Samstag, 31. Juli 2010

Vatican đã bác bỏ nhiều đòi hỏi phi lý từ phía Việt Nam như thế nào trong Phiên họp hỗn hợp vòng 2 tại Vatican


Phiên họp hỗn hợp giữa Vatican và Việt Nam đã kết thúc hơn 1 tháng nay. Cả hai bên đều ra thông cáo gần giống nhau, đều coi đây là bước phát triển trong quan hệ song phương và đã có một thoả thuận là Toà thánh được cử một đại diện không thường trực đến Việt Nam. Thế nhưng còn rất nhiều chi tiết của phiên họp đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Mới đây VietCatholic nhận được một số tin tức từ những nguồn tin đáng tin cậy cho biết về phiên họp này và một số những chi tiết "nhậy cảm" xin được ghi lại như sau:

Khác hẳn với phiên họp vòng 1 tại Hà Nội, Tòa Thánh đã chấp nhận một số những đề nghị từ phía Việt Nam liên quan tới Giáo hội Việt Nam thì trong phiên họp lần 2 Tòa Thánh chẳng những có thái độ không khoan nhượng với những lập luận phê bình Giáo hội từ phía Việt Nam, nhưng còn thẳng thắn bác bỏ hầu hết các đòi hỏi do đoàn Việt Nam đưa ra ở phiên họp vòng 2 tại Vatican.

Theo nhiều nguồn tin chúng tôi nhận được thì đoàn Việt Nam đã đề nghị Toà thánh cấm không cho Đức TGM Ngô Quang Kiệt về nước kể cả dịp đại hội các GMVN vào tháng 10-2010 và không bổ nhiệm vào bất cứ chức vụ nào ở Toà thánh. Vatican cho rằng, Đức TGM Ngô Quang Kiệt chưa bị tước quyền công dân Việt Nam nên Toà thánh không thể làm cái việc vi phạm nhân quyền và cả pháp luật Việt Nam nữa. Còn việc bổ nhiệm nhân sự ở Vatican, đó là công việc nội bộ mà Việt Nam không nên can thiệp vào giống như Vatican không thể đề nghị ông A làm Thủ tướng hay bà B không được làm Bộ trưởng ở Việt Nam.

Việt Nam cũng đề nghị Toà thánh cấm không cho dòng Chúa Cứu Thế hoạt động tại Việt Nam hay ít nhất không cho hoạt động tại Hà Nội giống như trước đây trong lịch sử Toà thánh đã rút dòng Tên khỏi Việt Nam, không cho hoạt động mục vụ ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XVII. Vatican trả lời các dòng tu hoạt động theo tôn chỉ của Dòng và luật pháp ở từng quốc gia. Nếu họ sai pháp luật, xin các ngài hãy xử theo luật pháp, chúng tôi chỉ có thể nhắc nhở họ khi họ làm sai với tôn chỉ đã được Toà thánh phê chuẩn.

Về đề nghị của Việt Nam là Toà Thánh ra thông báo cấm các cuộc tập trung cầu nguyện đòi đất đai, tài sản như thời gian vừa qua và can thiệp kịp thời như vụ cầu nguyện ở Toà Khâm sứ, phái đoàn Vatican trả lời rằng: đất đai, tài sản của Giáo hội sở hữu một cách hợp pháp, Toà thánh kiên quyết bảo vệ và vẫn dứt khoát nêu lại đòi hỏi của các Giám mục Việt Nam là đòi lại quyền sử dụng hợp pháp Toà Khâm sứ ở Hà Nội và Giáo hoàng học viện Đà Lạt.

Toà thánh nhận định rằng nếu như Toà thánh có đại diện ở Việt Nam thì việc nắm bắt thông tin sẽ kịp thời và chính xác hơn thì sẽ sẽ đễ dàng có chỉ dẫn cụ thể cho từng vụ việc.

Lập trường của Toà thánh là luôn ủng hộ việc đòi hỏi chính đáng: việc đòi lại tài sản hợp pháp của Giáo hội Việt Nam trong tình thần ôn hoà, bất bạo động.

Việt Nam cũng đề nghị Toà thánh dừng tiến trình phong thánh cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận vì “không có lợi cho đại đoàn kết dân tộc”, Vatican đã bác bỏ thẳng thừng và cho đó là vi phạm các thoả thuận giữa Vatican và Việt Nam ở vòng 1 vì chỉ có phong giám mục ở Việt Nam mới cần có sự đồng thuận của Nhà nước Việt Nam mà thôi.

