Những phát hiện của Dự án Nâng cao năng lực phòng chống tham nhũng (PCTN) dựa trên kết quả điều tra, phỏng vấn hàng nghìn người dân, cán bộ tổ chức xã hội, đoàn thể, chính quyền tại 9 tỉnh, TP: Lào Cai, Hà Giang, Thái Bình, Hà Nội, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An… bằng các hình thức: lập các phiếu điều tra để người dân điền vào, phỏng vấn sâu lãnh đạo các tổ chức xã hội, đoàn thể, tổ chức một số buổi thảo luận với sự tham gia đông đảo của người dân ở thôn, xã…
Ngày 4/12 tới tại TP.HCM, dự án sẽ tổ chức hội thảo để công bố những phát hiện, nguyên nhân, đề xuất giải pháp về tình hình tham nhũng ở Việt Nam, lấy ý kiến góp ý các đại biểu để hoàn thiện dự án…
PGS – TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng (CECODES), thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật VN, đã dẫn chứng như vậy khi trao đổi với Pháp luật TP.HCM, liên quan đến Dự án Nâng cao năng lực phòng chống tham nhũng (PCTN) cho các tổ chức xã hội và người dân, do CECODES phối hợp với Ban Dân chủ và pháp luật (Mặt trận Tổ quốc VN) tổ chức thực hiện từ giữa năm 2008 đến tháng 3/2010.
Dự án nhằm phân tích, đánh giá được hiện trạng sau 3 năm thi hành Luật phòng chống tham nhũng, tìm ra bản chất, nguyên nhân, tham nhũng ở VN, đề xuất các giải pháp hữu hiệu. Đồng thời, tìm ra các giải pháp làm cho người dân, đại diện là các tổ chức xã hội và cộng đồng, tham gia tích cực hơn vào công cuộc phòng chống tham nhũng.
“Tham nhũng là căn bệnh cấu trúc hoá vào hệ thống”
- Xin ông cho biết những phát hiện của dự án sau khi nghiên cứu, khảo sát và lấy ý kiến người dân về thực trạng, tình hình tham nhũng ở Việt Nam?
- Phát hiện lớn thứ nhất, tình hình tham nhũng ở Việt Nam có tính đặc thù, đó là phổ biến trong xã hội. Ngôn ngữ khoa học gọi là tính hệ thống, còn nói dân dã là tràn lan, ngấm sâu vào khắp nơi. Có người dân phàn nàn: Nó hệ thống lắm là vì cứ ai có quyền là có thể tham nhũng được, không nhất thiết chỉ có chức. Ví dụ, người quét rác bụi mù lên ở trước cửa một nhà hàng, anh muốn yên ổn phải mang mấy chục nghìn đưa cho người này.
Tại sao nói lại kết luận tham nhũng mang tính hệ thống? Bởi vì có hiện tượng công chức chưa coi việc phục vụ như là một nghĩa vụ để hưởng lương mà coi đó như một vị trí, điều kiện, thời cơ để kiếm sống. Cho nên họ lo lót vào chức ấy, kết bè phái (cũng do người dân nói). Nó thành hệ thống rất khó chữa chứ không phải chỉ có cá nhân nào ấy tham ô. Tham nhũng trở thành như một cái gì đó để tạo ra thu nhập.
Một giáo sư Nhật nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam đã nói rằng: “Các bạn tưởng tưởng toàn bộ bây giờ cơ cấu làm việc ở Việt Nam trong một ngày mà ngừng tham nhũng hoàn toàn, không tham nhũng, hối lộ gì hết thì không làm việc được. Nó như dầu bôi trơn máy, nếu như tịt dầu đi thì máy cháy. “
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khi gặp gỡ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ngoài câu khen Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục…, thì ông ấy nói “tuy nhiên, tham nhũng của các ngài đã trở thành một căn bệnh cấu trúc hoá vào trong hệ thống”. Ý câu này dẫn đến cách phòng chống tham nhũng ở Việt Nam không thể theo hệ thống đơn giản bình thường, bắt một vài anh tham nhũng, hối lộ, không ăn thua!
- Câu nói của GS người Nhật có vẻ hơi quá, thưa ông?
