chủng viện Công giáo, các chủng sinh vẫn buộc phải học chữ Hán, chữ Nôm và rất nhiều ấn phẩm Công giáo được ghi bằng thứ văn tự này như Majorica (1591-1656) đã để lại 45 tác phẩm chữ Nôm với khoảng 1,2 triệu chữ. Cuốn Thánh giáo kinh nguyện bằng chữ Nôm vẫn được in tại Hà Nội năm 1929.

Chúng tôi không tán thành việc đề cao quá mức sự kiện xuất hiện chữ Quốc ngữ nhưng cũng không tán thành ý kiến cho rằng “sở dĩ mấy con rồng Đông Nam á trở thành rồng vì họ vẫn dùng chữ Hán đến ngày nay” (6). Bởi văn tự không phải là nhân tố quyết định sự phát triển của một đất nước. Thế nhưng chỉ một hiện tượng, nhiều giáo sĩ có chủ trương latinh hoá tiếng bản xứ như ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên nhưng chỉ có Việt Nam là thành công, đã chứng tỏ tài năng của những người sáng lập chữ Quốc ngữ và kể cả sự nhanh nhạy nhìn xa của dân tộc Việt Nam nữa.

3- Văn hoá Công giáo làm phong phú văn hoá Việt

Tôn giáo là một thành tố quan trọng của văn hoá và bản thân tôn giáo cũng là văn hoá nên việc đạo Công giáo vào Việt Nam đã làm phong phú cho văn hoá Việt không chỉ thêm một tôn giáo mới mà còn bổ sung rất nhiều sắc thái mới khác nữa.

Công giáo là một đề tài mới cho văn học nghệ thuật nên đã có nhiều tác phẩm mới ra đời như Giáng sinh của các hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Văn Chung và của nhiều nhạc sĩ, nhà văn khác như Văn Cao, Phú Quang, Chu Văn, Nguyễn Khải…Dòng văn học Công giáo cũng xuất hiện rất sớm với Truyện thày Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản in năm 1887- được coi là truyện vừa đầu tiên của văn học nước ta lấy trạng thái tâm lý làm đối tượng miêu tả. Rất nhiều tác giả người Công giáo cũng để lại dấu ấn của mình trên văn đàn như Hàn Mặc Tử, Hồ Dzếnh, Nguyên Hồng, Bàng Bá Lân…Cả một kho tàng ca dao, tục ngữ Công giáo cũng đã được lưu hành để phản ánh về phong tục, tập quán của cộng đoàn này. Ví dụ các câu ghi kinh nghiệm sản xuất:

- Lễ Rosa (7-10) thì tra hạt bí
Lễ Các Thánh (1-11) thì đánh bí ra.

- Lễ Các Thánh gánh mạ đi gieo
Lễ Sinh nhật (25-12) giật mạ đi cấy…

Tranh tượng, thánh ca, kiến trúc, lễ hội Công giáo cũng làm thành một “trường phái”riêng đóng góp vào vườn hoa rực rỡ sắc màu của văn hoá Việt. Bây giờ lễ Valentin, Noel đâu còn phải là của riêng người Công giáo mà đã là lễ hội chung của rất nhiều người Việt nhất là giới trẻ. Báo chí Công giáo như tờ Nam Kỳ địa phận xuất hiện ở Sài Gòn ngày 26-11-1908 là một trong những tờ báo bằng chữ Quốc ngữ sớm nhất ở nước ta. Những nhà báo Công giáo như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của là những người đã đưa lối làm báo “nói viết như thường” từ phương Tây vào Việt Nam qua tờ Gia định báo. Sang đầu thế kỷ XX, không giáo phận, dòng tu Công giáo nào không có báo riêng. Có tờ rất nổi tiếng như tờ Vì Chúa của linh mục L’Abbe Thích ở Cửa Tùng mà Phan Bội Châu thường cộng tác. Các tờ báo Công giáo ở miền Nam trước 4-1975 như Sống đạo, Đất nước, Đối diện, Chọn, Tin mừng hôm nay…cũng góp nhiều tiếng nói cho cuộc đấu tranh chô công bằng, tự do và dân chủ.

Cũng không thể không nói đến những danh nhân văn hoá người Công giáo như Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Nguyễn Trường Tộ (1830- 1871), Đắc Lộ (1593-1660), L.Cadiere (1869-1955), Hàn Mặc Tử (1912-1940)… và chắc viết về mỗi người thì không thể nói hết trong vài trang giấy được. Ngay cả các nhà nghiên cứu về Công giáo hiện nay, không ai là không phải đọc các tác phẩm của các tác gia Công giáo như Bùi Đức Sinh, Trần Tam Tỉnh, Kim Định, Thanh Lãng, Hoàng Sĩ Quý, Đỗ Quang Chính…Cũng chính các tác gỉa này cùng với đạo Công giáo đang là một kênh quan trọng để giới thiệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam ngày nay ra thế giới. Một chuyến đi của Hồng y Crescenzio Sepe – Tổng trưởng Bộ Truyền giáo qua Việt Nam cuối năm 2005 chắc chắn sẽ hữu ích hơn cả hàng trăm bài giới thiệu về Việt Nam với bạn bè quốc tế.

4- Giáo lý Công giáo góp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong xã hội

Cũng như nhiều tôn giáo khác, đạo Công giáo cũng luôn buộc các tín hữu phải sống lành mạnh, hướng thiện. Giáo lý Công giáo không chỉ cấm giáo dân làm điều ác mà cấm cả suy nghĩ không lành mạnh, trong sáng như ước ao chiếm dụng của cải, vợ chồng của người khác (điều răn thứ 9). Có nghiã là ngăn chặn tội ác từ trong ý nghĩ. Hôn nhân một vợ một chồng cũng là tiến bộ của xã hội và của giáo lý Công giáo. Theo số liệu của Toà án nhân dân tối cao, mỗi năm trước 1982 nước ta có trung bình 5672 vụ ly hôn. Năm 1991 tăng lên 22000 vụ, năm 1994 có 34376 vụ. Năm 1995 có 35684 vụ. Trong khi đó, ở làng Công giáo Trung Thành ( Hải Vân Hải Hậu, Nam Định), nơi có 6000 giáo dân sinh sống mà suốt 5 năm 1990-1995 chỉ có 2 cặp ly thân. Đây là yếu tố hấp dẫn đối với người ngoài Công giáo đến với tôn giáo này.

Đạo Công giáo cũng cổ vũ cho các hoạt động bác ái, từ thiện nên các tấm gương của các nữ tu ở các trại phong cùi, chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, chất độc màu da cam đã được xã hội tôn vinh như nữ tu Nguyễn Thị Mậu 40 năm ở trại phong Di Linh (Lâm Đồng) đã được phong anh hùng lao động. Chị Nguyễn Thị Mai (Quảng Bình) dũng cảm cứu người trong trận lũ lịch sử ngày 26-4-2004 và hy sinh đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sĩ. Còn vợ chồng anh Tống Phước Phúc ở Nha Trang đã giúp đỡ nhiều cô gái lỡ mang thai được mẹ tròn con vuông và làm hẳn nghĩa trang cho hàng ngàn thai nhi đã được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi thư khen… Nếu trước đây, giáo hội cấm đoán giáo dân không được rượu chè, cờ bạc, dâm dật thì ngày nay lại ra sức mời gọi mọi người ngăn chặn nạn nghiện hút, sự đổ vỡ của gia đình cũng như phải chăm lo giáo dục con cái. Chính điều này đã làm cho cuộc sống ở những vùng đông giáo dân an bình, đỡ tội phạm hình sự hơn. Người Công giáo không chỉ tích cực tham gia các hoạt động bác ái mà con số cũng không nhỏ (Ví dụ Uỷ ban bác ái xã hội của HĐGMVN từ 2001-2007 đã trợ giúp 24,5 tỷ đồng cho các chương trình từ thiện) mà còn chủ động góp công của xây dựng quê hương như xã Quỳnh Thanh (Nghệ An) nơi có hơn 11.300 người Công giáo sinh sống thì 26,2% kinh phí xây dựng cơ bản tại địa phương (làm trường, đường, trạm y tế, nhà máy nước…) là của các linh mục . Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc hội kiến với Giáo hoàng Benedicto XVI tại Vatican ngày 25-1-2007 đã nhận xét: “ ở Việt Nam, cộng đồng những người Công giáo là một cộng đồng năng động, kính Chúa, yêu nước và có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng và phát triển đất nước”.

Rõ ràng, đạo Công giáo đã để lại nhiều dấu ấn trên văn hoá nước ta và đây là điều người Công giáo Việt Nam có thể tự hào. Dĩ nhiên, không có sự tác động nào đơn phương một chiều cả. Giống như lửa thiêu cháy củi thì củi cháy lại làm cho ngọn lửa bốc cao hơn nên Công giáo ảnh hưởng đến văn hoá Việt Nam thì văn hoá Việt Nam cũng biến đổi tôn giáo này ngày càng gần gũi với văn hoá Việt. Đây là một đề tài thú vị mà chúng tôi hy vọng có thể trình bày trong một dịp khác.

---------------------
Chú thích:

* TS Đại học Đông Đô

1- Nguyễn Hồng- Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, tập 1, SG Hiện Tại, 1959.
2- A. Rhodes: Hành trình truyền giáo, Tủ sách Đại kết 1994, tr.89
3- A.Rhodes: Hành trình…sđ d, tr.143.
4- Việt Nam văn học sử yếu, Sài Gòn 1960, tr.180
5- Bùi Kha: Alexandre de Rhodes và những nhầm lẫn đáng tiếc, Tạp chí Huế xưa và nay, số 7-8 năm 2004, tr.55.
6- Xem Nguyễn Hưng: Sơ thảo thư mục Hán Nôm Công giáo VN, Lưu hành nội bộ năm 2000, tr.13


Nguồn: http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=56&ia=5156

Chống Cộng cực đoan? Chưa đủ, cần cực đại!

nguoithathoc1959

Những kẻ cố tình che đậy sai lầm tội ác của cộng sản. Dùng nọc độc của chủ thuyết Mác-Lê-Mao để xuyên tạc sự thật, bóp méo lịch sử, nhất là trí thức trường đảng. Đào tạo & nhồi sọ lớp trẻ để biến chúng thành công cụ “Sắc bén” của đảng chỉ biết làm theo lệnh chủ, sẵn sàng cắn xé, đàn áp khủng bố dân oan và các nhà dân chủ bất đồng chính kiến, có phải họ mù quáng không? Xin thưa rằng chắc chắn là không. Họ biết rất rõ việc họ làm.

Vậy có phải họ bênh vực cho đảng cs không? Cũng không tuốt. Sự thật là họ đang bảo vệ cá nhân và gia đình họ cùng tài sản bất chính có được do đảng cs tạo điều kiện. Đến lúc nào đó bị đạp ra bên lề cuộc chơi, khi ấy họ sẽ chống cộng còn (cực đoan) hơn cả những người Việt Quốc Gia. Điểm giống nhau là chống cộng sản bằng tất cả khả năng có thể. Điểm khác biệt là họ chống cộng không hẳn xuất phát từ lòng yêu nước mà đầu tiên là vì quyền lợi .họ thấm thía thế nào là BẤT CÔNG, ít ra đối với cá nhân họ. Cho đến khi nhận chân được rằng lãnh đạo cộng sản chỉ là bọn lưu manh chính trị, lũ mãi quốc cầu vinh .Khi ấy lòng yêu nước có thể sẽ “xuất hiện” nếu họ còn nhận ra rằng mình là người Việt Nam và hơn nữa là một trí thức .

May mắn là còn nhiều trí thức yêu nước thật sự dù họ sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi cộng sản, Họ không biết gì về Chính thể VNCH về Miền nam tự do – no ấm hơn nhiều so với miền bắc cùng thời điểm của thế kỷ trước. Khi đoàn tàu chở “tù binh” ra bắc để đi đày, không ít người dân đã công khai tỏ lòng thương cảm, có khi chỉ là cách nhìn bởi họ hiểu đảng cộng sản chẳng mang lại gì cho người dân miền bắc ngoài nỗi bất hạnh kéo dài từ vụ án nhân văn giai phẩm, Cải cách ruộng đất , thảm sát dân lành tại Huế …Sau cùng là đánh cướp miền Nam.

Máu người Việt – Nam đã đổ nhiều , không ai còn muốn chiến tranh nếu không muốn nói là thù ghét những kẻ gây ra chiến tranh .Nhưng cuộc chiến chưa dừng lại và đã diễn ra dứoi hình thức khác . Giữa những người yêu chộng Tự do – dân chủ và những kẻ chỉ yêu chiếc ngai vàng . Đảng cộng sản đã chối bỏ tất cả , dùng tất cả mọi thủ đoạn dù đê tiện đến đâu miễn đạt mục đích = Duy trì quyền lực, Cướp bóc đất đai , Chia chác quyền lợi. Tham nhũng gần như công khai mà báo chí trong nước chỉ là những cái lổ phun chữ theo ý đảng. Lòng dân ta thán , không còn ai có thể tin rằng đảng cộng sản có đủ tài để lèo lái con thuyền đất nước.Thậm chí đẩy cả nước vào thảm họa đói nghèo và còn có thể mất nước vì kẻ thù truyền kiếp phương bắc.

Bao lần công du là bấy nhiêu lần “Xin xỏ” vay mượn, hơn hai thập niên đổi mới theo lệnh đảng, Thế giới vẫn nhìn Việt Nam với ánh mắt thương hại, tụt hậu đói nghèo bám lấy người dân còn dai hơn đỉa đói. Chỉ có đảng là ngày càng giàu có và giàu có hơn nữa khi “hợp thức hóa” Quân đội – Công an được đặc quyền kinh doanh , bởi thế công an chỉ biết còn đảng là còn mình thì cũng chẳng có gì lạ , đảng cộng sản hiện nguyên hình là một đảng cướp. người dân ngửa mặt kêu trời. Trí thức bừng tỉnh sau nhiều năm ngủ quên. Cuộc chiến công khai lẫn thầm lặng bắt đầu bằng những bản án tù cho những ai dám chống đảng. Những Lê Công Định, những Lê thị công Nhân, những trần Huỳnh Duy Thức, những Nguyễn Văn Lý và những người Việt Nam yêu nước sẵn sàng hy sinh tài sản và cả mạng sống để đòi cho bằng được Tự do Dân chủ – nhân Quyền đích thực chứ không theo Loa phường của đảng hay những cái lổ phun chữ được đảng nuôi trong chuồng danh lợi.

