31/12/2009
1. Gia tăng đàn áp tôn giáo
Nhà cầm quyền Việt Nam trong năm 2009 gia tăng các đợt đàn áp tôn giáo mà nổi bật nhất là vụ Giáo xứ Tam Tòa và Tu viện Bát Nhã Lâm Ðồng
* Giáo phận Vinh biểu tình
Ngày mùng 2 Tháng Tám, 2009 có ít nhất nửa triệu giáo dân thuộc 178 giáo xứ của giáo phận Vinh đã biểu tình tại nhiều nơi khác nhau, tố cáo nhà cầm quyền Ðồng Hới đánh đập các linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Họ mang theo cờ Tòa Thánh và nhiều biểu ngữ yêu cầu nhà nước cộng sản Việt Nam chấm dứt các cuộc bách hại Kitô hữu giáo xứ Tam Tòa và trả lại nơi thờ phượng cho tín hữu cũng như chấm dứt chiến dịch vu khống Giáo Hội Công Giáo qua các phương tiện truyền thông.
Ðây là cuộc biểu tình lớn thứ hai sau cuộc biểu tình ngày 26 Tháng Bảy, 2009 với gần 250,000 tín hữu thuộc 18 trên tổng số 19 hạt tham dự.
Các cuộc biểu tình này được tổ chức để phản đối vụ đánh đập, bắt giữ một số tín đồ Công Giáo khi họ dựng một nhà tạm che mưa nắng (ngày 20 Tháng Bảy, 2009) trên nền nhà thờ Tam Tòa, thành phố Ðồng Hới, tỉnh Quảng Bình, bị bỏ hoang suốt từ thời chiến tranh đến nay.
Nhà cầm quyền địa phương đàn áp vì cho đó là một di tích chiến tranh “tội ác đế quốc Mỹ” cần phải duy trì trong khi phía Công Giáo thì muốn đòi lại tài sản để xây dựng nhà thờ như cũ.
Các cuộc biểu tình này với số lượng người tham gia một cách kỷ luật và đông đảo nhất từ trước tới nay ở Việt Nam mà không do nhà nước tổ chức.
* 400 Tăng sinh Bát Nhã phải ra đi
Cuối Tháng Sáu, 2009, tu viện Bát Nhã, thuộc xã Dambri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Ðồng, rơi vào hỗn loạn, khi, gần 200 người kéo vào đập phá và đòi đuổi gần 400 tăng sĩ đang tu tập theo pháp môn Làng Mai ra khỏi tu viện.
Ðêm Thứ Bảy, 27 Tháng Sáu, kéo dài cho đến khuya 28, rạng sáng 29, khoảng 200 “thanh niên xã hội đen” kéo vào tấn công tu viện, đập phá bếp ăn, quăng đồ đạc của giới tu sĩ, và yêu cầu gần 400 tăng sinh, giáo thọ tại đây phải rời tu viện.
Những người tu tập, là môn đồ của Thiền Sư Nhất Hạnh, từ chối lời yêu cầu.
Tình thế giằng co kéo dài cho đến ngày 13 Tháng Tám, khi truyền thông quốc tế đưa tin, lần đầu tiên phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao CSVN nói rằng: môn đồ của Thiền Sư Nhất Hạnh chỉ được phép ở lại tu viện Bát Nhã đến ngày 2 Tháng Chín, 2009.
Ngay sau đó hàng ngàn người đã ký thỉnh nguyện thư yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam ngưng đàn áp các Tăng sinh Bát Nhã.
Sáng ngày 27 Tháng Chín, một lần nữa tu viện Bát Nhã bị công an tấn công.
Ngày 30 Tháng Chín, Thiền Sư Nhất Hạnh, bằng bút danh Nguyễn Lang, lần đầu tiên lên tiếng về vụ Bát Nhã trong hai bức thư, một gởi cho Chủ Tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết, một gởi cho nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước.
Sau đó, nhà cầm quyền và công an tiếp tục quấy phá khiến các tăng sinh phải rời tu viện Bát Nhã sang ẩn náu tại chùa Phước Huệ. Lúc này số tăng sinh chỉ còn 200 người.
Sau 3 ngày liên tiếp (9, 10, 11 Tháng Mười Hai) bị nhà cầm quyền và công an gây áp lực, “Thượng Tọa trụ trì chùa Phước Huệ - Thích Thái Thuận - đã phải ký vào biên bản cam kết với chính quyền sẽ yêu cầu các Tăng sinh Làng Mai rời khỏi chùa trước thời hạn chót là ngày 31 Tháng Mười Hai.
Ngày 29 Tháng Mười Hai, theo Thượng Tọa Thích Thái Thuận, hầu hết các tăng sinh Làng Mai đã rời chùa Phước Huệ, vụ Bát Nhã coi như đã chấm dứt.
Hiện nay, Làng Mai đang vận động chính phủ Pháp cho những tăng sinh Làng Mai sang Pháp tị nạn nhưng chưa rõ kết quả ra sao.
2. Chống khai thác Bauxite Tây Nguyên
Sự kiện Việt Nam đồng ý cho các nhà thầu Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây Nguyên đã dấy lên làn sóng phản đối của người Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước, trong đó có hàng ngàn tiếng nói lương thức của các nhà khoa học, văn hóa, trí thức...
Ðiều đặc biệt nhất là sự xuất hiện trang mạng “Bauxite Việt Nam.” Ngày 19 Tháng Tư, 2009, blog bauxite Vietnam xuất hiện. Báo điện tử cá nhân (blog) này ra đời sau khi các ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn và Nguyễn Thế Hùng và 132 người nữa, hầu hết là trí thức các ngành chuyên môn ký tên trên bản kiến nghị ngày 12 Tháng Tư, 2009 gửi nhà nước Việt Nam khuyến cáo ngừng khai thác bauxite, nghiên cứu cho kỹ lưỡng trước khi tiến hành. Lúc đầu họ chỉ có hộp thư (e-mail) rồi chuyển sang blog. Nhưng vì sự hưởng ứng quá nhiều và quá nhanh, họ chuyển sang thành trang mạng (website) lấy tên bauxitevn.info. Từ đó đến nay đã có hơn 17.5 triệu lượt người vào đọc các bài viết, đọc tin và phản hồi, góp ý hoặc gửi bài viết.
Số người ký tên vào kiến nghị gửi nhà nước phổ biến trên mạng ngừng ở con số gần 3,000 người. Nhưng trang báo này không còn ngừng ở dự tính ban đầu là phản biện về chương trình khai thác bauxite, mà đã trở thành một diễn đàn thông tin đa chiều, khách quan về mọi mặt liên quan đến tình hình đất nước.
Nhóm chủ trương bauxitevn đã gửi 3 bức thư ngỏ đến lãnh đạo nhà nước và Quốc Hội về chương trình khai thác bauxite nhưng đều không có hồi âm cho đến nay. Trước sự lớn mạnh của nó, kẻ xấu giấu mặt đã đánh sập bauxitevn.info ít nhất 5 lần mà lần cuối cùng xảy ra trong Tháng Mười Hai.
Ðây là báo điện tử có tầm ảnh hưởng vượt lên tất cả hệ thống báo đảng và nhà nước dù chỉ xuất hiện mới một thời gian ngắn. Nhóm chủ trương khẳng định “Bauxite Việt Nam không phải là một trang chính trị đối lập mà chỉ là một trang mạng của trí thức lên tiếng góp ý xây dựng đối với đất nước,” nhưng độc giả có thể tìm thấy ở đây những thông tin thuộc loại “nhạy cảm” mà không một tờ báo chính thức nào ở Việt Nam dám đăng tải.
3. Trung Quốc cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trên biển Ðông - Ðâm chìm tàu đánh cá, bắt giữ ngư dân Việt, tập trận ở Hoàng Sa Trường Sa
Cuối Tháng Sáu, 2009, Trung Quốc loan báo cấm đánh cá trên biển Ðông trên vùng biển họ đánh dấu hình “lưỡi bò” mà họ ngang ngược xác định chủ quyền, từ ngày 15 Tháng Sáu đến ngày 1 Tháng Tám, 2009. Nằm trong “lưỡi bò” chiếm đến 80% biển Ðông này là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Trong thời gian này, ngư dân Việt Nam đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa đã bị đâm chìm tàu hoặc bị kéo tàu về đảo Phú Lâm đòi tiền chuộc. Thậm chí chạy đến trú bão cũng bị đánh đập và cướp hết tài sản.
Vừa dứt hạn cấm đánh cá là Trung Quốc, ngày 16 Tháng Tám, 2009 tổ chức tập trận qui mô phối hợp nhiều lực lượng khác nhau ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ cấm đánh cá, đâm chìm tàu, bắt ngư dân Việt đến tổ chức tập trận qui mô, báo bán chính thức của Trung Quốc bắn tiếng là muốn thử ý chí của người Việt Nam xem có dám phản ứng gì trước sự khiêu khích của họ trong sự tranh chấp chủ quyền biển đảo.
4. Công bố Sách Trắng Quốc Phòng, mua tàu ngầm, chiến đấu cơ
Ngày 08 Tháng Mười Hai, 2009 Bộ Quốc Phòng Việt Nam họp báo công bố “Sách Trắng Quốc Phòng.” Ðây chỉ là lần thứ ba kể từ năm 1998 đến nay có chuyện công khai hóa chi tiêu quốc phòng.
Sách Trắng Quốc Phòng Việt Nam cho hay ngân sách hàng năm 27 ngàn tỉ đồng hay khoảng $1.4 tỉ USD, chiếm 1.8% ngân sách nhà nước. Sự công bố diễn ra ít ngày trước khi ba phái đoàn ra ngoại quốc hoặc ký hợp đồng mua tàu ngầm, chiến đấu cơ, hoặc hỏi mua võ khí trang bị.
Sách Trắng Quốc Phòng của Việt Nam cho biết quân đội khoảng 450 ngàn người và khoảng 5 triệu quân dự bị.
Ngày 15 Tháng Mười Hai, 2009, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng, cầm đầu một phái đoàn đến Nga ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm hạng Kilo và có thể cả một số võ khí khác, gồm cả chiến đấu cơ đa năng SU-30MK2, tàu tuần, trực thăng võ trang.
Các chi tiết của hợp đồng từ trị giá đến số lượng không được tiết lộ ngoài điều ông Dũng xác nhận với báo Nga là có chuyện mua tàu ngầm.
Nhưng báo chí Nga dựa vào nguồn tin kỹ nghệ nói Việt Nam mua của Nga 6 tàu ngầm hạng kilo và điều đình mua thêm 12 SU-30MK2. Trị giá 6 tàu ngầm khoảng $1.8 tỉ USD bao gồm cả việc thiết trí căn cứ tàu ngầm ở Cam Ranh. Tàu ngầm hạng Kilo được coi là hiện đại trang bị hỏa tiễn, khó phát hiện, có khả năng tác chiến chống hạm và tàu ngầm ở trong các vùng biển nước nông như quanh Việt Nam.
Vụ mua bán này được báo chí Nga xác định là vụ bán võ khí quan trọng, nâng việt Nam lên số 3 nước khách hàng quan trọng nhất của họ.
Bên cạnh chuyện ký hợp đồng ở Nga, Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, cùng thời gian trên, xin Mỹ bỏ lệnh cấm bán võ khí sát thương và hỏi mua trực thăng võ trang, máy bay vận tải quân sự của Pháp. Ngoài ra, Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Huy Hiệu, cùng thời gian, đi xem xưởng đóng tàu chiến của Hàn Quốc và một công ty sản xuất phần mềm điều khiển các loại trang bị và võ khí điều khiển điện tử.
Ba phái đoàn Việt Nam đi ngoại quốc cùng một lúc và mua võ khí được báo chí nhà nước hô hoán ầm ỹ chứ không che giấu như suốt nhiều chục năm qua. Tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều căng thẳng trong năm 2009.
5. Hàng loạt các nhà đầu tranh dân chủ bị bắt và bỏ tù
Ngày 13 Tháng Sáu, 2009, nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam luật sư nhân quyền Lê Công Ðịnh ở Sài Gòn. Ít ngày trước đó đã bắt ông Trần Huỳnh Duy Thức và ông Lê Thăng Long.
Ðến ngày 7 Tháng Bảy, 2009 thì bắt thêm ông Trần Anh Kim ở Hải Phòng và Nguyễn Tiến Trung ở Sài Gòn.
Hai ông Kim và Trung đều công khai xác nhận mình là các đảng viên đảng Dân Chủ Việt Nam. Khi chế độ Hà Nội mở họp báo về các cuộc bắt giữ này, người ta thấy các ông Ðịnh, Duy Thức và Long cũng bị cột vào đảng nói trên và thêm nhiều hoạt động chống đối chế độ với những tổ chức khác, bị cáo buộc là “phản động” hay “khủng bố.”
Bốn ông Ðịnh, Trung, Kim, Duy Thức được thấy nhìn nhận tội lỗi qua đoạn video phổ biến trên truyền hình Việt Nam ngày 19 Tháng Tám, 2009 giống như đọc thuộc lòng bài viết sẵn của công an. Lúc đầu họ chỉ bị vu cho tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Luật Hình Sự mà bản án cao nhất đến 20 năm tù. Nhưng gần đây, họ bị đổi tội danh sang thành “Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của Luật Hình Sự mà bản án tối đa lên đến tử hình.
Ông Trần Anh Kim bị lôi ra tòa đầu tiên, ngày 28 Tháng Mười Hai, 2009 và bị kết án 5 năm rưỡi tù. Các người còn lại sẽ bị ra tòa ngày 20 Tháng Giêng, 2010.
Song song đó, 9 người ở vận động dân chủ ở Hà Nội, Hải Phòng bị bỏ tù. Ðầu Tháng Mười, từ ngày mùng 6 đến ngày 9 Tháng Mười, 2009 nhà cầm quyền Việt Nam đã mở các phiên tòa tại Hà Nội và Hải Phòng bỏ tù 9 người tham gia đấu tranh dân chủ.
Sáu trong số 9 người đó bị cáo buộc tham gia treo các biểu ngữ chống tham nhũng, đòi đa nguyên đa đảng và tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Các ông Trần Ðức Thạch, Vũ Hùng và Phạm Văn Trội bị xử riêng ở Hà Nội từng người một. Nhưng 6 ông bị xử chung ở Hải Phòng gồm Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Mạnh Sơn, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Kim Nhàn, Nguyễn Văn Túc.
Ông Nghĩa bị kêu án nặng nhất với 6 năm tù và 3 năm quản chế. Dù báo chí của chế độ gọi là “vụ án xâm phạm an ninh quốc gia rất nghiêm trọng” nhưng họ lại không bị khép vào điều 79 mà chỉ bị vu cho tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của Luật Hình Sự.
Chính phủ, Quốc Hội Hoa Kỳ và Âu Châu cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đều lên án các phiên tòa này là xâm phạm quyền tự do phát biểu và quyền tự do chính trị của người dân đã được ghi trên Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà CSVN đã đặt bút ký cam kết tuân hành.
6. Hạm trưởng USS Lassen Lê Bá Hùng thăm Việt Nam
Chiến hạm USS Lassen, một trong những chiến hạm tối tân nhất của Hải Quân Hoa Kỳ trang bị hỏa tiễn điều khiển, ghé thăm cảng Tiên Sa, Ðà Nẵng, ngày 7 Tháng Mười Một, 2009. Ðây là chuyến thăm viếng bình thường của Hải Quân Mỹ trong khu vực được xếp đặt giữa nhà cầm quyền Việt Nam với chính phủ Hoa Kỳ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Nhưng sự việc được dư luận quan tâm theo dõi là người chỉ huy chiến hạm nói trên lại là một người gốc Việt Nam, Hải Quân Trung Tá Lê Bá Hùng.
Cha của ông, cũng là một sĩ quan cao cấp của Hải Quân VNCH, Hải Quân Trung Tá Lê Bá Thông, mang các con chạy trốn cộng sản khi miền Nam sụp đổ và khi đó ông Hùng mới 5 tuổi.
Ông Thông đưa gia đình định cư ở Bắc Virginia, làm người phụ thâu ngân đứng xếp đồ cho khách (bagger) ở siêu thị leo dần đến chức quản lý, nuôi các con ăn học. Ông Hùng đã theo gương cha, ghi tên học ở Học Viện Hải Quân, ra trường năm 1992 hạng danh dự. Mười bảy năm sau, trở thành hạm trưởng và trở lại quê cũ ở vị trí mà chính ông cũng không thể nào hình dung ra khi còn nhỏ.
Khi chạy trốn, gia đình ông Thông được một tàu Hải Quân Mỹ vớt. Khi trở lại Việt Nam, người con của ông là một hạm trưởng Hoa Kỳ, một câu chuyện được mô tả như chuyện huyền thoại.
Một số người cho đây là một tín hiệu chính trị trong mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vào lúc có nhiều căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về các vấn đề chủ quyền biển đảo.
7. Báo chí Úc tiếp tục phanh phui vụ hối lộ 10 triệu đô la Úc in tiền Polymer cho Việt Nam
Ngày 30 Tháng Mười, 2009, báo The Age ở Úc lại tiếp tục khui vụ hối lộ cho quan chức Việt Nam để in tiền giấy nhựa cho nước này từ năm 2001. Ðiểm chính của bài viết này nói nhiều về cá nhân ông Lương Ngọc Anh, tổng giám đốc công ty Phát Triển Công Nghệ (viết tắt là CFTD) ở Hà Nội.
Vụ này đã từng khiến cho Lê Ðức Thúy, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam mất chức.
Người ta biết muốn có các hợp đồng béo bở, các công ty ngoại quốc phải thương thuyết và ký hợp đồng với các công ty bình phong, cơ sở kinh doanh có cái vỏ tư nhân nhưng thật sự là nhận tiền của hối lộ của các công ty nước ngoài rồi chuyển lại cho những kẻ thụ hưởng thật sự (tức quan chức cao cấp trong hệ thống đảng và nhà nước CSVN).
Bài báo của The Age cho rằng nếu không có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống quyền lực và công an, Lương Ngọc Anh không thể có được các hợp đồng mua sắm vừa lớn vừa “nhậy cảm” từ in tiền đến trang bị kỹ thuật cho công an, trang bị quốc phòng.
Trong một cuộc hội thảo về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam, ngày 28 Tháng Mười Một, 2008 tham vụ Tòa Ðại Sứ Hòa Lan tại Việt Nam, Beng Van Loosdlecht, phát biểu, “Chúng tôi đang có cảm nhận là thế cờ chống tham nhũng đã đảo ngược, bị sai lệch. Con cá bé bị bắt, con cá to lại lọt lưới.”
Bình luận về vụ này, Tổng Thanh Tra Chính phủ Việt Nam Trần Văn Truyền nói các tin do báo Úc khui ra chỉ dùng để “tham khảo” trong khi ông Phó Tổng Thanh Tra Mai Quốc Bình có vẻ thành thật hơn nên nói vụ việc này “khó nói lắm.”
8. Phá giá đồng bạc Việt Nam 5%
Thị trường tài chính tại Việt Nam đã chao đảo sau ngày 26 Tháng Mười Một, khi ngân hàng nhà nước ban hành lệnh phá giá đồng tiền 5% bên cạnh việc tăng lãi suất ngân hàng, thu hẹp biên độ tỉ giá hối suất và ép các công ty xuất cảng có nhiều ngoại tệ phải bán bớt lại cho nhà nước.
Ðây là những biện pháp đưa ra nhằm chống đỡ cho đồng nội tệ đang gặp cơn khốn đốn và dự trữ ngoại tệ xuống rất thấp. Tỉ giá chính thức liên ngân hàng từ 17,034 đồng/USD được nâng lên thành 17,961 đồng/USD, mất giá 5.4%.
Ông Nguyễn Văn Giàu, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, loan báo hôm 25 Tháng Mười Một, là các biện pháp nói trên nhằm “can thiệp nhanh và mạnh nhằm bình ổn thị trường ngoại hối đang hết sức căng thẳng hiện nay.”
Ðồng bạc đã mất giá trị nhanh vì một số yếu tố, gồm cả tình trạng thiếu đô la. Bởi vậy, Ngân Hàng Nhà Nước đã phải buộc hệ thống ngân hàng kìm giữ ngoại tệ vì nguồn ngoại hối dự trữ xuống thấp do hậu quả giảm sút của xuất cảng, đầu tư ngoại quốc và tiền kiều hối. Những lời đồn đãi đồng bạc sắp bị đánh sụt giá làm người ta lo tích trữ, đầu cơ cả đô la và vàng làm cho thị trường nhốn nháo những ngày gần đây. Ngân Hàng Nhà Nước đã phải vội vàng cho nhập cảng 10 tấn vàng để đối phó với tình thế.
Sự kiện Việt Nam phá giá đồng bạc 5% đã được hầu hết các tờ báo chuyên về tài chính trên thế giới quan tâm.
9. Việt Nam đăng ký Thềm Lục Ðịa Mở Rộng tại LHQ
Ngày 6 Tháng Năm, 2009, Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký thềm lục địa mở rộng chung với Malaysia ở phần biển phía Nam mà hai nước có những phần giao tiếp, chồng lấn. Ngày 7 Tháng Năm, 2009, Việt Nam nộp riêng hồ sơ đăng ký thềm lục địa mở rộng ở phía Bắc.
Trung Quốc tức thì phản đối và lại còn đưa ra một tấm bản đồ biển Ðông đánh dấu bằng 9 đoạn đứt khúc, theo đó phần giữa và chiếm đến 80% biển Ðông là của Trung quốc.
Theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), mà theo công ước này, các quốc gia ven biển được quyền mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa là 350 hải lý căn cứ vào điều kiện địa chất, địa mạo của từng khu vực để xác định.
Trung Quốc chống các bản đăng ký của Việt Nam vì đang chiếm của Việt Nam quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa. Trong năm qua, Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc tập trận qui mô quanh các quần đảo này để đe dọa Việt Nam và các nước khác liên quan đến tranh chấp chỉ quyền biển đảo.
10. Bão lụt gây thiệt hại nặng nề
Ba cơn bão số 9, 10 và 11 liên tiếp đánh vào miền Trung Việt Nam gây ra những thiệt hại nặng nề về người và vật chất. Trong đó có tiếp tay của sự tắc trách của các giới chức phụ trách việc xả lũ
Như vụ thủy điện A Vương xả lũ làm ngập Quảng Nam hồi bão số 9, tổng giám đốc công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ cũng thừa nhận đã xả lũ từ ngày 2 Tháng Mười Một, 2009. Ðiều đó đã góp phần nhấn chìm thành phố Tuy Hòa và một số vùng ở Phú Yên mà trong vụ này có tới 70 người bị thiệt mạng vì lũ.