Không khí họp căng thẳng tới mức phái đoàn Việt Nam đã xin tạm ngừng họp để xin ý kiến ở Hà Nội. Không biết Hà Nội chỉ đạo thế nào nhưng kết thúc đã thống nhất đề nghị Vatican được cử một đại diện không thường trực đến Việt Nam.

Tuy nhiên vị đại diện này có được tự do vào Việt Nam gặp gỡ các giám mục, linh mục giáo dân hay không? Có phải xin phép và báo trước lịch trình cho phía Việt Nam và được ở lại Việt Nam bao lâu hay bao lâu mới được đến Việt Nam một lần vẫn chưa thống nhất được mà phải chờ đến vòng ba họp tại Hà Nội vào năm sau.

Còn một số thông tin nữa chúng tôi đang kiểm chứng, đối chiếu nhưng với những gì biết được và khi nào thuận tiện sẽ trình bầy sau. Một số giáo sĩ Việt Nam ở Roma và một vài Giáo chức Giáo hội có ảnh hưởng ở Việt Nam rất nhiệt liệt hoan hô tinh thần làm việc thẳng thắn của phái đoàn Vatican tại phiên họp vòng 2 vừa qua.

Trương Văn Sương, Lý Tống: Đừng Cúi Đầu Trước Bạo Quyền Cộng Sản!

Nguyễn Quang Duy
 
Trong hai tuần qua, giới truyền thông đặc biệt chú ý đến hai người: ông Trương Văn Sương và Lý Tống. Một ngừơi vừa được rời khỏi cảnh tù đày và một người xuất chiêu “xịt hơi cay ” chống văn hóa vận cộng sản. Lạ kỳ là cả hai người có rất nhiều điểm giống nhau và lại xuất hiện cùng một thời điểm. Biết đâu đây chính là vận nước.

Trước tiên cả hai ông Trương Văn Sương và Lý Tống đều là những chiến sỹ kiên cường trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cả hai cùng tham gia chiến đấu bảo vệ miền Nam tự do đến giờ phút cuối cùng trước khi lọt vào tay giặc. 
Trương Văn Sương là Thiếu Úy Địa Phương Quân, Phân Chi Khu Trưởng xã Mỹ Hương, Quận Thuận Hòa, Tiểu Khu Ba Xuyên. Trong khi ấy, phi công Lý Tống lái phản lực cơ A.37 chuyên công kích cộng quân. Khi người bạn “Đồng Minh” rút chạy, hai ông đã cùng chung số phận với đồng bào cả nước mất tự do và với hàng trăm ngàn binh sỹ miền Nam thành những người tù cải tạo.

Sau sáu năm tập trung cải tạo, Trương Văn Sương ra tù và vượt biên sang Thái Lan. Tại đây ông gia nhập “Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam”, làm trưởng toán dẫn mười thành viên nhập biên vào Hòn Ðá Bạc, mũi Cà Mau. Cả toán bị bắt, ngày 1/3/1983, ông bị kết án chung thân. Tính đến ngày rời trại giam Ba Sao (Nam Hà), ông đã bị Việt cộng giam 27 năm 4 tháng rưỡi. Như vậy nhập chung ông đã chịu 34 năm tù chính trị. Thế mà cái loa tuyên truyền của đảng cộng sản vẫn không ngừng rên rỉ “không có tù chính trị”.

Ông Sương cho biết tổ chức của ông có trên 200 người bị bắt. Nhiều người đã chết vì bệnh hoặc vượt ngục bị giết. Các ông Trần Văn Bá và Hồ Thái Bạch lãnh đạo Mặt Trận đã bị cộng sản sát hại ngay sau phiên tòa. Ông Sương và các chiến hữu của ông đã chọn chiến đấu cho tự do dân tộc thay vì tỵ nạn trên đất khách quê người như hàng triệu đồng hương khắp năm châu.

Còn Lý Tống đã trốn thoát trại tù, rời quê hương bằng đường bộ và được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận định cư. Tại Hoa Kỳ , ông đi học lại và lấy bằng Cử Nhân Khoa Chính Trị và Cử Nhân phụ Khoa Pháp Văn (1988), Cao Học (1990). Năm 1992 Lý Tống hoàn tất chương trình Tiến sĩ Chính Trị ngành Bang Giao Quốc Tế và chuẩn bị trình Luận án Tiến sĩ tại Đại Học New Orleans.