- Khi nói câu ấy ra ở 9 tỉnh (dự án điều tra, khảo sát ở 9 tỉnh – PV) thì không ai phản đối hết! Và coi đấy như một phát hiện, nhận xét sắc sảo. Thậm chí một đồng chí tỉnh uỷ viên ở Đà Nẵng, chủ tịch mặt trận còn nói: Dùng chữ tham nhũng có tính hệ thống là đúng vì ở đây có liên kết ngang với nhau, liên kết dọc với nhau (tức là dưới với trên) và liên kết chéo với nhau (tức là ngành này chéo ngành kia).
Trong một cỗ máy rất lớn “bôi dầu” để chạy đến khi chỗ nào chảy dầu ra thì mới lo lót, tố cáo…, không thì cứ chạy trong đấy nhưng nguy hiểm. Vì dầu đó cũng là những virus dần làm hỏng bộ máy.
- Thứ hạng những ngành, lĩnh vực xẩy ra tham nhũng nhiều nhất theo “xếp hạng” của người dân mới đây có sự thay đổi gì không, thưa ông?
- Những ngành mang nhiều tiềm năng, hiện trạng tham nhũng lớn là những ngành liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người dân, đứng đầu là quản lý đất đai, đến xây dựng cơ bản, rồi đến các ngành khác.
Thiếu tướng Trịnh Xuân Thu, Bộ Công an từng nói trước Quốc hội rằng, cán bộ tham nhũng cấp phát đất đai như mớ rau, con cá… Vì ông tỉnh, huyện có quyền phân đất, lấy đất cho DN này thì họ “lại quả” bao nhiêu… Ông Thu ấy nói rất ngắn nhưng có 2 hiện tượng phù hợp với nghiên cứu của dự án này là tham nhũng đất đai ghê gớm nhất. Đất đai còn ghê gớm hơn cả xây dựng cơ bản vì từ đất đai mới ra xây dựng.
Giáo viên, bác sĩ khổ quá vì tham nhũng chưa thâm nhập?!
“Lẽ ra cán bộ, công chức lấy lương từ thuế, đằng này lại chia sẻ từ khoản đó (từ tham nhũng, hối lộ)… Tức là quan chức chia sẻ cơ chế không công bằng trong quá trình phát triển để làm ra thu thập chứ không phải là lương bổng. Quan chức lại dùng tiền ấy sử dụng dịch vụ, người làm dịch vụ cũng hưởng tham nhũng theo kiểu hối lộ, ví dụ như bác sĩ, cô mẫu giáo, thành ra đang hưởng vòng quay của hối lộ và tham nhũng. Những nơi hưởng tiền ít, ví dụ vùng núi xa xôi quan chức, người dân không có tiền mấy thì người dạy mẫu giáo ít được phong bì. Nên người dân nói tiếu lâm rất ghê: “Vùng cao, giáo viên, bác sĩ khổ quá vì tham nhũng chưa thâm nhập vào đây!” (cười)”
Lần này, ngành tổ chức xếp hạng khá cao cũng là một phát hiện đáng lưu ý. Người dân cho là chạy chức, chạy quyền rất lớn vì từ đó mới ra quyền lực, chức tước, lợi lộc… Tham nhũng trong ngành tổ chức xếp thứ 4-5 chứ không phải thứ 7-9 như trước đây. Một khi tổ chức được xếp tham nhũng khá cao là rất nguy hiểm. Vì từ tổ chức, từ con người “cầm cân nảy mực” mới phát sinh ra nhiều chuyện…
Thể chế pháp lý khiếm khuyết
- Phát hiện lớn nhất trong nguyên nhân về tham nhũng mà dự án rút ra được là gì, thưa ông?
- Trước đây người ta hay nói nhiều đến nguyên nhân là sự tha hoá của cán bộ, tức là sâu mọt, rồi lương thấp, không nghiêm trị… Nhưng dự án này dám nêu lên một nguyên nhân quan trọng bậc nhất là do một số thể chế pháp lý còn khiếm khuyết.
Thứ nhất là thể chế pháp lý về quản lý đất đai. Cái yếu tố đất đai thuộc sở hữu toàn dân, cộng với cơ chế cho phép cán bộ từ huyện đến tỉnh được quyền phân quyền đất đai, doanh nghiệp ấy giải phóng mặt bằng đền bù theo giá rẻ mạt và được lại rất nhiều. Nguyên nhân này là giá đền bù cho người dân thấp hơn rất nhiều so với giá đất cơ hội. Giá đất đang như thế này nhưng khi tôi làm một quy hoạch công nghiệp, cơ hội mảnh đất này lên giá rất cao. Nhưng khi làm nhà nước bảo đất này là đất ruộng trồng lúa nên giá chỉ mấy chục nghìn 1 mét vuông.