Cuối Tháng Chín đầu Tháng Mười, nhà máy thủy điện A Vương ở Quảng Nam hối hả xả lũ đã góp phần nhấn chìm hàng trăm ngàn dân ở hạ lưu hai con sông Vu Gia và Thu Bồn. Hậu quả là 35 người chết.
Cũng dịp này, nhà máy thủy điện Bình Ðiền trên thượng nguồn sông Hương cũng xả lũ không thấy tiết lộ số người chết nhưng thành phố Huế và các khu vực phụ cận ngập lụt, tài sản vật chất, ruộng nương hư hại trầm trọng.
Từ đây, theo những tiết lộ trên báo chí, người ta được biết chỉ trên 200 km của hai con sông Vu Gia và Thu Bồn có tới 110 dự án thủy điện chồng chất lên nhau. Nhiều con sông khác ở miền Trung và Tây nguyên cũng có rất nhiều dự án thủy điện với những hậu quả không thể lường hết. Chúng trở thành dự án vì người ta chỉ nhìn thấy thủy điện đẻ ra tiền mà không kể tới các hậu quả tai hại có thể nhiều hơn lợi nhuận của điện.
Nguồn: http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=5198&Itemid=404
Donnerstag, 31. Dezember 2009
Thư Mời 30 Năm Hội Ngộ
Người Việt Nam Tỵ Nạn Bodensee
Kính thưa Quý Đồng Hương
Sự hiện diện của người Việt Nam tỵ nạn tại hải ngoại như một huyền thoại, với khúc quanh lịch sử đầy bi thương, đã tạo nên cảnh quê hương không còn là nơi chốn để dung thân, nên đành phải ra đi tìm lẽ sống. Nhớ đến thảm cảnh đã qua rồi nhìn lại hiện tại chúng ta có được một cuộc sống bình an, được chung góp bàn tay để xây dựng xã hội mới: có công ăn việc làm để sinh sống và nuôi dạy con em mình. Nhìn lại sự thành đạt hôm nay, chắc chắn không bao giờ quên được những vòng tay nhân ái đã cứu vớt và cưu mang chúng ta. Được sự hổ trợ của cơ quan chính quyền thành phố Ravensburg, nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt quanh vùng có nhân duyên gặp gỡ. Ban tổ chức chúng tôi trân trọng kính mời quý đồng hương đến tham dự ngày họp mặt:
30 Năm Hội Ngộ Người Việt Nam Tỵ Nạn Bodensee
Tri ân chính quyền và nhân dân Đức-Áo-Thụy Sĩ
Địa Điểm:
Eschach-Halle Kehlstrasse 88214 D-Ravensburg.
thứ bảy 13.03.2010 vào lúc 16 giờ 00 đến 22 giờ 30
Chương trình hội ngộ sẽ là một buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, ẩm thực đặc biệt với sắc màu quê hương, trình chiếu phim tài liệu về thuyền nhân, phát hành Đặc San kỷ niệm 30 năm hội ngộ nhằm mục đích giới thiệu với người bản xứ nét văn hóa của dân tộc Việt Nam, đồng thời nhân cơ hội nầy nói lên lời cảm tạ đối với chính quyền và nhân dân các quốc gia đã cưu mang chúng ta. Hy vọng buổi hội ngộ sẽ mang đầy đủ ý nghĩa của lòng biết ơn những nghĩa cử cao đẹp của Ân nhân. Cũng như tạo niềm vui cho tuổi già, xây dựng niềm tin cho mai sau con cháu. Cùng ước mong tình tự nầy sẽ còn mãi là kỷ niệm đẹp, nhằm an ủi chuổi đời chúng ta đang tha hương nơi xứ lạ.
Ban tổ chức trân trọng kính mời
Địa chỉ liên lạc:
Đức: Lê Huế 4975132185, Email: hue.le@gmx.de
Nguyễn Trung 49754123242, Email: trung.nguyen@web.de
Áo : Nguyễn Huynh 43357722713, Email: nguyen@austria.com
ThụySĩ: Phạm Theo 41788644607 Email: songhuong_ngayve@yahoo.de
Nguyễn Long 41783032252 Email: khanhlong_nguyen@yahoo.de
Ngày hội ngộ Bodensee được sự hỗ trợ
- Ông Thị trưởng thành phố Ravensburg
- Ông Ulrich Schlotter cựu dân biểu thành phố Ravensburg
- Ông Ederer trưởng phòng liên lạc người ngoại quốc thành phố Ravensburg Gemeinde Eschach cùng các thân hữu ân nhân
Xin vui lòng tiếp tay phổ biến rộng rãi đến các đồng hương Kính cám ơn
Ghi chú: Địa điểm tổ chức có thể nghỉ lại đến ngày hôm sau, xin mang theo túi ngũ.
Hướng dẫn đường đi:
Có 2 hướng đi:
1- Từ Genève ,Lausanne ,Bern ,… lấy hướng Zürich - Frauenfeld - Konstanz ,qua Grenze Konstanz lấy hướng Fähre Staad - Meersburg để lấy phà (khoảng 15 phút đi phà),qua phà lấy hướng (33)Lindau/Ravensburg ,lấy tiếp hướng (33) Stetten/Markdorf/Ravensburg cứ chạy theo đường số 33 đến Bavendorf lấy hướng Oberzell quẹo phải qua đèn lưu thông rẽ trái sẽ đến làng Obereschach (bảng chỉ Obereschach ,grosse Kreisstadt Ravensburg), noi day sẽ thấy bản hướng dẫn đến địa điểm tổ chức!
2- Từ Genève ,Lausanne ,Bern ,Basel,St.Gallen lấy hướng St.Margrethen- Bregenz ,vào phố Bregenz(Chú ý: nên chạy đường làng vì chạy xa lộ Áo phải trả tiền lệ phí) đi đường chính lấy hưóng Lindau àLochauàHörbranz tới bùng binh chạy thẳng cho tới hướng ra xa lộ München /Memmingen, trên xa lộ rẽ hướng Sigmarzell/Linberg/Scheidegg/Friedrichshafen sau đó băt hướng (31)Friedlichshafen/Lindau tiếp tục chạy trên đường số 31 rồi rẽ đường số 467 hướng Ulm /Tettnang/Kressbron/Langenargen…chạy mãi hướng Ulm sẽ đến làng Obereschach , nơi đây ngay đèn lưu thông quẹo trái sẽ có bảng hướng dẫn đến địa điểm tổ chức.
Lưu ý:
- Ở Đức trên đường chạy đến nơi tổ chức có một số máy chụp nên chạy đúng tốc độ!,
- Hội trường sau lưng Nhà thờ!
- Đi xe lửa đến ga Ravensburg sẽ có xe Bus số 3 chạy đến làng Obereschach xe Bus số 3 chạy đến làng Obereschach.
Kính thưa Quý Đồng Hương
Sự hiện diện của người Việt Nam tỵ nạn tại hải ngoại như một huyền thoại, với khúc quanh lịch sử đầy bi thương, đã tạo nên cảnh quê hương không còn là nơi chốn để dung thân, nên đành phải ra đi tìm lẽ sống. Nhớ đến thảm cảnh đã qua rồi nhìn lại hiện tại chúng ta có được một cuộc sống bình an, được chung góp bàn tay để xây dựng xã hội mới: có công ăn việc làm để sinh sống và nuôi dạy con em mình. Nhìn lại sự thành đạt hôm nay, chắc chắn không bao giờ quên được những vòng tay nhân ái đã cứu vớt và cưu mang chúng ta. Được sự hổ trợ của cơ quan chính quyền thành phố Ravensburg, nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt quanh vùng có nhân duyên gặp gỡ. Ban tổ chức chúng tôi trân trọng kính mời quý đồng hương đến tham dự ngày họp mặt:
30 Năm Hội Ngộ Người Việt Nam Tỵ Nạn Bodensee
Tri ân chính quyền và nhân dân Đức-Áo-Thụy Sĩ
Địa Điểm:
Eschach-Halle Kehlstrasse 88214 D-Ravensburg.
thứ bảy 13.03.2010 vào lúc 16 giờ 00 đến 22 giờ 30
Chương trình hội ngộ sẽ là một buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, ẩm thực đặc biệt với sắc màu quê hương, trình chiếu phim tài liệu về thuyền nhân, phát hành Đặc San kỷ niệm 30 năm hội ngộ nhằm mục đích giới thiệu với người bản xứ nét văn hóa của dân tộc Việt Nam, đồng thời nhân cơ hội nầy nói lên lời cảm tạ đối với chính quyền và nhân dân các quốc gia đã cưu mang chúng ta. Hy vọng buổi hội ngộ sẽ mang đầy đủ ý nghĩa của lòng biết ơn những nghĩa cử cao đẹp của Ân nhân. Cũng như tạo niềm vui cho tuổi già, xây dựng niềm tin cho mai sau con cháu. Cùng ước mong tình tự nầy sẽ còn mãi là kỷ niệm đẹp, nhằm an ủi chuổi đời chúng ta đang tha hương nơi xứ lạ.
Ban tổ chức trân trọng kính mời
Địa chỉ liên lạc:
Đức: Lê Huế 4975132185, Email: hue.le@gmx.de
Nguyễn Trung 49754123242, Email: trung.nguyen@web.de
Áo : Nguyễn Huynh 43357722713, Email: nguyen@austria.com
ThụySĩ: Phạm Theo 41788644607 Email: songhuong_ngayve@yahoo.de
Nguyễn Long 41783032252 Email: khanhlong_nguyen@yahoo.de
Ngày hội ngộ Bodensee được sự hỗ trợ
- Ông Thị trưởng thành phố Ravensburg
- Ông Ulrich Schlotter cựu dân biểu thành phố Ravensburg
- Ông Ederer trưởng phòng liên lạc người ngoại quốc thành phố Ravensburg Gemeinde Eschach cùng các thân hữu ân nhân
Xin vui lòng tiếp tay phổ biến rộng rãi đến các đồng hương Kính cám ơn
Ghi chú: Địa điểm tổ chức có thể nghỉ lại đến ngày hôm sau, xin mang theo túi ngũ.
Hướng dẫn đường đi:
Có 2 hướng đi:
1- Từ Genève ,Lausanne ,Bern ,… lấy hướng Zürich - Frauenfeld - Konstanz ,qua Grenze Konstanz lấy hướng Fähre Staad - Meersburg để lấy phà (khoảng 15 phút đi phà),qua phà lấy hướng (33)Lindau/Ravensburg ,lấy tiếp hướng (33) Stetten/Markdorf/Ravensburg cứ chạy theo đường số 33 đến Bavendorf lấy hướng Oberzell quẹo phải qua đèn lưu thông rẽ trái sẽ đến làng Obereschach (bảng chỉ Obereschach ,grosse Kreisstadt Ravensburg), noi day sẽ thấy bản hướng dẫn đến địa điểm tổ chức!
2- Từ Genève ,Lausanne ,Bern ,Basel,St.Gallen lấy hướng St.Margrethen- Bregenz ,vào phố Bregenz(Chú ý: nên chạy đường làng vì chạy xa lộ Áo phải trả tiền lệ phí) đi đường chính lấy hưóng Lindau àLochauàHörbranz tới bùng binh chạy thẳng cho tới hướng ra xa lộ München /Memmingen, trên xa lộ rẽ hướng Sigmarzell/Linberg/Scheidegg/Friedrichshafen sau đó băt hướng (31)Friedlichshafen/Lindau tiếp tục chạy trên đường số 31 rồi rẽ đường số 467 hướng Ulm /Tettnang/Kressbron/Langenargen…chạy mãi hướng Ulm sẽ đến làng Obereschach , nơi đây ngay đèn lưu thông quẹo trái sẽ có bảng hướng dẫn đến địa điểm tổ chức.
Lưu ý:
- Ở Đức trên đường chạy đến nơi tổ chức có một số máy chụp nên chạy đúng tốc độ!,
- Hội trường sau lưng Nhà thờ!
- Đi xe lửa đến ga Ravensburg sẽ có xe Bus số 3 chạy đến làng Obereschach xe Bus số 3 chạy đến làng Obereschach.
Mưa sa trên đầu nói cối
Lữ Giang
Nhưng nếu ông Trần Dần sống trong cộng đồng người Việt chống Cộng ở hải ngoại ngày nay, chắc ông sẽ sửa bốn chữ ở câu cuối lại để nói lên một tình trạng cũng bi thảm tương tự đã xẩy ra ở đây:
Trong 34 năm qua, một số người Việt tỵ nạn khi bỏ nước ra đi, đã mang theo vô số nón cối mà Việt Cộng đã bỏ đi, rồi dùng nó để tạo ra những cảnh “mưa sa trên đầu nón cối” tại những nơi ở hải ngoại có người Việt định cư và sinh hoạt. Bất cứ ai có chính kiến khác họ, không suy nghĩ và hành động như họ, không đứng về phe họ, có thể tranh giàng quyền lợi hay địa vị của họ trong cộng đồng... đều được chụp nón cối lên đầu.
Hiện nay, nón cối vẫn tiếp tục bay bay trên các báo và websites lá cải, trên các diễn đàn Internet... hàng tuần và có khi hàng ngày, khiến đi đâu người ta cũng thấy “tay sai cộng sản” hay “đặc công cộng sản nằm vùng”!
Nón cối không chừa bất cứ tổ chức hay cá nhân nào: Từ các tồ chức chính trị đến các tổ chức từ thiện, văn hoá, ái hữu hay tôn giáo; từ những người đi làm công tác cộng đồng hay xã hội, làm văn hoá hay thông tin, làm chính trị... đến các nhà chức sắc tôn giáo đều có nón cối trên đầu!
Chúng ta chỉ cần đọc một đoạn ngắn trong bài “Hãy tố cáo bọn Việt Gian nằm vùng” của Triệu Lan đăng trên website hon-viet.co.uk, chúng ta cũng sẽ thấy gần như tất cả những người có tiếng tăm trong cộng đồng người Việt hải ngoại đều bị đội nón cối, chẳng hạn như: Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, Giáo Sư Nguyễn Văn Canh, Luật sư Nguyễn Hữu Thống, Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, nhà văn Phan Nhật Nam, nhà báo Đinh Quang Anh Thái, nhà báo Phạm Trần, nhà báo Nguyễn Khải, Nam Lộc, Việt Dũng... và gần như hầu hết các nhà ly khai từ trong nước như Dương Thu Hương, Vũ Thu Hiên, Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Minh Cần, Lữ Phương, Trần Độ, Hà Sỹ Phu, Tô Hải, v.v.
Cuối cùng, trùm nón cối Triệu Lan phán: “Hồ sơ về các tên tay sai Việt Gian Cộng sản này có lẽ cơ quan an ninh liên bang của Mỹ là FBI họ cũng đã có quá đầy đủ.”!
Hiện nay, Triệu Lan hay Việt Thường đang đứng “tiên phong” trên “Mặt Trận Nón Cối”, cố gắng xử dụng dao to búa lớn và giọng điệu hạ cấp để tung hỏa mù..., nhưng lại được một số “công an chống cộng” tiếp tay vì tưởng mình đang “chống Cộng”! Đây là vấn đề chúng tôi lại trở lại sau.
Mặt trận nón cối đã làm cho nhiều cộng đồng người Việt trên khắp nước Mỹ tan rã. Nhiều nhân vật có uy tín và khả năng không còn muốn tham gia các sinh hoạt cộng đồng hay đấu tranh nữa, vì không muốn... dây với hủi!
Tòa Án Mỹ đã tuyên những bản án rất nặng đối với một số “Đạo quân Nón Cối”, có người bị phạt tới 4.800.000 USD, nhưng nạn nón cối chỉ ngưng bay bay được một thời gian rồi bùng lên trở lại. Nó phá tan các cuộc đấu tranh mạnh hơn một trăm lần Nghị Quyết 36 của đảng CSVN.
PHÁT ĐẠT NHỜ NÓN CỐI
Tờ Vietbao online trong vùng có đăng một bản tin được ghi là từ Hà Đông... dưới đầu đề “VINANOCO, một doanh nghiệp thành công” nói về một công ty trong nước làm ăn khấm khá nhờ cộng đồng người Việt hải ngoại tiêu thụ mạnh nón cối và dép râu của họ. Bản tin mở đầu như sau:
"VINANOCO một doanh nghiệp ở Hà Đông, được thành lập năm 1954, sau ngày thủ đô giải phóng. VINANOCO chuyên sản xuất nón cối và dép râu và các phụ tùng liên hệ."
Bản tin cho biết tiếp:
Trong năm 2000 VINANOCO đã bán sang thị trường Hoa Kỳ 4 triệu sản phẩm, tính trung bình mỗi đồng bào được bốn cái nón thật đẹp và hiện đại.
Nhiều cộng đồng người Việt tại nước ngoài đã hăng hái làm đại lý cho VINANOCO ở nước ngoài. Các đại lý này đã có những sáng kiến tiếp thị thật là thông minh, chẳng hạn như: Mua 5 chiếc nón, tặng thêm một tuyên cáo. Mua sỉ 100 chiếc trở lên tặng thêm mười tuyên bố nảy lửa. Mua 1000 nón trở đi thì tặng thêm sao thêm cờ đủ loại không tốn thêm tiền.
Một hình thức tiếp thị khác là tổ chức nhiều hội Tết. Trong đó trò chơi phóng vòng cổ vịt đã được cải biên thành phóng nón cối. Người nào phóng từ địa điểm hội Tết này bay sang địa điểm hội Tết của hội đoàn anh em cách đấy 5 mile thì được thưởng 5 đôi dép râu. Nếu phóng giỏi trúng ngay đầu ông chủ tịch cộng đồng bạn thì thưởng 10 khẩu AK47 và 2 chuyến về thăm Việt Nam với 10 Gift Check "bia ôm".
Được biết Cộng Đồng 1 ở quận XX đặt mua 2 lô hàng 100.000 chiếc. Công Đồng 2 cũng ở quận XX không chịu thua đặt 4 lô hàng. Cộng Đồng 3 cũng ở quận XX đặt mua 8 lô. Phong trào ABCDEF đặt 100.000 chiếc, Mặt Trận XYZ mua ngay 200.000 chiếc, v.v.
Nhiều hình thức hỗ trợ tài chính được lập ra như "quỹ pháp lý nón cối", "quỹ tương trợ nón cối", "một nón cối cho chiến hữu", "nón cối cho niên trưởng", v.v..
Tháng 5 vưà qua đại nhạc hội "Hoa Hậu Nón Cối" đã được tổ chức tại Cesar Palace, Las Vegas. Không lâu sau đó, tại Houston đã có Đại Nhạc Hội "Duyên Dáng Nón Cối" và tại Orange County "Nón Cối Tình Em".
Đồng Chí Sáu Dép Râu, giám đốc tiếp thị, cho biết: "Chúng tôi luôn luôn đáp ưng nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng, muốn bao nhiêu sao vàng chúng tôi cũng đáp ứng được hết".
Tháng sáu năm 2001 VINANOCO được nhà nước phong làm "xí nghiệp tiên tiến" và được vinh dự tiếp nhận "huân chương lao động hạng nhất"
Trên đây chỉ là một câu chuyện giả tưởng, nhưng nó phản ánh khá trung thực tình trạng “nón cối bay bay” trong cộng đồng người Việt hải ngoại trong 34 năm qua và đến nay vẫn còn tiếp tục gây thảm hoạ.
HỌA VÔ ĐƠN CHÍ!
Bất hạnh hơn nữa, báo Saigontime.com.au online ở Úc ngày 25.4.2009 đã đăng bài “Cộng Sản Việt Nam thay đổi quân phục!” trong đó có những đoạn như sau:
“Gần đây, báo chí trong nước loan tin bắt đầu từ 30 tháng 4 năm nay, các sĩ quan VC làm việc tại một số cơ quan thuộc bộ quốc phòng CS và một số đơn vị quân đội CS, được lệnh mặc thử "quân phục cải tiến". Cho đến ngày 22.12.2009, toàn bộ quân đội cộng sản VN sẽ mặc quân phục mới. Như vậy là hình ảnh người bộ đội CS với “dép râu nón cối” sẽ được thay thế bằng bộ quân phục mới giống hệt quân phục của Trung Cộng...
“Quả thực trong suốt thời gian nửa thế kỷ qua, mỗi khi nói đến người bộ đội, tức người lính CSVN, ai ai cũng nhớ đến hai hình ảnh điển hình: “Dép râu, nón cối”. Trước 1975, hai hình ảnh này không những tạo nên những ác mộng kinh hoàng cho người Việt sau vĩ tuyến 17, mà ngay cả người Việt ở bên kia vĩ tuyến 17 cũng không ưa thích gì "dép râu, nón cối". Lạ lùng hơn, ngay cả những người bộ đội đang đi dép râu, đang đội nón cối, cũng chẳng thích gì khi có người nhắc đến bốn chữ "dép râu, nón cối". Người dân Việt Nam ghê tởm, sợ hãi "dép râu, nón cối" không phải vì chúng xấu xí, thô kệch, mà chỉ vì chúng là biểu tượng của tội ác, bất nhân, phi nghĩa, tráo trở, phản phúc..."
Bản tin này đang làm nhiều người lo lắng, vì số nón cối còn lại sắp được Việt Cộng bỏ ra này chắc chắn sẽ được các “Đoàn Công An Chống Cộng” ở hải ngoại nhập cảng hết và tung ra khắp các cộng đồng người Việt trên thế giới.
Nghe nói trong chuyến viếng thăm Orange County vào tháng 4 vừa qua, sau khi duyệt xét tình hình, Nguyễn Hồng Vinh, Phó Trưởng Ban Tư Tưởng – Văn Hoá Trung Ương Đảng đã chỉ thị cho cán bộ các cấp ở hải ngoại hai điểm chính:
(1) Chỉ cần triển khai mạnh “Chiến Dịch Nón Cối” là chúng nó chết cha hết!
(2) Biến luôn Nghị Quyết 36 thành một “nón cối cao cấp” chụp lên đầu những tên tai to mặt lớn.
Website haingoaiphiemdam.com ngày 15.7.2008 có đăng bài “Thơ Cay: Nón Cối!” của HCT như sau:
Đây đó bà con chán nó rồi
Rặt phường vô loại chụp nhau thôi!
Lắm người thấy nó hù xanh mặt
Khối kẻ gặp mày giận tím môi!
Cứ việc thản nhiên quăng sọt rác
Hoặc là lặng lặng lót mông ngồi!