Chống cộng cực đoan cũng chưa đủ. Cần phải chống cộng cực đại bởi đảng csVN lừa bịp cả nước hơn 3/4 thế kỷ, bao mạng người đổ xuống mang danh nghĩa yêu nước đều bị đảng lợi dụng . Tự do là cái bánh vẽ, là những lời hứa hão chỉ làm giàu cho bọn lãnh đạo và thuộc hạ của chúng. nhìn vào thực tế để thấy sự thật hôm nay đảng cs chẳng làm được gì cho đất nước, có chăng là món nợ khổng lồ cho thế hệ mai sau.

Đường sắt cao tốc ư? Đồ lưu manh láo lếu! Chuyện nhỏ như ngập nước tại Saigon – Hà nội, càng chống càng ngập sâu. Điện sinh hoạt còn chưa đủ dùng thì lấy gì mà sản xuất và còn nhiều nữa những điều nhìn vào là biết ngay “Đảng lãnh đạo tài tình” đến đâu qua những dự án chủ trương lớn nhỏ từ đường mòn hồ chí minh – Dung Quất – bauxite. bao nhiêu mồ hôi nước mắt lẫn tiền của nhân dân đảng đổ vào canh bạc đui mù không lối thoát. Đảng giống như bà bán hột vịt lộn mơ ngày nào đó được làm chủ Tiệm vàng từ số vốn hột vịt của mình.

Đảng csVN có gì để tự hào, đánh Pháp, đánh Mỹ đâu phải công riêng của đảng csVN, giành độc lập? Không có độc lập (Đã và đang Lệ thuộc Tàu…). Thống nhất đất nước? Có hình thức không có nội dung . (Lòng người ly tán). Thủ đoạn chính trị của hồ chí minh vẫn được đảng áp dụng triệt để, Sớm đầu tối đánh . thượng đội hạ đạp. Chối bỏ rồi thừa nhận. Thỏa hiệp hôm trước hôm sau đạp đổ như đặt bút ký vào Luật Nhân Quyền của Quốc tế và quá nhiều thứ chuyện ngược đời khác. Đảng mơ thế giới loài người là sân chơi của riêng đảng! Lầm to. Cái ngày lãnh đạo cộng sản đứng trước tòa án quốc tế về tội ác chống loài người là có thật qua những hồ sơ tài liệu lưu trữ cả trong lẫn ngoài nước. Không thể chạy khỏi, khó mà hưởng tài sản do cướp bóc tham nhũng mà ra. Đừng có mà mơ tưởng “Thiên đàng” nào đó ngoài đất nước Việt nam này.

Tỉnh thức để quay về cùng dân tộc, Hủy bỏ điều bốn hiến pháp.Chấp nhận đa nguyên đa đảng, Chọn người tài ra giúp nước qua là Phiếu công bằng – Minh bạch . Đảng nào muốn làm ông làm bà cứ ra ứng cử tự do . Làm không xong lời hứa thì dân lôi cổ xuống, Bầu cho đảng khác , đơn giản là vậy. Khỏi cần diễn giải vi mô vĩ mô làm con mẹ gì cho mệt. Người dân nhìn vào hành động mà lựa chọn qua lá phiếu của mình chứ không tin vào lời hứa hão kiểu “Anh hùng Lê văn Tám” của đảng cộng sản nữa. Đó là sự thật phải chấp nhận cho dù đảng csVN có muốn hay không.

Đừng xem thường uy lực của người dân , đừng để người dân nổi trận lôi đình . Sẽ không còn nơi nào là an toàn khi bị toàn dân kết án . Rút lui trong danh dự vẫn tốt hơn là bị lật đổ . Diễn viên dù nổi tiếng mấy thì cũng đến lúc rời sân khấu nếu như không muốn nhận Cà chua và trứng thối .

nguoithathoc1959.

Em còn trẻ lại...

Một ông chồng đến tiệm đặt bánh mừng sinh nhật vợ.
Ông nghĩ ra 1 câu để viết lên bánh:
"Em không già đi mà còn trẻ lại".

Ông nói với người làm bánh:
- Tôi đặt chiếc bánh có viết dòng chữ để mừng sinh nhật vợ đấy nhé.

Thằng bé con chủ tiệm hỏi (vì chủ tiệm đi vắng):
- Trình bày thế nào ạ?

- Viết thế này: EM KHÔNG GIÀ ĐI, phía trên, MÀ EM CÒN TRẺ LẠI, phía dưới.

Thằng bé lấy bút ghi chép cẩn thận rồi nói :
- Chiều ông ghé lại lấy, con sẽ làm thật đẹp và cẩn thận cho ông.

Buổi tối, khi khách khứa đã ngồi vào bàn đầy đủ, người chồng mang bánh đặt giữa bàn, trịnh trọng mở hộp bánh ra. Và tất cả mọi người đều nhìn thấy dòng chữ:

"EM KHÔNG GIÀ ĐI PHÍA TRÊN,
MÀ EM CÒN TRẺ LẠI PHÍA DƯỚI"

Việt Nam và Vatican thận trọng đi thêm một bước trong bang giao

Trọng Nghĩa, RFI

Việt Nam có một cộng đồng Công giáo đông thứ 2 ở Đông Nam Á. Ảnh: Reuters 
 Tòa Thánh Vatican đã chính thức công bố bản thông cáo chung về khóa họp lần thứ hai của nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican diễn ra tại Roma trong hai ngày 23 và 24 tháng 6. Vào cùng thời điểm, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng công bố bản thông cáo chung này.

Nhìn chung, cả hai bên đều đã ‘’ghi nhận những bước phát triển đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực của đời sống Công giáo ở Việt Nam, đặc biệt là Năm Thánh 2010...’’. Về quan hệ song phương giữa hai Nhà nước, cả Việt Nam và Vatican đều ‘’đánh giá cao những tiến triển tích cực’’ kể từ khi khóa họp đầu tiên của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican được mở ra vào tháng 2 năm 2009 đến nay.

Mục tiêu của nhóm công tác này chính là để thảo luận về vấn đề bang giao giữa hai bên.Theo các nhà quan sát, kết quả đáng ghi nhận nhất tại khóa họp lần này của nhóm làm việc chung Việt Nam Vatican được chứa đựng trong câu áp chót của bản thông cáo chung, theo đó hai bên nhất trí về việc Đức Giáo Hoàng sẽ bước đầu cử ‘’đặc phái viên không thường trú của Vatican về Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ giữa Vatican và Việt Nam cũng như quan hệ giữa Vatican và Giáo hội Công giáo Việt Nam’’.

Theo hãng tin Công Giáo CNA, vào hôm qua, khi công bố bản thông cáo chung Việt Nam – Vatican, Linh Mục Federico Lombardi SJ, giám đốc thông tin báo chí của Tòa thánh đã gọi việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm một đại diện không thường trú của Tòa thánh cho Việt Nam là : " một bước có ý nghĩa rất quan trọng" trong việc xây dựng các quan hệ hiện hữu.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Tòa thánh đã tỏ vẻ thận trọng, cho rằng việc cử ‘’đại diện không thường trú’’ đặc trách Việt Nam không có nghĩa là quan hệ ngoại giao toàn diện giữa hai bên đã được thiết lập. Ngoài ra, chức vị đó cũng không phải là chức "sứ thần" hay "khâm sứ thường trực" tại Việt Nam, cho dù nhân vật này sẽ do đích thân Đức Giáo Hoàng chính thức bổ nhiệm.

Là chức sắc thường xuyên qua lại giữa Vatican và Việt Nam, nhân vật này, theo phát ngôn viên Tòa thánh, sẽ đại diện một cách có hiệu quả cho Đức Giáo Hoàng trong các quan hệ với Việt Nam. Tuy nhiên vào lúc này, chưa có ai được đề nghị vào chức vụ đại diện không thường trú của Tòa thánh.

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100627-viet-nam-va-vatican-than-trong-di-them-mot-buoc-trong-bang-giao

Vatican bổ nhiệm đại diện ở Việt Nam

Cuộc họp Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican vừa diễn ra tại La Mã

Đức Giáo hoàng Benedict XVI sẽ bổ nhiệm đại diện không thường trực ở Việt Nam, bước tiến tới trong quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương.


Cuộc họp Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican vừa kết thúc tại Roma với thỏa thuận được cho là sẽ thúc đẩy quan hệ giữa Tòa thánh và quốc gia cộng sản.

Người phát ngôn của Vatican, linh mục Federico Lombardi, gọi đây là "một bước tiến rất chắc chắn hướng về quan hệ ngoại giao".

Ông cũng nói người đại diện này sẽ được phép tới Việt Nam, tuy các chi tiết vẫn còn được hai bên tiếp tục bàn thảo.

Cho tới nay, chính phủ Việt Nam vẫn cương quyết phải được tham vấn trong các quyết định bổ nhiệm linh mục và khá chặt chẽ trong việc quản lý hoạt động tôn giáo trong nước.

Quan hệ Vatican-Việt Nam đã nhiều lần căng thẳng, thế nhưng kể từ cuộc họp Nhóm công tác hỗn hợp lần thứ nhất hồi năm ngoái, đã có biến chuyển tích cực.

Đức Giáo hoàng và Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã có cuộc gặp hồi tháng 12/2009, lần đầu tiên kể từ 1954.

Thông cáo của Tòa thánh viết trong hai ngày thứ Tư và thứ Năm tuần trước, Nhóm công tác hỗn hợp đã thảo luận về hoạt động Công giáo ở Việt Nam.

"Hai bên cho rằng đã có các diễn tiến đáng khích lệ."

Bản thông cáo cũng nói thỏa thuận đạt được không chỉ thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Vatican, mà còn giữa Tòa thánh và Giáo hội trong nước.

Cuộc họp vòng ba của Nhóm công tác Hỗn hợp sẽ diễn ra tại Việt Nam, nhiều khả năng là trong năm tới.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/06/100627_viet_vatican.shtml

Samstag, 26. Juni 2010

Việt Nam chơi với Trung Quốc theo kiểu cũ

Luke Hunt - Ngọc Thu dịch
Quân đội Trung Quốc tập trận. (Hình: Maxim Marmur/AFP/Getty Images)

Hà Nội tăng cường quan hệ quân sự với Nga và Mỹ, các mối quan hệ này có thể ít ra làm thất bại phần nào anh hàng xóm giàu nhất và là kẻ thù lâu đời nhất của mình.


Khi Thái Lan đang trong trò chơi chính trị gập ghềnh lên xuống, đảo ngược cuộc sống bên trong quốc gia này cũng như nhận thức ở nước ngoài, hàng xóm của Thailand đang chơi trò chơi riêng của mình, đó là lặng lẽ tạo lại hình dạng các mối quan hệ trong khu vực. Trước nhất là Việt Nam, nơi mà phân nửa hành động cân bằng khéo léo là gợi nhớ đến các trò chơi của cường quốc chiến tranh lạnh, trong khi nửa còn lại đòi hỏi sự nuông chiều của kẻ thù cũ, Hoa Kỳ.

Trung Quốc là hàng xóm giàu nhất của Việt Nam, người anh em họ khó chịu nhất và là kẻ thù lâu đời nhất. Và việc mở rộng quân sự của Bắc Kinh đã dồn Việt Nam vào một chân tường, thúc đẩy khả năng đáp trả về việc chống đỡ ảnh hưởng riêng trong khu vực và làm giảm bớt nỗi sợ hãi của phe chống Bắc Kinh ở nhà.

Ðể đạt được điều đó, Hà Nội đã đi đến việc gia tăng phòng thủ quốc gia, thông qua một loạt các thỏa thuận mua vũ khí quan trọng với Nga, trị giá hàng tỷ đô la ký tại Moscow hồi tháng 12. Thỏa thuận này gồm sáu chiếc tàu ngầm loại Kilo và có tới 20 máy bay ném bom SU-30.

Ðó là thỏa thuận lớn nhất từ trước tới nay với Nga kể từ khi Moscow rút lợi ích quân sự còn lại ra khỏi Việt Nam cuối thời kỳ chiến tranh lạnh khoảng 20 năm trước.

Các điều khoản có thể không phải trả tiền mặt hoàn toàn, khi Hà Nội cũng đang cố gắng thu hút Nga (đầu tư) vào ngành công nghiệp dầu lửa và khí đốt ngoài khơi.

Ðiều đó không làm hài lòng Bắc Kinh.

Ngay sau những hành động này là chuyến viếng thăm lịch sử cấp thấp của tàu USNS Richard E Byrd hồi tháng 3, trở thành chiếc tàu thứ hai duy nhất của Mỹ trong những năm gần đây được đưa vào cảng Việt Nam để sửa chữa trong thời gian 16 ngày. Chuyến thăm được nhiều nhà phân tích xem như dấu hiệu mới nhất cải thiện quan hệ giữa hai kẻ thù cũ.

Thông điệp được gửi tới Bắc Kinh cũng rõ ràng như là gây khó chịu. Mặc dù không ngừng gia tăng sự quyết đoán của mình, Trung Quốc không nên có tham vọng lãnh thổ tại Biển Ðông và các mỏ ở ngoài xa hơn, cho là hiển nhiên (của họ).