Có một người dân dẫn chứng rất cụ thể: Chỉ cần xin 5ha, giải phóng mặt bằng 1 tỷ đồng, 1 tỷ lo lót tất cả từ thành phố cho đến xã, tổng cộng mất 2 tỷ. Xong người ta liên kết với Hàn Quốc làm một xí nghiệp, bảo “tôi có mảng đất 5ha này, ông đưa máy móc vào đây thì giá trị mảnh đất của tôi là 5 triệu đô”. Và 5 triệu đô thì lãi bao nhiêu, được hàng trăm tỷ mà mất có 2 tỷ. Thật kinh khủng!
Phương diện thứ hai của nguyên nhân về thể chế là quản lý doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn thì cũng tạo ra tham nhũng rất lớn. Tập đoàn nhà nước nên Nhà nước cho vốn, cho vay ngân hàng, lúc thua lỗ thì anh xoá nợ… Ông chủ tịch tập đoàn lại là cán bộ nhà nước nhưng lại làm công ty con, “sân sau”… Chẳng hạn như tập đoàn về lương thực bán lúa gạo. Ông có công ty con ở Singapore, bán gạo giá rẻ, nó lại bán đắt lên trục lợi. Tập đoàn nhà nước làm hại rất nhiều cho công quỹ nhưng ít va chạm với người dân thường như lĩnh vực đất đai.
Cho nên hai mặt của phương diện thể chế tạo cho tham nhũng mang tính hệ thống và rất khó chữa theo kiểu vụ việc được. Anh phải thay đổi cái cách phân phối đất, phải thay đổi cách quản trị vốn của doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước…
Dự án xếp nguyên nhân trên là quan trọng nhất.
Công nghiệp hoá “trên lưng người nông dân”?
“Đất đai quản lý như thế này người dân nói rất ghê. Tôi thấy găng quá nên nói, “tôi ghi vào đây có ảnh hưởng đến bác không?” Họ nói, “không, không, cứ ghi tên tôi ở dưới đi”. Câu thứ nhất họ bảo là: Ngoài tham nhũng ra, nếu quản lý đất đai kiểu này thì quá trình công nghiệp hoá hiện nay đang tiến hành “trên lưng người nông dân”. Không phải lời của dự án mà ghi chú thích hẳn hoi, ông này ở Thái Bình, từng là tỉnh uỷ viên.
Ông ấy cho rằng, ngoài hiện tượng tạo thời cơ cho tham nhũng thì quá trình công nghiệp hoá thế này đang lợi cho doanh nghiệp, gây thiệt hại cho người nông dân. Cái doanh nghiệp mà được đất ở chỗ Ciputra (Hà Nội) được lãi gấp mấy trăm lần? Hay một sân golf họ lấy 100ha, 60ha làm sân gôn, 40ha làm biệt thự, lãi đấy vào túi ai?”
Mua giấy phép thành lập trường để “bán bằng”?
Vậy còn nguyên nhân nào khác dự án đưa ra về tình trạng tham nhũng?
- Nguyên nhân thứ hai là cơ chế xin – cho của thời bao cấp đang còn rất thịnh hành. Ví dụ tôi xin lập một trường đại học dân lập thì tự nhiên được mảnh đất mấy ha, được giấy phép tuyển sinh. Tuyển sinh lấy mỗi em 1 triệu/tháng, bao nhiêu triệu 1 năm thì tự nhiên thành bao nhiêu tỷ lập tức.
Ngành giáo dục trong hội thảo mà có người đứng lên nói: Cách đây độ 5 năm muốn được giấy phép để mở một trường ĐH-CĐ dân lập độ tốn 300 triệu lo lót các nơi thì bây giờ năm 2009 là 2 tỷ. Xong giấy phép ấy mà không lập có người khác mua ngay, gấp 2-3 lần. Sau đó lại tham nhũng kiểu khác, lấy tiền cho học sinh, làm cho chất lượng giảm đi. Tóm lại các trường đại học hiện nay có hiện tượng thành lập lên như trung tâm “bán bằng”. Muốn thành lập trung tâm bán bằng phải có giấy phép, muốn có giấy phép phải có hối lộ… Cho nên hệ thống tham nhũng nó giằng rịt như vậy.
