Samstag, 7. August 2010

Còn Đâu Tiếng Hát Dân Chài?

Tôn Nữ Hoàng Hoa

Đôi khi nằm trong căn nhà nhỏ trên bãi biển St Pete Florida tôi thường hay có những cảm giác hồi tưởng về mùi nước mặn và những con sóng đập vào bờ bằng những âm vang quen thuộc.

Bãi biển đầu tiên trong cuộc đời cho tôi tung tăng với sóng và đợi chờ những đợt nước tấp vào bờ như không ngừng của từng con sóng bạc đầu ngoài xa tiếp nối nhau vào miền đất cát. Đó là kỹ niệm của những ngày còn thơ theo ba me tôi đi biển . Thật tình cho đến hôm nay tôi cũng không biết tên của biển đó là tên gì nhưng mỗi lần ra biển là mỗi lần tôi nghe tiếng gọi thân quen của Bầu Tró hay Bàu Tró gì đó. Nhưng đặc tình ở đó là tắm biển xong chúng tôi ở Bầu Tró có ngay dòng nước ngọt

Cứ mỗi lần đi biển là mỗi lần tôi được ăn cá luột từ những cái trách bằng đất chấm nước mắm với rau tươi. Cái cảm giác ngon miệng đó cho đến hôm nay trên nửa thế kỷ thời gian, mỗi lần nhớ đến là mỗi lần mang cái cảm giác thèm thuồng.

Trong trí nhớ thơ ngây tôi còn có những dấu ấn về những làng chài lưới ở ven biển Đồng Hới bằng những hàng lưới giăng mắc treo trên những dọc hàng cây để sửa soạn cho một ngày ra khơi tới.

Hôm nay bãi biển thơ ngây đầu đời không còn trong khoảng không gian tôi đang ở mà chỉ nhìn ra bằng nhựng thị giác hồi tưởng ở một nơi xa cho kỹ niệm trong từng ngăn ký ức được phục hồi.

Sau hiệp định Geneve chúng tôi vào Huế. Đến khi chập chững bước vào ngưỡng cửa thành niên tôi vào QuiNhơn. Nhà tôi ở trên con đường Cường Để. Qua Ty cảnh sát đến Toà Thị Chính đi hết con đường là chúng tôi có thể đến biển.

Không biết Biển Quinhơn có tên gì khác không nhưng chúng tôi thường ám hiệu cho nhau là đi biển Khu Hai. Có nghĩa là đám tụi tôi thường hay xuống biển vào buổi trưa sau dãy nhà lá của dân chài lưới Trên bãi biển nào cũng có những màng lưới đánh cá trang hoàng cho dung nhan bờ biển . Có những em bé mình trần đen nhánh chạy chơi dưới nắng trưa và những tiếng hát trong Xóm chài thường văng vẳng ra trên bờ biển

Tiếng hát ấy những khuôn mặt trẻ thơ đen nhánh ấy chắc giờ đây không còn nữa. Có chăng chỉ còn lại là những khuôn mặt lặng lẽ nhìn nhau trong mối lo âu sợ mai ra biển có còn có ngày về. Nỗi lo âu đó lớn dần lớn dần trong đầu óc của các ngư phủ Việt Nam ngày nay.

Cho đến hôm nay những tin tức của ngư phủ VN bị Trung Cộng tàn sát trên biển đông khi họ đang đánh cá trên phần biển thuộc quốc gia của họ. Tin tức đau thương của người dân chài VN từng ngày như quặng thắc vào nỗi trắc ẩn của người dân Việt trên toàn thế giới. Thậm chí bị bão tố trên đường biển nhưng ngư phủ VN cũng không dám trú ẩn trong phần đảo Hoàng Sa của họ vì đã bị Trung Cộng chiêm giữ sau khi Đảng CSVN dâng nhượng cho chúng

Nói đến CSVN mà không nói đến sở trường tuyên truyền và lừa bịp của chúng là một điều thiếu sót.

CSVN qua VC Phạm Văn Đồng đã ký bản nhượng biển cho Tầu vào năm 1958 và Nguyễn tấn Dũng đã hợp thức hoá văn kiện đó vào năm 2000. Ấy thế mà CSVN vẫn che dấu đẫy ngư dân vào cõi chết hằng ngày.

Nếu chúng tôi nhớ không lầm thì vào năm 2000 giữa Trung Cộng và Mỹ có một cuộc mâu thuẩn trên vấn đề về 200 hải lý bìa biển. Chính sự gian lận chủ quyền của Trung Cộng trên biển đông đã như một tình cờ cho người dân Việt tại hải ngoại khám phá ra Việt Gian Cộng Sản đã bí mật dâng đất nhượng biển VN cho Tầu.

CSVN hốt hoảng sợ dân chúng nỗi loạn sau hằng loạt sự phản đối của đồng loạt của người dân trong và ngoài nước cùng các ngư phủ VN. Đảng CSVN vẫn tiếp tục ngụy biện bằng những văn thư, nghị quyết kêu gọi quân đội nhân dân bảo vệ ngư phủ. Sự chồng đối CSVN dâng biển cho Tầu càng lúc càng đồng loạt cất cao. Mạnh mẽ nhất là người dân Việt ở hải ngoại.