Chính em chính chị thua con nít
Xó chợ đầu đường chớ đánh hôi!
Từ một nơi nào đó ở cỏi âm, bổng Trần Dần lại cất tiếng hét to:
Tảng đá chặn đường này!
Muôn triệu con người
Muôn triệu bàn tay
Bật cả máu ẩy đá lăn xuống vực!
Trong bài “Nhất định thắng” của Trần Dần, sáng tác năm 1955, đăng trong Giai Phẩm Mùa Xuân 1956, có năm câu thơ bất hủ được lặp đi lặp lại, nói lên mặt thật của chế độ CSVN thời đó, đọc lên nghe rợn người:
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ.
Nhưng nếu ông Trần Dần sống trong cộng đồng người Việt chống Cộng ở hải ngoại ngày nay, chắc ông sẽ sửa bốn chữ ở câu cuối lại để nói lên một tình trạng cũng bi thảm tương tự đã xẩy ra ở đây:
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà.
Chỉ thấy mưa sa
TRÊN ĐẦU NÓN CỐI.
Trong 34 năm qua, một số người Việt tỵ nạn khi bỏ nước ra đi, đã mang theo vô số nón cối mà Việt Cộng đã bỏ đi, rồi dùng nó để tạo ra những cảnh “mưa sa trên đầu nón cối” tại những nơi ở hải ngoại có người Việt định cư và sinh hoạt. Bất cứ ai có chính kiến khác họ, không suy nghĩ và hành động như họ, không đứng về phe họ, có thể tranh giàng quyền lợi hay địa vị của họ trong cộng đồng... đều được chụp nón cối lên đầu.
Hiện nay, nón cối vẫn tiếp tục bay bay trên các báo và websites lá cải, trên các diễn đàn Internet... hàng tuần và có khi hàng ngày, khiến đi đâu người ta cũng thấy “tay sai cộng sản” hay “đặc công cộng sản nằm vùng”!
Nón cối không chừa bất cứ tổ chức hay cá nhân nào: Từ các tồ chức chính trị đến các tổ chức từ thiện, văn hoá, ái hữu hay tôn giáo; từ những người đi làm công tác cộng đồng hay xã hội, làm văn hoá hay thông tin, làm chính trị... đến các nhà chức sắc tôn giáo đều có nón cối trên đầu!
Chúng ta chỉ cần đọc một đoạn ngắn trong bài “Hãy tố cáo bọn Việt Gian nằm vùng” của Triệu Lan đăng trên website hon-viet.co.uk, chúng ta cũng sẽ thấy gần như tất cả những người có tiếng tăm trong cộng đồng người Việt hải ngoại đều bị đội nón cối, chẳng hạn như: Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, Giáo Sư Nguyễn Văn Canh, Luật sư Nguyễn Hữu Thống, Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, nhà văn Phan Nhật Nam, nhà báo Đinh Quang Anh Thái, nhà báo Phạm Trần, nhà báo Nguyễn Khải, Nam Lộc, Việt Dũng... và gần như hầu hết các nhà ly khai từ trong nước như Dương Thu Hương, Vũ Thu Hiên, Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Minh Cần, Lữ Phương, Trần Độ, Hà Sỹ Phu, Tô Hải, v.v.
Cuối cùng, trùm nón cối Triệu Lan phán: “Hồ sơ về các tên tay sai Việt Gian Cộng sản này có lẽ cơ quan an ninh liên bang của Mỹ là FBI họ cũng đã có quá đầy đủ.”!
Hiện nay, Triệu Lan hay Việt Thường đang đứng “tiên phong” trên “Mặt Trận Nón Cối”, cố gắng xử dụng dao to búa lớn và giọng điệu hạ cấp để tung hỏa mù..., nhưng lại được một số “công an chống cộng” tiếp tay vì tưởng mình đang “chống Cộng”! Đây là vấn đề chúng tôi lại trở lại sau.
Mặt trận nón cối đã làm cho nhiều cộng đồng người Việt trên khắp nước Mỹ tan rã. Nhiều nhân vật có uy tín và khả năng không còn muốn tham gia các sinh hoạt cộng đồng hay đấu tranh nữa, vì không muốn... dây với hủi!
Tòa Án Mỹ đã tuyên những bản án rất nặng đối với một số “Đạo quân Nón Cối”, có người bị phạt tới 4.800.000 USD, nhưng nạn nón cối chỉ ngưng bay bay được một thời gian rồi bùng lên trở lại. Nó phá tan các cuộc đấu tranh mạnh hơn một trăm lần Nghị Quyết 36 của đảng CSVN.
PHÁT ĐẠT NHỜ NÓN CỐI
Tờ Vietbao online trong vùng có đăng một bản tin được ghi là từ Hà Đông... dưới đầu đề “VINANOCO, một doanh nghiệp thành công” nói về một công ty trong nước làm ăn khấm khá nhờ cộng đồng người Việt hải ngoại tiêu thụ mạnh nón cối và dép râu của họ. Bản tin mở đầu như sau:
"VINANOCO một doanh nghiệp ở Hà Đông, được thành lập năm 1954, sau ngày thủ đô giải phóng. VINANOCO chuyên sản xuất nón cối và dép râu và các phụ tùng liên hệ."
Bản tin cho biết tiếp:
"Từ ngày có chính sách đổi mới, doanh nghiệp đã bung ra tiếp cận thị trường và đã đạt nhiều thành công phấn khởi.
Được biết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài rất ưa chuộng nón cối. Sống xa tổ quốc nhưng lòng vẫn hướng về quê hương, nên nhiều người tuy không thích đội nhưng rất thích mua để làm quà cho người khác trong các dịp lễ lớn, hội họp hay biểu tình, như một biểu tượng của quê hương.
Nắm vững tâm lý khách hàng, VINANOCO đã tung ra thị trường nước ngoài nhiều mẫu mã nón cối vừa đẹp vừa rẻ. Cái gắn một sao, cái gắn năm sao. Có loại thêm cờ ba sọc và hai sao. Loại "cao cấp" nhất, được đặt làm ở Huế gọi là "nón cối bài thơ", nón làm rất mỏng, đưa lên nắng sẽ hiện ra một bài thơ chống cộng trữ tình.Trong năm 2000 VINANOCO đã bán sang thị trường Hoa Kỳ 4 triệu sản phẩm, tính trung bình mỗi đồng bào được bốn cái nón thật đẹp và hiện đại.
Nhiều cộng đồng người Việt tại nước ngoài đã hăng hái làm đại lý cho VINANOCO ở nước ngoài. Các đại lý này đã có những sáng kiến tiếp thị thật là thông minh, chẳng hạn như: Mua 5 chiếc nón, tặng thêm một tuyên cáo. Mua sỉ 100 chiếc trở lên tặng thêm mười tuyên bố nảy lửa. Mua 1000 nón trở đi thì tặng thêm sao thêm cờ đủ loại không tốn thêm tiền.
Một hình thức tiếp thị khác là tổ chức nhiều hội Tết. Trong đó trò chơi phóng vòng cổ vịt đã được cải biên thành phóng nón cối. Người nào phóng từ địa điểm hội Tết này bay sang địa điểm hội Tết của hội đoàn anh em cách đấy 5 mile thì được thưởng 5 đôi dép râu. Nếu phóng giỏi trúng ngay đầu ông chủ tịch cộng đồng bạn thì thưởng 10 khẩu AK47 và 2 chuyến về thăm Việt Nam với 10 Gift Check "bia ôm".
Được biết Cộng Đồng 1 ở quận XX đặt mua 2 lô hàng 100.000 chiếc. Công Đồng 2 cũng ở quận XX không chịu thua đặt 4 lô hàng. Cộng Đồng 3 cũng ở quận XX đặt mua 8 lô. Phong trào ABCDEF đặt 100.000 chiếc, Mặt Trận XYZ mua ngay 200.000 chiếc, v.v.
Nhiều hình thức hỗ trợ tài chính được lập ra như "quỹ pháp lý nón cối", "quỹ tương trợ nón cối", "một nón cối cho chiến hữu", "nón cối cho niên trưởng", v.v..
Tháng 5 vưà qua đại nhạc hội "Hoa Hậu Nón Cối" đã được tổ chức tại Cesar Palace, Las Vegas. Không lâu sau đó, tại Houston đã có Đại Nhạc Hội "Duyên Dáng Nón Cối" và tại Orange County "Nón Cối Tình Em".
Đồng Chí Sáu Dép Râu, giám đốc tiếp thị, cho biết: "Chúng tôi luôn luôn đáp ưng nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng, muốn bao nhiêu sao vàng chúng tôi cũng đáp ứng được hết".
Tháng sáu năm 2001 VINANOCO được nhà nước phong làm "xí nghiệp tiên tiến" và được vinh dự tiếp nhận "huân chương lao động hạng nhất"
Trên đây chỉ là một câu chuyện giả tưởng, nhưng nó phản ánh khá trung thực tình trạng “nón cối bay bay” trong cộng đồng người Việt hải ngoại trong 34 năm qua và đến nay vẫn còn tiếp tục gây thảm hoạ.
HỌA VÔ ĐƠN CHÍ!
Bất hạnh hơn nữa, báo Saigontime.com.au online ở Úc ngày 25.4.2009 đã đăng bài “Cộng Sản Việt Nam thay đổi quân phục!” trong đó có những đoạn như sau:
“Gần đây, báo chí trong nước loan tin bắt đầu từ 30 tháng 4 năm nay, các sĩ quan VC làm việc tại một số cơ quan thuộc bộ quốc phòng CS và một số đơn vị quân đội CS, được lệnh mặc thử "quân phục cải tiến". Cho đến ngày 22.12.2009, toàn bộ quân đội cộng sản VN sẽ mặc quân phục mới. Như vậy là hình ảnh người bộ đội CS với “dép râu nón cối” sẽ được thay thế bằng bộ quân phục mới giống hệt quân phục của Trung Cộng...
“Quả thực trong suốt thời gian nửa thế kỷ qua, mỗi khi nói đến người bộ đội, tức người lính CSVN, ai ai cũng nhớ đến hai hình ảnh điển hình: “Dép râu, nón cối”. Trước 1975, hai hình ảnh này không những tạo nên những ác mộng kinh hoàng cho người Việt sau vĩ tuyến 17, mà ngay cả người Việt ở bên kia vĩ tuyến 17 cũng không ưa thích gì "dép râu, nón cối". Lạ lùng hơn, ngay cả những người bộ đội đang đi dép râu, đang đội nón cối, cũng chẳng thích gì khi có người nhắc đến bốn chữ "dép râu, nón cối". Người dân Việt Nam ghê tởm, sợ hãi "dép râu, nón cối" không phải vì chúng xấu xí, thô kệch, mà chỉ vì chúng là biểu tượng của tội ác, bất nhân, phi nghĩa, tráo trở, phản phúc..."
Bản tin này đang làm nhiều người lo lắng, vì số nón cối còn lại sắp được Việt Cộng bỏ ra này chắc chắn sẽ được các “Đoàn Công An Chống Cộng” ở hải ngoại nhập cảng hết và tung ra khắp các cộng đồng người Việt trên thế giới.
Nghe nói trong chuyến viếng thăm Orange County vào tháng 4 vừa qua, sau khi duyệt xét tình hình, Nguyễn Hồng Vinh, Phó Trưởng Ban Tư Tưởng – Văn Hoá Trung Ương Đảng đã chỉ thị cho cán bộ các cấp ở hải ngoại hai điểm chính:
(1) Chỉ cần triển khai mạnh “Chiến Dịch Nón Cối” là chúng nó chết cha hết!
(2) Biến luôn Nghị Quyết 36 thành một “nón cối cao cấp” chụp lên đầu những tên tai to mặt lớn.
Website haingoaiphiemdam.com ngày 15.7.2008 có đăng bài “Thơ Cay: Nón Cối!” của HCT như sau:
Đây đó bà con chán nó rồi
Rặt phường vô loại chụp nhau thôi!
Lắm người thấy nó hù xanh mặt
Khối kẻ gặp mày giận tím môi!
Cứ việc thản nhiên quăng sọt rác
Hoặc là lặng lặng lót mông ngồi!
Chính em chính chị thua con nít
Xó chợ đầu đường chớ đánh hôi!
Từ một nơi nào đó ở cỏi âm, bổng Trần Dần lại cất tiếng hét to:
Tảng đá chặn đường này!
Muôn triệu con người
Muôn triệu bàn tay
Bật cả máu ẩy đá lăn xuống vực!
Ein Freihandelsabkommen für 1,9 Milliarden Menschen
Von Neidhart Christoph, Tokio
Basis für einen Währungsfonds
120 Milliarden Dollar stehen den Asean-plus-3-Staaten in Zukunft zur Verfügung, um Finanzkrisen aufzufangen. Darauf haben sich die Finanzminister und Zentralbankchefs der zehn Asean-Staaten und Chinas, Japans und Südkoreas geeinigt. Damit wird die sogenannte Chiang-Mai-Initiative, bisher ein Netz bilateraler Abkommen, auf eine multilaterale Basis gestellt. Dies schafft die Grundlage für einen Währungsfonds. Japan und China tragen zum Abkommen je 38,4 Milliarden Dollar bei, Südkorea 19,2 Milliarden und die zehn Asean-Staaten zusammen 24 Milliarden. (nh.)
Der Freihandel zwischen China und den zehn Asean-Staaten schafft den weltweit drittgrössten Handelsblock
31.12.2009-Am 1. Januar tritt das Freihandelsabkommen zwischen China und den Asean-Staaten in Kraft. Damit entsteht ein Wirtschaftsblock mit 1,9 Milliarden Menschen und einem internen Handelsvolumen von 470 Milliarden Dollar, davon knapp 200 Milliarden Dollar zwischen der Asean und China. Nach der EU und der nordamerikanischen Nafta ist dies der drittgrösste Handelsblock.
Dieses Freihandelsabkommen zwischen China und der Asean folgt einem Zweistufen-Muster. Morgen schaffen China und die sechs reicheren Asean-Staaten (Indonesien, Brunei, Malaysia, die Philippinen, Singapur und Thailand) 90 Prozent der Zölle ab. Die übrigen vier Staaten (Laos, Vietnam, Kambodscha und Burma) werden über die nächsten fünf Jahre nachziehen.
Marktöffnung für China
China und die Asean-Staaten sind in vielerlei Hinsicht komplementär. China verspricht sich vom Abkommen einen besseren Zugang zu den Ressourcen der Asean-Staaten. Diesen öffnet sich in China ein Markt von 1,3 Milliarden Menschen, vor allem für Produkte ihrer Leichtindustrie, etwa Getränke, Nahrungsmittel und Schmuck.
Ausserdem wird die südostasiatische Industrie künftig Halbfertigprodukte aus China günstiger beziehen, so im Textilien- und Schuhsektor. Profitieren wird auch die Elektronikindustrie, die ihre Produktion oft über verschiedene Länder verteilt. Laptop-Computer werden heute meist in China zusammengebaut, die Teile stammen jedoch meist aus mehreren Ländern Südostasiens.
Verschärfter Wettbewerb
Allerdings dürften sich gerade in der Leichtindustrie mit dem Freihandelsabkommen manche Wettbewerbe verschärfen, da China vorerst noch billiger produziert als die meisten Asean-Länder. Und die Stahlindustrie Indonesiens wird sich künftig gegen Hersteller aus China behaupten müssen. Sie hat bis zuletzt für eine Aufschiebung des 2002 unterzeichneten Abkommens geworben. Bei den Dienstleistungen und im Tourismus erwarten beide Seiten, sowohl die Asean-Staaten als auch China, vom Abkommen neue Impulse.
Die Asean wurde 1967 als Bollwerk gegen China und den Kommunismus gegründet, eine Reaktion auf den Vietnamkrieg. Vor allem nach der Asienkrise von 1997, die man in Asien IMF-Krise nennt, weil die Rezepte des Internationalen Währungsfonds die Lage verschlimmerten, gingen die Asean-Staaten etwas auf Distanz zu den USA und deren Kapitalimus. Und öffneten sich Chinas Offensive des Charmes, der Unterstützung und des Handels. In den Nullerjahren hat sich das Handelsvolumen zwischen China und den Asean-Staaten von weniger als 40 Milliarden Dollar auf fast 200 Milliarden verfünffacht. Es gab wegen der Finanzkrise heuer nur um 13 Prozent nach. Chinas Aussenhandel insgesamt verlor 17,5 Prozent. Manche Experten dämpfen deshalb die Erwartung: Das Freihandelsabkommen führe nicht zu einem «Big bang», dazu seien die Volkswirtschaften Chinas und der Asean bereits zu stark integriert. Andere erwarten jährliche Wachstumsraten des Handelsvolumens zwischen China und der Asean von 50 Prozent oder mehr.
Politik hinkt hinten nach
Die Asean ist, anders als die EU, kein homogener, zentral verwalteter Wirtschaftsraum mit möglichst einheitlichen Regeln, sondern ein vielschichtiges, heterogenes Geflecht. Sie ist kein politisches Projekt wie die EU, die Politik hinkt in Ostasien der Wirtschaft stets hinterher. Das zeigt sich auch daran, dass das Handelsvolumen rasant gewachsen ist, bevor die Zölle abgeschafft wurden.
http://www.tagesanzeiger.ch/wirtschaft/konjunktur/Ein-Freihandelsabkommen-fuer-19-Milliarden-Menschen/story/28035146
Basis für einen Währungsfonds
120 Milliarden Dollar stehen den Asean-plus-3-Staaten in Zukunft zur Verfügung, um Finanzkrisen aufzufangen. Darauf haben sich die Finanzminister und Zentralbankchefs der zehn Asean-Staaten und Chinas, Japans und Südkoreas geeinigt. Damit wird die sogenannte Chiang-Mai-Initiative, bisher ein Netz bilateraler Abkommen, auf eine multilaterale Basis gestellt. Dies schafft die Grundlage für einen Währungsfonds. Japan und China tragen zum Abkommen je 38,4 Milliarden Dollar bei, Südkorea 19,2 Milliarden und die zehn Asean-Staaten zusammen 24 Milliarden. (nh.)
Der Freihandel zwischen China und den zehn Asean-Staaten schafft den weltweit drittgrössten Handelsblock
31.12.2009-Am 1. Januar tritt das Freihandelsabkommen zwischen China und den Asean-Staaten in Kraft. Damit entsteht ein Wirtschaftsblock mit 1,9 Milliarden Menschen und einem internen Handelsvolumen von 470 Milliarden Dollar, davon knapp 200 Milliarden Dollar zwischen der Asean und China. Nach der EU und der nordamerikanischen Nafta ist dies der drittgrösste Handelsblock.
Dieses Freihandelsabkommen zwischen China und der Asean folgt einem Zweistufen-Muster. Morgen schaffen China und die sechs reicheren Asean-Staaten (Indonesien, Brunei, Malaysia, die Philippinen, Singapur und Thailand) 90 Prozent der Zölle ab. Die übrigen vier Staaten (Laos, Vietnam, Kambodscha und Burma) werden über die nächsten fünf Jahre nachziehen.
Marktöffnung für China
China und die Asean-Staaten sind in vielerlei Hinsicht komplementär. China verspricht sich vom Abkommen einen besseren Zugang zu den Ressourcen der Asean-Staaten. Diesen öffnet sich in China ein Markt von 1,3 Milliarden Menschen, vor allem für Produkte ihrer Leichtindustrie, etwa Getränke, Nahrungsmittel und Schmuck.
Ausserdem wird die südostasiatische Industrie künftig Halbfertigprodukte aus China günstiger beziehen, so im Textilien- und Schuhsektor. Profitieren wird auch die Elektronikindustrie, die ihre Produktion oft über verschiedene Länder verteilt. Laptop-Computer werden heute meist in China zusammengebaut, die Teile stammen jedoch meist aus mehreren Ländern Südostasiens.
Verschärfter Wettbewerb
Allerdings dürften sich gerade in der Leichtindustrie mit dem Freihandelsabkommen manche Wettbewerbe verschärfen, da China vorerst noch billiger produziert als die meisten Asean-Länder. Und die Stahlindustrie Indonesiens wird sich künftig gegen Hersteller aus China behaupten müssen. Sie hat bis zuletzt für eine Aufschiebung des 2002 unterzeichneten Abkommens geworben. Bei den Dienstleistungen und im Tourismus erwarten beide Seiten, sowohl die Asean-Staaten als auch China, vom Abkommen neue Impulse.
Die Asean wurde 1967 als Bollwerk gegen China und den Kommunismus gegründet, eine Reaktion auf den Vietnamkrieg. Vor allem nach der Asienkrise von 1997, die man in Asien IMF-Krise nennt, weil die Rezepte des Internationalen Währungsfonds die Lage verschlimmerten, gingen die Asean-Staaten etwas auf Distanz zu den USA und deren Kapitalimus. Und öffneten sich Chinas Offensive des Charmes, der Unterstützung und des Handels. In den Nullerjahren hat sich das Handelsvolumen zwischen China und den Asean-Staaten von weniger als 40 Milliarden Dollar auf fast 200 Milliarden verfünffacht. Es gab wegen der Finanzkrise heuer nur um 13 Prozent nach. Chinas Aussenhandel insgesamt verlor 17,5 Prozent. Manche Experten dämpfen deshalb die Erwartung: Das Freihandelsabkommen führe nicht zu einem «Big bang», dazu seien die Volkswirtschaften Chinas und der Asean bereits zu stark integriert. Andere erwarten jährliche Wachstumsraten des Handelsvolumens zwischen China und der Asean von 50 Prozent oder mehr.
Politik hinkt hinten nach
Die Asean ist, anders als die EU, kein homogener, zentral verwalteter Wirtschaftsraum mit möglichst einheitlichen Regeln, sondern ein vielschichtiges, heterogenes Geflecht. Sie ist kein politisches Projekt wie die EU, die Politik hinkt in Ostasien der Wirtschaft stets hinterher. Das zeigt sich auch daran, dass das Handelsvolumen rasant gewachsen ist, bevor die Zölle abgeschafft wurden.
http://www.tagesanzeiger.ch/wirtschaft/konjunktur/Ein-Freihandelsabkommen-fuer-19-Milliarden-Menschen/story/28035146
Lãnh Đạo Tài, Lãnh Đạo Tồi
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Người lãnh đạo tài do đó phải có bản lĩnh về tư duy để đề ra những nguyên tắc vận hành cho cơ chế, có khả năng huy động phương tiện và nhân sự để thiết lập cơ chế và, trước khi rút lui vào hậu trường, có đảm lược để chuẩn bị cho lớp người kế thừa duy trì và phát triển cơ chế. Điều cần chú ý là lãnh đạo tài thường không phải là một người mà là một nhóm, mỗi người một sở trường và một phận sự.