Như vậy hệ thống xin – cho rất mạnh, nhất là các dự án. Xin được mở bệnh viện tư, trường đại học… xin được căn hộ chung cư mua theo giá gốc, tưởng là thị trường nhưng chưa đích thực.
- Như hai nguyên nhân ông nói kể trên không đề cập đến việc cán bộ tha hoá, sa sút về đạo đức dẫn đến tham nhũng?
Trước kia trong các văn bản về phòng chống tham nhũng của nhà nước khi nói nguyên nhân hay nói đến ban đầu là đạo đức tha hoá, lương thấp… thì dự án này không nói như thế.. Hai nguyên nhân nói trên không có dính đến đạo đức. Đạo đức rất khá nhưng rơi vào vòng xoáy này cũng phải nhận hối lộ, còn nếu khá hơn nữa ông đứng ra ngoài không làm nữa, ông về nghỉ hưu. Còn nếu anh vào cuộc, lại phải xin, phải đưa ra phong bì…
Do đó, dự án đưa ra hai nguyên nhân chính ở trên rồi mới đến nguyên nhân đạo đức kém, lương bổng thấp, nền kinh tế dùng tiền mặt… Chẳng hạn dùng tiền mặt, anh ra phố Hà Trung (Hà Nội) mà đổi được 100 nghìn USD, lo lót hải quan chuyển sang Thuỵ Sĩ thì xong rồi. Chả ai còn biết nữa. Các nước đổi 5.000 USD phải xem ai cần đổi, nguồn gốc từ đâu, tại sao cần đổi…
Mà cái hối lộ của Việt Nam nó lại ghê gớm, thành văn hoá, có bà nói: “Các bác cứ nói hối lộ xấu xa nhưng bây giờ vào bệnh viện, ngày lễ ngày tết cho cô giáo mà không đưa tiền, phong bì… thì mình trở thành người vô văn hoá”. Bà ta dùng chữ nặng lắm là vô học, mà có học, có văn hoá thì phải đưa, thành ra cái lệ đó rồi.
Có hai ý kiến dự án này không đồng ý: Ý kiến thứ nhất bảo là cảnh sát giao thông xấu xa nhưng ta chiểu theo hai nguyên nhân kia thì ông cảnh sát là bình thường, vì nằm trong hệ thống. Ví dụ cảnh sát tỉnh A thế này còn cảnh sát các tỉnh khác rất nghiêm túc thì mới gọi là phạm trù đạo đức của cảnh sát. Như thế không phải tại vấn đề ở bản thân ông ấy mà tại hệ thống.
Cho nên vừa rồi đối thoại về tham nhũng trong y tế, tôi có nói câu: Ngành y tế theo thống kê của người dân có tham nhũng nhưng không ghê gớm (về giá trị bằng tiền, vật chất) bằng đất đai. Nhưng tham nhũng ở đấy mang tính chất đương nhiên và noi gương?
- Vì sao ông nói tham nhũng ở ngành y tế là “đương nhiên và noi gương”?
- Vì anh bác sĩ lý lẽ: Tội gì mà tôi ngồi đây mổ suốt ngày lương 3 triệu mà anh kia chạy loăng quăng, có tiền tỷ. Thì bác sĩ lấy tiền của bệnh nhân, thậm chí có bệnh nhân van bác sĩ nhận tiền.
Tôi có quen một người giải phẫu giỏi ở Việt Đức (tôi đã lắng nghe và hỏi rất cẩn thận). Người bác sĩ giỏi ở Việt Đức 40 tuổi, mổ chính bây giờ lương chính có 3 triệu nhưng thu nhập tất cả tiền hàng tháng 40 triệu. 40 triệu tương đương hơn 2.000 USD, được quá! Nhưng hiện nay thu nhập do hệ thống tham nhũng, hối lộ cung ứng. Thế mà có lần có một bà già 70 tuổi ở Hà Giang đưa phong bì, ông ấy không nhận vì trông bà nghèo khổ, bà ta sợ quá gần như quỳ xuống để cầu van… Lúc ấy thành văn hoá, “nếu bác sĩ không nhận phong bì của tôi thì tức là phản đối tôi, không chăm chút tôi. Nhận cho tôi để chăm chút cho tôi”. Bác sĩ ấy nhận, khi yên ổn rồi bóc ra thấy 30 ngàn đồng mà phát khóc…
Có những ý kiến nói ra nhưng tổng kết lại người dân không đồng ý. “Người dân làm hỏng cán bộ, tham nhũng hối lộ tại người dân”, nói như vậy là sai hoàn toàn. Nói như thế này đúng: Lương thấp nên không giữ được mình, vì không nước nào lương thấp thế này cả. Công chức quá đông và lương quá thấp, đó là vấn đề lớn, là hiện tượng ở Việt Nam. Công chức không thực tài mà theo hệ thống tuyển lựa nó không đúng như một thị trường đích thực.