Mối thù nghịch truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc quay ngược trở lại khoảng 2,000 năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ trong thời hiện đại. Cả hai nước đều đòi chủ quyền ở các dãy đảo giàu khoáng sản và có vị trí chiến lược quan trọng, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ðiều quan trọng đối với Thái Lan, Trung Quốc cũng đặt các vị trí chiến lược “chuỗi ngọc trai” (lại với nhau), một đường chuyển tiếp của các cảng thân thiện và các đảo trải dài qua Biển Ðông, vào vịnh Thái Lan và Ấn Ðộ Dương.

Chiến lược này được thiết kế để bảo vệ lợi ích quân sự và kinh tế bằng cách bảo đảm một lộ trình thương mại thay thế cho tất cả eo biển Malacca quan trọng.

Xây dựng một đường ống dẫn dầu và khí đốt khắp Miến Ðiện và vào bên trong Trung Quốc cũng sắp bắt đầu. Ðiều này sẽ làm cho giao thông qua eo biển không cần thiết và cho phép Bắc Kinh bơm dầu thô ở Trung Ðông và Châu Phi trực tiếp vào nội địa Trung Quốc và bảo đảm việc cung cấp nhiên liệu đủ cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế.

“Các bạn cần phải nhìn vào lịch sử lâu dài về tranh chấp Trường Sa, hoặc Trung Quốc gọi là Nam Sa. Người Trung Quốc và người Việt đã ăn miếng trả miếng trong quá khứ.” Ông Keith Loveard, thuộc công ty tư vấn an ninh khu vực, có trụ sở ở Jakarta, đã nói.

“Có nói về một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Trong khi ngoài Ðài Loan và Bắc Hàn ra, khu vực này khá tốt. Tuy nhiên, tất cả mọi người đang mua vũ khí. Indonesia đang mua tên lửa hành trình của Nga, điều mà nhiều người xem là cách mở rộng sức mạnh quân sự kiểu nhà nghèo. Họ cũng đặt tại một căn cứ không quân mới gần biên giới với Malaysia, điều này sẽ cung cấp cho họ khả năng tấn công trong khu vực rộng lớn hơn.”

Ông Loveard nói, có lẽ Bắc Kinh xem các hành động của Hà Nội là chuyện bình thường từ một kẻ thù cũ.

“Có một cuộc tranh cãi rằng Việt Nam chỉ trở thành nước cộng sản vì những người nổi dậy đã mô tả bác Hồ (Chí Minh) như người CS, khi ông thực sự là người quốc gia.”

Tuy nhiên, để kiềm chế các nỗ lực mở rộng của Trung Quốc, tầng lớp cầm quyền của Việt Nam đang tìm cách xoa dịu (dân chúng) bằng quân sự, mà họ phụ thuộc vào để tồn tại chính trị.

Phe ủng hộ Trung Quốc trong hàng ngũ cao cấp của Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) rất mạnh và thực dụng. Thương mại hai chiều giữa hai nước dự kiến sẽ đạt kỷ lục $25 tỷ đô la (810 tỷ baht) vào năm 2010, nhưng thâm thủng mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc rất lớn. Ðã lên tới $11 tỷ đô la năm ngoái và các nhà phê bình xem những con số đó là bằng chứng chỉ trích về sự thống trị của Trung Quốc.

Gavin Greenwood, một nhà phân tích an ninh khu vực của Allan & Associates, có trụ sở tại Hongkong cho biết, một số người xem chính phủ phản bội lại những hy sinh của quá khứ để đổi lấy lợi ích kinh tế mà nhiều người tranh luận sẽ đưa Việt Nam đến chỗ không có lợi về lâu dài.

Ông nói rằng thái độ chống Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2007, khi chính phủ trao hợp đồng khai thác mỏ bauxite cho nhóm khai thác tài nguyên Trung Quốc, Chinalco.

Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà phê bình đó. Theo kiến trúc sư trưởng của chiến thắng lực lượng thực dân Pháp tại Ðiện Biên Phủ năm 1954 và trong cuộc chiến chống Mỹ đã kết thúc qua việc thống nhất Bắc-Nam 21 năm sau, Tướng Giáp là một người có quyền lực hiếm hoi và có sức thuyết phục mạnh trong đời sống chính trị Việt Nam.

Ngay cả Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản Nông Ðức Mạnh, người đứng đầu và có đầy đủ quyền hành trong đảng và là người đứng đầu phe ủng hộ Trung Quốc, phải đồng ý với biểu tượng quốc gia.

Tướng Giáp đã dẫn đầu một nhóm cựu chiến binh, buộc tội chính phủ đã bán cho Bắc Kinh và chủ nghĩa tư bản. Nhóm đó có tiếng nói vang to hơn trước Ðại Hội Ðảng Cộng Sản lần thứ 11 vào năm tới.

Mỗi 5 năm, Quốc Hội lập chính sách cho Ðảng Cộng Sản trong giai đoạn sẽ cung cấp cho các lãnh đạo tương lai (để mọi người) có cơ hội trút bỏ thất vọng về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Tổng Bí Thư Mạnh ý thức rõ điều này, và ông Greenwood cho biết thời gian các thỏa thuận mua bán vũ khí của Nga phản ánh quan tâm chính trị ở trong nước nhiều hơn bất kỳ mối đe dọa quân sự nào từ bên ngoài.

Ông nói, việc tăng chi tiêu quốc phòng một năm trước kỳ đại hội được xem như cái giá rất thấp bỏ ra chi trả, để cho (người dân) thấy việc đứng lên chống lại Bắc Kinh của giới Hà Nội thân thiện với Trung Quốc, bất chấp thực tế kinh tế và quân sự.

Ðó là mưu mẹo mà Việt Nam thường sử dụng trong chiến tranh lạnh, nhưng cộng thêm sự khéo léo - ý tưởng về việc quay trở lại vịnh Cam Ranh của Mỹ, cảng nước sâu có tính chiến lược cao do Hoa Kỳ thành lập trong chiến tranh Việt Nam.

Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Ðô Ðốc Robert Willard, gần đây đã nói với Quốc Hội Hoa Kỳ rằng quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ với Việt Nam đang tiếp tục được cải thiện. Các nhà phân tích nói rằng việc Hoa Kỳ quay trở lại vịnh Cam Ranh không phải là không thể xảy ra.

Ông Carl Thayer, thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, nói rằng, nỗ lực của Việt Nam tham gia cả hai bên cho thấy một sự cân bằng tinh tế.

Ông Thayer chỉ ra rằng: “Việt Nam chỉ tổ chức đối thoại cấp cao về an ninh, chính trị và quân sự với Hoa Kỳ. Nhưng trước đó đã tiếp một viên chức cao cấp (Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc).”

Ông cho biết phe ủng hộ Trung Quốc ở Việt Nam không phản đối mối quan hệ kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ và ông lưu ý rằng tàu Hoa Kỳ đã đến các cảng dân sự.

Nhưng có những khích lệ khác đang hứa hẹn ở phía trước.

Hoa Kỳ đã nêu ra khả năng ký kết một Thỏa Thuận Dịch Vụ Trao Ðổi và Thu Nhận (ASCA) với Việt Nam. Ðiều này sẽ cung cấp hỗ trợ hậu cần qua lại, vật tư và dịch vụ. Washington thường dành các thỏa thuận như thế cho các đồng minh hoặc các đối tác liên minh của mình.

Ông Thayer cho biết, điều này sẽ làm cho nhóm ủng hộ Trung Quốc giận dữ, và chính Trung Quốc sẽ quan ngại nếu việc sửa chữa tàu trở thành điều dính chặt trong chương trình nghị sự phát triển Hải Quân của Việt Nam.

Ông nói, Bắc Kinh sẽ rút ra kết luận trường hợp xấu nhất.

(Nguồn: Bauxite Việt Nam)

Freitag, 25. Juni 2010

EU hỗ trợ Việt Nam 8 triệu euro cho chương trình Đối tác Tư pháp

RFA
06-24-2010- Việt Nam nhận được 8 triệu euro từ Liên minh Châu Âu cho việc thực thi chương trình Đối tác Tư pháp.

Tiến sĩ Hòang Thế Liên, Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp và Đại sứ Sean Doyle, Trưởng phái đòan Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã ký Hiệp định Tài chính về Hợp tác trong lĩnh vực Tư pháp hôm thứ tư.

Ngoài EU, Thụy điển, và Đan Mạch cũng đóng góp tài chính cho dự án này. Mục tiêu của dự án này là tăng cường phát triển một lĩnh vực tư pháp có năng lực, hợp lý, dân chủ, và bảo vệ quyền lợi của người dân.

Việc các đại biểu qúôc hội bỏ phiếu bác bỏ đề nghị xây dựng đường sắt cao tốc của Bộ Giao thông Vận tải mới đây khiến ý kiến cho rằng đó là một quyết định can đảm, đã có quan tâm đến nguyện vọng của người dân, mặc dù hơn 90% các đại biểu qúôc hội là đảng viên. Điều này cho thấy có một bước tiến trong hành động của các nhà làm luật. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục đẩy mạnh, đặc biệt là vấn đề chủ quyền của Việt Nam trong khu vực Biển Đông, vấn đề tự do báo chí và tự do Internet.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/vietnam-more-than-18-mln-euro-for-legislation-reform%20-06242010104946.html

Quốc hội VN biến chuyển, nhưng vẫn cộng sản

Ian Timberlake, AFP, Hà Nội

Khi các nhà lập pháp cộng sản của Việt Nam bác bỏ dự án trị giá 56 tỷ USD xây đường sắt cao tốc gây nhiều tranh cãi của chính phủ hồi tuần trước, nhiều người Việt khen ngợi họ như những người đại diện dũng cảm cho nhân dân.

Các nhà quan sát khác, dù coi sự kiện bỏ phiếu phản đối là đáng kể, nhưng không nhanh chóng coi đó là bước tiến dân chủ.

Trong một quyết định khá hiếm hoi hôm thứ Bảy, quốc hội Việt Nam không thông qua dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu chính phủ nghiên cứu thêm các giải pháp giao thông.

"Theo những gì tôi biết, việc quốc hội bỏ phiếu bác dự thảo tàu cao tốc là lần đầu tiên cơ quan này trả lại một dự án quan trọng của chính phủ," lời GS Ben Kerkvliet, chuyên gia Việt Nam học nghỉ hưu từ Đại học quốc gia Úc.

"Họ đã bước qua một ngưỡng quan trọng trong việc phát triển cơ quan chính trị quốc gia."

Một số người Việt Nam nói các đại biểu - hơn 90̀̀% là đảng viên cộng sản - đã thể hiện họ thực sự hành động vì lợi ích của nhân dân.

Độc giả gửi ý kiến lên trang mạng báo VietnamNet khen ngợi các nhà lập pháp là "dũng cảm" và "đại diện xứng đáng".

"Nhiều người Việt Nam hào hứng quá mức" về kết quả biểu quyết, theo ông Lê Đăng Doanh, một cựu cố vấn kinh tế cho chính phủ.

"Họ tin rằng đây là vụ việc chưa từng có và có thể tạo ra tiền lệ cho hoạt động của quốc hội trong tương lai."

Họ lầm, ông Doanh tin vậy.

Ông khen ngợi các đại biểu là "can đảm" và quyết định của họ là quan trọng, nhưng bản thân dự án đường sắt là vụ việc rất hiếm hoi mà bộ chính trị - cơ quan quyền lực nhất Việt Nam - không ủng hộ.

"Đó là lý do tại sao quốc hội được tự do biểu quyết," ông Doanh giải thích.

Việt Nam là nước chỉ có duy nhất một đảng lãnh đạo và những ai đòi đa đảng đều bị bỏ tù.

'Mạo hiểm kinh tế'

Hầu hết 500 đại biểu quốc hội là đảng viên cộng sản, và nếu bộ chính trị ra nghị quyết thì họ sẽ phải thi hành, ông Doanh giải thích.

"Điều dĩ nhiên là bộ chính trị cẩn thận" với dự án này, ông Doanh nói, bản thân ông là người kêu gọi "khẩn cấp" bác bỏ dự án tàu cao tốc.

"Đây thực sự là một ảnh hưởng tâm lý mạnh"

"Đây không phải là dự án mà tất cả các lãnh đạo cao cấp nhất đều ủng hộ," theo ông David Koh, chuyên gia cao cấp tại Việt nghiên cứu Đông nam Á ở Singapore.

Theo kế hoạch của chính phủ, tuyến đường sẽ trải dài 1.570km và nối hai thành phố lớn của Việt Nam với tốc độ 300km/h.

Kế hoạch đó dự kiến sẽ khánh thành đường sắt vào năm 2035 với chi phí lên đến khoảng 60% tổng thu nhập quốc dân.

"Các đại biểu quốc hội đã tháo bỏ đất nước khỏi một mạo hiểm kinh tế lớn", đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói với AFP.

Ông nhận được các cú điện thoại và tin nhắn ủng hộ sau cuộc biểu quyết, mà theo ông đã thể hiện xu hướng "dân chủ hơn" trong hàng ngũ các đại biểu.

Giới quan sát nói quốc hội trong những năm qua ngày càng có thêm vai trò trong việc điều hành đất nước, có thêm tiếng nói trong các vấn đề lớn, và thậm chí bác bỏ các bổ nhiệm bộ trưởng.

Tiến bộ dân chủ?

Đây có vẻ là lần đầu tiên, dù vậy, các nhà lập pháp bác bỏ một dự án kinh tế quan trọng của chính phủ, ông Thuyết nói.

Bài học là "thực sự có rất nhiều chỗ" để người ta tác động vào một số vấn đề nhất định, dù không phải các vấn đề như là tranh chấp biển với Trung Quốc, theo ông Koh.

"Tiến bộ dân chủ? Tôi không biết chúng ta có thể đưa lập luận xa đến như vậy hay không," ông nói.

Tổ chức Việt Tân có trụ sở ở Hoa Kỳ, bị chính phủ Hà Nội coi là "khủng bố" nói quyết định bỏ phiếu ở quốc hội là kết quả của sức ép công cộng.