Thay vì tìm việc làm kiếm sống nuôi thân, ngày 4/9/1992, Lý Tống trở về Việt Nam trên chiếc Air Bus 321-200. Về đến thủ đô Sài Gòn , ông ép phi hành đòan thả 50 ngàn truyền đơn kêu gọi đồng bào Tổng Nổi Dậy lật đổ chế độ bạo quyền cộng sản, bị Việt cộng bắt và bị kết án 20 năm tù. Trước Tòa án ông tuyên bố: “Tôi Quốc tịch Việt Nam Cộng Hòa. ...Tôi trở về đây nhân danh Tổ quốc, Công lý để lật đổ Chế độ cộng sản. Các ông cũng nhân danh Tổ quốc, Công lý để kết tội tôi. Tại phiên tòa này các ông là quan tòa, tôi là bị cáo. Nhưng ngoài phiên tòa này còn có Tòa án Lịch sử và toàn Dân Việt Nam sẽ là những vị quan tòa công minh nhất, họ sẽ định công, định tội tôi và các ông!“  Cũng như Trương Văn Sương, ông cũng bị giam tại trại tù Ba Sao (Nam Hà) cho đến ngày thóat khỏi tù đày và về lại Hoa Kỳ .

Sau khi ra tù ông Trương Văn Sương cho giới truyền thông tự do biết trong tù ông luôn viết bản kiểm điểm như sau: “Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi vô tội và chúng tôi là những người có công với đất nước. Chúng tôi đã đem mồ hôi xương máu xây dựng và đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ cho Việt Nam . Chính đảng Cộng Sản Việt Nam mới là người có tội. Bằng chứng là các cuộc cải cách ruộng đất đã giết chết bao nhiêu người vô tội tại miền Bắc. Sau đó năm 1975, khi chiếm được miền Nam họ đã làm kiệt quệ kinh tế bằng các cuộc cải tạo tư sản, đánh tư bản, đẩy dân đi kinh tế mới, gây cho hàng triệu người vượt biên trong đó hàng trăm ngàn người đã chết. Họ đã buộc hàng trăm ngàn sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đi cải tạo và có biết bao người chết mà không biết thân xác bị vùi dập nơi đâu. Cán bộ thì tham nhũng, thối nát, hiếp đáp dân chúng nhưng lại hèn nhát cúi đầu trước các vụ lấn đất, lấn biển của ngoại bang. Hoàng Sa và Trường Sa không được bảo vệ khiến đất nước cha ông đã và đang rơi vào tay quân giặc.”

Ông Sương còn cho biết: “Với những điều vừa nêu, chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi là người vô tội, còn đảng CSVN mới là người có tội. Vì thế chúng tôi mới yêu cầu họ phải thả chúng tôi vô điều kiện. Chẳng những thế, mà họ còn phải có lời xin lỗi trước quốc dân đồng bào về sai trái của họ để dư luận quốc nội và hải ngọai minh oan cho chúng tôi là những người tù chính trị phải chịu hàm oan suốt hơn 30 năm nay."

Các bạn tù của Lý Tống cũng cho biết khi viết “Thu Hoạch học tập Nội Quy”, Lý Tống đã kết luận: “Tôi trở về đây để thay đổi, sửa đổi Luật pháp chứ không phải để tuân thủ và chấp hành Nội quy, Luật pháp rừng rú nầy! ... Tôi nguyện sẽ cải tạo đến chừng nào chế độ cộng sản tốt mới về!” Dù trong vòng tay giặc cả hai ông Lý Tống và Trương Văn Sương đều kiên cường và bất khuất một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.

Ông Trương Văn Sương tâm sự với Thanh Quang phóng viên Đài Á Châu Tự Do, ông luôn nghĩ tới những bạn tù chính trị còn trong cảnh đọa đày. Ông mong mỏi:“Trong những ngày bị lao tù, tôi cũng mong một ngày nào đó có được một giải pháp chính trị để họ thả tôi ra. Thật ra, tôi không nghĩ rằng họ có nhân đạo thả tôi, hoặc tôi cũng không nghĩ rằng tôi là người cải tạo tiên tiến để được đặc xá hay giảm án, tha án gì. Tôi mong rằng có một giải pháp chính trị nào đó để giúp giải quyết cho những người tù chính trị.”