Như chúng ta đã trôi qua trên dòng sông cận đại của vận mệnh Nam Việt Nam . Khi Mỹ vì sự diễn tiến của Hoà Đàm Ba Lê để rút quân ra khỏi chiến tranh VN trong danh dự. Sau khi chiến thắng kỹ thuật đầu đạn bom nguyên tử tầu ngầm trong cuộc chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ thì sự hiện diện tại VN trong cuộc chiến tranh trực diện đã không còn cần thiết. Do đó Mỹ tìm đường “tháo chạy” bỏ đồng minh VNCH chiến đấu lẽ loi trước đầu đạn pháo kích xe tăng tân kỳ của Nga của Trung Cộng.

Để cuộc tháo chạy thuận buồm xuôi gió Mỹ đã giúp Tầu cộng vào chiếm Hoàng Sa. đó chính là mấu chốt của sự tuyên truyền của VGCS ngày nay.

Trong việc để Trung Cộng xâm chiếm biển đông. Những tin tức từ VN cho hay Trung Cộng trong ngày 2/22 có 30 tàu Trung Quốc vào tận kinh độ 109, vĩ độ 16, cách bờ biển Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế khoảng 45 hải lý.

Ngày 29/01, tại vĩ độ 17, kinh độ 108’30, sát bờ biển Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, đã có tới 100 tàu cá Trung Cộng đang đánh cá trên biển . Hôm 1/3/2010 tại bờ biển Đànẳng đã phát hiện hơn 20 tầu đánh cá. Cũng như cuối năm 2009 đã có trên 36 lần đánh cá trái phép của Trung Cộng trên các bờ biển Miền Trung.

Việc tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép vào vùng biển miền Trung Việt Nam để đánh bắt hải sản hiện diễn ra hầu như hàng ngày.

Trong khi đó, Trung Cộng đã bắt ngư dân VN rất nhiều lần tại các vùng biển trong năm qua.

Mới đây nhất, hôm 07-08/12/2009, Trung Cộng đã bắt giữ ba tàu cá cùng hơn 40 ngư dân ở Lý Sơn, Quảng Ngãi, một vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đến ngày 12/12, họ trả về toàn bộ số ngư dân này trên một chiếc tàu, nhưng vẫn giữ lại hai tàu mới hơn.

Hồi tháng 6/2009, gần 40 ngư dân bị bắt vì "vi phạm lãnh phận đánh cá` của Trung Cộngc" và bị giữ trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa cho tới tận tháng Tám. Họ còn bị đòi tiền chuộc với tổng số tiền lên tới gần 30.000 đôla Mỹ.

Cuối tháng Chín, ngư dân Quảng Ngãi vào tránh bão tại Hoàng Sa còn bị lính Trung Cộng bắn súng đuổi ra và đã có những hành động tàn bạo với ngư dân VN.

Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao ở VN có đảng CSVN có Quân Đội Nhân Dân ấy thế mà Trung Cộng lại ngang nhiên xâm nhập vào những lãnh hải của VN như đi trên biển nhà của họ.? Ai đã cho họ cái quyền đó? Nếu không là đảng CSVN.

Rõ ràng cho dù trong mộng hay trong thực người dân cũng đã thấy rõ hiểm hoạ CSVN đang biến đất nước VN từ vùng biển mặn thành thuộc địa của Tầu? Nếu không thì Quân Đội Nhân Dân ở đâu mà không bảo quốc an dân.

Mới đây trong một tin ngắn cho biết CSVN đã tuyên truyền trong dân chúng cho rằng Hoàng Sa đã bị VNCH đánh mất vào tay Trung Cộng năm 1974.

Thật ra khi chúng tôi trình bày về kế hoạch rút lui của Mỹ tại VN đã bắt đầu vào cuối năm 1968 nhưng vì Nga không chịu cho VC ngồi vào bàn hoà đàm do đó Mỹ mới để TC vào đánh Hoàng Sa. Đây là một trận hải chiến quyết liệt đã đưa Hải Quân VNCH đi vào lịch sử hải chiến oai hùng nhất thế giới. Cho dù bị đồng Minh cúp viện trợ, cho dù khí giới và quân đội nhỏ nhoi trước nanh vuốt hùng hậu của Trung Cộng, và cho dù hải quân Mỹ cũng đang hiện diện trên biển nhưng quay mặt làm ngơ cho Trung Cộng tấn công Hoàng Sa. Nhưng Hải Quân VNCH đã không tổn thất thương vong như Trung Cộng và đã giữ được con đường biển vùng Hoàng Sa cho ngư dân lúc bấy giờ vẫn tự tại ra khơi và hoan cá trên từng khoan cá đầy sau những ngày mệt nhọc.