Họ nói vụ việc cho thấy tầm quan trọng của việc đẩy mạnh tự do phát biểu và tự do Internet ở Việt Nam, mà hiện đang bị cáo buộc có thêm quan điểm cứng rắn đối với các trang Internet nhạy cảm về chính trị.

"Dân blogger và giới trí thức đã có nhiều tuyên bố mạnh bất thường trên mạng" phản đối dự án đường sắt, theo Việt Tân.

Nhà kinh tế Lê Đăng Doanh thì nói dân chúng bây giờ tin rằng quốc hội lắng nghe quan điểm của họ.
"Đây thực sự là một ảnh hưởng tâm lý mạnh," ông nói.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/06/100624_viet_train.shtml

Làm ăn với “cựu thù”

Lữ Giang

Nhiều dấu hiệu cho thấy cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều đang nỗ lực biến Việt Nam thành công cụ chiến lược của mình, cả về quân sự lẫn kinh tế. Đường lối của Mỹ ngày càng rõ nét: Mỹ đang tiến sâu vào Việt Nam hơn. Trước những nổ lực này, Việt Nam đang gặp thuận lợi là có thể dùng “chiến thuật đu dây” để tồn tại và hưởng lợi.

Một câu hỏi được đặt ra cho người Việt chống cộng: Theo Mỹ hay chống Mỹ mới có thể “giải phóng quê hương” khỏi kẻ “cựu thù”? Nếu nhìn theo hướng đi của thời đại, câu trả lời có lẽ không có gì khó, nhưng phát biểu nó ra là cả một vấn đề. Tuy nhiên, dù theo khuynh hướng nào đi nữa, trước tiên người Việt hải ngoại vẫn phải quan sát để xem Mỹ đang toan tính gì ở Việt Nam.

CON ĐƯỜNG MỸ ĐI

Đầu tháng 6 vừa qua, một cuộc đối thoại lần thứ ba về chính trị, an ninh và quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã diễn ra ở Hà Nội. Thứ Trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh của Hà Nội cho biết:

“Chúng tôi trao đổi vấn đề chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chống khủng bố, phòng chống ma túy và tội phạm xuyên quốc gia. Ngoài ra, chúng tôi cũng thảo luận vấn đề cứu trợ thiên tai, an ninh trên biển, tìm kiếm cứu nạn, các chuyến thăm của tàu hải quân cũng như các kinh nghiệm trong việc gìn giữ hòa bình. Chúng tôi cũng thảo luận về hậu quả chiến tranh như vấn đề chất da cam cũng như vấn đề tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam”.

Kết quả sơ khởi, theo bản công bố hôm 16.6.2010, chính phủ Mỹ và các nhà tài trợ sẽ bỏ ra 300 USD để giải quyết hậu quả của chất độc màu da cam (agent orange) tại Việt Nam trong vòng 10 năm tới.

Song song với biến cố nói trên, Hoa Kỳ cũng đẩy mạnh việc đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

Đã từ lâu, các nhà quan sát (trừ người Việt chống cộng) đều nhận ra rằng rồi đây Mỹ và một số quốc gia sẽ chuyển một số đầu tư từ Trung Quốc qua Việt Nam vì các lý do sau đây:

Lý do thứ nhất: Giá nhân công ở Việt Nam rẻ hơn Trung Quốc (chỉ bằng 2/3). Nhờ phát triển kinh tế nhanh, mức sống của người dân Trung Quốc ngày càng tăng nên giá nhân công cũng tăng theo. Điều này đã làm cho giá thành sản phẩm tăng lên.

Việt Nam đã tăng mức lương tối thiểu ở các công ty ngoại quốc lên 28% trong năm nay. Đây là lần tăng đầu tiên trong sáu năm, nhưng nó cũng chỉ đưa mức lương lên ngang với mức của Campuchia.

Mức lương trung bình ở Việt Nam vẫn thấp hơn so với Thái Lan và Trung Quốc.

Lý do thứ hai: Nhân công Việt Nam trẻ hơn, nên năng suất cao hơn. Trung Quốc theo chế độ một con, nên nhân công ngày càng già đi và năng suất đang đi xuống.

Jeffrey Joerres, Chủ tịch và Tổng giám đốc của Manpower, một tập đoàn tuyển dụng lao động lớn thứ nhì thế giới, vừa đến thăm Việt Nam lần đầu tiên trong tháng 6 đã nói: "Nếu 5 năm, hay 10 năm sau tôi tới đây, tôi thực sự có thể làm việc với những người ở độ tuổi 20, 30 này”.

Lý do thứ ba: Khi con đường xuyên Á được hoàn tất, từ Việt Nam có thể đưa hàng đi bán ở các vùng Nam Á Châu với giá rẻ. Năm ngoái, các nước Á châu đã thỏa thuận thiết lập một hệ thống đường sắt nối kết 28 nước trong vùng với nhau và Âu châu.

Từ trước đến nay, Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác chưa đầu tư lớn vào Việt Nam được không phải vì Việt Nam không có dân chủ, độc tài, tham nhũng, v.v. Những thứ đó chẳng ảnh hưởng gì đến giá thành sản phẩm. Sở sĩ Hoa Kỳ và nhiều quốc gia chưa thể đầu tư lớn vào Việt Nam vì Việt Nam thiếu hạ tầng cơ sở nghiêm trọng, nên không thể đầu tư được.

Từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ phải xây dựng 8 nhà máy điện hạt nhân thay vì 4 như dự trù trong kế hoạch ban đầu. Tổng công suất của 8 nhà máy này là từ 15.000 đến 16.000 megawatt.

Nếu để Việt Nam tự xây dựng hạ tầng cơ sở (như đường sá, bến tàu, sân bay, điện lực, ...) để thu hút đầu tư, phải đợi mất nhiều chục năm nữa. Vì thế, Hoa Kỳ và nhiều nước đang nhảy vào để thực hiện các công tác này ở Việt Nam.

HOA KỲ BẮT ĐẦU NHẢY VÀO

Một phái đoàn kinh doanh Hoa Kỳ thuộc tổ chức Hội Đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ-Asean (USABC) có trụ sở ở Washington DC, gồm 23 đại diện các tập đoàn kinh doanh lớn ở Hoa Kỳ đã đến viếng thăm Việt Nam vào đầu tháng 6. Phái đoàn gồm các tổng giám đốc, giám đốc điều hành, giám đốc tiếp thị... của các tổ hợp kinh doanh nổi tiếng ở Mỹ như General Electric, Carterpillar, Chevron, CocaCola, ConocoPhillips, ExxonMobil, IBM, JP Morgan, Microsoft, Monsanto, NewsCorporation, Oracle, Procter & Gamble, UPS, v.v.

Ngày 11.6.2010 USABC đã có một buổi tọa đàm về chủ đề “Hợp tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng” tại khu nhà mẫu Sunrise City thuộc Quận 7, Sài Gòn. Buổi tọa đàm do Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Nova - Novaland và CPK Group phối hợp tổ chức. Phái đoàn đã nói chuyện với các đại diện chính quyền của một số tỉnh ở phía Nam như Sài Gòn, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Cần Thơ và Cà Mau. Ông Alexander Feldman, Chủ tịch USBAC nói:

“Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam ngồi lại tìm kế hoạch hợp tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại Sài Gòn và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cơ sở hạ tầng không chỉ là đường xá, cầu cống mà còn là sự đồng bộ của trường học, bệnh viện, hệ thống xử lý rác thải, công viên. Hiện các công ty thành viên của USABC là Caterpillar, GE và ConocoPhillips đã thành lập Ủy Ban Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á trong đó Caterpillar làm Chủ tịch để chuẩn bị kế hoạch tham gia đầu tư về hạ tầng tại Việt Nam”.

Hàng năm, USABC đều có gởi phái đoàn đến thăm Việt Nam trong mục đích thúc đẩy kinh doanh và đầu tư giữa các đại công ty Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam, nhưng chuyến viếng thăm lần này mang một ý nghĩa quan trọng hơn vì nhắm vào các dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam trong vòng 10 tới.

Ông Alexander Feldman cho rằng Việt Nam đã duy trì được mức tăng trưởng trung bình 7% trong vòng bảy năm qua, vì thế tăng cường và cải thiện cơ sở hạ tầng cho Việt Nam, nghĩa là giúp đất nước này giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng đó.

Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Hoa Kỳ loan báo họ sẵn sàng dành ngân khoản 500 triệu USD để giúp Việt Nam mua thiết bị của Mỹ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng. Ông Fred Hochberg, Chủ tịch ngân hàng này, có mặt trong phái đoàn, nói rằng Hoa Kỳ muốn giúp công ty Việt Nam vay tín dụng để dùng vào dự án có giá trị cao, như viễn thông, đường lộ, đường sắt, năng lượng tái tạo, và năng lượng thông thường.

CÁCH NHÌN VẤN ĐỀ

Cả đài BBC lẫn đài RFA đều phỏng vấn ông Vũ Tú Thành, đại diện của USABC tại Việt Nam về cách nhìn cũng như những nỗ lực mà USABC đang nhắm tới ở Việt Nam. Nhưng RFA đi vào trọng tâm hơn. Chúng tôi xin tóm lược các điểm chính.

1.- Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới

Ông Vũ Tú Thành cho rằng Việt Nam bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển mới, phát triển rộng và tăng trưởng nóng. Để đáp ứng được sự tăng trưởng mới này, phải có cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn, chất lượng cao hơn, qui mô lớn hơn và bài bản hơn. Nhưng nếu nhìn lại các nguồn lực nội tại trong nước, về tài chính, về năng lực, về quản lý điều hành... thì quả là không đủ. Trông cậy vào các nguồn vốn truyền thống từ nước ngoài như là viện trợ phát triển chính thức ODA thì cũng không đủ. Ông Thành cho biết:

“Trong cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thì chúng tôi cũng nhận được cái thông điệp rằng đúng là Việt Nam không thể làm như cũ như từ trước đến nay được mà phải có một cách tiếp cận mới. Đó là các nguồn lực từ khu vực tư nhân từ quốc tế vào, trong đó bao gồm cả về vốn, về công nghệ, về phương tiện trang thiết bị. Đấy đều là những thế mạnh của các tập đoàn lớn ở Hoa Kỳ.”

2.- Mỹ đã làm ăn ở Việt Nam từ lâu

Ông Vũ Tú Thành còn cho biết rất nhiều tập đoàn thành viên của USABC đã hoạt động kinh doanh ở Việt Nam từ 10, 15 năm hay thậm chí trên 30 năm: Ví dụ General Electric (GE) đã vào Việt Nam bán động cơ máy bay rồi trang thiết bị y tế từ năm 1993. Họ đã xây dựng một nhà máy ở Hải Phòng để sản xuất các linh kiện cho tuốc bin gió và tuốc bin khí của GE để xuất đi các nước khác trên thế giới. Nhà máy đã hoàn thành và đang chuẩn bị xuất đi mẻ hàng đầu tiên.

Những công ty khác như Chevron hay ConocoPhillips chẳng hạn, vừa mới hôm qua thôi, đã khánh thành dự án khai thác dầu từ mỏ Sư Tử Đen. Khi mà có dòng dầu đầu tiên thì Việt Nam sẽ có doanh thu rất lớn. Chevron cũng đang đàm phán để triển khai dự án sản xuất khí ở vùng Tây Nam, vùng biển của Việt Nam, dùng khí đó để chạy các nhà máy điện của Việt Nam mà các nhà máy ấy đang chuẩn bị xây. Ông nói tiếp:

“Các công ty của chúng tôi cũng sẽ tham gia đấu thầu để cung cấp phương tiện trang thiết bị, thậm chí cả xây dựng luôn, các nhà máy điện chạy bằng khí đấy.

“Rồi nhà máy điện chạy than chẳng hạn, chúng tôi vừa rồi cũng chính thức đàm phán và kết thúc xong hợp đồng liên quan để tiến hành xây dựng nhà máy điện chạy than ở Quảng Ninh tức là phía Bắc của Việt Nam. Các công ty này đều có những khoản đầu tư, những cam kết ở Việt Nam rất lớn trong cơ sở hạ tầng.

“Có công ty vừa kết thúc đàm phán và đi vào triển khai xây dựng. Ví dụ mới đây nhất là tập đoàn AIS Power, sau 5 năm đàm phán đã ký hợp đồng liên quan để xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Mông Dương, Quảng Ninh. Còn các công ty khác đang trong giai đoạn đàm phán để xây nhà máy điện khác.

“Giá điện là một trong những vấn đề nổi cộm. Nếu giải quyết được giá điện thì tháo nút cho rất nhiều dự án năng lượng. Tuy nhiên chúng tôi hiểu được khó khăn của những người làm chính sách ở VN, phải cân đối giữa nhu cầu về điện cho nền kinh tế, và phần còn lại là các vấn đề về xã hội”.

3.- Kiểm duyệt thông tin không ảnh hưởng gì mấy.

Trong lãnh vực công nghệ thông tin, ông Thành công nhận rằng vào khi số người sử dụng Internet, Facebook, số blogger trong nước càng ngày càng nhiều, chính phủ cũng đã đưa ra các qui định nhằm kiểm soát Internet và các dịch vụ khác trong công nghệ thông tin. Liệu chính sách kiểm duyệt, dựng tường lửa để ngăn chận những thông tin mà Hà Nội cho là tuyên truyền chống phá nhà nước hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội, thì có ảnh hưởng gì đến việc làm sắp tới của các công ty như IBM, Microsoft, NewsCorporation hay không? Theo ông Thành, không ảnh hưởng gì mấy. Ông Thành nói:

“Thực ra công việc kinh doanh của những công ty trong lãnh vực công nghệ thông tin như vừa liệt kê thì tương đối thuận lợi trong thời gian vừa qua. Bởi vì các biện pháp kiểm duyệt như vừa nói thì ảnh hưởng tới phần nội dung Internet, còn các công ty công nghệ thông tin của chúng tôi thì cung cấp hạ tầng cho công nghệ thông tin, cung cấp giải pháp cho các hoạt động kinh tế, xử lý các vấn đề về quản lý xã hội, v.v. Vì thế không bị ảnh hưởng nhiều.