Ngày 1/9/1998, tai Phi trường San Francisco , trước hàng trăm đồng bào chào đón, Lý Tống tuyên bố: “Chúng ta đã bóp cổ cộng sản đủ mạnh để chúng phải nhả 3 người chúng tôi hôm nay. Chúng ta cần phải bóp cổ cộng sản mạnh hơn nữa để chúng phải thả hết những tù lương tâm còn lại. Và chúng ta cần phải tiếp tục bóp cổ đến khi nào bạo quyền cộng sản hoàn toàn tắt thở!“

Từ đó Lý Tống không ngừng nghỉ tiếp tục “bóp cổ cộng sản”. Ngày 1/1/2000, ông đã bay đến Havana, Cuba, rải 50 ngàn tờ truyền đơn kêu gọi toàn dân Cuba đứng lên lật đổ “Con Khủng Long Già Nua Fidel Castro’’.

Ngày 17/11/2000 ông bay về Sài Gòn lần thứ nhì để rải 50 ngàn tờ truyền đơn kêu gọi dân chúng đứng lên lật đổ ách độc tài áp bức của bạo quyền Việt cộng, rồi bay trở lại Thái Lan. Chuyến bay vào ra Việt Nam an tòan đã làm bạo quyền run sợ. Chúng không còn láo khóet tuyên truyền về khả năng phòng chống an ninh. Bằng mọi giá Việt cộng đã tìm cách mua chuộc, làm áp lực giới chức Thái Lan để giải giao Lý Tống với “tội xâm nhập lãnh thổ bất hợp pháp”.

Sau gần 7 năm bị giam cầm, ngày 3/4/2007 Toà Chung Thẩm Thái Lan đã ra Phán Quyết công nhận phi vụ thả truyền đơn của Lý Tống là một hành động chính trị, phải trả tự do cho Lý Tống, một thắng lợi lớn nhờ nỗ lực đấu tranh của Đồng Bào Hải ngoại và thất bại nhục nhã của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Ngày 18/07/2010 vừa qua, tin từ San Jose Hoa Kỳ đã được nhanh chóng truyền khắp năm châu “Đàm Vĩnh Hưng bị xịt hơi cay khi đang trình diễn tại San Jose”. Theo đó bên ngòai đồng bào tham dự biểu tình. Bên trong, Lý Tống đã giả dạng một phụ nữ đi vào xem hát, ngồi ngay hàng đầu. Ông đã bình thản xem ca nhạc đợi đến phần trình diễn của văn công Đàm Vĩnh Hưng mới đứng lên tặng hoa. Khi Hưng bước đến gần cúi xuống nhận hoa thì bất ngờ, ông đã “xịt hơi cay” vào mặt của Đàm Vĩnh Hưng.

Mặc cho thông tin trong và ngòai nứơc đưa tin về hành vi chính trị của Đàm Vĩnh Hưng. Văn công Hưng vẫn một điều chỉ làm văn nghệ và xin đừng mang chính trị vào văn nghệ. Bài ca cũ rích này càng tạo sự quan tâm đến vai trò đảng giao của con chốt thí Đàm Vĩnh Hưng. Con chốt đã trên 40 lần nhảy tới nhảy lui, từ casino này sang casino khác, để rồi bứơc vào khung thành được quân sỹ cộng đồng Lý Tống xịt văng.

Việc ông Lý Tống làm đã đánh thức cộng đồng hải ngọai quan tâm đến sách lược dùng văn hóa vận để nhuộm đỏ cộng động hải ngọai. Thúc đẩy hàng ngàn người tham dự biểu tình tại Nam California ngày 24/7/2010. Tại cuộc biểu tình này, Lý Tống tuyên bố sẽ sang Úc để cùng đồng hương Úc đuổi cổ con chốt thí Đàm Vĩnh Hưng. Bà con Úc châu nghe thế càng mạnh dạn hơn, hăng hái hơn rủ nhau tham dự biểu tình để đuổi văn công cộng sản, để chặt đứt cánh tay nối dài của “đảng” và cũng để ủng hộ cao trào dân chủ - yêu nước Quốc nội đứng lên lật đổ bạo quyền Việt cộng.