Đó là tình trạng ở nước ta. Người được tôn vinh là “cha già” dân tộc chỉ biết hô hào độc lập, tự do, hạnh phúc nhưng không thiết kế nổi một cơ chế để thể hiện những điều ấy; chỉ biết điều hành quốc gia bằng khẩu hiệu và mưu mô chứ không đề ra được nguyên tắc vận hành trường tồn cho xã hội; tốn rất nhiều thì giờ để tự đánh bóng mình thay vì xây dựng cho đội ngũ lãnh đạo và quản trị đất nước có tài có đức để thay thế mình. Người lãnh đạo với khả năng chỉ có vậy thì đất nước khó mà ngóc đầu lên được.
Xét vậy, người mang “hội chứng lãnh tụ” thì tất nhiên không thể nào là người lãnh đạo tài. Tiếc rằng hội chứng này không chỉ có nơi người cộng sản mà ít nhiều bàng bạc trong hàng ngũ những người Việt tự nhận là tranh đấu cho tự do, dân chủ.
Vì tiền đồ của cộng đồng và của dân tộc, mọi người Việt phải dứt khoát không tôn thờ và cũng không đi tìm lãnh tụ mà hãy cùng nhau tạo dựng nên một đội ngũ lãnh đạo cho ngày hôm nay và mai sau. Ở bước căn bản nhất, chúng ta phải đòi hỏi thái độ nghiêm túc nơi những người muốn đóng vai trò lãnh đạo: phải nêu ra được sách lược để chuyển ý tưởng thành hành động, phải chứng minh được khả năng quán xuyến qua việc thiết lập những cơ chế phát triển cộng đồng ở hải ngoại hay phát triển dân chủ trong nước, và phải đào tạo được những con người giỏi giang và chân chính để nối tiếp vai trò lãnh đạo.
Chúng ta cần những người lãnh đạo tài.
Nguồn: http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1768&mode=nested
Khi cần thoát ra khỏi cơn khủng hoảng hay một vấn nạn, chúng ta cần người lãnh đạo.
Lãnh đạo là khả năng dẫn đường, đưa tập thể từ hiện trạng xấu đến một hoàn cảnh tốt đẹp hơn. Tập thể có thể là tổ chức, công ty, cộng đồng, quốc gia, hay cả nhân loại. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa, chỉ ra được điểm mốc cho cả hành trình. Không những vậy, người lãnh đạo còn phải biết chuyển ý tưởng thành hành động, để đoàn người cùng nhịp bước tiến lên.
Đó là lãnh đạo. Còn lãnh đạo tài là người tạo ra được cơ chế có khả năng tự vận hành dài lâu mà không cần đến mình nữa. Lãnh đạo tài có thể ví như người chế tạo ra chiếc đồng hồ, ai muốn sử dụng chỉ cần lên dây cót mà chẳng cần biết đến người thiết kế ra nó.
Để làm ví dụ, chúng ta hãy so sánh cuộc cách mạng dân chủ Pháp và Hoa Kỳ. Khác với mấy nhà cách mạng dân chủ Pháp, các vị khai sinh ra đất nước Hoa Kỳ đã khéo tạo dựng cơ chế thể hiện các tư tưởng dân chủ qua hiến pháp, hệ thống luật pháp, và những định chế xã hội dân sự. Nền dân chủ ấy có khả năng tự tồn lâu dài và mọi người dân, trong hành sử bình thường mỗi ngày, góp phần phát huy nền dân chủ qua cơ chế sẵn có. Như vậy các tư tưởng dân chủ không còn lửng lơ ở mức trừu tượng mà đã được cài ngay vào cơ chế vận hành của toàn xã hội, trong từng hoạt động bình thường của người dân và tự tồn qua nhiều thế kỷ. Và cũng chính cơ chế ấy đào tạo nên những lớp người lãnh đạo cho hôm nay và ngày mai.
Thay vì thiết kế một đồng hồ, người lãnh đạo tồi là người giữ giờ, nghĩa là ai muốn biết giờ giấc đều phải qua tay mình. Mình là cơ chế, cơ chế là mình. Mình là nhất hạng và kiểm soát tất cả, còn mọi người chỉ có vâng phục hay phụ trợ. Mình là cha, là bác còn thiên hạ chỉ là con, là cháu. Người mắc tâm bệnh trầm kha như vậy không thể nào dẫn dắt tập thể đi lên vì “cái tôi” che lấp quyền lợi của tập thể và cản chặn bước tiến của người khác; họ sợ người khác nổi bật hơn mình. Người lãnh đạo tồi sẽ dẫn tập thể đi lòng vòng và có khi xuống hố sâu.
Đó là tình trạng ở nước ta. Người được tôn vinh là “cha già” dân tộc chỉ biết hô hào độc lập, tự do, hạnh phúc nhưng không thiết kế nổi một cơ chế để thể hiện những điều ấy; chỉ biết điều hành quốc gia bằng khẩu hiệu và mưu mô chứ không đề ra được nguyên tắc vận hành trường tồn cho xã hội; tốn rất nhiều thì giờ để tự đánh bóng mình thay vì xây dựng cho đội ngũ lãnh đạo và quản trị đất nước có tài có đức để thay thế mình. Người lãnh đạo với khả năng chỉ có vậy thì đất nước khó mà ngóc đầu lên được.
Xét vậy, người mang “hội chứng lãnh tụ” thì tất nhiên không thể nào là người lãnh đạo tài. Tiếc rằng hội chứng này không chỉ có nơi người cộng sản mà ít nhiều bàng bạc trong hàng ngũ những người Việt tự nhận là tranh đấu cho tự do, dân chủ.
Vì tiền đồ của cộng đồng và của dân tộc, mọi người Việt phải dứt khoát không tôn thờ và cũng không đi tìm lãnh tụ mà hãy cùng nhau tạo dựng nên một đội ngũ lãnh đạo cho ngày hôm nay và mai sau. Ở bước căn bản nhất, chúng ta phải đòi hỏi thái độ nghiêm túc nơi những người muốn đóng vai trò lãnh đạo: phải nêu ra được sách lược để chuyển ý tưởng thành hành động, phải chứng minh được khả năng quán xuyến qua việc thiết lập những cơ chế phát triển cộng đồng ở hải ngoại hay phát triển dân chủ trong nước, và phải đào tạo được những con người giỏi giang và chân chính để nối tiếp vai trò lãnh đạo.
Chúng ta cần những người lãnh đạo tài.
Nguồn: http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1768&mode=nested
Cuộc chiến internet ngày càng gay go
Nhật Hiên, RFA
2009-12-29-Ngay sau khi hai trang mạng bauxitevietnam và talawas bị tin tặc tấn công vào ngày 21.12, hàng loạt báo đài nước ngoài có ban việt ngữ như VOA, BBC, RFA, RFI…, các trang mạng “ngoài luồng”, các trang blog cá nhân… đã lập tức lên tiếng về sự cố này.
Có thể nói người Việt Nam hiện nay dù đang sống ở trong hay ngoài nước, nếu có quan tâm, trăn trở đến tình hình chính trị xã hội văn hoá của đất nước, (và có sử dụng internet, tất nhiên), chắc chắn đều biết, đọc hoặc tham gia viết bài cho một hoặc cả hai trang mạng nổi tiếng này. Và có lẽ cũng không mấy ai ngạc nhiên khi hai trang bauxitevietnam và talawas bị đánh phá.
Tấn công các trang thông tin
Một blogger có nick name tumasic viết trên trang blog của mình: “Cả 2 vụ tin tặc tấn công này đều nhằm vào các trang tin tức-bình luận các vấn đề chính trị-xã hội với các chủ đề mà Nhà nước Việt Nam cho rằng đó là ‘nhạy cảm’: Bauixite , Đa nguyên-Đa đảng, Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa-Trường Sa, Tự do ngôn luận, Dân chủ... ” và “Cả hai trang web này, tuy có nghị trình và chủ trương khác nhau, nhưng chia sẻ một điểm chung là cung cấp thông tin đa chiều, nhiều khi khác với quan điểm chính thống ở bên trong Việt Nam, mà Bộ Thông Tin-Truyền Thông của Việt Nam gọi là ‘lề trái’.”
Còn nhà báo tự do Lê Diễn Đức thì chỉ trích rất mạnh trong bài “Bọn tin tặc, kẻ thù của tự do thông tin, mở cuộc tấn công các trang web tiếng Việt ”: “Bậc thầy của bọn khủng bố-tin tặc là những kẻ thù của tự do ngôn luận, dân chủ, nhân quyền. Chúng sợ nhất thông tin minh bạch và đa chiều. Chúng muốn độc quyền thông tin để thực hiện chính sách bịt tai, che mắt nhân dân, mà đúng hơn là chính sách ngu dân hoá”.
Tác giả viết tiếp: “Năm 2009 này, Việt Nam đã được Tổ chức Phóng viên Không Biên giới có trụ sở tại Paris (Reporters Sans Frontieres, RSF), “chiếu cố” xếp vào 10 quốc gia kiểm duyệt khắt khe nhất báo chí và thông tin trên Internet, ngay bên cạnh đàn anh “môi răng” Trung Nam Hải và các đồng chí Bắc Hàn, Cuba. Bốn quốc gia cùng hội cùng thuyền này đều nằm chót bảng về mức độ tự do thông tin, sát sạt nhau trong 175 nước được xếp loại: Việt Nam hạng 166; Trung Quốc hạng 168; Cuba hạng 170; Bắc Triều Tiên hạng 174.”
Trước đó, tháng 8/2006, Hãng thông tấn Pháp AFP đã công bố kết quả cuộc khảo cứu của OpenNet Initiative (ONI), công trình hợp tác giữa các trường đại học Harvard, Oxford, Cambridge và Toronto nói rằng, Cộng sản Việt Nam tập trung việc sàng lọc thông tin vào những địa điểm bị coi là “đe dọa đến chế độ độc đảng của họ” chứ không phải là ngăn chặn dâm ô như họ nói .
Trên báo Người Việt online, Nhà báo Hà Giang gọi đây là “Trận chiến trên không gian điện toán”: “Kỹ thuật điện toán tạo điều kiện cho các nguồn tin đa chiều được luân lưu và phát triển qua các tạp chí online, diễn đàn điện tử, websites, forums, blogs cá nhân, và nhanh chóng làm xói mòn những bức tường bưng bít thông tin ở các quốc gia mà nhà nước muốn độc quyền chỉ đạo ngành truyền thông.”
Ðể chống lại ảnh hưởng của các websites, tạp chí online, diễn đàn điện tử… chuyên đưa những tin mà nhà nước cấm, hay đưa cùng tin nhà nước cho phổ biến với những góc cạnh khác, các quốc gia như Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn, và Việt Nam đã ngày càng tấn công quyết liệt vào các websites được xem là “thù nghịch” này.
Nhà báo Hà Giang cũng đưa ra một vài phương pháp mà các hacker sẽ sử dụng để đánh phá các websites này với mức độ nặng, nhẹ, tinh vi khác nhau.
Nhà văn Phạm Thị Hoài, Tổng biên tập trang talawas tâm sự với nhà báo đồng thời là một blogger của talawas là Lê Diễn Đức: “Đây là cú thứ nhất, tất nhiên mình không chết. Vấn đề là ở cú thứ hai, thứ ba”.
Còn nhà giáo Nguyễn Huệ Chi khi trả lời phỏng vấn BBC thì cho biết: từ khi ra đời đến nay, trang bauxitevietnam đã bị đánh phá ít nhất 5 lần và luôn bị tấn công và kiểm soát 24/24.
Không những thế, hàng loạt các trang mạng xã hội đưa tin, bình luận độc lập với Bộ Thông Tin-Truyền Thông về các vấn thời sự-chính trị-xã hội Việt Nam đồng loạt bị tấn công như đoi-thoai.com, vietland…
Phản ứng của độc giả
Khi sự việc xảy ra, hàng loạt các blogger, trí thức đã bày tỏ thái độ của mình từ quan tâm, lo lắng đến bất bình, phẫn nộ. Nhà văn Nguyễn Quang Lập viết trong bài “ Bác Huệ Chi vẫn cười khà khà”:
“Có thể nói trí thức Việt không ai không đọc trang Bauxite info, báo chí năm bảy trăm tờ đa phần đều nhạt hoét, đọc trang của bác còn có cái để mà ngẫm ngợi, riêng mình mở mắt là vào ngay trang Bauxite, trước khi đi ngủ còn nháo qua một lần, tóm lại ngày 4,5 lần luôn luôn như thế.”
“Hai hôm nay vắng trang Bauxite mình cũng nhác lên mạng, tự nhiên thấy oải, ngay trang quechoa cũng chỉ mở ra đọc còm rồi đóng lại…Mình nói chuyện với bác Huệ Chi, thấy bác vui vẻ cười khà khà như không có chuyện gì xảy ra. Bác nói đang khắc phục, nhanh thì hai ba ngày, chậm thì khoảng một tuần mươi ngay, Bauxite Việt Nam không thể bỏ, dứt khoát, nghe thế mà mừng.”
Trang X-cafe mở forum với chủ đề “Talawas - Doi-thoai - Bauxite Việt Nam bị hacker tấn công” nhiều blogger tham gia ý kiến sôi nổi. Trong đó một blogger có nick name lincohn_hartmann viết: “Theo tôi, đây là 1 vấn đề hết sức nghiêm trọng đang xảy ra và ảnh hưởng đến trào lưu phản kháng của giới tri thức Việt Nam.”
“Bauxitevietnam.info là trang mạng ý kiến đầu tiên tồn tại công khai của giới trí thức trong nước phản biện các vấn đề xã hội, chính trị đặc biệt là liên quan tới bauxite Tây Nguyên. Viện IDS đã giải thể sau quyết định 97. Chúng ta chỉ còn trang mạng bauxitevietnam này để cho trí thức trong nước được thật sự độc lập phản biện, cất lên những tiếng nói của mình về các vấn đề quốc gia”. Blogger này nhấn mạnh:
“…Nếu chúng ta im lặng tức là họ sẽ còn làm mạnh hơn nữa. Và điều tồi tệ nhất cũng sẽ đến. Vấn đề là chúng ta - những người ủng hộ mạnh mẽ cho dân chủ, làm gì để chống lại điều này?”
Còn blogger có nick name Thuong vn thì viết gửi cho…các anh công an mạng:
“Hack vào các websites không làm cho tinh thần yêu nước của chúng ta, chúng tôi giảm đi, chỉ làm cho chúng ta, những người thật sư quan tâm đến đất nước, đến sự sống còn của đất nước thêm bực tức, càng đẩy họ vào con đường chống chính phủ, chống công an (mặc dù các anh công an chỉ làm theo lệnh của chủ mà thôi). Đánh sập websites này, thì những websites khác sẽ tiếp tục xuất hiện. Đây là thời đại của internet, sẽ không bao giờ các anh công an dập tắt được ngọn lửa, lời nói từ trái tim của những người Viêt yêu nước.”
Các blogger thảo luận với nhau một số phương pháp để bảo mật hoặc vượt qua những cú đánh phá của hacker, còn blogger Diên Vỹ trong ban quản trị của X-cafe thì đề nghị: “Trong thời gian chờ đợi khắc phục nạn tin tặc này, BBT X-Cafe sẵn sàng hỗ trợ mạng Bauxite Việt Nam trong khả năng của mình. Cụ thể là chúng tôi có thể đăng những thông báo hoặc bài viết quan trọng của mạng Bauxite Việt Nam lên trang chủ của X-Cafevn, có trích dẫn nguồn, tác giả rõ ràng”.
Nhà báo Lê Diễn Đức thì kêu gọi: “Talawas là một diễn đàn mở với mục đích phục vụ cho lợi ích xã hội. Nhà văn Phạm Thị Hoài, các biên tập viên và các tác giả, bloggers đều làm việc và viết gửi bài trên nguyên tắc thiện nguyện. Vì thế khả năng tài chính để duy trì trang web của Talawas hoàn toàn dựa vào sự ủng hộ của bạn đọc.
Muốn có một hệ thống bảo vệ thật tốt, chống lại được bọn khủng bố-tin tặc-ăn cắp không thể xài chùa hay giá rẻ mạt đối với nhà cung cấp dịch vụ – Internet Service Provider.Vì thế, trước tình hình này, việc nâng cấp an toàn cho trang Talawas chắc chắn lại phải tiếp tục chờ đợi lòng hảo tâm của bè bạn và bạn đọc.” Lời kêu gọi này lập tức nhận được sự hưởng ứng của bạn đọc.
Thủ đoạn đánh phá
Không chỉ đánh phá các websites này, các hacker còn sử dụng nhiều trò khác như trò ly gián, gây chia rẽ trong nội bộ các thành viên của trangbauxitevietnam.
Khá nhiều người quen, bạn bè của các thành viên trang bauxitevietnam cũng như bạn đọc đã nhận được một email ký tên Phạm Toàn là một trong ba người sáng lập trang bauxitevietnam gửi đến cùng với hai files đính kèm.
Một là lá thư xin rút tên khỏi bauxitevietnam và một lá thư khác tố cáo, nói xấu, bôi nhọ giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Nhờ có sự cảnh báo của bạn bè, vụ việc được phác giác nhanh chóng.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập nhanh chóng đưa sự việc lên trang blog quêchoa của mình với bài “Sự bỉ ổi có phương pháp” cùng với lá thư công bố sự thật của nhà giáo Phạm Toàn nhờ đăng trên một số trang mạng của bạn bè. Nhiều người đã vào comment bày tỏ sự bất bình, phẫn nộ trước trò chơi bẩn này.
Xem ra trong những quốc gia chưa thật sự có tự do dân chủ, cuộc chiến trên mạng giữa một bên là những trang báo điện tử có quan điểm khác với nhà nước, đồng thời cũng là cuộc chiến của đông đảo người dân và quyền được cung cấp thông tin đa chiều, được đọc và viết những điều mình muốn với bên kia là chính quyền với lực lượng an ninh mạng được cung cấp đầy đủ phương tiện, tiền bạc… không thua gì sự đầu tư vào quân đội, an ninh, cảnh sát ngoài đời… là một cuộc chiến sẽ còn kéo dài, gay go.
Nhưng như nhà thơ Hoàng Hưng đã lên tiếng ngay từ khi trang talawas chỉ mới bị đặt tường lửa nghĩa là từ tháng 6.2004: “Những gì các vị cấm đoán, kết án một cách độc đoán, tùy tiện, sớm muộn cũng sẽ đến với công chúng, và như thế chỉ có thể phản tác dụng: khiến công chúng không tin ở sự minh bạch, đàng hoàng của chế độ. Vậy việc làm ấy có lợi hay có hại cho chế độ?”
Nhà văn Nguyên Ngọc thì viết: “Ðấy là hạ sách, của kẻ yếu, và trong thâm tâm biết rằng mình yếu dù bên ngoài có vẻ rất hùng hổ, chứ không phải của người mạnh, dám tự tin ở sức mạnh của mình. Người mạnh thì đối thoại, đàng hoàng và công khai, chứ không dùng bạo lực và lén lút. Là người ở trong nước, tôi thấy xấu hổ thay cho những người thô bạo hung hăng mà thực ra lại rất yếu đó.
Tôi tin là talawas vẫn sẽ đến được với người đọc trong nước. Từ xưa không bạo lực nào ngăn cản được tư tưởng. Còn ngày nay thì về nguyên tắc, dựng được tường thì cũng sẽ có cách phá được tường. Kẻ đi dựng tường chỉ được việc tự làm nhục mình mà thôi”.
Còn trên trang blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập, một blogger có nick name ‘hầu rượu’ khẳng định: “Trang Bauxite bị đánh sập không phải một lần và lại tái xuất cũng không chỉ một lần. Càng qua những “kiếp nạn” như thế này càng chứng tỏ sức sống mạnh mẽ không gì có thể khuất phục được của người Việt chân chính, càng chứng tỏ chỗ đứng vững vàng của Bauxite và sự bất lực của các thế lực đen tối”.
2009-12-29-Ngay sau khi hai trang mạng bauxitevietnam và talawas bị tin tặc tấn công vào ngày 21.12, hàng loạt báo đài nước ngoài có ban việt ngữ như VOA, BBC, RFA, RFI…, các trang mạng “ngoài luồng”, các trang blog cá nhân… đã lập tức lên tiếng về sự cố này.
Có thể nói người Việt Nam hiện nay dù đang sống ở trong hay ngoài nước, nếu có quan tâm, trăn trở đến tình hình chính trị xã hội văn hoá của đất nước, (và có sử dụng internet, tất nhiên), chắc chắn đều biết, đọc hoặc tham gia viết bài cho một hoặc cả hai trang mạng nổi tiếng này. Và có lẽ cũng không mấy ai ngạc nhiên khi hai trang bauxitevietnam và talawas bị đánh phá.
Tấn công các trang thông tin
Một blogger có nick name tumasic viết trên trang blog của mình: “Cả 2 vụ tin tặc tấn công này đều nhằm vào các trang tin tức-bình luận các vấn đề chính trị-xã hội với các chủ đề mà Nhà nước Việt Nam cho rằng đó là ‘nhạy cảm’: Bauixite , Đa nguyên-Đa đảng, Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa-Trường Sa, Tự do ngôn luận, Dân chủ... ” và “Cả hai trang web này, tuy có nghị trình và chủ trương khác nhau, nhưng chia sẻ một điểm chung là cung cấp thông tin đa chiều, nhiều khi khác với quan điểm chính thống ở bên trong Việt Nam, mà Bộ Thông Tin-Truyền Thông của Việt Nam gọi là ‘lề trái’.”
Còn nhà báo tự do Lê Diễn Đức thì chỉ trích rất mạnh trong bài “Bọn tin tặc, kẻ thù của tự do thông tin, mở cuộc tấn công các trang web tiếng Việt ”: “Bậc thầy của bọn khủng bố-tin tặc là những kẻ thù của tự do ngôn luận, dân chủ, nhân quyền. Chúng sợ nhất thông tin minh bạch và đa chiều. Chúng muốn độc quyền thông tin để thực hiện chính sách bịt tai, che mắt nhân dân, mà đúng hơn là chính sách ngu dân hoá”.