“Khi mà chính quyền có những qui định siết chặt hơn về việc kiểm soát các luồng thông tin trên Internet thì trước mắt các công ty của chúng tôi không thấy bị ảnh hưởng gì nhiều. Hiện tại các công ty chỉ muốn tập trung vào các thế mạnh của họ là cung cấp giải pháp cho các khách hàng ở Việt Nam trong đó có chính phủ và các doanh nghiệp.

“Còn về lâu dài thì ngay bản thân các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã trao đổi với chúng tôi là khi xã hội phát triển lên thì các qui định sẽ thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp”.

Những câu trả lời của ông Vũ Tú Thành có thể không được nhiều người Việt chống cộng đồng ý hoặc làm họ không vui. Nhưng khi thay đổi chính sách hay làm ăn với “cựu thù” người Mỹ có bao giờ quan tâm đến người Việt chống cộng nghĩ gì hay muốn gì đâu?

CUỘC CHẠY ĐUA CỦA HOA KỲ

Nếu xét về quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Hoa Kỳ, Trung Quốc đang chiếm ưu thế tại Việt Nam. Chỉ trong năm 2009, Việt Nam đã mua của Trung Quốc 16,44 tỷ USD, trong khi số hàng Việt Nam bán qua Trung Quốc chỉ có 4,91 tỷ USD, tức Việt Nam bị thâm hụt 11,53 tỷ hay 90%. Trong khi đó Việt Nam bán cho Hoa Kỳ đến 12,28 tỷ USD nhưng chỉ mua của Hoa Kỳ có 3,10 tỷ USD, tức Hoa Kỳ bị thâm hụt 9,18 tỷ USD.

Mặc dầu cán cân mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng bị thâm hụt nặng, Việt Nam vẫn tiếp tục mua hàng của Trung Quốc vì hàng Trung Quốc thích hợp với Việt Nam hơn và giá rẻ hơn nếu sản xuất tại nội địa. Trong lãnh vực này, Mỹ đành chào thua.

Trong khi Mỹ yểm trợ làm con đường xuyên Á, Trung Quốc cũng đã nhảy vô: Công ty Xuất-Nhập cảng Thiết bị Cơ giới Trung Quốc đã đệ trình dự án xây dựng tuyến đường dài 128,5 cây số từ ga Dĩ An tới thị trấn Lộc Ninh, thuộc tỉnh Bình Phước, và biên giới Việt Nam-Cam bốt. Tổng số vốn đầu tư dự trù vào khoảng 438 triệu Mỹ kim. Tuyến đường này là một phần trong tuyến đường sắt xuyên Á dài 5.500 cây số, bắt đầu từ Côn Minh, Trung Quốc chạy qua Lào, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Cam bốt, Mã Lai Á và ga cuối cùng ở Singapore. Tuyến đường này do Mã Lai Á khởi xướng vào năm 1995 và dự định sẽ hoàn thành vào năm 2015.

Không phải chỉ có Trung Quốc, Nhật Bổn, Úc và Nam Hàn cũng đang cạnh tranh với Mỹ về xây dựng hạ tầng cơ sở ở Việt Nam.

Cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền Giang đã hoàn thành ngày 21.5.2000 tốn phí hơn $90 triệu đôla Úc, trong đó chương trình AusAid của chính phủ Úc góp 66% và phía Việt Nam là 34%.

Năm 2009, chính phủ Nhật đã quyết định mức ODA (viện trợ phát triển) cho Việt Nam là 1,5 tỉ USD để phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam. Hiện Nhật đang giúp Việt Nam xây cất xa lộ Đông Tây.

Cầu Cần Thơ khánh thành ngày 24.4.2010, là một chiếc cầu dài nhất Đông Nam Á có chiều dài 15,85km, và chiều rộng 23,1m với bốn làn xe. Tổng số đầu tư là 4,832 tỉ đồng Việt Nam, tương đương 342 triệu USD theo hối suất năm 2001. Phần lớn ngân khoản do ODA của chính phủ Nhật và một phần nhỏ là vốn đối ứng của Việt Nam.

Cũng trong ngày 24.4.2010, cầu Hàm Luông nối thành phố Bến Tre và huyện Mỏ Cày (Bến Tre) cũng được khai thông. Xe từ Sài Gòn về Trà Vinh nếu đi qua cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông và phà Cổ Chiên sẽ rút ngắn 70km so với đi quốc lộ 1A về Trà Vinh.

Sau đây là một số hạ tầng cơ sở khác sắp được xây dựng:

- Cầu Mỹ Lợi trên quốc lộ 50 (Long An - Tiền Giang), cầu Cổ Chiên (Bến Tre - Trà Vinh) dự định khởi công trong năm 2010.

- Cầu Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã được Chính phủ Úc viện trợ hơn 10 triệu USD để thiết kế kỹ thuật. Quy mô xây dựng cầu này sẽ lớn như cầu Mỹ Thuận và hoàn thành vào năm 2015.

- Cầu Vàm Cống (An Giang - Đồng Tháp) đang được lập dự án với nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Á châu và vay vốn ODA Hàn Quốc. Quy mô xây dựng cầu này cũng lớn như cầu Cần Thơ và dự trù sẽ hoàn thành vào năm 2015.

Đường sắt cao tốc có tổng chiều dài toàn tuyến là 1.570 ki lô mét, đi qua 27 ga, dự định khởi công năm 2012 đến năm 2035 sẽ hoàn tất với số vốn được ước tính là 55,8 tỷ USD bằng nguồn ODA Nhật Bản. Trong phiên họp ngày 19.6.2010, Quốc Hội đã không thông qua dự án này, nên cần phải điều chỉnh lại.

Cần biết thêm, năm 2007 một đoàn nghiên cứu gồm KOICA, Cục Đường sắt Việt Nam, Chungsuk Engineering CO. LTD, Korea Railroad Research Institute cũng đã hoàn tất báo cáo nghiên cứu hợp phần 1 (đoạn Nha Trang – Sài Gòn) của tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Kinh phí cho việc xây hợp phần 1 này được ước tính là 7,8 tỷ USD. Phần hỗ trợ kỹ thuật này được thực hiện từ nguồn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Hàn Quốc.

Như vậy, không phải chỉ Nhật mà Trung Quốc và Nam Hàn cũng muốn xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam cho Việt Nam.

Qua một số công trình xây dựng hạ tầng cơ sở đã và đang được thực hiện nói trên, chúng ta thấy Mỹ là người đến sau. Vì thế, trong cuộc viếng thăm Việt Nam vào tháng 4 năm 2009, ông Matthew Daley, Chủ tịch USABC lúc đó đã nói với phóng viên AFP tại Hà Nội:

“Tôi sẵn sàng đánh cá rằng trong không quá 3 năm và có thể sớm hơn nữa, Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư ngoại quốc trực tiếp tại Việt Nam lớn nhất.”

Ngày 15.4.2010, bổng nhiên tập đoàn ngân hàng Citibank của Hoa Kỳ tuyên bố cho Việt Nam vay 200 triệu đôla để phát triển dự án tổ hợp bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Đây là một dự án đang bị người Việt chống cộng tố cáo là Hà Nội bán đất cho Trung Cộng.

Hãy “Để xem Mỹ nó làm gì” (lời Tổng Thống Thiệu) và người Việt chống cộng sẽ làm gì.

Ngày 22.6.2010
Lữ Giang

Donnerstag, 24. Juni 2010

Little Vietnam

von Uwe Schmitt

Rund 4000 asiatische Fischer leben an der ölverseuchten US-Küste wie ein Indianerstamm

Nach Tausenden Zeitungsseiten und Fernsehstunden, die Amerikas Medien dem Öldesaster im Golf von Mexiko widmeten, bleibt eine Geschichte unerzählt: die Story der rund 4000 vietnamesischen Fischer, die an der Küste Louisianas für sich leben wie ein Indianerstamm. Nicht Recherche-Faulheit noch versteckter Rassismus halten die US-Reporter von Little Vietnam fern. Es sind die Fischer selbst, die nicht reden wollen oder (kein Englisch) können. Es mag die verstörende Erfahrung sein, wie schlecht weiße Fischer, Shrimper, Crabber über die Vietnamesen reden.

Wie arm sie auch waren, als die Flüchtlinge in den 70er-Jahren nach Amerika kamen: Einige haben sich unter Entbehrungen, mit Familienzusammenhalt und Geschäftssinn ein eigenes "Dock" erarbeitet. Sie wurden Großhändler, die im Hafen die Fänge kaufen und die Preise festsetzen. Sie werden beneidet und verflucht, weil sie knausrig zahlen, und noch wilder verflucht, weil sie ohne Alternative sind. Vor allem wagt die Mehrheit der vietnamesischen Fischer etwas Ungeheuerliches: Sie verweigert arglos oder bewusst die Assimilierung, das Amerikanische am amerikanischen Traum. Sie wollen mit harter Arbeit Geld verdienen, wie damals in ihrer Heimat, und sie wollen unter ihresgleichen bleiben. Sie sind gute Fischer und Händler, unbeholfene, unwillige Amerikaner.

So scheint es, wenige wissen es genau. Weil sie niemand fragt und jene, die fragen, keine Antwort erhalten. Die Ölpest, ihr Chaos und die Arbeitslosigkeit, die nicht, wie nach einem Hurrikan, für die Glücklichen nach einigen Tagen endet, hat die Stärke ihrer Autonomie in eine existenzbedrohende Schwäche verkehrt. Die meisten Vietnamesen verstehen weder BPs Unverschämtheiten noch die Rekrutierungsangebote. Sie können die Antragsformulare für Schadenersatz so wenig lesen, wie sie telefonische Beratung verstehen würden. Man kann ihnen alles und nichts erzählen. Die Ölpest wirft die Vietnamesen zurück ans Land, "Boat people" auf dem Trockenen. Das Mitleid ihrer weißen Mitleidenden hält sich in Grenzen. Einmal hörten wir in Venice einen Shrimper über dem vierten Bier murmeln, was die Vietnamesen angehe, sorge BP für eine höhere Gerechtigkeit. Da wäre die Story. Es wäre fast eine zu gute Story. Deshalb hat sie noch niemand geschrieben.

Der Autor ist USA-Korrespondent der WELT-Gruppe

Nguồn: http://www.welt.de/die-welt/politik/article8161591/Little-Vietnam.html

Khám đường Úc đông tù nhân người Việt

Nhiều phụ nữ gốc Việt tại Úc vào sòng bài để giải sầu và mắc nợ lớn.

Tính đến giữa tháng Sáu, có 45 nữ tù nhân người Úc gốc Việt trong hệ thống nhà tù tiểu bang Victoria, Úc châu. Số nữ tù nhân tại tiểu bang có dân số đông thứ nhì tại nước Úc là 312, báo The Age đưa tin.


Phụ nữ gốc Việt chiến 16 phần trăm sĩ số tù nhân. Trong khi người Việt định cư tại tiểu bang vùng Đông bộ Úc châu chiếm có 1,6 phần trăm dân số.

Theo một chuyên gia cộng đồng tại tiểu bang Victoria, con đường vào tù của một số chị em khá giống nhau. Đó là không nói được tiếng Anh, ở nhà thấy buồn, vào sòng bài giải sầu, dẫn đến mắc nợ lớn. Nhiều người dính đến hoạt động phi pháp để lấy tiền trả nợ.

“Trồng cần sa, gian lận trợ cấp xã hội, buôn bán ma túy, nhiều cách kiếm tiền không chính đáng đã đẩy một số chị em vào cảnh tù đầy,” bà Huỳnh Bích Cẩm, Tổng giám đốc Hội Phụ nữ Việt Úc cho BBC Việt Ngữ biết trong cuộc phỏng vấn ngày 23/6.

Lý do đưa đẩy những người này đến sòng bài (casino) theo bà Cẩm là do nhiều tác động khác nhau.

“Một phần những người đó họ không rành tiếng Anh. Họ không dùng dịch tư vấn, giúp đỡ của người Úc, của cộng đồng, mỗi khi gặp khó khăn trong chuyện gia đình.

“Họ cho rằng đi vào casino là tốt nhất. Không gian, lối trang trí và cách mời chào của sòng bài làm cho họ mất cảm giác phân biệt ngày đêm. Sòng bài hầu như là cách giải trí duy nhất của một số người không nói được tiếng Anh.”

“Khi bị thua, xuất hiện một số người đề nghị cho vay tiền. Đó là những kẻ cho vay nóng với lãi suất cao (loan shark). Một khi mắc nợ rất khó trả dứt, vì lãi suất rất cao.”

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/06/100623_female_prisoners_aust.shtml

TÌM RA SỰ THẬT “THỰC”?

Bối cảnh của một chuyến đi

Nhằm đánh dấu 350 năm thành lập hai giáo phận đầu tiên và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Năm Thánh 2010 đã khai mạc trọng thể tại Sở Kiện, Hà Nội dịp lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam 24-11-2009. Chỉ hơn một tháng sau thì xảy ra vụ thánh giá Đồng Chiêm bị đập nát. Người tín hữu Công Giáo vừa bàng hoàng và phẫn nộ trước hành vi báng bổ của chính quyền cộng sản, vừa ngạc nhiên và đau đớn khi thấy tuyệt đại đa số các giám mục hai giáo tỉnh Huế và Sài Gòn hoàn toàn thinh lặng. Không một lời nói, không một cử chỉ hiệp thông với anh chị em giáo tỉnh Hà Nội. Tình trạng phân hoá trong nội bộ Công Giáo càng thêm trầm trọng và phơi bày công khai khi đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục (TGM) Phó Hà Nội với quyền kế vị, và chỉ mấy hôm sau là Đức TGM Giu-se Ngô Quang Kiệt rời khỏi Việt Nam giữa đêm hôm khuya khoắt, chẳng khác chi một kẻ tội đồ bị trục xuất khỏi quê hương.