“Bốc thuốc” cho bệnh tham nhũng
- Vậy sau khi “chẩn đoán”, dự án đã “bốc thuốc” như thế nào để chữa “bệnh” tham nhũng ở Việt Nam?
- Khuyến nghị tập trung nhất, về đường trường (lâu dài) thì phải thay đổi, hoàn thiện một số cơ chế sở hữu. Đó là đề xuất lớn nhất đầu tiên của dự án này, thí dụ về đất đai. Làm thế nào đó để người dân có quyền hơn, được đền bù cao hơn, được đối thoại với nhà đầu tư…? Chứ hiện nay họ có quyền rất ít và quyền ấy đưa về chính quyền. Mà quan chức ưu ái cho doanh nghiệp thì tự nhiên là tham nhũng.
Tập đoàn nhà nước cần nghiên cứu lại, anh chủ tịch tập đoàn phải góp tiền của anh. Đằng này tập đoàn nhà nước tiền của dân, tội gì không làm ra công ty con, làm hại cho tập đoàn, lợi cho công ty con, cuối cùng tập đoàn càng lỗ.
Đề xuất thứ hai về dài hạn muốn chống tham nhũng tốt phải minh bạch và tính giải trình phải cao.Ví dụ người dân có quyền yêu cầu UBND chỗ này giải trình… Chỉ giải trình anh cũng đã sợ rồi! Cũng như sân golf anh lấy đất thế nào cho ai và nộp bao nhiêu. tại sao sân golf một nửa làm biệt thự?
Thứ ba về đường trường, tiếng nói của tổ chức xã hội và người dân phải tăng nữa. Giống như về ô nhiễm môi trường, phải có sức ép người dân kiện Vedan, hoặc trao giải thưởng không đúng, báo chí, người dân lên tiếng phải mạnh mẽ thì mới được.
Giải pháp trước mắt, người dân đề xuất rất đơn giản và cụ thể là không nên để ông chỉ đạo (trưởng ban) phòng chống tham nhũng là ông chủ tịch chính quyền. Hiện nay là vừa đá bóng vừa thổi còi. Còn nữa, anh thanh tra ở tỉnh sợ ông chính quyền. Thanh tra ở tỉnh phải độc lập với ông chính quyền thì mới ăn thua. Vì vậy người dân đề nghị tăng cường hoạt động, tham gia giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng…
Kiến nghị thứ hai Đảng viên cũng như không Đảng viên, cán bộ cao cấp cũng như thấp cấp đều chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không có xử riêng, cấp uỷ có ý kiến… Tức là thượng tôn pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
Thứ ba, phải làm thế nào cho người dân dám tố cáo tham nhũng, thí dụ đơn thư khiếu nại tố cáo nặc danh cũng phải xét, rồi hòm thư tố giác tham nhũng để nơi thoải mái cho người dân dễ nhận biết.
Kiến nghị thứ tư là vai trò giám sát của người dân, truyền thông, của tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… phải tăng nữa và và thực chất hơn.
- Ông vừa đưa ra đề xuất “vá” những chỗ khiếm khuyết về cơ chế. Nhưng có thể những người làm chính sách cơ hội không dễ thay đổi, từ bỏ quyền lợi của mình. Vậy theo ông phải làm như thế nào?