Tác giả viết tiếp: “Năm 2009 này, Việt Nam đã được Tổ chức Phóng viên Không Biên giới có trụ sở tại Paris (Reporters Sans Frontieres, RSF), “chiếu cố” xếp vào 10 quốc gia kiểm duyệt khắt khe nhất báo chí và thông tin trên Internet, ngay bên cạnh đàn anh “môi răng” Trung Nam Hải và các đồng chí Bắc Hàn, Cuba. Bốn quốc gia cùng hội cùng thuyền này đều nằm chót bảng về mức độ tự do thông tin, sát sạt nhau trong 175 nước được xếp loại: Việt Nam hạng 166; Trung Quốc hạng 168; Cuba hạng 170; Bắc Triều Tiên hạng 174.”
Trước đó, tháng 8/2006, Hãng thông tấn Pháp AFP đã công bố kết quả cuộc khảo cứu của OpenNet Initiative (ONI), công trình hợp tác giữa các trường đại học Harvard, Oxford, Cambridge và Toronto nói rằng, Cộng sản Việt Nam tập trung việc sàng lọc thông tin vào những địa điểm bị coi là “đe dọa đến chế độ độc đảng của họ” chứ không phải là ngăn chặn dâm ô như họ nói .
Trên báo Người Việt online, Nhà báo Hà Giang gọi đây là “Trận chiến trên không gian điện toán”: “Kỹ thuật điện toán tạo điều kiện cho các nguồn tin đa chiều được luân lưu và phát triển qua các tạp chí online, diễn đàn điện tử, websites, forums, blogs cá nhân, và nhanh chóng làm xói mòn những bức tường bưng bít thông tin ở các quốc gia mà nhà nước muốn độc quyền chỉ đạo ngành truyền thông.”
Ðể chống lại ảnh hưởng của các websites, tạp chí online, diễn đàn điện tử… chuyên đưa những tin mà nhà nước cấm, hay đưa cùng tin nhà nước cho phổ biến với những góc cạnh khác, các quốc gia như Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn, và Việt Nam đã ngày càng tấn công quyết liệt vào các websites được xem là “thù nghịch” này.
Nhà báo Hà Giang cũng đưa ra một vài phương pháp mà các hacker sẽ sử dụng để đánh phá các websites này với mức độ nặng, nhẹ, tinh vi khác nhau.
Nhà văn Phạm Thị Hoài, Tổng biên tập trang talawas tâm sự với nhà báo đồng thời là một blogger của talawas là Lê Diễn Đức: “Đây là cú thứ nhất, tất nhiên mình không chết. Vấn đề là ở cú thứ hai, thứ ba”.
Còn nhà giáo Nguyễn Huệ Chi khi trả lời phỏng vấn BBC thì cho biết: từ khi ra đời đến nay, trang bauxitevietnam đã bị đánh phá ít nhất 5 lần và luôn bị tấn công và kiểm soát 24/24.
Không những thế, hàng loạt các trang mạng xã hội đưa tin, bình luận độc lập với Bộ Thông Tin-Truyền Thông về các vấn thời sự-chính trị-xã hội Việt Nam đồng loạt bị tấn công như đoi-thoai.com, vietland…
Phản ứng của độc giả
Khi sự việc xảy ra, hàng loạt các blogger, trí thức đã bày tỏ thái độ của mình từ quan tâm, lo lắng đến bất bình, phẫn nộ. Nhà văn Nguyễn Quang Lập viết trong bài “ Bác Huệ Chi vẫn cười khà khà”:
“Có thể nói trí thức Việt không ai không đọc trang Bauxite info, báo chí năm bảy trăm tờ đa phần đều nhạt hoét, đọc trang của bác còn có cái để mà ngẫm ngợi, riêng mình mở mắt là vào ngay trang Bauxite, trước khi đi ngủ còn nháo qua một lần, tóm lại ngày 4,5 lần luôn luôn như thế.”
“Hai hôm nay vắng trang Bauxite mình cũng nhác lên mạng, tự nhiên thấy oải, ngay trang quechoa cũng chỉ mở ra đọc còm rồi đóng lại…Mình nói chuyện với bác Huệ Chi, thấy bác vui vẻ cười khà khà như không có chuyện gì xảy ra. Bác nói đang khắc phục, nhanh thì hai ba ngày, chậm thì khoảng một tuần mươi ngay, Bauxite Việt Nam không thể bỏ, dứt khoát, nghe thế mà mừng.”
Trang X-cafe mở forum với chủ đề “Talawas - Doi-thoai - Bauxite Việt Nam bị hacker tấn công” nhiều blogger tham gia ý kiến sôi nổi. Trong đó một blogger có nick name lincohn_hartmann viết: “Theo tôi, đây là 1 vấn đề hết sức nghiêm trọng đang xảy ra và ảnh hưởng đến trào lưu phản kháng của giới tri thức Việt Nam.”
“Bauxitevietnam.info là trang mạng ý kiến đầu tiên tồn tại công khai của giới trí thức trong nước phản biện các vấn đề xã hội, chính trị đặc biệt là liên quan tới bauxite Tây Nguyên. Viện IDS đã giải thể sau quyết định 97. Chúng ta chỉ còn trang mạng bauxitevietnam này để cho trí thức trong nước được thật sự độc lập phản biện, cất lên những tiếng nói của mình về các vấn đề quốc gia”. Blogger này nhấn mạnh:
“…Nếu chúng ta im lặng tức là họ sẽ còn làm mạnh hơn nữa. Và điều tồi tệ nhất cũng sẽ đến. Vấn đề là chúng ta - những người ủng hộ mạnh mẽ cho dân chủ, làm gì để chống lại điều này?”
Còn blogger có nick name Thuong vn thì viết gửi cho…các anh công an mạng:
“Hack vào các websites không làm cho tinh thần yêu nước của chúng ta, chúng tôi giảm đi, chỉ làm cho chúng ta, những người thật sư quan tâm đến đất nước, đến sự sống còn của đất nước thêm bực tức, càng đẩy họ vào con đường chống chính phủ, chống công an (mặc dù các anh công an chỉ làm theo lệnh của chủ mà thôi). Đánh sập websites này, thì những websites khác sẽ tiếp tục xuất hiện. Đây là thời đại của internet, sẽ không bao giờ các anh công an dập tắt được ngọn lửa, lời nói từ trái tim của những người Viêt yêu nước.”
Các blogger thảo luận với nhau một số phương pháp để bảo mật hoặc vượt qua những cú đánh phá của hacker, còn blogger Diên Vỹ trong ban quản trị của X-cafe thì đề nghị: “Trong thời gian chờ đợi khắc phục nạn tin tặc này, BBT X-Cafe sẵn sàng hỗ trợ mạng Bauxite Việt Nam trong khả năng của mình. Cụ thể là chúng tôi có thể đăng những thông báo hoặc bài viết quan trọng của mạng Bauxite Việt Nam lên trang chủ của X-Cafevn, có trích dẫn nguồn, tác giả rõ ràng”.
Nhà báo Lê Diễn Đức thì kêu gọi: “Talawas là một diễn đàn mở với mục đích phục vụ cho lợi ích xã hội. Nhà văn Phạm Thị Hoài, các biên tập viên và các tác giả, bloggers đều làm việc và viết gửi bài trên nguyên tắc thiện nguyện. Vì thế khả năng tài chính để duy trì trang web của Talawas hoàn toàn dựa vào sự ủng hộ của bạn đọc.
Muốn có một hệ thống bảo vệ thật tốt, chống lại được bọn khủng bố-tin tặc-ăn cắp không thể xài chùa hay giá rẻ mạt đối với nhà cung cấp dịch vụ – Internet Service Provider.Vì thế, trước tình hình này, việc nâng cấp an toàn cho trang Talawas chắc chắn lại phải tiếp tục chờ đợi lòng hảo tâm của bè bạn và bạn đọc.” Lời kêu gọi này lập tức nhận được sự hưởng ứng của bạn đọc.
Thủ đoạn đánh phá
Không chỉ đánh phá các websites này, các hacker còn sử dụng nhiều trò khác như trò ly gián, gây chia rẽ trong nội bộ các thành viên của trangbauxitevietnam.
Khá nhiều người quen, bạn bè của các thành viên trang bauxitevietnam cũng như bạn đọc đã nhận được một email ký tên Phạm Toàn là một trong ba người sáng lập trang bauxitevietnam gửi đến cùng với hai files đính kèm.
Một là lá thư xin rút tên khỏi bauxitevietnam và một lá thư khác tố cáo, nói xấu, bôi nhọ giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Nhờ có sự cảnh báo của bạn bè, vụ việc được phác giác nhanh chóng.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập nhanh chóng đưa sự việc lên trang blog quêchoa của mình với bài “Sự bỉ ổi có phương pháp” cùng với lá thư công bố sự thật của nhà giáo Phạm Toàn nhờ đăng trên một số trang mạng của bạn bè. Nhiều người đã vào comment bày tỏ sự bất bình, phẫn nộ trước trò chơi bẩn này.
Xem ra trong những quốc gia chưa thật sự có tự do dân chủ, cuộc chiến trên mạng giữa một bên là những trang báo điện tử có quan điểm khác với nhà nước, đồng thời cũng là cuộc chiến của đông đảo người dân và quyền được cung cấp thông tin đa chiều, được đọc và viết những điều mình muốn với bên kia là chính quyền với lực lượng an ninh mạng được cung cấp đầy đủ phương tiện, tiền bạc… không thua gì sự đầu tư vào quân đội, an ninh, cảnh sát ngoài đời… là một cuộc chiến sẽ còn kéo dài, gay go.
Nhưng như nhà thơ Hoàng Hưng đã lên tiếng ngay từ khi trang talawas chỉ mới bị đặt tường lửa nghĩa là từ tháng 6.2004: “Những gì các vị cấm đoán, kết án một cách độc đoán, tùy tiện, sớm muộn cũng sẽ đến với công chúng, và như thế chỉ có thể phản tác dụng: khiến công chúng không tin ở sự minh bạch, đàng hoàng của chế độ. Vậy việc làm ấy có lợi hay có hại cho chế độ?”
Nhà văn Nguyên Ngọc thì viết: “Ðấy là hạ sách, của kẻ yếu, và trong thâm tâm biết rằng mình yếu dù bên ngoài có vẻ rất hùng hổ, chứ không phải của người mạnh, dám tự tin ở sức mạnh của mình. Người mạnh thì đối thoại, đàng hoàng và công khai, chứ không dùng bạo lực và lén lút. Là người ở trong nước, tôi thấy xấu hổ thay cho những người thô bạo hung hăng mà thực ra lại rất yếu đó.
Tôi tin là talawas vẫn sẽ đến được với người đọc trong nước. Từ xưa không bạo lực nào ngăn cản được tư tưởng. Còn ngày nay thì về nguyên tắc, dựng được tường thì cũng sẽ có cách phá được tường. Kẻ đi dựng tường chỉ được việc tự làm nhục mình mà thôi”.
Còn trên trang blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập, một blogger có nick name ‘hầu rượu’ khẳng định: “Trang Bauxite bị đánh sập không phải một lần và lại tái xuất cũng không chỉ một lần. Càng qua những “kiếp nạn” như thế này càng chứng tỏ sức sống mạnh mẽ không gì có thể khuất phục được của người Việt chân chính, càng chứng tỏ chỗ đứng vững vàng của Bauxite và sự bất lực của các thế lực đen tối”.
Mittwoch, 30. Dezember 2009
,,Ich mache Politik für 70 Millionen Versicherte"
30. Dezember 2009 - Von Stefan Vetter Bundesgesundheitsminister Philipp Rösler über Reformen, Zusatzbeiträge und den nötigen Ausgleich zwischen Arm und Reich - Was wird aus der Praxisgebühr?
. Mit Bundesgesundheitsminister Philipp Rösler (FDP) hat zum ersten Mal ein ausgebildeter Arzt diesen Ministerposten inne. Das bestehende Gesundheitssystem hält er für sozial ungerecht. Doch wie will Schwarzgelb das System reformieren? Im ECHO-Interview spricht der Niedersachse über Reformen, Zusatzbeiträge und den nötigen Ausgleich zwischen Arm und Reich.
Philipp Rösler (FDP) wurde 1973 in Vietnam geboren und von deutschen Eltern adoptiert. Der promovierte Mediziner war kurze Zeit Minister für Wirtschaft, Arbeit und Verkehr in Niedersachsen, ehe er zum Bundesminister für Gesundheit berufen wurde. Das bestehende Gesundheitssystem hält er für sozial ungerecht.
ECHO: Herr Rösler, mit Ihnen sitzt zum ersten Mal ein ausgebildeter Arzt im Chefsessel des Bundesgesundheitsministeriums. Müssen Versicherte und Patienten befürchten, in Zukunft auf der Strecke zu bleiben?
Rösler: Nein, warum das denn? Als Bundesgesundheitsminister bin ich in erster Linie dafür verantwortlich, eine gute medizinische Versorgung für alle Versicherten sicherzustellen. Das ist auch der Grund, warum wir die Finanzierung des bestehenden Gesundheitssystems neu regeln wollen. Eine echte Gesundheitsreform muss das Ziel haben, das System robust für diese Zukunft auszugestalten. Das heißt, dass die Menschen die Gewissheit haben müssen, dass das Geld, das sie einbezahlen, am Ende auch für Vorsorge und Versorgung zur Verfügung steht.
ECHO: Also keine Klientelpolitik zu Gunsten der Mediziner?
Rösler: Im Gesundheitswesen gibt es viele Interessengruppen. Ärzte, Apotheker, Krankenhäuser, die Pharmaindustrie, aber auch die Krankenkassen. Ich höre mir Sachargumente an, mache aber keine Politik für die eine oder andere Gruppe, sondern für die 70 Millionen Versicherten.
ECHO: Sie wollen das bestehende Gesundheitssystem grundlegend umkrempeln. Warum?
Rösler: Aus zwei Gründen: Erstens ist die finanzielle Ausgestaltung des bestehenden Systems zu sehr an den Faktor Arbeit geknüpft. Das führte in der Vergangenheit dazu, dass man mit regelmäßigen Spargesetzen versucht hat, die Sozialversicherungsbeiträge möglichst stabil zu halten. Zum zweiten ist das bestehende System nicht gerecht. Denn neben dem Prinzip ,,der Gesunde hilft dem Kranken" erfolgt über die gesetzliche Krankenversicherung auch ein Ausgleich zwischen Arm und Reich. Dieser Ausgleich gehört aber meiner Ansicht nach ins Steuersystem, weil nur dort alle Bürger mit allen Einnahmen und gemäß ihrer Leistungsfähigkeit einbezogen werden.
ECHO: Was ist daran solidarisch, wenn die Sekretärin nach Ihrem Modell einer Gesundheitsprämie zunächst genauso viel für die Gesundheit zahlen soll wie ihr Chef?
Rösler: Die Sekretärin wird ja nicht den gleichen Beitrag bezahlen wie ihr Chef. Jetzt ist es so, dass der Chef gar nicht in die gesetzliche Krankenversicherung einzahlt, weil er im Regelfall, wenn sein Einkommen oberhalb der Versicherungspflichtgrenze liegt, in der Privaten Krankenversicherung versichert ist.
ECHO: Wo sollen die vielen Milliarden für den notwendigen Sozialausgleich herkommen?
Rösler: Milliardenbeträge werden wir nicht brauchen, da wir schrittweise und behutsam die gesetzliche Krankenversicherung umbauen wollen. Wir wollen dabei niemanden überfordern. Ob wir wirklich viel Geld für einen Sozialausgleich brauchen oder nicht, hängt davon ab, in welchen Schritten und in welchen Größenordnungen wir die Prämie einführen.
ECHO: Sie selbst sagen, dass die Gesundheitsprämie nur ,,in Schritten" umgesetzt werden kann. Das klingt, als bauten Sie damit schon Ihrer absehbaren politischen Niederlage vor.
Rösler: Da haben Sie einen völlig verkehrten Eindruck. So eine große Umstellung kann nur in mehreren Schritten erfolgen, das ist von vornherein klar gewesen und so mit den Koalitionspartnern vereinbart worden. Lieber in kleinen Schritten nach vorne, als einen großen zurück.
ECHO: Wie viel Gesundheitsprämie soll denn in dieser Wahlperiode konkret umgesetzt werden?
Rösler: Das kann man erst seriös diskutieren, wenn erste Ergebnisse und Zahlen der Regierungskommission auf dem Tisch liegen. Die Kommission wird Anfang nächsten Jahres von mir eingesetzt.
ECHO: Vorerst plagt die Versicherten das bestehende System und damit die drohenden Zusatzbeiträge. Sind sie wirklich unausweichlich, oder können sie von Ihnen noch verhindert werden?
Rösler: Die Möglichkeit der Kassen, Zusatzbeiträge zu erheben, ist aktuelle Gesetzeslage. Das ist so von der Großen Koalition in der letzten Legislaturperiode beschlossen worden. Um die krisenbedingten Einnahmeausfälle abzufangen, fließen 2010 zusätzlich 3,9 Milliarden Euro in die gesetzliche Krankenversicherung. Diese Notwendigkeit hat auch den Bundesfinanzminister überzeugt.
ECHO: Die Zusatzbeiträge sind bei einem Prozent vom beitragspflichtigen Bruttolohn gedeckelt. Planen Sie, diese Grenze anzuheben oder ganz abzuschaffen, um dem wachsenden Finanzbedarf der Kassen Rechnung zu tragen?
Rösler: Es ist richtig, dass der Zusatzbeitrag auf ein Prozent des Bruttoeinkommens begrenzt ist. Wobei bis acht Euro keine Einkommensprüfung erfolgt. Bei höheren Beträgen müssten die Kassen eine Einkommensprüfung durchführen. Im Übrigen: Die Vorgängerregierung hat dafür keinen Sozialausgleich vorgesehen. Einzig den Deckel aufheben, macht kein Sinn.
ECHO: Man könnte ja auch bei den Ausgaben sparen, um das System bezahlbar zu halten. Aber dazu hat man von Ihnen bislang nichts Konkretes gehört.
Rösler: Wir wollen nicht kurzfristig mit bloßen Kostendämpfungsgesetzen reagieren. Die gab es in der Vergangenheit genug und häufig zu Lasten der Versicherten. Wir werden das System insgesamt reformieren, da gibt es für keinen der Beteiligten einen Freibrief, aber dafür ein faires System. Klar ist: Es gibt auch bei den Ausgaben Möglichkeiten, um die Beiträge der Versicherten effizienter einzusetzen.
ECHO: Sie selbst haben sich für eine Abschaffung der Praxisgebühr ausgesprochen. Wie sollen die dann fehlenden Einnahmen in Höhe von anderthalb Milliarden Euro beglichen werden?
Rösler: Wir haben im Koalitionsvertrag vereinbart, dass die Lenkungswirkung der Praxisgebühr überprüft wird. Darauf aufbauend wollen wir ein unbürokratisches Erhebungsverfahren erarbeiten.
http://www.echo-online.de/nachrichten/hintergruende/art2638,513891
. Mit Bundesgesundheitsminister Philipp Rösler (FDP) hat zum ersten Mal ein ausgebildeter Arzt diesen Ministerposten inne. Das bestehende Gesundheitssystem hält er für sozial ungerecht. Doch wie will Schwarzgelb das System reformieren? Im ECHO-Interview spricht der Niedersachse über Reformen, Zusatzbeiträge und den nötigen Ausgleich zwischen Arm und Reich.
Philipp Rösler (FDP) wurde 1973 in Vietnam geboren und von deutschen Eltern adoptiert. Der promovierte Mediziner war kurze Zeit Minister für Wirtschaft, Arbeit und Verkehr in Niedersachsen, ehe er zum Bundesminister für Gesundheit berufen wurde. Das bestehende Gesundheitssystem hält er für sozial ungerecht.
ECHO: Herr Rösler, mit Ihnen sitzt zum ersten Mal ein ausgebildeter Arzt im Chefsessel des Bundesgesundheitsministeriums. Müssen Versicherte und Patienten befürchten, in Zukunft auf der Strecke zu bleiben?
Rösler: Nein, warum das denn? Als Bundesgesundheitsminister bin ich in erster Linie dafür verantwortlich, eine gute medizinische Versorgung für alle Versicherten sicherzustellen. Das ist auch der Grund, warum wir die Finanzierung des bestehenden Gesundheitssystems neu regeln wollen. Eine echte Gesundheitsreform muss das Ziel haben, das System robust für diese Zukunft auszugestalten. Das heißt, dass die Menschen die Gewissheit haben müssen, dass das Geld, das sie einbezahlen, am Ende auch für Vorsorge und Versorgung zur Verfügung steht.
ECHO: Also keine Klientelpolitik zu Gunsten der Mediziner?
Rösler: Im Gesundheitswesen gibt es viele Interessengruppen. Ärzte, Apotheker, Krankenhäuser, die Pharmaindustrie, aber auch die Krankenkassen. Ich höre mir Sachargumente an, mache aber keine Politik für die eine oder andere Gruppe, sondern für die 70 Millionen Versicherten.
ECHO: Sie wollen das bestehende Gesundheitssystem grundlegend umkrempeln. Warum?
Rösler: Aus zwei Gründen: Erstens ist die finanzielle Ausgestaltung des bestehenden Systems zu sehr an den Faktor Arbeit geknüpft. Das führte in der Vergangenheit dazu, dass man mit regelmäßigen Spargesetzen versucht hat, die Sozialversicherungsbeiträge möglichst stabil zu halten. Zum zweiten ist das bestehende System nicht gerecht. Denn neben dem Prinzip ,,der Gesunde hilft dem Kranken" erfolgt über die gesetzliche Krankenversicherung auch ein Ausgleich zwischen Arm und Reich. Dieser Ausgleich gehört aber meiner Ansicht nach ins Steuersystem, weil nur dort alle Bürger mit allen Einnahmen und gemäß ihrer Leistungsfähigkeit einbezogen werden.
ECHO: Was ist daran solidarisch, wenn die Sekretärin nach Ihrem Modell einer Gesundheitsprämie zunächst genauso viel für die Gesundheit zahlen soll wie ihr Chef?
Rösler: Die Sekretärin wird ja nicht den gleichen Beitrag bezahlen wie ihr Chef. Jetzt ist es so, dass der Chef gar nicht in die gesetzliche Krankenversicherung einzahlt, weil er im Regelfall, wenn sein Einkommen oberhalb der Versicherungspflichtgrenze liegt, in der Privaten Krankenversicherung versichert ist.
ECHO: Wo sollen die vielen Milliarden für den notwendigen Sozialausgleich herkommen?
Rösler: Milliardenbeträge werden wir nicht brauchen, da wir schrittweise und behutsam die gesetzliche Krankenversicherung umbauen wollen. Wir wollen dabei niemanden überfordern. Ob wir wirklich viel Geld für einen Sozialausgleich brauchen oder nicht, hängt davon ab, in welchen Schritten und in welchen Größenordnungen wir die Prämie einführen.