Chính trong bối cảnh đó mà Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn (ĐHY), Tổng Giám Mục Sài Gòn, đã lên đường đi Rô-ma gặp các quan chức cấp cao của Toà Thánh, và sau khi trở về, đã có bài trả lời phỏng vấn liên quan đến chuyến đi ; bài trả lời đó được đăng tài trên tuần báo Công Giáo & Dân Tộc, số 1762, tuần lễ từ 18-06 đến 24-06-2010. Xin được chia sẻ một vài suy nghĩ sau khi đọc bài trả lời phỏng vấn đó.

Tại sao đi? Đi để làm gì?

Đức Hồng Y nói: Trong tình hình một số ý kiến trên mạng hay qua truyền tai nhau, tạo nên dư luận gây ít nhiều hoang mang và bất ổn trong cộng đoàn Giáo hội và xã hội, ví dụ như một vài dư luận cho rằng có sự tắc trách của Bộ Truyền giáo, sự thoả hiệp của Bộ Ngoại giao, sự cấu kết của một ít nhân vật trong Giáo hội vì tư lợi, sự ngây ngô của Vatican…, một số giám mục đề nghị tôi đi tìm hiểu sự thật “thực” tận gốc rễ. Qua những lời trên đây, ĐHY vừa cho ta thấy nguyên nhân nào khiến ngài rời Việt Nam để có mặt tại Vatican từ ngày 30-05 đến 03-06-2010, vừa cho thấy mục tiêu của chuyến đi, đó là để tìm hiểu sự thật “thực” tận gốc rễ. Chuyến đi này không phải là một chuyện hoàn toàn cá nhân, nhưng còn theo lời đề nghị của “một số giám mục”. Các vị này là những ai, gồm bao nhiêu người, nắm chức vụ gì trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGM/VN), ngài không nói.

Những hoạt động trong chuyến đi

Tại Rô-ma, những người đầu tiên được ĐHY gặp gỡ và thăm hỏi là những linh mục, tu sĩ, giáo dân Việt Nam được ngài gửi tới học. Đây là chuyện bình thường, nhưng chắc không ở trong mục tiêu quan trọng của chuyến đi. Ngay cả việc đi thăm đức hồng y Etchegaray cũng vậy, cũng chỉ là một cuộc thăm viếng xã giao.

Nhưng hai cuộc gặp quan trọng hơn cả trong chuyến đi này, trước hết là cuộc gặp tại Bộ Ngoại Giao Toà Thánh sáng ngày 01-06, với vị Ngoại trưởng là Đức TGM Dom. Mamberti, và với Thứ trưởng, đức ông Ern. Ballestrero; kế đến là cuộc gặp tại Bộ Truyền Giáo với Tổng Trưởng là ĐHY Ivan Dias. Tại mỗi nơi, ĐHY Phạm Minh Mẫn đã “giãi bày tình hình do dư luận tạo ra”. Ngài đã nói những gì, giãi bày thế nào thì không ai biết. Nhưng phần trả lời, thì tại cả hai nơi, ngài đã nhận được một nội dung hoàn toàn giống nhau. Phía Bộ Ngoại Giao thì Bộ đã “lắng nghe và tôn trọng ý kiến cùng bản thân của đương sự” (tức là Đức TGM Hà Nội Giu-se Ngô Quang Kiệt). Tại Bộ Truyền Giáo cũng vậy, Bộ “luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến cùng bản thân của người liên hệ” (vẫn là Đức Tổng Kiệt). Và dựa vào cách làm của cả hai bộ là “lắng nghe và tôn trọng ý kiến cùng bản thân của người liên hệ”, cuối cùng “Đức Thánh Cha chấp thuận lời Đức Cha Ngô Quang Kiệt xin từ nhiệm Tổng Giám Mục Hà Nội vì lý do sức khoẻ”. Và đây là sự thật “thực” ĐHY đã phải vượt bao nhiêu ngàn cây số đến tận Rô-ma để cất công đi tìm.

Nói nôm na là như thế này: Sở dĩ có “dư luận gây ít nhiều hoang mang và bất ổn trong cộng đồng Giáo Hội và xã hội” là do việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm đức cha Nguyễn Văn Nhơn thay thế đức cha Ngô Quang Kiệt trong cương vị Tổng Giám Mục Hà Nội. Việc thay thế đó bắt nguồn từ việc đức cha Kiệt xin từ chức vì lý do sức khoẻ. Và trong việc này, cả hai bộ Ngoại Giao cũng như Truyền Giáo đều tôn trọng ý kiến, nguyện vọng của đương sự. Tóm lại : mấu chốt của vấn đề, hay là sự thật “thực”, chính là việc đức cha Ngô Quang Kiệt xin từ chức mà thôi. Có gì đâu mà phải ầm ĩ!

Những điều gây thắc mắc

Thế nhưng đối với công luận, mọi chuyện không đơn giản như thế. Giả sử đức cha Kiệt lâm trọng bệnh, không còn khả năng lãnh đạo, hay đến tuổi về hưu, thì bất cứ vị nào được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm thay thế, cộng đồng tín hữu cũng hoan hỷ đón nhận. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Nhưng việc đức cha Kiệt rời khỏi chức vụ TGM Hà Nội, lại chính là đòi hỏi của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, qua văn thư đề ngày 23-09-2008 của ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội, gửi HĐGM/VN do đức cha Nguyễn Văn Nhơn làm Chủ tịch.

Vậy thì điều người tín hữu Việt Nam muốn biết, đó là mối tương quan giữa hai sự việc: giữa đòi hỏi của nhà cầm quyền Hà Nội và việc Đức Giáo Hoàng chấp thuận cho đức cha Kiệt từ chức. Điều người tín hữu Việt Nam nóng lòng muốn được soi sáng là HĐGM/VN đóng vai trò nào trong việc thay thế TGM Hà Nội, Đức Cha Ngô Quang Kiệt. Cũng liên quan đến vụ việc này, một nhân vật quan trọng khác mà tín hữu Công Giáo Việt Nam muốn có thông tin, đó là vị đại diện Toà Thánh đến thăm Việt Nam lần chót, vào đầu năm 2009: Đức ông Cao Minh Dung. Đâu là vai trò của đức ông trong việc liên quan đến Đức Tổng Kiệt?

Trong bài trả lời phỏng vấn, ĐHY Phạm Minh Mẫn có cho biết là chiều ngày 02-06 ngài đã “gặp gỡ linh mục, tu sĩ Việt Nam đang làm việc tại Vatican”, nhưng nhân vật mà mọi người chờ đợi là đức ông Cao Minh Dung thì ĐHY không hề nhắc tới. Như thế cũng có nghĩa là thắc mắc của người tín hữu Việt Nam liên quan đến đức ông Cao Minh Dung, vẫn chưa có câu trả lời.

Liệu có tìm ra sự thật “thực”?

ĐHY Phạm Minh Mẫn có một kiểu nói khá độc đáo khi thêm tính từ “thực” vào danh từ “sự thật” (sự thật “thực”). Điều này chẳng phải không có lý do. Là vì trong chế độ hiện thời tại Việt Nam, mọi phương tiện truyền thông đều nằm trong tay Nhà Nước. Có nhiều đài truyền hình và truyền thanh trên khắp nước, từ trung ương tới địa phương, với trên dưới 700 tờ báo, nhưng tất cả chỉ nói những điều được phép nói. Khi đề cập đến chuyện nói dối, nói láo… trong xã hội chúng ta đang sống hôm nay, nhà văn Nguyễn Khải đã viết trong tập Tuỳ Bút của ông: “... các cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy... Nói dối lem lẻm, nói dối lỳ lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ. Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết; nói để mà nói ...”. Chính vì vậy mà khi nổ ra vụ Toà Khâm Sứ - Thái Hà chẳng hạn, nếu chỉ dựa vào báo đài của Nhà Nước, hay cả khi đọc báo Công Giáo & Dân Tộc, không ai biết được, thực sự chuyện gì đã xảy ra.

Và điều ta phải đặc biệt quan tâm, là tình trạng này chẳng phải không ảnh hưởng đến truyền thông Công Giáo. Hôm xảy ra vụ Đồng Chiêm chẳng hạn, đố ai vào trang mạng của HĐGM mà tìm được thông tin! Còn trang mạng của Toà TGM Tp. Hồ Chí Minh, trong bài “Tự do báo chí là nhựa sống của nền dân chủ”, lấy nguồn từ Vietvatican, thì chuyện trớ trêu là đã cắt xén đoạn nói đến Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam… cũng như đoạn sau đây: “Tất cả các chính quyền và các tổ chức nói trên đều theo đường lối cai trị độc tài, sợ hãi sự thật, chủ trương ngu dân, nên tìm mọi cách và đưa ra mọi luật lệ để kèm kẹp con người và đất nước trong tình trạng nô lệ, chậm tiến, dốt nát…”.

Một ví dụ khác, đó là nếu có ai nghe đoạn ghi âm lời đức cha Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Phụ tá Sài Gòn, nói về chuyến đi Hoa Kỳ của ĐHY Phạm Minh Mẫn đến Long Beach chủ toạ Đại lễ Lòng Thương Xót Chúa, rồi đem đối chiếu với vô số thông tin liên quan trên mạng, đố ai biết được sự thật “thực” ở chỗ nào. Và ví dụ cuối cùng là dịp lễ nhậm chức của Đức Tân TGM Hà Nội ngày 07-05-2010: nếu có ai vào trang mạng của Uỷ Ban Kinh Thánh mà đọc bài của Peter Nguyễn Minh Trung, thì 15.000 chữ ký của thỉnh nguyện thư gửi Đức Giáo Hoàng đã bị hô biến thành panô với những chữ “Nguyễn Văn Nhơn, Bùi Văn Đọc, Võ Đức Minh: biến khỏi trái đất này!” Vậy thì câu hỏi dai dẵng vẫn cứ đeo đuổi chúng ta là: sự thật “thực” ở đâu?

Sự thật “thực” về Giáo Hội Việt Nam?

ĐHY Phạm Minh Mẫn vượt núi băng ngàn đến tận Rô-ma để tìm sự thật “thực”, nhưng liệu ngài có giúp được Đức Giáo Hoàng tìm ra sự thật “thực” về Giáo Hội Việt Nam? Dĩ nhiên Đức Giáo Hoàng biết những thay đổi diễn ra tại Việt Nam trong mọi lãnh vực kể cả tôn giáo. Ngày nay cuộc sống khá hơn, người dân được tương đối tự do hơn. Các tôn giáo được phép xây cất, tổ chức lễ lạt, huấn luyện chức sắc, đi ra nước ngoài, v.v… Du khách đến Việt Nam lác mắt khi thấy các nhà thờ ngày Chúa nhật động nghẹt người, ơn gọi linh mục, tu sĩ rất đông, số đi ra nước ngoài truyền giáo đến cả ngàn. Đó là mặt tích cực, và cũng là mặt nổi.

Trong khi đó, các lãnh vực như y tế, giáo dục, xã hội… đều là độc quyền của Nhà Nước. Đi xin tiền giúp người nghèo thì được, nhưng tranh đấu cho quyền lợi của người nghèo, đòi hỏi sự công bằng cho người nghèo thì không. Tôn giáo không được tự do phục vụ con người. Trong một chế độ độc tài toàn trị, thì “đối thoại” và “hợp tác” chỉ là những mỹ từ của người chấp nhận ngửa tay xin. Xin cái gì? Thưa xin lại những quyền chính đáng của mình đã bị nhà cầm quyền tước đoạt. Sự thật “thực” phũ phàng là như thế. Liệu Đức Giáo Hoàng có biết rằng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hôm nay, chỉ vì muốn thoả hiệp với nhà cầm quyền để được yên thân, mà đánh mất khả năng ngôn sứ: quay lưng lại người nghèo, hững hờ với các tôn giáo bạn, thờ ơ với vận mạng dân tộc, với tương lai đất nước? Liệu Đức Giáo Hoàng có biết rằng khi thánh giá tại Đồng Chiêm bị đập nát, tuyệt đại đa số các giám mục hai giáo tỉnh Huế và Sài Gòn đã ngậm miệng làm thinh? Thế thì trước câu hỏi : liệu Đức Giáo Hoàng có biết được sự thật “thực” về Giáo Hội Việt Nam hôm nay, xem ra chưa có câu trả lời!

Kết luận

Đạt tới chân thiện mỹ là khát vọng tự nhiên của con người. Khát vọng tìm cho ra sự thật càng mãnh liệt khi con người sống trong môi trường đầy dẫy những lừa lọc, gian dối. Tìm cho ra sự thật, đó là mối quan tâm của ĐHY Phạm Minh Mẫn khi ngài nói đến sự thật “thực” và đã cất công đi tìm. Nhưng khi sự thật mình đi tìm lại chính là sự thật mình muốn có bằng bất cứ giá nào, thì liệu sự thật mình khám phá ra, đã là sự thật “thực” hay chưa? Người đọc bài của ĐHY vẫn cứ phải tự tìm lấy câu trả lời. Không biết đến bao giờ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mới tìm lại được sự bình an đã mất, mới tìm lại được sự đồng tâm nhất trí đã tan rã, mới tìm lại được lòng tin tưởng kính mến đã nhạt phai đối với hàng giáo phẩm kể từ khi Đức Cha Giu-se Ngô Quang Kiệt rời khỏi chức vụ TGM Hà Nội trong một hoàn cảnh còn nhiều ẩn số chưa được giải mã?

Sài-gòn, ngày 24 tháng 06 năm 2010
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
pascaltinh@gmail.com

Một người Việt đi tù vì hối lộ cảnh sát Brunei

24/06/2010 - Một người đàn ông Việt Nam đã phải lãnh 6 tháng tù giam sau khi hối lộ một cảnh sát giao thông Brunei số tiền 30 USD.