Nhưng hôm nay còn đâu tiêng hát hoan ca của đoàn ngư phủ ra khơi? Còn đâu hình ảnh " Đêm dâng với ngọn triều . Dô à dô kéo thuyền nhổ neo. Vi vu buồm lên cao . Dô à dô sóng reo dạt dào" (bài hát Tiếng Dân Chài của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương)

Trong khi đó CSVN vẫn giảo hoạt trước những phiên họp quốc tế vẫn liên tục đòi hỏi chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa. Có phải VGCS đang sợ dân chúng yêu tổ quốc của tiền nhân đã khổ công gầy dựng mà đứng lên đánh đổ VGCS trong việc dâng đất nhương biển cho Tầu?

Cuối năm 2007 khi Quốc hội Trung Quốc đã thông qua những quy định quản trị hành chính khu vực Biển Đông. Chính điều này đã dấy lên những phản ứng mạnh mẽ trong giới trẻ, sinh viên Việt Nam . Phản ứng này càng ngày càng phát triển mạnh trong quần chúng.

Mới đây những tin tức từ các cuộc tranh cãi ở vùng biển Đông càng ngày càng sôi nỗi. Trong khi đó VGCS vẫn chơi trò ngụy biện ngụy trang để trấn an quần chúng VN trên việc làm dâng biển cho Tầu Cộng.

Để công cuộc tranh cãi không thể kéo dài dai dẳng Liên Hiệp Quốc đã theo qui định của bản văn UNCLOS (United Nations Convention on the Law of the Sea) Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển yêu cầu các quốc gia đang tranh chấp vẽ lại đường biên giới của các chủ quyền.

Việt gian CS tuy đã tỏ ra tranh cãi rất mạnh mẽ về đòi hỏi chủ quyền của Hoàng Sa Trường Sa trước đây nhưng khi vẽ lại đường biên giới chủ quyền thì VGCS đã vẽ ra con đường biên giới nằm trong vị trí không có Hoàng Sa Trường Sa.

Có phải VGCS không dám vuốt mặt Trung Cộng khi đã mắc nghẹn cục xương ngang cổ của bản văn của VC Phạm Văn Đồng viết, thư đề ngày 14/09/1958 trong đó, VC Phạm Văn Đồng đại diện cho Việt Nam ký công hàm công nhận chủ quyền của Trung Cộng trong vùng hải phận 12 hải lý.

Như vậy có phải VGCS đã không bao giờ dám đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa khi đã vẽ lại đường biên giới.?

CSVN có thể chơi trò lừa phỉnh dân tộc VN qua cái trò bỉ ổi vẽ lại đường biên giới. Nhưng Hoàng Sa và Trường Sa là những địa thế rất quan trọng trên chiến lượt quân sự Thái Bình Dương của Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ không thể nào để Trung Cộng làm chủ quyền của Hoàng Sa. Cuối cùng Hoàng Sa và trường Sa của cha ông dân tộc VN dựng lên sẽ biến thành vùng Trung lập cho tất cả cường quốc trên vùng lãnh hải này vào xâu xé.

Chỉ tội cho ngư phủ VN từ đây những lần ra khơi sẽ vô cùng lo sợ. Những mẹ già vợ dại con thơ sẽ rưng rưng chờ mong ngưồi ra biển trở về chứ không còn mơ ước những khoan cá đầy tươi tắn.

Những hình ảnh thương tâm của ngư phủ VN đã không được nhà nước CSVN bảo vệ thì những kế sách bảo vệ người Việt tại nước ngoài hay những kế hoạch giao thương canh tân đất nước hôm nay có phải là những luận điệu tuyên truyền trên chiêu bài làm lợi cho CSVN trên âm mưu thôn tính Cộng Đồng VN tại hải ngoại để củng cố sự tồn tại lâu dài của những kẽ bán nước buôn dân do những tên thân Cộng đang thi hành. Những hành động này đâu cần phải đợi mới biết đúng hay sai mà chỉ cần nhìn vào sự sống lây lất đau khổ của dân chài VN để thấy rõ bản chất lưu manh của Đang CSVN chỉ biết bảo vệ quyền lợi của chúng mà thôi.

Ôi dân VN nước tôi! Còn bất hạnh đau thương nào khi ngư phủ phải đi vào chỗ chết để tìm sự sống cho gia đình. Lòng họ sẽ không còn hân hoan cho những buổi ra đi mà ở đó mỗi lần ra khơi là mỗi lần quặng thắt đau thương vì không biết mỗi một lần ra đi còn có một ngày về. Biển xôn xao sóng ầm ầm xô xát vào bờ và những tiếng hát : " Trăng lên vừa nhô xa, con thuyền trôi trong trời bao la..mái chèo này chèo xa tắp bên bờ" Hay là "Đây tay chài tay lưới ấy đời nhọc nhằn mà vui"

Họ còn có vui được không hỡi những người đang gìn giữ quê hương hay từ đây tiếng hát dân chài sẽ bị những âm quen hung tợn trên từng cơn sóng dữ dằn của Tầu phù chôn vùi trong biển cả.

Tôn Nữ Hoàng Hoa
Ngày đầu tháng 8/2010