ECHO: Sie selbst sagen, dass die Gesundheitsprämie nur ,,in Schritten" umgesetzt werden kann. Das klingt, als bauten Sie damit schon Ihrer absehbaren politischen Niederlage vor.
Rösler: Da haben Sie einen völlig verkehrten Eindruck. So eine große Umstellung kann nur in mehreren Schritten erfolgen, das ist von vornherein klar gewesen und so mit den Koalitionspartnern vereinbart worden. Lieber in kleinen Schritten nach vorne, als einen großen zurück.
ECHO: Wie viel Gesundheitsprämie soll denn in dieser Wahlperiode konkret umgesetzt werden?
Rösler: Das kann man erst seriös diskutieren, wenn erste Ergebnisse und Zahlen der Regierungskommission auf dem Tisch liegen. Die Kommission wird Anfang nächsten Jahres von mir eingesetzt.
ECHO: Vorerst plagt die Versicherten das bestehende System und damit die drohenden Zusatzbeiträge. Sind sie wirklich unausweichlich, oder können sie von Ihnen noch verhindert werden?
Rösler: Die Möglichkeit der Kassen, Zusatzbeiträge zu erheben, ist aktuelle Gesetzeslage. Das ist so von der Großen Koalition in der letzten Legislaturperiode beschlossen worden. Um die krisenbedingten Einnahmeausfälle abzufangen, fließen 2010 zusätzlich 3,9 Milliarden Euro in die gesetzliche Krankenversicherung. Diese Notwendigkeit hat auch den Bundesfinanzminister überzeugt.
ECHO: Die Zusatzbeiträge sind bei einem Prozent vom beitragspflichtigen Bruttolohn gedeckelt. Planen Sie, diese Grenze anzuheben oder ganz abzuschaffen, um dem wachsenden Finanzbedarf der Kassen Rechnung zu tragen?
Rösler: Es ist richtig, dass der Zusatzbeitrag auf ein Prozent des Bruttoeinkommens begrenzt ist. Wobei bis acht Euro keine Einkommensprüfung erfolgt. Bei höheren Beträgen müssten die Kassen eine Einkommensprüfung durchführen. Im Übrigen: Die Vorgängerregierung hat dafür keinen Sozialausgleich vorgesehen. Einzig den Deckel aufheben, macht kein Sinn.
ECHO: Man könnte ja auch bei den Ausgaben sparen, um das System bezahlbar zu halten. Aber dazu hat man von Ihnen bislang nichts Konkretes gehört.
Rösler: Wir wollen nicht kurzfristig mit bloßen Kostendämpfungsgesetzen reagieren. Die gab es in der Vergangenheit genug und häufig zu Lasten der Versicherten. Wir werden das System insgesamt reformieren, da gibt es für keinen der Beteiligten einen Freibrief, aber dafür ein faires System. Klar ist: Es gibt auch bei den Ausgaben Möglichkeiten, um die Beiträge der Versicherten effizienter einzusetzen.
ECHO: Sie selbst haben sich für eine Abschaffung der Praxisgebühr ausgesprochen. Wie sollen die dann fehlenden Einnahmen in Höhe von anderthalb Milliarden Euro beglichen werden?
Rösler: Wir haben im Koalitionsvertrag vereinbart, dass die Lenkungswirkung der Praxisgebühr überprüft wird. Darauf aufbauend wollen wir ein unbürokratisches Erhebungsverfahren erarbeiten.
http://www.echo-online.de/nachrichten/hintergruende/art2638,513891
"Lời nguyền tài nguyên" và nguy cơ của một nước làm thuê
Nguyễn Trung
25 năm vận hành nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chúng ta đang đứng trước nguy cơ trở thành một nước đi làm thuê và đất nước cho thuê với cả nghĩa đen và nghĩa bóng - Nguyễn Trung.
25 năm chưa thấy rõ hình hài công nghiệp hoá
Trong 25 năm kể từ khi tiến hành Đổi Mới, kinh tế nước ta vận hành theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng: chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh về giá lao động rẻ (trình độ tay nghề thấp, ít hàm lượng kỹ thuật, thậm chí một bộ phận đáng kể là lao động cơ bắp); khai thác tài nguyên thiên nhiên, đẩy mạnh đầu tư từ các nguồn trong nước và nước ngoài cho phát triển một nền kinh tế sử dụng nhiều lao động giá rẻ và tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên, sử dụng lãng phí đất đai và không thân thiện với môi trường.
Nhìn chung trong suốt thời kỳ này nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, song chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp so với công sức bỏ ra và so với những cái giá phải trả. Đại hội X đã phê phán tình trạng yếu kém của mô hình phát triển theo chiều rộng.
Mối lo lớn nhất là sau ¼ thế kỷ tăng trưởng và phát triển kể từ khi đổi mới, nước ta cho đến nay vẫn chỉ là người cung cấp lao động rẻ, nông phẩm thô, nguyên liệu thô hoặc sơ chế thấp, sản phẩm gia công, sản phẩm chế tạo với hàm lượng công nghệ thấp, đất đai và thị trường nội địa trở thành nơi thu hút FDI chủ yếu cho công nghiệp có hàm lượng công nghệ thấp và gây nhiều gánh nặng cho môi trường tự nhiên và xã hội...
Với chiến lược phát triển dựa vào 4 yếu tố như vậy, thế mạnh lớn nhất và nguồn lực nội tại lớn nhất của đất nước là con người Việt Nam không được phát huy. Trên thực tế nước ta đang đứng trước nguy cơ trở thành một nước đi làm thuê và đất nước cho thuê với cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Với GDP tính theo đầu người hiện nay đạt khoảng 1000 USD - tăng khoảng 10 lần so với khi bước vào đổi mới, nước ta mới ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp. Hiện tại nền kinh tế nước ta phát triển ở mức thấp trên các phương diện: trình độ lao động, hàm lượng công nghệ, năng lực kinh doanh, năng lực quản lý đất nước, hiệu quả kinh tế, sự phát triển của con người, của văn hóa, xã hội và của toàn bộ hệ thống chính trị...
Nhìn chung sau 25 năm vẫn chưa thấy hình hài của một nền kinh tế công nghiệp hóa, càng chưa thể hình dung một quốc gia công nghiệp Việt Nam trong vòng một hai thập kỷ tới sẽ ra sao. Điều này có nghĩa vào năm 2020, thời điểm hoàn thành mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa, nước ta sẽ vẫn còn đứng cách rất xa các chỉ tiêu của một nước được coi là hoàn thành giai đoạn công nghiệp hóa.
Một quốc gia hoàn thành thời kỳ công nghiệp hóa còn phải được nhìn nhận theo các tiêu chí của một xã hội công nghiệp. Trên phương diện này, phải nói nước ta còn khá lạc hậu so với một nước công nghiệp hóa và so với thế giới chung quanh về nhiều mặt: dân trí, tính công khai minh bạch, xã hội dân sự, năng lực, tính trách nhiệm và tính tin cậy được (accountability) của bộ máy nhà nước, đặt Hiến pháp và pháp luật lên trên hết, khả năng đề kháng hay khắc phục những tha hóa mới về nhiều mặt nhiễm phải trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập, đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng lạc hậu và đi sai hướng của hệ thống giáo dục với những hệ quả lâu dài và khó lường cho tương lai...
Nói một cách hình ảnh: Đến năm 2010, sau ¼ thế kỷ đổi mới, nước ta có lẽ mới chỉ đi được khoảng 1/3 hay một nửa đầu của toàn bộ chặng đường công nghiệp hóa mà thôi.
Từ nay đến năm 2020 có cách nào "đi" hay "bay" nốt 2/3 hay một nửa chặng đường còn lại không? Dứt khoát không! Thậm chí "đi" hay "bay" tiếp tục như hiện nay, sẽ rất khó có một nước Việt Nam công nghiệp hóa trong vòng ba bốn thập kỷ tới, hoặc không bao giờ!
Không để bị ru ngủ mãi
Sau 25 năm công nghiệp hóa, nước ta có một nền kinh tế còn nhiều đặc tính manh mún, bóc ngắn cắn dài, tranh thủ được cái gì thì làm cái nấy, và nhìn chung là ngày càng có những mất cân đối lớn, ngày càng đi sâu vào một cơ cấu kinh tế lạc hậu và ô nhiễm môi trường nặng nề! Hơn nữa tính mất cân đối, tính lạc hậu này và tình trạng ô nhiễm môi trường đã tới ranh giới chịu đựng cuối cùng.
Xin đơn cử một vài ví dụ:
Xuất khẩu than, dầu, gạo và nhiều sản phẩm khác đã tới đỉnh của khả năng cho phép, không thể vượt qua được, thậm chí tiếp tục duy trì những cái "đỉnh" này có thể dẫn tới thảm họa.
Ô nhiễm môi trường và sử dụng đất đai lãng phí đã tới mức nguy hiểm, trong khi dân số tiếp tục tăng, ruộng đất ngày càng khan hiếm.
Cơ cấu kinh tế lạc hậu và nhiều chính sách kinh tế - xã hội hiện nay chẳng những có thể lọai bỏ cơ may mà "cơ cấu dân số vàng" của chúng ta (tỷ lệ người trong tuổi lao động chiếm quá nửa hoặc gần gấp đôi số người sống phụ thuộc) có thể đem lại cho đất nước. Thậm chí "cơ cấu dân số vàng" này có thể biến thành mối đe dọa lớn vì nạn thất nghiệp và sự xuống cấp của xã hội đang trở nên nghiêm trọng.
Hiện nay vì những yếu kém về nhiều mặt trong thu hút FDI, nước ta hàng năm phải tìm cách xuất khẩu một lượng lao động lớn, đang trở thành địa điểm cho nước ngoài thuê để làm ra các sản phẩm tiêu hao nhiều tài nguyên, năng lượng và gây ô nhiễm moi trường. Nói gắn gọn, nước ta về nhiều mặt thực chất đang là nước đi làm thuê và là đất nước cho thuê.
Nhập siêu và thâm hụt ngân sách cứ tiếp tục như hiện này sẽ hứa hẹn những đổ vỡ lớn trong tầm tay.
Càng nhiều đô thị hiện đại mọc lên do đầu tư nước ngoài, nhưng sự phát triển những mặt khác nếu không phát triển đồng bộ (nhất là luật pháp, năng lực hành chính, các chính sách kinh tế, các ngành dịch vụ, nguồn nhân lực, các ngành cung ứng...) thì sẽ hoặc là thất bại lớn, hoặc biến thành các dự án treo, thành đầu cơ đất đai và tạo ra nhiều nguy cơ khác nữa.
Xin đừng để những lời khen vàng ngọc của nước ngoài về "tính năng động", về "triển vọng tốt đẹp" của kinh tế Việt Nam, về "khả năng hấp dẫn" của thị trường Việt Nam, "Việt Nam là nền kinh tế đang lên", về vân vân... ru ngủ chúng ta.
Cứ cho những lời khen ấy là thực bụng, thì cũng đừng quên họ nhìn Việt Nam về nhiều mặt đang là thị trường tốt nhất để đưa tới những thứ họ đang muốn loại bỏ ở nước họ hoặc những thứ các nơi đang thừa ế và muốn tống khứ. Các dự án đóng tàu, dự án thép và xi-măng khổng lồ là những ví dụ tiêu biểu, chưa nói đến hàng trăm sân golf...
Càng phát triển, càng ách tắc
Tóm lại, tình hình phát triển kinh tế 25 năm qua cho thấy mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng đã đi trọn vòng đời của nó. Điều này thể hiện tập trung nhất ở chỉ số lạm phát và chỉ số ICOR của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây liên tục tăng cao và thuộc loại cao nhất ở châu Á, đồng thời lạm phát vượt xa mức tăng trưởng.
Nói nôm na đấy là hiện tượng: Tiền của công sức bỏ ra ngày càng nhiều, hiệu quả kinh tế thu được có tỷ lệ ngày càng thấp. Kéo dài tình trạng này sẽ kiệt sức.
Tăng trưởng GDP Tỷ lệ lạm phát Chỉ số ICOR
2006 8,17% 7,7% 5,0
2007 8,48 12,6 5,2
2008 6,23 19,89 (22,97)* 6,9
2009** 5,2 9,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê - *IMF & EIU - **Dự báo
GDP = Gross Domestic Product
ICOR = Incremental Capital Output Ratio = Annual Investment /Aannual increase in GDP
Càng phát triển, nền kinh tế càng tích tụ nhiều ách tắc hay mất cân đối mới. Những hiện tượng ách tắc này được đặt dưới cái tên gọi chung là những thắt cổ chai. Đó là những mất cân đối ngày càng gay gắt:
giữa khả năng đáp ứng của kết cấu hạ tầng và đòi hỏi phát triển của nền kinh tế; giữa sự phát triển yếu kém nguồn nhân lực và đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội;
giữa khả năng quản trị quốc gia và đòi hỏi phát triển của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập, tình trạng quan liêu và nạn tham nhũng, khả năng yếu kém trong thực thi pháp luật...; đặc biệt là tình trạng nhập siêu và tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng: Nhập siêu từ năm 2000 ngày càng lớn và được coi là ở mức báo động. Kể từ năm 1995 đến 2005, nhập siêu của Việt Nam luôn ở mức dưới 5 tỷ USD và ước khoảng 10% GDP; song đã tăng vọt lên trên 12 tỷ USD vào năm 2007 (gấp 2,4 lần so với năm 2006) và đến hết tháng 9/2008, tổng mức nhập siêu đã lên tới con số 15,8 tỷ USD (ước khoảng trên 20% GDP/năm)... Nếu phân tích các quốc gia ta nhập siêu, sẽ thấy bức tranh trầm trọng hơn (chủ yếu từ Trung Quốc và các nước châu Á - là các quốc gia có công nghệ thấp). Thâm hụt ngân sách từ năm 2000 trung bình là 5-6% GDP/năm, riêng năm 2009 dự kiến là 8% GDP/năm;
giữa một bên là năng lực và chất lượng trong việc hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển.., và một bên là đòi hỏi phát triển mọi mặt đất nước.
Hệ quả lớn nhất của tình trạng càng phát triển càng tích tụ ngày càng nhiều ách tắc và mất cân đối lớn là hầu như cản trở mọi chiến lược hay chủ trương phát triển có tính dài hạn.
Mới dừng ở công nghiệp hóa "gặp gì làm nấy"
Nội dung công nghiệp hóa trên thực tế đã tiến hành 25 năm qua chủ yếu được xác định qua các chỉ số tăng trưởng đặt ra cho các kế hoạch 5 năm theo các khu vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), thiếu hẳn việc xác định nội dung cụ thể công nghiệp hóa về một số ngành và sản phẩm kinh tế mà quá trình công nghiệp hóa phải từng bước giành được cho các thị trường ngách hoặc thị trường mới. Nói một cách khác đấy là cách hoạch định công cuộc công nghiệp hóa về mặt số lượng.
Việt Nam thiếu hẳn chiến lược, kế hoạch và các quy hoạch cụ thể phát triển kết cấu hạ tầng đi song song hoặc đi trước một bước mở đường cho sự tiến triển của công nghiệp hóa với nội dung khai thác thị trường ngách và chiếm thị trường mới.
Chúng ta cũng thiếu hẳn chiến lược phát triển nguồn nhân lực mà sự nghiệp công nghiệp hóa/ hiện đại hóa đất nước đòi hỏi, thậm chí có thể nói hệ thống giáo dục và chính sách phát triển nguồn nhân lực hiện nay là hoàn toàn bất cập, trực tiếp gia tăng sự tụt hậu của đất nước và để lại nhiều hệ quả lâu dài.
Ta chỉ đề ra yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các chỉ số số lượng cần đạt được cho tỷ trọng các khu vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), song trong thực tế thiếu rất nhiều chính sách vĩ mô hỗ trợ quá trình chuyển đổi này, những chính sách vĩ mô hiện có không đáp ứng được đòi hỏi này. Các Đại hội đều phê phán là cơ cấu kinh tế chuyển đổi rất chậm, nhưng đến nay chưa có kế sách gì đảo ngược tình hình này.
Đặc biệt nghiêm trọng là các Đại hội Đảng đều thừa nhận cải cách chính trị không đi kịp với đòi hỏi của phát triển kinh tế và xã hội, do đó chẳng những không thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, không phát huy được cái mạnh và những thuận lợi của đất nước. Thậm chí, nó làm cho quá trình này chậm lại. Trong quá trình thực hiện, các kế hoạch 5 năm thường bị thiên lệch, biến tướng khá xa.
Nói ngắn gọn, cho đến nay mới chỉ có chủ trương hay mong muốn công nghiệp hóa với cái đích phải đạt được vào năm 2020; nghĩa là thiếu hẳn một chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa đồng bộ, xuyên xuốt và có hiệu quả cho mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa.
Tất cả những điều vừa trình bày toát lên một sự thật: Nước ta sau 25 năm trên thực tế vẫn chưa có một chiến lược công nghiệp hóa đúng với cái tên gọi của nó. Quá trình công nghiệp hóa cho đến nay diễn ra hầu như dưới dạng một chuỗi các kế hoạch 5 năm cộng lại, và rất khó nói rằng những kế hoạch 5 năm này được thiết kế theo một quan điểm chiến lược công nghiệp hóa xuyên xuốt.
Thực tế đã diễn ra chủ yếu là: tranh thủ làm được gì làm nấy, gặp gì làm nấy, không ít tình trạng chồng chéo, trùng lặp, giẫm đạp lên nhau - tỉnh anh có xi măng lò đứng, tỉnh tôi cũng có; tỉnh anh có nhà máy mía đường, tỉnh tôi không kém tỉnh anh; tỉnh anh có khu công nghiệp, tỉnh tôi cũng không thua...
Quá trình công nghiệp hóa 25 năm qua chủ yếu do sự lôi kéo, sức đẩy và sự dẫn dắt tự thân của cuộc sống và tác động của đầu tư và dòng vốn từ bên ngoài, nhiều hơn là do sự thúc đẩy theo một hướng chiến lược được xác lập của hệ thống chính trị và do sự giác ngộ với tầm nhìn sắc bén của những người lãnh đạo.
Cần nói ngay, phát triển như thế đang tạo ra nguy cơ lệ thuộc (chứ không phải phụ thuộc lẫn nhau, cũng không phải "win-win") ngày càng nguy hiểm
Đổi mới thể chế chưa theo kịp đổi mới kinh tế
Hơn nữa, nội dung công nghiệp hóa 25 năm qua chưa đặt ra vấn đề phát huy lợi thế và nguồn lực lớn nhất của nước ta là con người Việt Nam.
Các Đại hội Đảng nhấn mạnh coi con người là trung tâm, song lại hiểu vấn đề này chủ yếu theo những khía cạnh phát triển giáo dục, văn hóa, xã hội. Trên thực tế triển khai, chưa thể nói con người đã trở thành trung tâm của mọi chính sách phát triển kinh tế xã hội. Càng chưa thể nói con người là đối tượng trung tâm được phục vụ của mọi nỗ lực của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước.
Xin nhấn mạnh: quan điểm coi con người là trung tâm như vậy và quan điểm phát huy thế mạnh và nguồn lực lớn nhất của đất nước là con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Có lẽ sự thiếu vắng một chiến lược công nghiệp hóa dựa trên phát huy thế mạnh và nguồn lực lớn nhất này của đất nước là một trong các tác nhân chính khiến cho quá trình và nội dung công nghiệp hóa 25 năm qua nặng về chạy theo số lượng, chứ không phải là chất lượng.
Sự thiếu vắng quan điểm chiến lược cực kỳ hệ trọng này đã xô đẩy quá trình công nghiệp hóa chủ yếu chạy theo số lượng rất khó cưỡng lại; qua đó công nghiệp hóa rơi vào tình trạng bước trước không chuẩn bị được bao nhiêu cho bước tiếp theo, càng phát triển cơ cấu kinh tế càng khó chuyển dịch. Tình trạng này đồng thời cũng tăng thêm sự hụt hẫng và trì trệ trong đổi mới thể chế chính trị - xã hội theo yêu cầu phát huy thế mạnh và nguồn lực lớn nhất của đất nước là con người.
"Lời nguyền tài nguyên"
Càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa 25 năm qua có khuynh hướng càng đi sâu vào kinh tế thượng nguồn: khai thác khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác, phát triển sản phẩm thô, giá trị gia tăng rất thấp, duy trì công nghệ lạc hậu, cái giá phải trả cho hủy hoại môi trường tự nhiên và môi trường xã hội rất cao...
Đặc biệt là trong các "nền kinh tế GDP tỉnh", hầu như tất cả các tỉnh có khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên thì đều coi đấy là thế mạnh của mình và ra sức khai thác bừa bãi; có nơi Thủ tướng đã phải ra lệnh đình chỉ.
Phát triển kinh tế thượng nguồn là điều khó tránh khỏi ban đầu đối với một nước nghèo và lạc hậu. Song sai lầm là ở chỗ muốn lấy phát triển kinh tế thượng nguồn làm cú hích và nguồn tích tụ vốn cho công nghiệp hóa, thậm chí coi kinh tế thượng nguồn là một nội dung quan trọng của công nghiệp hóa, tại nhiều vùng trong nước đã và đang xảy ra phát triển kinh tế thượng nguồn với bất kỳ giá nào.
Cũng phải nói rõ thêm, nhiều tỉnh bí quá không biết làm gì thì bóc rừng và bóc khoáng sản để lãnh đạo tỉnh "thi đua" trong việc tạo thành tích thay đổi tỷ trọng cơ cấu trong "nền kinh tế GDP tỉnh" của mình, nhân dân tại chỗ chịu thêm nhiều thiệt hại và nhà nước hầu như không được lợi gì song trên mặt nhiều báo cáo lại được coi đây là thành tích!
Hạch toán chung của phát triển kinh tế thượng nguồn theo kiểu như vậy trong 25 năm qua là lợi bất cập hại, cái giá phải trả cho phát triển quá đắt so với mức tiến bộ đạt được, tiếp tục ghìm giữ đất nước trong vòng lạc hậu cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Chính điều này góp phần giải thích tại sao 25 năm ban đầu của nước ta đi chậm hơn 25 năm đầu của các NICs như Hàn Quốc và Đài Loan, thậm chí đang thúc đẩy đất nước rẽ vào ngả đường trở thành một Philippines mới!