Đó là quyết định của phiên tòa sơ thẩm diễn ra tại thủ đô Bandar Seri Begawan, Brunei, hôm qua, chiểu theo mục 6 trong Bộ luật phòng chống tham nhũng của đất nước Brunei. Bị cáo là Nguyen Ho Dai Hai, 21 tuổi, đến Brunei vào ngày 23/5/2010 và mua một chiếc xe cũ không đóng thuế và bảo hiểm từ một người mang quốc tịch Thái Lan, với giá 250 USD vào ngày 13/6.

Theo cáo trạng của tòa án, Nguyen bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe trên đường quốc lộ Tungku Link tối 14/6. Sau đó, anh Nguyen đã hối lộ viên cảnh sát số tiền 30 USD để được thả đi. Ngay lập tức, viên cảnh sát này báo cáo vụ việc cho cấp trên và người này tiếp tục thông tin cho Cục chống tham nhũng theo đường dây nóng.

Trước khi kết án 6 tháng tù giam đối với trường hợp của anh Nguyen, thẩm phán Muhd Faisal PDJDP Hj Kefli cho biết, ông rất thông cảm với vụ việc phạm tội này bởi đây là một “hành động tuyệt vọng”.

Miêu tả đây là trường hợp đáng tiếc, thẩm phán Muhd Faisal cho biết, nguyên nhân mà người đàn ông Việt Nam này bị dừng xe là do phương tiện anh ta đi không được đảm bảo và không đóng thuế giao thông.

“Điều tồi tệ hơn là anh ấy đã hối lộ nhân viên cảnh sát một cách hấp tấp. Đây đúng là một hành động tuyệt vọng khi cố gắng tìm một khe hở nhỏ trong luật pháp. Tuy nhiên, trường hợp này cũng cho nhiều người thấy được rằng công lý luôn luôn chống lại hành động tham nhũng và bất kỳ người nào tham gia vào hành động này cũng bị ngăn chặn thích đáng”, ông khẳng định.

Phan Anh (theo Brunei Times)

http://www.baodatviet.vn/Home/congdongviet/Mot-nguoi-Viet-di-tu-vi-hoi-lo-canh-sat-Brunei/20106/99545.datviet

Đề tài văn miêu tả động vật

Cô giáo yêu cầu học sinh lớp một làm văn tả động vật.

1.

Đề bài tuần thứ nhất là tả một con mèo.

Một học sinh viết gọn lỏn: "Nhà em có một con mèo".

 Khi trả bài, cô giáo hỏi:
- Sao em không tả rõ hơn?

Học sinh đáp:
- Dạ, nhà em có nhưng em chưa được thấy. Vì mẹ em nói ba em có mèo, ba em ra sức giấu, còn mẹ em ra sức tìm. Khi nào mẹ em tìm thấy, em sẽ tả kỹ ạ!

2.

Tuần thứ hai, đề bài yêu cầu tả con chó.

Học sinh nọ lại viết cộc lốc: "Nhà em có một con chó".

Cô giáo bảo:
- Em nên tả kỹ hơn!

Học sinh:
- Dạ, con chó còn ở ngoài đường, vì một hôm mẹ em nói với ba em: "Hôm qua đi với con chó nào cả ngày?". Khi nào nó về nhà em, em sẽ tả kỹ hơn ạ.

3.

Tuần thứ ba, cô ra đề tả con khỉ.

Vẫn em học sinh bữa trước viết, lần này thì dài hơn:
"Nhà em có nuôi một con khỉ...
Vì có một hôm, có một cô rất trẻ đến ngõ cửa nhà em.
Ba em chạy ra và nói với cô ấy: 'Con... khỉ..... đang ngồi trong nhà đấy!'"

"Người Trung Quốc đang mua sạch những trang trại của chúng ta!"

Tờ The Daily Telegraph (Điện báo hàng ngày) của Úc (Australia) số vừa ra ngày 18/6/2010 đăng một bài báo có tiêu đề rất giật gân: “Chinese buying up our farms” (Người Trung Quốc đang mua sạch những trang trại của chúng ta, xem ảnh bài báo). Tác giả bài báo là Malcom Farr, Biên tập viên chính trị quốc gia của Úc.



Bài báo loan tin, trong cuộc viếng thăm Úc, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có một mục đích quan trọng là thảo luận việc mua các trang trại của nước này với tổng trị giá 320 triệu đô-la Úc, tương đương khoảng 300 triệu đô-la Mỹ (trong bài báo, tác giả không nói rõ diện tích). Phía Trung Quốc giải thích việc mua trang trại của Úc là nhằm bù đắp chỗ thiếu lương thực cho dân chúng Trung Quốc.

Để bàn về việc mua các trang trại mà xuất tướng đến cỡ Phó chủ tịch nước chắc chắn là một thông điệp cho thấy, việc mua đất được đặt ra với một quyết tâm lớn như thế nào!

Bài báo cho biết, tháng trước ông Robert Brokenshire, Nghị sĩ Tiểu bang Nam Úc, nói rằng “Cái con kền kền [1] Trung Quốc đang muốn quây các trang trại của Úc lại”. Tác giả bài báo cũng đưa ra lời cảnh báo: “Thật là một câu chuyện mang đầy tính huyền thoại là, vùng đất đen của Đồng bằng Liverpool được các nhà đầu tư ngoại quốc mua với cái giá cao ngất ngưởng”.

Bài báo dẫn lời Thượng nghị sĩ Bill Haffernan nói với Quốc hội Úc là “Đã có một hệ thống báo cáo tự nguyện của dân chúng nói về những dự án đầu tư vào đất đai được các nhà đầu tư nước ngoài ủng hộ”. Nhưng vị Thượng nghị sĩ này lại cho rằng, “Đó có thể không phải là các báo cáo tự nguyện, mà rất có thể là những báo cáo được áp đặt từ đâu đó”. Ông nói: “Các thực thể (entity) ngoại quốc có thể phản bội cam kết, mua mọi tài sản đất đai mà không khởi nghiệp đầu tư theo yêu cầu của Ủy ban Xét duyệt Đầu tư nước ngoài của Úc”.

Chúng ta chưa cần biết kết cục cuộc mua bán này ra sao; chúng ta cũng chưa có đủ thông tin để biết được phản ứng của dân chúng Úc như thế nào; chỉ với vài tiếng nói của một vị Nghị sĩ và một vị Thượng nghị sĩ, thì chúng ta cũng chưa thể biết được, Chính phủ Úc và mẫu quốc của họ là Vương Quốc Anh có định bán đất đai của họ cho cái con kền kền Trung Cộng, theo cách nói của Nghị sĩ Robert Brokenshire, như một số nước vùng Đông Nam Á đã làm hay không..., song, chúng ta có thể hình dung, đất nước Úc mầu mỡ, thời tiết thuận hòa, với diện tích rộng bao la, gần lớn bằng diện tích Trung Hoa đại lục, nhưng với số dân chưa bằng một tỉnh của Trung Quốc, thì thật là một miếng mồi béo bở.

Không ai ngạc nhiên về việc cái con kền kền Trung Quốc tìm mọi cách, kể cả mua chuộc các nhà cầm quyền để mua đất đai của các nước láng giềng. Rồi họ đã mò đến tận Châu Phi. Và hôm nay họ đang lọ mọ sang đất Úc, một lãnh địa vẫn còn đặt dưới quyền bảo trợ của Vương Quốc Anh ở Nam Thái Bình Dương.

Theo cách phân loại của các nhà nghiên cứu chính trị học thế kỷ XX, chúng ta có thể nói, cái con kền kền Trung Quốc đang ráo riết hoạt động đầy khát vọng của một đế quốc mới trỗi dậy, giống như các đế quốc đàn anh trong thời kỳ mới trỗi dậy hồi thế kỷ XVI-XVIII. Đế quốc mới trỗi dậy Trung Quốc đang thèm muốn thuộc địa, đang nuôi đầy ma phương quỷ kế trong cơn hậm hực vì còn thua kém các đế quốc đàn anh, chẳng hạn, nước Anh, đã đẻ ra mấy nước Anh trên thế giới này, đã từng tự hào “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh”, đã lôi kéo cả thế giới phải nói tiếng Anh, thì cái mộng vĩ cuồng Đại Hán, chắc sẽ cũng quyết tâm đẻ ra nhiều nước Trung Cộng, sẽ bắt cả thế giới này phải dùng Hoa ngữ thay thế Anh ngữ, cũng bắt mặt trời không bao giờ được lặn trên đất Trung Hoa, và rồi cái thế giới này sẽ ... vứt bỏ luôn cả thìa-dĩa-bánh-mì mà ăn cháo-kê-với-bánh-bao-bằng-đũa.

Vào thế kỷ trước, chúng ta được đọc nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu chính trị học về chủ nghĩa thực dân, trong đó lập luận rằng, chủ nghĩa thực dân cũ thì áp bức, bóc lột các dân tộc khác bằng con đường chiếm đoạt thuộc địa; Còn chủ nghĩa thực dân mới (neo-colonialism) thì bóc lột các dân tộc khác thông qua con đường thị trường tinh vi và “lịch sự” hơn. Đối chiếu với các thứ chủ nghĩa thực dân cũ và thực dân mới đã được phân loại từ thế kỷ trước, thì thật sự chúng ta lúng túng không biết xếp Trung Cộng vào thứ chủ nghĩa thực dân nào.

Xếp họ vào hàng kẻ thù xâm lược? Họ đang vuốt ve mình là “đồng chí”. Xếp họ vào loại nước “anh em – đồng chí” thì thật đắc tội với tổ tiên và đắc tội với cả nhân dân trong nước hiện đang ngày ngày dõi nhìn về Biển Đông, lo lắng trước sự hoành hành ngang ngược của Hải quân nước họ... Vì vậy, căn cứ theo những cách thức mà họ đang theo đuổi và ráo riết áp dụng với thế giới hiện nay, tôi nghĩ, chúng ta nên đặt cho họ bằng một cái tên mới, nghe hơi nghịch nhĩ với các “đồng chí”, nhưng xem ra khá phù hợp với Trung Cộng, là: “Chủ nghĩa thực dân tân cổ điển”, có thể dịch ra tiếng Anh là “Neo-classical colonialism”.

Căn cứ theo đặc điểm hoạt động củaTrung Cộng hiện nay trên trường quốc tế, chúng ta nhận ra được ba đặc điểm của thứ chủ nghĩa thực dân tân cổ điển, có thể nêu tóm tắt như sau:

Thứ nhất, chủ nghĩa thực dân tân cổ điển Trung Cộng vừa xâm lăng thế giới bằng con đường thị trường, vừa quay lại mô hình của chủ nghĩa thực dân cổ điển, nhưng không chiếm đóng thuộc địa bằng các cuộc chinh phạt đẫm máu mà bằng con đường thuê – mua đất đai. Đương nhiên Trung Quốc vẫn công khai tuyên bố, họ không từ bỏ thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân cổ điển (xem bài Phải giết bọn giặc Việt Nam để làm lễ vật tế cờ trong trận chiến thu hồi Nam Sa đã dẫn), và trên thực tế họ đã thực hiện các cuộc tấn công đẫm máu với dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, thủ đoạn chủ yếu mà họ sử dụng hiện nay là chiếm đóng thuộc địa theo kiểu gặm nhấm vừa thông qua các hợp đồng mua bán hoặc thuê mướn đất đai, vừa mua chuộc giới cầm quyền.

Thứ hai, tuy nhiên, chủ nghĩa thực dân tân cổ điển Trung Cộng táo bạo hơn: vừa đánh vào các dân tộc kém phát triển (Châu Phi) như bọn thực dân cổ điển, nhưng lại vừa đánh thẳng vào các quốc gia đã đạt đến trình độ phát triển cao hơn hẳn Trung Quốc, như Nga (vùng Viễn Đông) và Úc (đang mon men đến vùng đồng bằng Liverpool). Họ biết dùng đủ các mánh khoé, từ sức ép chính trị và quân sự, đến các mưu ma chước quỷ theo truyền thống của tiền nhân Đại Hán.

Thứ ba, chủ nghĩa thực dân tân cổ điển Trung Cộng gặm nhấm thế giới cố gắng không lộ mặt tàn ác của thực dân cũ, cũng không lộ mánh khóe xảo quyệt của thực dân mới, như các thế hệ thực dân đàn anh, mà dưới bộ mặt coi bộ rất “lịch sự”, thậm chí khoác cả lên cái cốt cách phù thủy của mình một mặt nạ ý thức hệ vốn đã từng thu phục trái tim của ngàn triệu con người để mê hoặc những “đồng chí” nhẹ dạ. Xét về mức độ tàn độc và xảo quyệt, thì tất cả các đế quốc thực dân đàn anh trong lịch sử có lẽ phải gọi bọn đế quốc thực dân tân cổ điển Trung Cộng bằng... ông nội.

Nếu việc ngã giá với Úc thành công, thì con kền kền Trung Cộng sẽ đạt được tham vọng quây một vùng thuộc miền Tây Thái Bình Dương thành ao nhà của họ, chứ không chỉ quây lại những trang trại màu mỡ của Úc, như cách nói của Nghị sĩ Robert Brokenshire.

Câu nói của Thượng nghị sĩ Bill Haffernan trong bài báo về “các thực thể đầu tư nước ngoài có thể phản bội cam kết và bán lại đất cho các nhà đầu tư nước ngoài khác” làm chúng ta liên tưởng đến “các thực thể đầu tư nước ngoài” đã lần mò vào Việt Nam và đã được các nhà cầm quyền cho “thuê” đất. Những công ty đứng ra thuê đất này cũng có thể, như Thượng nghị sĩ Bill Haffernan và Robert Brokenshire đã nói, sẽ phản bội lại mọi cam kết đầu tư với Việt Nam, sẽ để cho một “thực thể” nước ngoài khác (chẳng hạn Trung Cộng) mua lại quyền “thuê” với giá cao ngất ngưởng, như nhận định của các vị chính khách Úc.