- Ở VN có một đặc điểm và đặc điểm đó hay tạo nên tham nhũng mà trong dự án đã nêu là anh hành pháp lại lập pháp. Thí dụ cơ chế phát triển ngành điện lực, Luật điện lực hoặc chính sách phát triển điện lực lại do anh EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam), Bộ Công thương đề xuất. Các nước chữa bằng cách hạn chế anh hành pháp lại, mà khi lập chính sách phải để cho anh lập pháp là Quốc hội. Trong Quốc hội thì anh Bộ trưởng phải rất ít, thậm chí đã Bộ trưởng không đại biểu Quốc hội. Của mình ngược lại hầu hết Bộ trưởng đều là đại biểu QH. Tách lập pháp ra khỏi hành pháp thì lập pháp mới đứng trên quyền lợi chung. Đằng này khi lập pháp có dấu vết hành pháp ở bên trong, thiên vị anh hành pháp nên rất nguy hiểm.
Tham nhũng ở Việt Nam mang tính chất nạn nhân
“Dự án này tập trung vào để không xẩy ra tham nhũng, nó chân tình ở chỗ ấy. Dự án không đề nghị tăng hình phạt gấp mấy lần, thậm chí còn đề nghị không tử hình tội tham nhũng. Vì “hồn” của dự án này nói tham nhũng ở Việt Nam mang tính chất nạn nhân nhiều hơn. Tội nhân là một số nào đấy…
Giống như giáo dục, nhiều người là nạn nhân nên dự án này “không thích” ông Nguyễn Việt Khoa ở Hà Tây. Dự án này không đồng ý vì cách tiếp cận ấy đi vào những cái nhỏ lẻ, mà phải tìm nguyên nhân của những thứ đó. Mang camera quay đưa tiền cảnh sát ngoài đường, dự án này hoàn toàn không có dáng dấp như thế. Dự án này “đụng chạm” tại sao cảnh sát tham nhũng, cần phải “chữa” để cảnh sát không cần, không thể và không dám tham nhũng…”
- Tại sao dự án không “hiến kế” những giải pháp cụ thể, thưa ông?
- Anh quản lý phải nghĩ cách làm lợi cho dân, tránh tham nhũng. Anh đồng ý đất đai phân phối như vậy có phải lò sinh ra tham nhũng không? Không thể không đồng ý. Lò sinh ra tham nhũng anh phải chữa đi, anh phải mời chuyên gia chứ không thể người dân nói cách chữa được.
Cũng giống như ông QH bảo ông Bộ trưởng: Tôi phát hiện cho ông việc để chính quyền phát đất thế này dễ tạo tham nhũng, ông phải đi tìm cách chữa mới nói ông quản lý dân chứ! Hoặc người ta nói tập đoàn là ổ tham nhũng. Thế thì phải cổ phần hoá hết đi hoặc làm cách nào đấy…
Nếu làm được cái này lợi nhuận mới tập trung về cho xã hội, anh quay lại trả lương cho công chức. Chứ tổng số tiền ở VN không ít, nhưng rơi vào các đại gia, các doanh ngiệp và quan chức… Như thế công chức nhỏ không có lương phải “chấm mút” kiểu khác, cứ lằng nhằng thế. Là hệ thống cứ xoay vòng theo kiểu mà trong vòng luẩn quẩn như thế này, nó dựa vào tham nhũng phát triển theo kiểu không trong sáng, không đàng hoàng…
Văn Tiến thực hiện
Mà cái hối lộ của Việt Nam nó lại ghê gớm, thành văn hoá, có bà nói: “Các bác cứ nói hối lộ xấu xa nhưng bây giờ vào bệnh viện, ngày lễ ngày tết cho cô giáo mà không đưa tiền, phong bì… thì mình trở thành người vô văn hoá”. Bà ta dùng chữ nặng lắm là vô học, mà có học, có văn hoá thì phải đưa, thành ra cái lệ đó rồi.
Có hai ý kiến dự án này không đồng ý: Ý kiến thứ nhất bảo là cảnh sát giao thông xấu xa nhưng ta chiểu theo hai nguyên nhân kia thì ông cảnh sát là bình thường, vì nằm trong hệ thống. Ví dụ cảnh sát tỉnh A thế này còn cảnh sát các tỉnh khác rất nghiêm túc thì mới gọi là phạm trù đạo đức của cảnh sát. Như thế không phải tại vấn đề ở bản thân ông ấy mà tại hệ thống.
Cho nên vừa rồi đối thoại về tham nhũng trong y tế, tôi có nói câu: Ngành y tế theo thống kê của người dân có tham nhũng nhưng không ghê gớm (về giá trị bằng tiền, vật chất) bằng đất đai. Nhưng tham nhũng ở đấy mang tính chất đương nhiên và noi gương?