Trên thế giới người ta gọi hiện tượng này là căn bệnh Hà Lan hay là "lời nguyền của tài nguyên", giải thích căn nguyên hàng chục năm qua lấy xuất khẩu tài nguyên làm nguồn thu nhập quan trọng song hiện nay vẫn ở trong vòng lạc hậu - đấy chính là căn bệnh kinh tế Hà Lan đã mắc phải năm 1977, khi quá chú trọng xuất khẩu khí thiên nhiên và qua đó làm trì trệ và suy sụp nhiều ngành kinh tế khác, Hà Lan buộc phải thay đổi chiến lược phát triển của mình để tìm lối thoát.
Hãy thử xem xét một số vấn đề
Các xí nghiệp xi-măng, luyện thép đã có, đang xây dựng, hoặc đã được cấp phép xây dựng sẽ dẫn tới tình hình nước ta vào năm 2020 thừa khoảng một chục triệu tấn xi măng/năm và khoảng 20 triệu tấn thép/năm trong tình trạng đất nước ngày càng thiếu năng lượng gay gắt. Phải chăng mục tiêu công nghiệp hóa của nước ta như vậy là để trở thành cường quốc xi-măng và thép trong thế kỷ 21 này?
Nếu điều này xảy ra, chắc chắn là một thảm họa cho đất nước - trước hết vì cảnh quan môi trường tự nhiên của đất nước sẽ bị "mặt trăng hóa" nhiều vùng, kinh tế nước ta sẽ đổ vỡ, vì bị xi-măng và thép không có khả năng cạnh tranh của chúng ta đè bẹp..
Vào năm 2015 trở đi, nước ta sẽ thiếu năng lượng trầm trọng và phải nhập khẩu, trong khi đó xuất khẩu than và dầu của nước ta xuốt 25 năm qua hầu như bỏ qua tương lai của đất nước! Phát triển thủy điện đã vượt qua cái ngưỡng cho phép.
Trong khi đó nhà nước lại thiếu hẳn việc nghiêm khắc rà xoát, đánh giá lại chính sách năng lượng quốc gia hiện nay, thiếu hẳn những nỗ lực xử lý nghiêm khắc và khắc phục tình trạng lãng phí và thất thoát năng lượng quá lớn đang diễn ra hàng chục năm nay.
Nếu đánh giá nghiêm túc chi phí/lợi ích (cost/benefit), bao gồm cả những việc như chi phí cho khắc phục những tác động ngoại vi của việc khai thác than, hoàn trả môi trưởng tự nhiên nơi khai thác, sự thất thoát hàng chục triệu tấn than lậu/năm, sự tàn phá môi trường tự nhiên trong vùng, đánh giá cái được và cái mất so với đòi hỏi của chiến lược năng lượng quốc gia, vân... vân... khó có thể coi việc khai thác mỗi năm khối lượng càng lớn than ở Quảng Ninh là môt thành tựu kinh tế.
Đúng hơn nên coi đó là một thất bại kinh tế lớn và một sai lầm về chiến lược năng lượng - không phải do chủ trương khai thác than, mà do năng lực quản lý và hiệu quả kinh tế yếu kém; đặc biệt quan trọng là do thiếu hẳn một chiến lược năng lượng quốc gia được xác định với những luận chứng vững chắc làm cơ sở cho việc khai thác. Thậm chí còn có thể coi việc khai thác than Quảng Ninh trong khi đất nước ngày càng khan hiếm năng lượng là một trong các ví dụ rõ nét nhất của tình trạng "bóc ngắn cắn dài", các thế hệ tương lai phải trả giá! Trong cả nước còn có nhiều công trình khai thác titan, khai thác đồng, khai thác các khoáng sản khác để xuất khẩu nguyên liệu với hệ quả xấu tương tự
Rừng phòng hộ và rừng tự nhiên ngày càng bị trọc hóa và chỉ còn lại rất ít; đặc biệt là rừng đầu nguồn đã rất ít mà còn đang tiếp tục bị xâm phạm nghiêm trọng. Lũ lụt ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và khó khắc phục hơn. Đất đai bị xói mòn và sa mạc hóa cùng với tình trạng chất lượng thổ nhưỡng ngày càng xuống cấp đang gia tăng với tốc độ rất đáng lo ngại.
Xin hãy đến tận nơi các khu khai thác này, dù là titan ở dọc bờ biển miền Trung, dù là những cánh rừng nham nhở do khai thác quặng sắt ở Lào Cai để xuất khẩu sang Trung Quốc, các vùng khai thác vàng bừa bãi ở Bắc Kạn, Quảng Nam, Bình Thuận... - mà chủ yếu là khai thác lậu, những dòng sông chết, những con sông bị đổi dòng và đôi bờ sụt lở do bán cát, những cánh đồng hoang do các dự án treo... để nhìn tận mắt thực trạng này.
Xin hãy đối chiếu thực tế nêu trên với quan điểm ghi trong nghị quyết Đại hội X: "Căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế như lọc hóa dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hóa chất, xi-măng, khai thác bô-xít và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng và một số sản phẩm cơ khí chế tạo" (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc khóa X, trang 197-198).
Học từ sai lầm của những nước đi trước
Việt Nam là nước đi sau, có rất nhiều cái bất lợi và cái lợi phải xử lý thỏa đáng - điều này có nghĩa phải tìm ra con đường riêng của mình để không phải lặp lại những sai lầm của các nước đi trước, tránh các nguy cơ trở thành "bãi thải công nghiệp" của các nước khác, đồng thời tìm ra cho mình con đường thuận lợi hơn.
Thị trường thường chật cứng đối với nước đi sau - vì vậy phải khai thác lợi thế nước đi sau trong việc chiếm lĩnh các thị trường ngách (các "niches"), mà muốn thế phải có các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và chính sách đối ngoại cho phép liên kết, chiếm lĩnh những khâu nào đó của các chuỗi cung - ứng trên thị trường thế giới để có khả năng khai thác tốt nhất các thị trường ngách. Công nghiệp hóa vì vậy cần có trọng tâm là chú trọng, tranh thủ khai thác các thị trường ngách, đồng thời tìm đường chiếm lĩnh thị trường mới;.
Hiển nhiên 25 năm qua những đòi hỏi này không được đặt ra hoặc không được đặt ra một cách đúng tầm để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa của nước ta.
Nguồn: http://tuanvietnam.net/2009-12-29-loi-nguyen-tai-nguyen-va-nguy-co-cua-mot-nuoc-lam-thue
25 năm vận hành nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chúng ta đang đứng trước nguy cơ trở thành một nước đi làm thuê và đất nước cho thuê với cả nghĩa đen và nghĩa bóng - Nguyễn Trung.
25 năm chưa thấy rõ hình hài công nghiệp hoá
Trong 25 năm kể từ khi tiến hành Đổi Mới, kinh tế nước ta vận hành theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng: chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh về giá lao động rẻ (trình độ tay nghề thấp, ít hàm lượng kỹ thuật, thậm chí một bộ phận đáng kể là lao động cơ bắp); khai thác tài nguyên thiên nhiên, đẩy mạnh đầu tư từ các nguồn trong nước và nước ngoài cho phát triển một nền kinh tế sử dụng nhiều lao động giá rẻ và tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên, sử dụng lãng phí đất đai và không thân thiện với môi trường.
Nhìn chung trong suốt thời kỳ này nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, song chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp so với công sức bỏ ra và so với những cái giá phải trả. Đại hội X đã phê phán tình trạng yếu kém của mô hình phát triển theo chiều rộng.
Mối lo lớn nhất là sau ¼ thế kỷ tăng trưởng và phát triển kể từ khi đổi mới, nước ta cho đến nay vẫn chỉ là người cung cấp lao động rẻ, nông phẩm thô, nguyên liệu thô hoặc sơ chế thấp, sản phẩm gia công, sản phẩm chế tạo với hàm lượng công nghệ thấp, đất đai và thị trường nội địa trở thành nơi thu hút FDI chủ yếu cho công nghiệp có hàm lượng công nghệ thấp và gây nhiều gánh nặng cho môi trường tự nhiên và xã hội...
Với chiến lược phát triển dựa vào 4 yếu tố như vậy, thế mạnh lớn nhất và nguồn lực nội tại lớn nhất của đất nước là con người Việt Nam không được phát huy. Trên thực tế nước ta đang đứng trước nguy cơ trở thành một nước đi làm thuê và đất nước cho thuê với cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Với GDP tính theo đầu người hiện nay đạt khoảng 1000 USD - tăng khoảng 10 lần so với khi bước vào đổi mới, nước ta mới ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp. Hiện tại nền kinh tế nước ta phát triển ở mức thấp trên các phương diện: trình độ lao động, hàm lượng công nghệ, năng lực kinh doanh, năng lực quản lý đất nước, hiệu quả kinh tế, sự phát triển của con người, của văn hóa, xã hội và của toàn bộ hệ thống chính trị...
Nhìn chung sau 25 năm vẫn chưa thấy hình hài của một nền kinh tế công nghiệp hóa, càng chưa thể hình dung một quốc gia công nghiệp Việt Nam trong vòng một hai thập kỷ tới sẽ ra sao. Điều này có nghĩa vào năm 2020, thời điểm hoàn thành mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa, nước ta sẽ vẫn còn đứng cách rất xa các chỉ tiêu của một nước được coi là hoàn thành giai đoạn công nghiệp hóa.
Một quốc gia hoàn thành thời kỳ công nghiệp hóa còn phải được nhìn nhận theo các tiêu chí của một xã hội công nghiệp. Trên phương diện này, phải nói nước ta còn khá lạc hậu so với một nước công nghiệp hóa và so với thế giới chung quanh về nhiều mặt: dân trí, tính công khai minh bạch, xã hội dân sự, năng lực, tính trách nhiệm và tính tin cậy được (accountability) của bộ máy nhà nước, đặt Hiến pháp và pháp luật lên trên hết, khả năng đề kháng hay khắc phục những tha hóa mới về nhiều mặt nhiễm phải trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập, đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng lạc hậu và đi sai hướng của hệ thống giáo dục với những hệ quả lâu dài và khó lường cho tương lai...
Nói một cách hình ảnh: Đến năm 2010, sau ¼ thế kỷ đổi mới, nước ta có lẽ mới chỉ đi được khoảng 1/3 hay một nửa đầu của toàn bộ chặng đường công nghiệp hóa mà thôi.
Từ nay đến năm 2020 có cách nào "đi" hay "bay" nốt 2/3 hay một nửa chặng đường còn lại không? Dứt khoát không! Thậm chí "đi" hay "bay" tiếp tục như hiện nay, sẽ rất khó có một nước Việt Nam công nghiệp hóa trong vòng ba bốn thập kỷ tới, hoặc không bao giờ!
Không để bị ru ngủ mãi
Sau 25 năm công nghiệp hóa, nước ta có một nền kinh tế còn nhiều đặc tính manh mún, bóc ngắn cắn dài, tranh thủ được cái gì thì làm cái nấy, và nhìn chung là ngày càng có những mất cân đối lớn, ngày càng đi sâu vào một cơ cấu kinh tế lạc hậu và ô nhiễm môi trường nặng nề! Hơn nữa tính mất cân đối, tính lạc hậu này và tình trạng ô nhiễm môi trường đã tới ranh giới chịu đựng cuối cùng.
Xin đơn cử một vài ví dụ:
Xuất khẩu than, dầu, gạo và nhiều sản phẩm khác đã tới đỉnh của khả năng cho phép, không thể vượt qua được, thậm chí tiếp tục duy trì những cái "đỉnh" này có thể dẫn tới thảm họa.
Ô nhiễm môi trường và sử dụng đất đai lãng phí đã tới mức nguy hiểm, trong khi dân số tiếp tục tăng, ruộng đất ngày càng khan hiếm.
Cơ cấu kinh tế lạc hậu và nhiều chính sách kinh tế - xã hội hiện nay chẳng những có thể lọai bỏ cơ may mà "cơ cấu dân số vàng" của chúng ta (tỷ lệ người trong tuổi lao động chiếm quá nửa hoặc gần gấp đôi số người sống phụ thuộc) có thể đem lại cho đất nước. Thậm chí "cơ cấu dân số vàng" này có thể biến thành mối đe dọa lớn vì nạn thất nghiệp và sự xuống cấp của xã hội đang trở nên nghiêm trọng.
Hiện nay vì những yếu kém về nhiều mặt trong thu hút FDI, nước ta hàng năm phải tìm cách xuất khẩu một lượng lao động lớn, đang trở thành địa điểm cho nước ngoài thuê để làm ra các sản phẩm tiêu hao nhiều tài nguyên, năng lượng và gây ô nhiễm moi trường. Nói gắn gọn, nước ta về nhiều mặt thực chất đang là nước đi làm thuê và là đất nước cho thuê.
Nhập siêu và thâm hụt ngân sách cứ tiếp tục như hiện này sẽ hứa hẹn những đổ vỡ lớn trong tầm tay.
Càng nhiều đô thị hiện đại mọc lên do đầu tư nước ngoài, nhưng sự phát triển những mặt khác nếu không phát triển đồng bộ (nhất là luật pháp, năng lực hành chính, các chính sách kinh tế, các ngành dịch vụ, nguồn nhân lực, các ngành cung ứng...) thì sẽ hoặc là thất bại lớn, hoặc biến thành các dự án treo, thành đầu cơ đất đai và tạo ra nhiều nguy cơ khác nữa.
Xin đừng để những lời khen vàng ngọc của nước ngoài về "tính năng động", về "triển vọng tốt đẹp" của kinh tế Việt Nam, về "khả năng hấp dẫn" của thị trường Việt Nam, "Việt Nam là nền kinh tế đang lên", về vân vân... ru ngủ chúng ta.
Cứ cho những lời khen ấy là thực bụng, thì cũng đừng quên họ nhìn Việt Nam về nhiều mặt đang là thị trường tốt nhất để đưa tới những thứ họ đang muốn loại bỏ ở nước họ hoặc những thứ các nơi đang thừa ế và muốn tống khứ. Các dự án đóng tàu, dự án thép và xi-măng khổng lồ là những ví dụ tiêu biểu, chưa nói đến hàng trăm sân golf...
Càng phát triển, càng ách tắc
Tóm lại, tình hình phát triển kinh tế 25 năm qua cho thấy mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng đã đi trọn vòng đời của nó. Điều này thể hiện tập trung nhất ở chỉ số lạm phát và chỉ số ICOR của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây liên tục tăng cao và thuộc loại cao nhất ở châu Á, đồng thời lạm phát vượt xa mức tăng trưởng.
Nói nôm na đấy là hiện tượng: Tiền của công sức bỏ ra ngày càng nhiều, hiệu quả kinh tế thu được có tỷ lệ ngày càng thấp. Kéo dài tình trạng này sẽ kiệt sức.
Tăng trưởng GDP Tỷ lệ lạm phát Chỉ số ICOR
2006 8,17% 7,7% 5,0
2007 8,48 12,6 5,2
2008 6,23 19,89 (22,97)* 6,9
2009** 5,2 9,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê - *IMF & EIU - **Dự báo
GDP = Gross Domestic Product
ICOR = Incremental Capital Output Ratio = Annual Investment /Aannual increase in GDP
Càng phát triển, nền kinh tế càng tích tụ nhiều ách tắc hay mất cân đối mới. Những hiện tượng ách tắc này được đặt dưới cái tên gọi chung là những thắt cổ chai. Đó là những mất cân đối ngày càng gay gắt:
giữa khả năng đáp ứng của kết cấu hạ tầng và đòi hỏi phát triển của nền kinh tế; giữa sự phát triển yếu kém nguồn nhân lực và đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội;
giữa khả năng quản trị quốc gia và đòi hỏi phát triển của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập, tình trạng quan liêu và nạn tham nhũng, khả năng yếu kém trong thực thi pháp luật...; đặc biệt là tình trạng nhập siêu và tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng: Nhập siêu từ năm 2000 ngày càng lớn và được coi là ở mức báo động. Kể từ năm 1995 đến 2005, nhập siêu của Việt Nam luôn ở mức dưới 5 tỷ USD và ước khoảng 10% GDP; song đã tăng vọt lên trên 12 tỷ USD vào năm 2007 (gấp 2,4 lần so với năm 2006) và đến hết tháng 9/2008, tổng mức nhập siêu đã lên tới con số 15,8 tỷ USD (ước khoảng trên 20% GDP/năm)... Nếu phân tích các quốc gia ta nhập siêu, sẽ thấy bức tranh trầm trọng hơn (chủ yếu từ Trung Quốc và các nước châu Á - là các quốc gia có công nghệ thấp). Thâm hụt ngân sách từ năm 2000 trung bình là 5-6% GDP/năm, riêng năm 2009 dự kiến là 8% GDP/năm;
giữa một bên là năng lực và chất lượng trong việc hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển.., và một bên là đòi hỏi phát triển mọi mặt đất nước.
Hệ quả lớn nhất của tình trạng càng phát triển càng tích tụ ngày càng nhiều ách tắc và mất cân đối lớn là hầu như cản trở mọi chiến lược hay chủ trương phát triển có tính dài hạn.
Mới dừng ở công nghiệp hóa "gặp gì làm nấy"
Nội dung công nghiệp hóa trên thực tế đã tiến hành 25 năm qua chủ yếu được xác định qua các chỉ số tăng trưởng đặt ra cho các kế hoạch 5 năm theo các khu vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), thiếu hẳn việc xác định nội dung cụ thể công nghiệp hóa về một số ngành và sản phẩm kinh tế mà quá trình công nghiệp hóa phải từng bước giành được cho các thị trường ngách hoặc thị trường mới. Nói một cách khác đấy là cách hoạch định công cuộc công nghiệp hóa về mặt số lượng.
Việt Nam thiếu hẳn chiến lược, kế hoạch và các quy hoạch cụ thể phát triển kết cấu hạ tầng đi song song hoặc đi trước một bước mở đường cho sự tiến triển của công nghiệp hóa với nội dung khai thác thị trường ngách và chiếm thị trường mới.
Chúng ta cũng thiếu hẳn chiến lược phát triển nguồn nhân lực mà sự nghiệp công nghiệp hóa/ hiện đại hóa đất nước đòi hỏi, thậm chí có thể nói hệ thống giáo dục và chính sách phát triển nguồn nhân lực hiện nay là hoàn toàn bất cập, trực tiếp gia tăng sự tụt hậu của đất nước và để lại nhiều hệ quả lâu dài.
Ta chỉ đề ra yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các chỉ số số lượng cần đạt được cho tỷ trọng các khu vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), song trong thực tế thiếu rất nhiều chính sách vĩ mô hỗ trợ quá trình chuyển đổi này, những chính sách vĩ mô hiện có không đáp ứng được đòi hỏi này. Các Đại hội đều phê phán là cơ cấu kinh tế chuyển đổi rất chậm, nhưng đến nay chưa có kế sách gì đảo ngược tình hình này.
Đặc biệt nghiêm trọng là các Đại hội Đảng đều thừa nhận cải cách chính trị không đi kịp với đòi hỏi của phát triển kinh tế và xã hội, do đó chẳng những không thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, không phát huy được cái mạnh và những thuận lợi của đất nước. Thậm chí, nó làm cho quá trình này chậm lại. Trong quá trình thực hiện, các kế hoạch 5 năm thường bị thiên lệch, biến tướng khá xa.
Nói ngắn gọn, cho đến nay mới chỉ có chủ trương hay mong muốn công nghiệp hóa với cái đích phải đạt được vào năm 2020; nghĩa là thiếu hẳn một chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa đồng bộ, xuyên xuốt và có hiệu quả cho mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa.
Tất cả những điều vừa trình bày toát lên một sự thật: Nước ta sau 25 năm trên thực tế vẫn chưa có một chiến lược công nghiệp hóa đúng với cái tên gọi của nó. Quá trình công nghiệp hóa cho đến nay diễn ra hầu như dưới dạng một chuỗi các kế hoạch 5 năm cộng lại, và rất khó nói rằng những kế hoạch 5 năm này được thiết kế theo một quan điểm chiến lược công nghiệp hóa xuyên xuốt.
Thực tế đã diễn ra chủ yếu là: tranh thủ làm được gì làm nấy, gặp gì làm nấy, không ít tình trạng chồng chéo, trùng lặp, giẫm đạp lên nhau - tỉnh anh có xi măng lò đứng, tỉnh tôi cũng có; tỉnh anh có nhà máy mía đường, tỉnh tôi không kém tỉnh anh; tỉnh anh có khu công nghiệp, tỉnh tôi cũng không thua...
Quá trình công nghiệp hóa 25 năm qua chủ yếu do sự lôi kéo, sức đẩy và sự dẫn dắt tự thân của cuộc sống và tác động của đầu tư và dòng vốn từ bên ngoài, nhiều hơn là do sự thúc đẩy theo một hướng chiến lược được xác lập của hệ thống chính trị và do sự giác ngộ với tầm nhìn sắc bén của những người lãnh đạo.
Cần nói ngay, phát triển như thế đang tạo ra nguy cơ lệ thuộc (chứ không phải phụ thuộc lẫn nhau, cũng không phải "win-win") ngày càng nguy hiểm
Đổi mới thể chế chưa theo kịp đổi mới kinh tế
Hơn nữa, nội dung công nghiệp hóa 25 năm qua chưa đặt ra vấn đề phát huy lợi thế và nguồn lực lớn nhất của nước ta là con người Việt Nam.
Các Đại hội Đảng nhấn mạnh coi con người là trung tâm, song lại hiểu vấn đề này chủ yếu theo những khía cạnh phát triển giáo dục, văn hóa, xã hội. Trên thực tế triển khai, chưa thể nói con người đã trở thành trung tâm của mọi chính sách phát triển kinh tế xã hội. Càng chưa thể nói con người là đối tượng trung tâm được phục vụ của mọi nỗ lực của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước.
Xin nhấn mạnh: quan điểm coi con người là trung tâm như vậy và quan điểm phát huy thế mạnh và nguồn lực lớn nhất của đất nước là con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Có lẽ sự thiếu vắng một chiến lược công nghiệp hóa dựa trên phát huy thế mạnh và nguồn lực lớn nhất này của đất nước là một trong các tác nhân chính khiến cho quá trình và nội dung công nghiệp hóa 25 năm qua nặng về chạy theo số lượng, chứ không phải là chất lượng.