Tiếc rằng ở nước ta, ngoài sự cảnh báo của các vị tướng khả kính và các nhà khoa học cũng như đông đảo cư dân mạng trên các mạng “không thuộc lề phải”, đặc biệt là trên trang mạng Bauxite Việt Nam, còn thì... chưa thấy một Nghị sĩ nào hành động như Thượng nghị sĩ Bill Haffernan và Nghị sĩ Robert Brokenshire, trong khi các hàng quan phụ mẫu thuộc mọi tầng nấc trong hệ thống hành chính của chúng ta thì cứ đàng hoàng theo nhau cho người láng giềng Trung Cộng “thuê” rừng, “thuê” đất, cho “thắng thầu” mỏ, “thắng thầu” nhà máy điện, “thắng thầu” làm đường, “thắng thầu” vân vân và vân vân,... Còn dân chúng thì ngơ ngác trong đói nghèo, chẳng được biết mô tê gì, cũng chẳng có thông tin, chẳng thấy nói gì đến một “ủy ban xét duyệt đầu tư nước ngoài” nào công bố kết quả xem xét và kiểm tra nghiêm túc các dự án đầu tư của người nước ngoài có thực hiện đúng như trong cam kết hay không?

Nếu như Trung Cộng thành công trong việc mua các trang trại của Úc, rồi việc mua bán cứ tiến triển tiếp tục, và Úc dần dần trở thành một thứ nhượng địa không tuyên bố của Trung Quốc, thì chúng ta sẽ không thể tưởng tượng được chuyện gì sẽ diễn ra trong vùng này của Thái Bình Dương?

Với những động thái này của Trung Cộng, có lẽ một câu hỏi phải được đặt ra trước dân tộc Việt Nam là: Liệu chúng ta sẽ đồng lõa tiếp tay cho con kền kền Trung Cộng ngày càng xiết chặt vòng vây để quây khu vực miền Tây của Thái Bình Dương thành ao nhà của họ, hay là chúng ta sẽ không còn thời gian để do dự hình thành những mối liên kết khả dĩ với mọi đồng minh để cắt đứt một mắt xích trong vòng vây nghiệt ngã mà Trung Cộng đang xiết ngày càng chặt vào khu vực này?

VCĐ
.................
[1] Nguyên văn tiếng Anh “As Chinese vultures circle Australian farms”. Vulture là một loài chim có tên là “chim kền kền”, chuyên ăn thịt các động vật đã chết, nhưng còn có nghĩa bóng là “tham lam”. Ở đây, có lẽ tác giả muốn chơi chữ, xem Trung Quốc như những con chim kền kền trước vùng đất đen phì nhiêu của đồng bằng Liverpool của Australia, nhưng cũng có thể có ý nói đến cái mộng tham lam của các nhà lãnh đạo Trung Quốc (VCĐ)

Mittwoch, 23. Juni 2010

Akrobatik auf und über den Wellen

von Werner Langmaack


Die Hamburgerin Sabrina Lutz ist Deutschlands beste Kitesurferin. Von Dienstag bis Sonntag startet die 21 Jahre alte Studentin beim Weltcup vor Sylt. Nebenbei träumt sie vom eigenen Mode-Label

Sie hat Tricks, Sprünge und Figuren drauf, wie sie zumindest in Deutschland kaum eine Konkurrentin beherrscht. Wenn Sabrina Lutz einen guten Tag erwischt und zuvor ausreichend Zeit zum Training hatte, dann ist die Hamburgerin Deutschlands Beste in der Disziplin Kitesurfen. Dabei lassen sich die Sportler von einem Drachen über das Wasser und durch die Luft ziehen, währenddessen sie zum Teil akrobatische Drehungen des Körpers vollführen. Hohe Sprünge und weite Flüge - Kitesurfen ist eine Sportart, die die Zuschauer am Strand als Attraktion schätzen.

Sabrina Lutz hat einen deutschen Pass, weil sie hier geboren ist. Ihre Mutter ist Vietnamesin, Vater Klaus "halb Italiener, halb Österreicher", wie die Tochter sagt. Dass sie an einem Drachen hängend waghalsige Kunststücke vollbringt, erklärt sie so: "Ich bin von Haus aus ziemlich mutig, das habe ich meinem Vater zu verdanken. Weil er selbst begeisterter Hobbysportler ist, nahm er mich früh mit zum Skateboarden, Eishockey und Fußball. Puppen wurden erst gar nicht angeschafft."

Ihre Eltern sind geschieden, Sabrina wuchs beim Vater auf. Gemeinsam zogen die beiden von Düsseldorf nach Hamburg, als sie gerade vier Jahre alt war. Das Wind- und Kitesurfen probierte erst der Vater aus, ehe die Tochter nachzog: "Wir haben immer viel Zeit am Strand verbracht", erinnert sich die inzwischen 21-Jährige.

Das ist noch immer so, wobei sich die Akzente leicht verschoben haben. Heute ist es für sie nicht immer das reine Urlaubsvergnügen am Wasser, sondern oft harte Trainingsarbeit. Erschwerend kommt hinzu, dass die Übungsmöglichkeiten für Kitesurfer begrenzt sind, sofern sie den Sport nicht hauptberuflich ausüben und dazu noch in einer Großstadt leben. Sie müssen sich Wochenenden freischaufeln, umständlich und stauanfällig ans Meer fahren und dazu hoffen, dass die Witterungsbedingungen stimmen. Mitunter ist das nicht der Fall, doch darüber kann Sabrina Lutz lachen: "Kürzlich bin ich bei schönstem Wetter an die Ostsee gefahren. Aber es kam einfach kein Wind auf. Da habe ich dann drei Tage lang Rechnungswesen gepaukt."

Obwohl sie betont, dass sie "die Leichtigkeit und die Coolness in der Surferszene" schätzt, lebt sie selbst nicht unbedingt danach. Lutz studiert an der Young Academy in der Hamburger Uhlandstraße Mode- und Textilmanagement, grob skizziert eine Mixtur aus BWL und Modezeichnen. Das Studium ist nicht nur vielschichtig, sondern auch arbeitsintensiv, aber das störe sie nicht, sagt Lutz, denn sie hat ein konkretes Ziel im Kopf: "In zehn Jahren will ich meine eigene Chefin sein." Und: "Ich möchte später ein eigenes Label haben." An Selbstbewusstsein und Zielstrebigkeit mangelt es der ausgesprochen anmutigen jungen Frau nicht. Auch Modeschöpfer Karl Lagerfeld stammt bekanntlich aus Hamburg. Findet sie ihn bewundernswert, oder ist er ihr einfach zu alt? "Nein, ich habe seine Biografien fasziniert gelesen und finde schon, er sticht heraus. Lagerfeld ist eine echte Ikone." Der Mann mit Sonnenbrille und Zopf hat von sich einmal behauptet, er besitze keinerlei Ehrgeiz. Das sieht bei Sabrina Lutz ganz anders aus: "Also, verlieren kann ich überhaupt nicht gut." Dabei dauerte es eine Weile, ehe sie einmal mitbekam, wie es sich anfühlt, besiegt zu werden. Jahrelang war sie in Deutschland einsame Spitze. Dreimal hintereinander wurde sie nationale Meisterin. In diesem Jahr hat sie auf der inländischen Tour mit Anne Valvatne aber eine ernst zu nehmende Konkurrentin bekommen. Ihr unterlag sie vor Dahme und vor Büsum sogar in ihrer Lieblingsdisziplin Freestyle. Mit diesen Niederlagen konnte Sabrina Lutz anfangs nicht gut umgehen, protestierte, lamentierte und mochte sich mit der Bewertung durch das Kampfgericht nicht abfinden: "Auch die anderen Mädchen fanden, dass ich falsch be-notet wurde."

Inzwischen hat sie die veränderte Situation akzeptiert und gedanklich Konsequenzen gezogen: "Ich muss halt an mir arbeiten, damit die Jury in Zukunft keinen Interpretationsspielraum mehr hat, wer besser war. Das muss eindeutig ich sein."

Beim Weltcup vor Sylt, bei dem von Dienstag bis Sonntag um insgesamt 30 000 Euro an Preisgeldern gekämpft wird, geht es weniger um Punkte. Für die deutsche Serie zählen die Resultate ohnehin nicht, und auf der Welttour wird die Hamburgerin mangels Zeit ansonsten nicht starten. Dabei stehen die Chancen nicht einmal schlecht. Das Revier vor Deutschlands beliebtester Ferieninsel kennt sie aus dem Effeff. Ihr liegen die spezifischen Wind- und Wellenverhältnisse, ganz im Gegensatz zu den ausländischen Spitzenkiterinnen. Viele dieser Mädchen sind angenehmere Temperaturen und milder schwappendes Wasser gewohnt. Schon im vorigen Jahr unterlagen sie daher bei der Weltcup-Premiere in Westerland gegen zwei Deutsche, was an anderen Stränden auf dem Globus nicht so häufig geschieht.

Sportlich ernst wird es für Lutz Mitte August. Dann geht es vor Fehmarn um den Deutschen Meistertitel, den sie im Vorjahr hatte abgeben müssen, weil sie ihr Abitur machte. Und obwohl ihre Ausgangssituation nicht optimal ist, hat sie sich geschworen: "Zweite will ich nicht noch einmal werden."

http://www.welt.de/die-welt/vermischtes/hamburg/article8113447/Akrobatik-auf-und-ueber-den-Wellen.html

Cảnh sát châu Âu bắt giữ khoảng 60 người trong đường dây đưa người Việt Nam nhập cư trái phép

Đức Tâm, RFI

Hôm 22/06/2010, tại Paris, ông Eric Besson, bộ trưởng bộ Nhập cư của Pháp cho biết : cảnh sát Đức, Hungary và Pháp đã bắt giữ khoảng 60 người dính líu đến đường dây đưa người Việt Nam nhập cư trái phép vào Anh Quốc. Dưới sự điều phối của cảnh sát quốc tế Interpol, cảnh sát ba nước đã đồng thời mở chiến dịch truy lùng và bắt giữ 34 người tại Pháp, 19 người ở Hungary và 5 người tại Đức.

Về số người bị bắt tại Pháp, thông báo của bộ Nhập cư cho biết là có 14 người bị bắt ở vùng Paris và phía tây bắc nước Pháp và số còn lại, khoảng hai chục, là những người đang chờ để được đưa đến một nơi tập trung.

Những người Việt Nam nhập cư trái phép vào Pháp qua ngả Hungary, Ba Lan, Cộng Hòa Séc và Đức. Họ được đưa sang Anh bằng đường bộ. Các xe tải loại nhỏ hoặc xe du lịch 7 chỗ ngồi, được sửa lại để che dấu những người nhập cư trái phép.

Theo bộ Nhập cư thì đây là một đường dây rất có tổ chức, có nhóm chỉ đạo với nhiều đầu mối tiếp xúc quốc tế, mỗi người thực hiện một nhiệm vụ như tập hợp người nhập cư, sắp xếp chỗ ở hoặc lo về tài chính.

Vào ngày 25/06 tới đây, sẽ có một cuộc họp báo tại Budapest để nói vè đường dây đưa người Việt Nam nhập cư trái phép này.

Theo AFP, đường dây đưa người nói trên bị phá vỡ nhờ có nhóm công tác mang tên « Tổ chức Tội phạm Quốc tế Việt Nam – VOIC, chuyên theo dõi những đường dây đưa người gốc Việt Nam và có liên quan đến các nước như Anh Quốc, Pháp, Đức và Hungary.

Nhóm này được thành lập cách nay 18 tháng, nằm bên trong cơ quan cảnh sát châu Âu Europol, sau khi chính quyền Pháp nhận thấy có một số lượng lớn người Việt Nam nhập cư trái phép bị bắt và khai là mong muốn sang Anh Quốc. Từ năm 2008 đến 2009, con số này đã tăng 200%.

Nhóm công tác phụ trách hồ sơ Việt Nam sẽ họp trong hai ngày mùng 2 và 3 tháng chín tới đây tại Slovakia.

Trong khi đó, một nhóm công tác khác chuyên theo dõi đường dây đưa người Trung Quốc đang trong quá trình được thành lập.

Từ tháng giêng đến tháng 5 năm nay, cảnh sát biên phòng Pháp đã phá vỡ 92 đường dây đưa người nhập cư trái phép. Bộ trưởng Pháp phụ trách Nhập cư đề ra mục tiêu phá vỡ khoảng 200 mạng lưới kiểu này, từ nay đến cuối năm.


--------------------------------
Menschen-Händler geschnappt


Berlin - Der Staatsanwaltschaft ist ein Schlag gegen einen internationalen Menschenhändler-Ring gelungen. Vier Personen konnten festgenommen werden.

Seit Februar ermittelten die Behörden gegen den Ring, gestern schlugen die Fahnder zu. Zeitgleich wurden Wohnungen in Ungarn, Frankreich und Deutschland durchsucht, allein neun in Berlin. Die in der Hauptstadt festgenommenen Vietnamesen sollen nach bisherigen Erkenntnissen 60 Landsleute über Tschechien nach Deutschland und weiter nach Frankreich und Großbritannien geschleust haben. Kopf der Bande soll eine

27-jährige Vietnamesin sein. Bei den Taten handelt es sich den Angaben zufolge um so genannte Garantieschleusungen. Für die Garantie, so oft geschleust zu werden, bis das Zielland erreicht ist, zahlen die Menschen laut Polizei bis zu 30 000 Euro. Dafür verkauften die armen Familien in Vietnam oft alles und verschuldeten sich zusätzlich. In Berlin werden die Vietnamesen außerdem oftmals gezwungen, illegal Zigaretten auf dem Schwarzmarkt zu verkaufen, um so ihre "Schuld" zu begleichen.

PDE
Berliner Kurier, 23.06.2010