- Vì sao ông nói tham nhũng ở ngành y tế là “đương nhiên và noi gương”?
- Vì anh bác sĩ lý lẽ: Tội gì mà tôi ngồi đây mổ suốt ngày lương 3 triệu mà anh kia chạy loăng quăng, có tiền tỷ. Thì bác sĩ lấy tiền của bệnh nhân, thậm chí có bệnh nhân van bác sĩ nhận tiền.
Tôi có quen một người giải phẫu giỏi ở Việt Đức (tôi đã lắng nghe và hỏi rất cẩn thận). Người bác sĩ giỏi ở Việt Đức 40 tuổi, mổ chính bây giờ lương chính có 3 triệu nhưng thu nhập tất cả tiền hàng tháng 40 triệu. 40 triệu tương đương hơn 2.000 USD, được quá! Nhưng hiện nay thu nhập do hệ thống tham nhũng, hối lộ cung ứng. Thế mà có lần có một bà già 70 tuổi ở Hà Giang đưa phong bì, ông ấy không nhận vì trông bà nghèo khổ, bà ta sợ quá gần như quỳ xuống để cầu van… Lúc ấy thành văn hoá, “nếu bác sĩ không nhận phong bì của tôi thì tức là phản đối tôi, không chăm chút tôi. Nhận cho tôi để chăm chút cho tôi”. Bác sĩ ấy nhận, khi yên ổn rồi bóc ra thấy 30 ngàn đồng mà phát khóc…
Có những ý kiến nói ra nhưng tổng kết lại người dân không đồng ý. “Người dân làm hỏng cán bộ, tham nhũng hối lộ tại người dân”, nói như vậy là sai hoàn toàn. Nói như thế này đúng: Lương thấp nên không giữ được mình, vì không nước nào lương thấp thế này cả. Công chức quá đông và lương quá thấp, đó là vấn đề lớn, là hiện tượng ở Việt Nam. Công chức không thực tài mà theo hệ thống tuyển lựa nó không đúng như một thị trường đích thực.
“Bốc thuốc” cho bệnh tham nhũng
- Vậy sau khi “chẩn đoán”, dự án đã “bốc thuốc” như thế nào để chữa “bệnh” tham nhũng ở Việt Nam?
- Khuyến nghị tập trung nhất, về đường trường (lâu dài) thì phải thay đổi, hoàn thiện một số cơ chế sở hữu. Đó là đề xuất lớn nhất đầu tiên của dự án này, thí dụ về đất đai. Làm thế nào đó để người dân có quyền hơn, được đền bù cao hơn, được đối thoại với nhà đầu tư…? Chứ hiện nay họ có quyền rất ít và quyền ấy đưa về chính quyền. Mà quan chức ưu ái cho doanh nghiệp thì tự nhiên là tham nhũng.
Tập đoàn nhà nước cần nghiên cứu lại, anh chủ tịch tập đoàn phải góp tiền của anh. Đằng này tập đoàn nhà nước tiền của dân, tội gì không làm ra công ty con, làm hại cho tập đoàn, lợi cho công ty con, cuối cùng tập đoàn càng lỗ.
Đề xuất thứ hai về dài hạn muốn chống tham nhũng tốt phải minh bạch và tính giải trình phải cao.Ví dụ người dân có quyền yêu cầu UBND chỗ này giải trình… Chỉ giải trình anh cũng đã sợ rồi! Cũng như sân golf anh lấy đất thế nào cho ai và nộp bao nhiêu. tại sao sân golf một nửa làm biệt thự?
Thứ ba về đường trường, tiếng nói của tổ chức xã hội và người dân phải tăng nữa. Giống như về ô nhiễm môi trường, phải có sức ép người dân kiện Vedan, hoặc trao giải thưởng không đúng, báo chí, người dân lên tiếng phải mạnh mẽ thì mới được.
Giải pháp trước mắt, người dân đề xuất rất đơn giản và cụ thể là không nên để ông chỉ đạo (trưởng ban) phòng chống tham nhũng là ông chủ tịch chính quyền. Hiện nay là vừa đá bóng vừa thổi còi. Còn nữa, anh thanh tra ở tỉnh sợ ông chính quyền. Thanh tra ở tỉnh phải độc lập với ông chính quyền thì mới ăn thua. Vì vậy người dân đề nghị tăng cường hoạt động, tham gia giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng…
Kiến nghị thứ hai Đảng viên cũng như không Đảng viên, cán bộ cao cấp cũng như thấp cấp đều chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không có xử riêng, cấp uỷ có ý kiến… Tức là thượng tôn pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
Thứ ba, phải làm thế nào cho người dân dám tố cáo tham nhũng, thí dụ đơn thư khiếu nại tố cáo nặc danh cũng phải xét, rồi hòm thư tố giác tham nhũng để nơi thoải mái cho người dân dễ nhận biết.