Sự thiếu vắng quan điểm chiến lược cực kỳ hệ trọng này đã xô đẩy quá trình công nghiệp hóa chủ yếu chạy theo số lượng rất khó cưỡng lại; qua đó công nghiệp hóa rơi vào tình trạng bước trước không chuẩn bị được bao nhiêu cho bước tiếp theo, càng phát triển cơ cấu kinh tế càng khó chuyển dịch. Tình trạng này đồng thời cũng tăng thêm sự hụt hẫng và trì trệ trong đổi mới thể chế chính trị - xã hội theo yêu cầu phát huy thế mạnh và nguồn lực lớn nhất của đất nước là con người.
"Lời nguyền tài nguyên"
Càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa 25 năm qua có khuynh hướng càng đi sâu vào kinh tế thượng nguồn: khai thác khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác, phát triển sản phẩm thô, giá trị gia tăng rất thấp, duy trì công nghệ lạc hậu, cái giá phải trả cho hủy hoại môi trường tự nhiên và môi trường xã hội rất cao...
Đặc biệt là trong các "nền kinh tế GDP tỉnh", hầu như tất cả các tỉnh có khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên thì đều coi đấy là thế mạnh của mình và ra sức khai thác bừa bãi; có nơi Thủ tướng đã phải ra lệnh đình chỉ.
Phát triển kinh tế thượng nguồn là điều khó tránh khỏi ban đầu đối với một nước nghèo và lạc hậu. Song sai lầm là ở chỗ muốn lấy phát triển kinh tế thượng nguồn làm cú hích và nguồn tích tụ vốn cho công nghiệp hóa, thậm chí coi kinh tế thượng nguồn là một nội dung quan trọng của công nghiệp hóa, tại nhiều vùng trong nước đã và đang xảy ra phát triển kinh tế thượng nguồn với bất kỳ giá nào.
Cũng phải nói rõ thêm, nhiều tỉnh bí quá không biết làm gì thì bóc rừng và bóc khoáng sản để lãnh đạo tỉnh "thi đua" trong việc tạo thành tích thay đổi tỷ trọng cơ cấu trong "nền kinh tế GDP tỉnh" của mình, nhân dân tại chỗ chịu thêm nhiều thiệt hại và nhà nước hầu như không được lợi gì song trên mặt nhiều báo cáo lại được coi đây là thành tích!
Hạch toán chung của phát triển kinh tế thượng nguồn theo kiểu như vậy trong 25 năm qua là lợi bất cập hại, cái giá phải trả cho phát triển quá đắt so với mức tiến bộ đạt được, tiếp tục ghìm giữ đất nước trong vòng lạc hậu cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Chính điều này góp phần giải thích tại sao 25 năm ban đầu của nước ta đi chậm hơn 25 năm đầu của các NICs như Hàn Quốc và Đài Loan, thậm chí đang thúc đẩy đất nước rẽ vào ngả đường trở thành một Philippines mới!
Trên thế giới người ta gọi hiện tượng này là căn bệnh Hà Lan hay là "lời nguyền của tài nguyên", giải thích căn nguyên hàng chục năm qua lấy xuất khẩu tài nguyên làm nguồn thu nhập quan trọng song hiện nay vẫn ở trong vòng lạc hậu - đấy chính là căn bệnh kinh tế Hà Lan đã mắc phải năm 1977, khi quá chú trọng xuất khẩu khí thiên nhiên và qua đó làm trì trệ và suy sụp nhiều ngành kinh tế khác, Hà Lan buộc phải thay đổi chiến lược phát triển của mình để tìm lối thoát.
Hãy thử xem xét một số vấn đề
Các xí nghiệp xi-măng, luyện thép đã có, đang xây dựng, hoặc đã được cấp phép xây dựng sẽ dẫn tới tình hình nước ta vào năm 2020 thừa khoảng một chục triệu tấn xi măng/năm và khoảng 20 triệu tấn thép/năm trong tình trạng đất nước ngày càng thiếu năng lượng gay gắt. Phải chăng mục tiêu công nghiệp hóa của nước ta như vậy là để trở thành cường quốc xi-măng và thép trong thế kỷ 21 này?
Nếu điều này xảy ra, chắc chắn là một thảm họa cho đất nước - trước hết vì cảnh quan môi trường tự nhiên của đất nước sẽ bị "mặt trăng hóa" nhiều vùng, kinh tế nước ta sẽ đổ vỡ, vì bị xi-măng và thép không có khả năng cạnh tranh của chúng ta đè bẹp..
Vào năm 2015 trở đi, nước ta sẽ thiếu năng lượng trầm trọng và phải nhập khẩu, trong khi đó xuất khẩu than và dầu của nước ta xuốt 25 năm qua hầu như bỏ qua tương lai của đất nước! Phát triển thủy điện đã vượt qua cái ngưỡng cho phép.
Trong khi đó nhà nước lại thiếu hẳn việc nghiêm khắc rà xoát, đánh giá lại chính sách năng lượng quốc gia hiện nay, thiếu hẳn những nỗ lực xử lý nghiêm khắc và khắc phục tình trạng lãng phí và thất thoát năng lượng quá lớn đang diễn ra hàng chục năm nay.
Nếu đánh giá nghiêm túc chi phí/lợi ích (cost/benefit), bao gồm cả những việc như chi phí cho khắc phục những tác động ngoại vi của việc khai thác than, hoàn trả môi trưởng tự nhiên nơi khai thác, sự thất thoát hàng chục triệu tấn than lậu/năm, sự tàn phá môi trường tự nhiên trong vùng, đánh giá cái được và cái mất so với đòi hỏi của chiến lược năng lượng quốc gia, vân... vân... khó có thể coi việc khai thác mỗi năm khối lượng càng lớn than ở Quảng Ninh là môt thành tựu kinh tế.
Đúng hơn nên coi đó là một thất bại kinh tế lớn và một sai lầm về chiến lược năng lượng - không phải do chủ trương khai thác than, mà do năng lực quản lý và hiệu quả kinh tế yếu kém; đặc biệt quan trọng là do thiếu hẳn một chiến lược năng lượng quốc gia được xác định với những luận chứng vững chắc làm cơ sở cho việc khai thác. Thậm chí còn có thể coi việc khai thác than Quảng Ninh trong khi đất nước ngày càng khan hiếm năng lượng là một trong các ví dụ rõ nét nhất của tình trạng "bóc ngắn cắn dài", các thế hệ tương lai phải trả giá! Trong cả nước còn có nhiều công trình khai thác titan, khai thác đồng, khai thác các khoáng sản khác để xuất khẩu nguyên liệu với hệ quả xấu tương tự
Rừng phòng hộ và rừng tự nhiên ngày càng bị trọc hóa và chỉ còn lại rất ít; đặc biệt là rừng đầu nguồn đã rất ít mà còn đang tiếp tục bị xâm phạm nghiêm trọng. Lũ lụt ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và khó khắc phục hơn. Đất đai bị xói mòn và sa mạc hóa cùng với tình trạng chất lượng thổ nhưỡng ngày càng xuống cấp đang gia tăng với tốc độ rất đáng lo ngại.
Xin hãy đến tận nơi các khu khai thác này, dù là titan ở dọc bờ biển miền Trung, dù là những cánh rừng nham nhở do khai thác quặng sắt ở Lào Cai để xuất khẩu sang Trung Quốc, các vùng khai thác vàng bừa bãi ở Bắc Kạn, Quảng Nam, Bình Thuận... - mà chủ yếu là khai thác lậu, những dòng sông chết, những con sông bị đổi dòng và đôi bờ sụt lở do bán cát, những cánh đồng hoang do các dự án treo... để nhìn tận mắt thực trạng này.
Xin hãy đối chiếu thực tế nêu trên với quan điểm ghi trong nghị quyết Đại hội X: "Căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế như lọc hóa dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hóa chất, xi-măng, khai thác bô-xít và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng và một số sản phẩm cơ khí chế tạo" (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc khóa X, trang 197-198).
Học từ sai lầm của những nước đi trước
Việt Nam là nước đi sau, có rất nhiều cái bất lợi và cái lợi phải xử lý thỏa đáng - điều này có nghĩa phải tìm ra con đường riêng của mình để không phải lặp lại những sai lầm của các nước đi trước, tránh các nguy cơ trở thành "bãi thải công nghiệp" của các nước khác, đồng thời tìm ra cho mình con đường thuận lợi hơn.
Thị trường thường chật cứng đối với nước đi sau - vì vậy phải khai thác lợi thế nước đi sau trong việc chiếm lĩnh các thị trường ngách (các "niches"), mà muốn thế phải có các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và chính sách đối ngoại cho phép liên kết, chiếm lĩnh những khâu nào đó của các chuỗi cung - ứng trên thị trường thế giới để có khả năng khai thác tốt nhất các thị trường ngách. Công nghiệp hóa vì vậy cần có trọng tâm là chú trọng, tranh thủ khai thác các thị trường ngách, đồng thời tìm đường chiếm lĩnh thị trường mới;.
Hiển nhiên 25 năm qua những đòi hỏi này không được đặt ra hoặc không được đặt ra một cách đúng tầm để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa của nước ta.
Nguồn: http://tuanvietnam.net/2009-12-29-loi-nguyen-tai-nguyen-va-nguy-co-cua-mot-nuoc-lam-thue
Cẩn thận: Virus sẽ đột nhập khi bấm vào trang "thanhnien.com.vn"
Bài viết dưới đây trên trang "thanhnien.com.vn" là trò hề kế tiếp của đảng Cộng Sản Việt Nam. Nếu bạn bấm vào chỗ "bấm vào đây" để gửi câu hỏi, máy của bạn sẽ nhận virus! Nếu máy bạn không cài chương trình antivirus, thì máy sẽ bị virus đột nhập. Đây có thể là loại virus Trojade - một thứ virus "tình báo". Ngoài ra, khi mở bài này browser sẽ cài đặt một add on mang tên "name.dll".
Đây là một trò chơi ấu trĩ. Cho rằng, "Buổi giao lưu trực tuyến nhằm nắm bắt nhu cầu, khả năng cũng như các điều kiện để kết nối hiệu quả người Việt trẻ trong và ngoài nước, tạo thành sức mạnh đoàn kết thanh niên Việt Nam toàn cầu hướng về Tổ quốc", là có thể đánh lừa được tuổi trẻ Việt Nam, thì họ đã lầm to.
(TinHamburg)
.....................................................................................
Sau đây là nguyên văn bài viết trên trang "thanhnien.com.vn":
"Kết nối người Việt trẻ"
30/12/2009 12:01
(TNO) Là chủ đề của buổi giao lưu trực tuyến do Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức diễn ra vào lúc 13 giờ 30 ngày 6.1.2010. Buổi giao lưu trực tuyến nhằm nắm bắt nhu cầu, khả năng cũng như các điều kiện để kết nối hiệu quả người Việt trẻ trong và ngoài nước, tạo thành sức mạnh đoàn kết thanh niên Việt Nam toàn cầu hướng về Tổ quốc.
Cụ thể, cuộc giao lưu tập trung vào 3 điểm sau:
1. Những yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn và các nội dung, biện pháp liên quan đến việc tập hợp, kết nối thanh niên, sinh viên Việt Nam ở ngoài nước;
2. Vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam trong việc kết nối người Việt trẻ toàn cầu;
3. Những sáng kiến, hiến kế của thanh niên ngoài nước góp phần đoàn kết tập hợp đông đảo người Việt trẻ cùng tham gia xây dựng đất nước.
Khách mời tham gia giao lưu trực tuyến gồm:
- Đại diện Ban Bí thư Trung ương Đoàn; thường trực Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam.
- Đại diện Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động và thương binh xã hội, Đảng ủy Ngoài nước…
Bạn đọc bấm vào đây để đặt câu hỏi, hoặc gửi những sáng kiến, hiến kế... về cho BTC.
Đây là một trò chơi ấu trĩ. Cho rằng, "Buổi giao lưu trực tuyến nhằm nắm bắt nhu cầu, khả năng cũng như các điều kiện để kết nối hiệu quả người Việt trẻ trong và ngoài nước, tạo thành sức mạnh đoàn kết thanh niên Việt Nam toàn cầu hướng về Tổ quốc", là có thể đánh lừa được tuổi trẻ Việt Nam, thì họ đã lầm to.
(TinHamburg)
.....................................................................................
Sau đây là nguyên văn bài viết trên trang "thanhnien.com.vn":
"Kết nối người Việt trẻ"
30/12/2009 12:01
(TNO) Là chủ đề của buổi giao lưu trực tuyến do Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức diễn ra vào lúc 13 giờ 30 ngày 6.1.2010. Buổi giao lưu trực tuyến nhằm nắm bắt nhu cầu, khả năng cũng như các điều kiện để kết nối hiệu quả người Việt trẻ trong và ngoài nước, tạo thành sức mạnh đoàn kết thanh niên Việt Nam toàn cầu hướng về Tổ quốc.
Cụ thể, cuộc giao lưu tập trung vào 3 điểm sau:
1. Những yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn và các nội dung, biện pháp liên quan đến việc tập hợp, kết nối thanh niên, sinh viên Việt Nam ở ngoài nước;
2. Vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam trong việc kết nối người Việt trẻ toàn cầu;
3. Những sáng kiến, hiến kế của thanh niên ngoài nước góp phần đoàn kết tập hợp đông đảo người Việt trẻ cùng tham gia xây dựng đất nước.
Khách mời tham gia giao lưu trực tuyến gồm:
- Đại diện Ban Bí thư Trung ương Đoàn; thường trực Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam.
- Đại diện Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động và thương binh xã hội, Đảng ủy Ngoài nước…
Bạn đọc bấm vào đây để đặt câu hỏi, hoặc gửi những sáng kiến, hiến kế... về cho BTC.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2009 giảm 70% so với năm 2008
Thanh Phương, RFI
Theo số liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố hôm qua, trong năm 2009, Việt Nam chỉ thu hút được tổng cộng khoảng hơn 21 tỷ đôla đầu tư, vượt qua chỉ tiêu đề ra cho năm nay là 20 tỷ đôla. Tuy nhiên, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ bằng 30% so với năm ngoái.
Cũng theo các số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) được sử dụng chỉ đạt khoảng từ 9-10 tỷ đôla, thấp hơn mức 11,5 tỷ đôla của năm ngoái. Trong năm tới, theo dự báo đầu tư nước ngoài cũng sẽ không khá gì hơn, nhất là vì tại Việt Nam còn nhiều cản lực đặc biệt là cơ sở hạ tầng yếu kém và nạn quan liêu tham nhũng.
Cùng với nguồn tiền cho người Việt ở nước ngoài gởi về vẫn là nguồn ngoại tệ chủ yếu để Việt Nam giảm bớt thâm thủng mậu dịch. Vào tuần trước, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố là kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng trong năm nay, nhưng mức tăng trưởng này chưa thật sự ổn định do mức thâm thủng mậu dịch tăng cao, trong khi lượng ngoại tệ dự trữ sụt giảm, do hậu quả của việc sụt giảm đồng loạt vốn đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu và tiền gởi của Việt kiều.
29/12/2009-Theo bộ Kế́ hoạch Đầu tư, lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho cả năm 2009 là 21,48 tỷ đôla, tức là chỉ bằng 30% so với năm 2008. Năm 2008, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam lến đến 64 tỷ đôla.
Theo số liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố hôm qua, trong năm 2009, Việt Nam chỉ thu hút được tổng cộng khoảng hơn 21 tỷ đôla đầu tư, vượt qua chỉ tiêu đề ra cho năm nay là 20 tỷ đôla. Tuy nhiên, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ bằng 30% so với năm ngoái.
Cũng theo các số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) được sử dụng chỉ đạt khoảng từ 9-10 tỷ đôla, thấp hơn mức 11,5 tỷ đôla của năm ngoái. Trong năm tới, theo dự báo đầu tư nước ngoài cũng sẽ không khá gì hơn, nhất là vì tại Việt Nam còn nhiều cản lực đặc biệt là cơ sở hạ tầng yếu kém và nạn quan liêu tham nhũng.
Cùng với nguồn tiền cho người Việt ở nước ngoài gởi về vẫn là nguồn ngoại tệ chủ yếu để Việt Nam giảm bớt thâm thủng mậu dịch. Vào tuần trước, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố là kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng trong năm nay, nhưng mức tăng trưởng này chưa thật sự ổn định do mức thâm thủng mậu dịch tăng cao, trong khi lượng ngoại tệ dự trữ sụt giảm, do hậu quả của việc sụt giảm đồng loạt vốn đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu và tiền gởi của Việt kiều.
Chính quyền thành phố Hà Nội thăm và chúc mừng Lễ Giáng Sinh Tòa TGM Hà Nội
HÀ NỘI - Vào lúc 15h00 ngày 22 tháng 12 năm 2009, tại phòng khánh tiết của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã tiếp đoàn đại diện chính quyền thành phố Hà Nội đến chào thăm và chúc mừng ngài nhân dịp đại lễ Thiên Chúa Giáng Sinh.
Vào lúc 15h00 ngày 22 tháng 12 năm 2009, tại phòng khánh tiết của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã tiếp đoàn đại diện chính quyền thành phố Hà Nội đến chào thăm và chúc mừng ngài nhân dịp đại lễ Thiên Chúa Giáng Sinh.
Phái đoàn của chính quyền thành phố Hà Nội gồm có: Ông Tưởng Phi Chiến - phó Bí Thư Thành ủy, bà Ngô Thị Thanh Hằng – phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, ông Hoàng Công Khôi – chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và đại diện các ban ngành chính quyền của thành phố, quận Hoàn Kiếm và phường Hàng Trống.
Về phía Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, cùng với Đức Tổng Giám mục Giuse có Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh, cha chính xứ nhà thờ chính tòa, và quý cha tổng quản lý, chánh văn phòng.
Đã thành thông lệ từ nhiều năm nay, vào mỗi dịp lễ Giáng Sinh, đại diện chính quyền các cấp của thành phố đã đến chào thăm và chúc mừng các vị chủ chăn của Tổng giáo phận Hà Nội.
Mở đầu buổi tiếp xúc và thăm viếng, ông Tưởng Phi Chiến – phó bí thư thành ủy đã đại diện các cấp chính quyền thành phố chào thăm và chúc mừng Đức Tổng Giuse, Đức Cha phụ tá và quý cha nhân dịp mùa Giáng sinh, ông cũng gửi lời chúc của các cấp chính quyền tới đông đảo bà con giáo dân trong Tổng Giáo phận Hà Nội, nhất là bà con giáo dân ở thủ đô Hà Nội.
Đức Tổng Giám mục Giuse đã chào mừng và cảm ơn phái đoàn của Chính quyền Thành phố. Nguyên văn lời phát biểu của Ngài như sau: “Chúng tôi rất vui mừng chào đón phái đoàn của chính quyền đã đến đây để chào thăm và chúc mừng chúng tôi, đây là một thông lệ rất đáng quý, vào mỗi dịp lễ trọng, nhất là lễ Giáng sinh, quý vị đã đến thăm và chúc mừng chúng tôi bằng những lời chúc thật là tốt đẹp. Chúng ta vui mừng đón năm mới 2010 – năm mà có những kỷ niệm quan trọng của đất nước: kỷ niệm 1000 năm Thăng Long; về phía giáo hội chúng tôi thì cũng có năm Thánh kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Công Giáo Việt nam – nói lên sự lớn mạnh của giáo hội Công giáo sau nhiều thời gian truyền giáo, giáo hôi địa phương đã trưởng thành và có thể tự đảm trách nhiệm vụ lãnh đạo giáo hội.
Kỷ niệm 1000 năm Thăng long, chúng tôi vui mừng khi thấy ông phó Bí thư cho biết những gì phấn đấu của đất nước và của riêng thành phố Hà nội trong dịp kỷ niệm này, phấn đấu để trở thành một thủ đô gương mẫu về văn minh tiến bộ. Chúng tôi hết sức là vui mừng và cũng mong ước thủ đô này của chúng ta được xứng đáng với công trình 1000 năm xây dựng của tổ tiên, cha ông chúng ta. Thế thì tôi nhớ một câu của văn hào người Anh: Một thành phố lớn không phải chỉ có diện tích lớn nhưng cần phải có những con người tốt, những con người vĩ đại. Chúng tôi rất mong muốn thành phố Hà Nội của chúng ta trở thành một thành phố lớn như là ông phó bí thư vừa nói: lớn trong sự văn minh, sự công bằng, có những con người tốt, có tâm huyết, có tấm lòng rộng, có trí thức cao, có đạo đức … để làm gương mẫu cho các thành phố khác.
Đối với chúng tôi, trong Tôn giáo, chúng tôi luôn luôn coi trọng phần tâm linh. Phần tâm linh nó ràng buộc con người không chỉ sống với nhau bằng bề mặt mà còn phải sống với nhau bằng cái sự thật trong tâm hồn, bởi vì ngày nào chúng tôi cũng phải đối diện trước mặt Chúa để duyệt xét tâm hồn của mình cho nên lúc nào cũng phải sống ngay thẳng, không có cái gì gian dối. Chắc chắn, nếu mà các quý vị chính quyền nhìn thấy người Công giáo có xấu có tốt thế nào thì trong lòng như thế, nó lộ ra, cho nên quý vị đối diện với người Công giáo thì quý vị an tâm vì người ta có sao nói thế, không giấu giếm.
Chúng ta cùng nhau xây dựng một thủ đô thật là đẹp, đẹp không chỉ bề ngoài mà cả bên trong. Đằng sau những căn nhà cao tầng, vẫn còn có những căn nhà ổ chuột, nhưng chúng ta hãy làm cho nó cũng đẹp lên; và nhất là sau cái khuôn mặt vui tươi, những con người tốt đẹp thì có những tâm hồn thật sự tốt đẹp. Đó cũng chính là những điều mà Giáo hội chúng tôi luôn mong muốn xây dựng, trong tư cách là những người công dân luôn muốn xây dựng tâm hồn con người để tâm hồn con người thực sự tốt đẹp, và như thế chắc chắn cũng đóng góp vào việc xây dựng thành phố, xây dựng đất nước. Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn và cầu chúc quý vị trong năm mới 2010 được mạnh khỏe, thành công, việc chung thì đạt được những mục tiêu tốt đẹp mà chúng ta đã đặt ra để xây dựng thành phố”.
Đại diện chính quyền thành phố đã tặng những lẵng hoa tươi thắm và những món quà tới Đức Tổng Giám mục Giuse. Hai bên đã trao cho nhau những lời thăm hỏi gần gũi, những cái bắt tay tình cảm và những ánh mắt thân thiện.
Giuse Trần Ngọc Huấn
Nguồn: http://vietcatholic.net/News/Html/74747.htm
Abonnieren
Posts (Atom)