Kiến nghị thứ tư là vai trò giám sát của người dân, truyền thông, của tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… phải tăng nữa và và thực chất hơn.
- Ông vừa đưa ra đề xuất “vá” những chỗ khiếm khuyết về cơ chế. Nhưng có thể những người làm chính sách cơ hội không dễ thay đổi, từ bỏ quyền lợi của mình. Vậy theo ông phải làm như thế nào?
- Ở VN có một đặc điểm và đặc điểm đó hay tạo nên tham nhũng mà trong dự án đã nêu là anh hành pháp lại lập pháp. Thí dụ cơ chế phát triển ngành điện lực, Luật điện lực hoặc chính sách phát triển điện lực lại do anh EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam), Bộ Công thương đề xuất. Các nước chữa bằng cách hạn chế anh hành pháp lại, mà khi lập chính sách phải để cho anh lập pháp là Quốc hội. Trong Quốc hội thì anh Bộ trưởng phải rất ít, thậm chí đã Bộ trưởng không đại biểu Quốc hội. Của mình ngược lại hầu hết Bộ trưởng đều là đại biểu QH. Tách lập pháp ra khỏi hành pháp thì lập pháp mới đứng trên quyền lợi chung. Đằng này khi lập pháp có dấu vết hành pháp ở bên trong, thiên vị anh hành pháp nên rất nguy hiểm.
Tham nhũng ở Việt Nam mang tính chất nạn nhân
“Dự án này tập trung vào để không xẩy ra tham nhũng, nó chân tình ở chỗ ấy. Dự án không đề nghị tăng hình phạt gấp mấy lần, thậm chí còn đề nghị không tử hình tội tham nhũng. Vì “hồn” của dự án này nói tham nhũng ở Việt Nam mang tính chất nạn nhân nhiều hơn. Tội nhân là một số nào đấy…
Giống như giáo dục, nhiều người là nạn nhân nên dự án này “không thích” ông Nguyễn Việt Khoa ở Hà Tây. Dự án này không đồng ý vì cách tiếp cận ấy đi vào những cái nhỏ lẻ, mà phải tìm nguyên nhân của những thứ đó. Mang camera quay đưa tiền cảnh sát ngoài đường, dự án này hoàn toàn không có dáng dấp như thế. Dự án này “đụng chạm” tại sao cảnh sát tham nhũng, cần phải “chữa” để cảnh sát không cần, không thể và không dám tham nhũng…”
- Tại sao dự án không “hiến kế” những giải pháp cụ thể, thưa ông?
- Anh quản lý phải nghĩ cách làm lợi cho dân, tránh tham nhũng. Anh đồng ý đất đai phân phối như vậy có phải lò sinh ra tham nhũng không? Không thể không đồng ý. Lò sinh ra tham nhũng anh phải chữa đi, anh phải mời chuyên gia chứ không thể người dân nói cách chữa được.
Cũng giống như ông QH bảo ông Bộ trưởng: Tôi phát hiện cho ông việc để chính quyền phát đất thế này dễ tạo tham nhũng, ông phải đi tìm cách chữa mới nói ông quản lý dân chứ! Hoặc người ta nói tập đoàn là ổ tham nhũng. Thế thì phải cổ phần hoá hết đi hoặc làm cách nào đấy…
Nếu làm được cái này lợi nhuận mới tập trung về cho xã hội, anh quay lại trả lương cho công chức. Chứ tổng số tiền ở VN không ít, nhưng rơi vào các đại gia, các doanh ngiệp và quan chức… Như thế công chức nhỏ không có lương phải “chấm mút” kiểu khác, cứ lằng nhằng thế. Là hệ thống cứ xoay vòng theo kiểu mà trong vòng luẩn quẩn như thế này, nó dựa vào tham nhũng phát triển theo kiểu không trong sáng, không đàng hoàng…
Văn Tiến thực hiện