Bên cạnh đó cũng có một số lập luận xuất phát từ một số bậc trí thức và nhà báo “tự do” cho rằng Lý Tống làm như vậy là bạo động, là phi văn hóa Mỹ, là không được quần chúng Tây Phương ủng hộ ... Mặc dù đã sống ở xã hội Tây Phương các người này cố tình quên đi phương cách thu hút giới truyền thông hay sự quan tâm của quần chúng bằng cách “chơi nổi”.

Ở Tây Phương không đâu tự do, độc lập và có văn hóa hơn môi trường đại học. Thế mà các vị lãnh đạo hay làm chính trị Tây Phương thường ngán nhất là xuất hiện tại các Viện Đại Học không ăn bom nước, thì bom bột, cà chua trứng thúi ... Như bà Tân Thủ Tướng Úc Julia Gillard chưa ngồi yên ghế và chưa nóng chân đi xin phiếu, ngày 24/7/2010 tại viện Đại học Queensland thành phố Brisbane, đã được một ứng viên Tiến sỹ anh Bradley Smith tấn công. Tin tức và hình ảnh của anh là tin nóng được đưa lên hàng đầu trong ngày. Anh Smith cho biết làm như thế để quần chúng Úc quan tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Theo giới bình luận chính trị bầu cử lần này đảng Lao Động chỉ có thể thắng nhờ vào lá phiếu chuyển tiếp của đảng Xanh (môi trường). Mọi chính sách tương lai của đảng Lao Động cũng sẽ lệ thuộc vào việc thương lượng với đảng Xanh.

Với đa số quần chúng hải ngọai việc Lý Tống xịt Đàm Vĩnh Hưng là việc một việc bình thường nhưng không phải ai cũng làm được. Tôi thiếu năng khiếu giả gái và khả năng bình tĩnh vượt qua mạng lưới an ninh chìm nổi của Đàm Vĩnh Hưng để thực hiện công việc. Có làm được hai việc trên tôi lại thiếu sự duyên dáng và hấp dẫn để Đàm vĩnh Hưng sà tới hưởng hoa. Ngoài ra, tôi sợ làm sẽ ảnh hưởng đến công việc, sợ ảnh hưởng đến gia đình, sợ sẽ bị thiên hạ đàm phán, sợ bị bọn Việt cộng và tay say để ý gây khó dễ hay đánh lén, sợ bị tù, sợ ra tòa, sợ, sợ … và sợ. Nói trắng ra mặc dù đã thóat khỏi lao tù cộng sản, những cái sợ đã kềm hãm tôi có thể trở thành một con người thực sự tự do. Hành động của Lý Tống đã đánh thức cá nhân tôi hãy bớt sợ đi để cùng đồng bào đấu tranh chống bạo quyền cộng sản.

Lại cũng có người cho rằng hành động của Lý Tống không được đồng bào Quốc nội hửơng ứng. Chủ nhật vừa qua, hằng chục ngàn đồng bào Bắc Giang đã biểu tình trước Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bắc Giang đòi giải thích về cái chết của anh Nguyễn văn Khương. Sau đó bạo động giữa công an và dân chúng đã xẩy ra. Có người đặt câu hỏi tại sao lúc này công an hay đánh chết người? Câu trả lời là từ ngày cộng sản cướp chính quyền tháng 8-1945, công an Việt cộng vẫn thường xuyên đánh chết người nhưng do sợ mà dân chúng chưa dám đứng lên. Gió đã đổi chiều đồng bào Quốc nội đã hiểu rõ với Việt cộng không thể nói chuyện ôn hòa, vì thế mới mang quan tài anh Khương đi đòi công lý cho anh và cho dân tộc.

Cũng có người cho rằng Lý Tống làm như vậy không được giới trẻ ủng hộ. Việc Đàm Vĩnh Hưng nửa đàn ông nửa đàn bà, khi nghệ sỹ lúc văn công, Việt không ra Việt Tây chẳng phải Tây, thiếu văn hóa, thiếu trình độ học vấn, … nửa người nửa ngợm nửa đười ươi, chẳng hợp với ai, chỉ để “đảng” lợi dụng, đã là những đề tài được giới trẻ bàn luận từ lâu. Thậm chí các bạn còn lập ra Hội Ghét Đàm Vĩnh Hưng có diễn đàn mạng riêng. Nhưng nếu qủa thực giới trẻ không ủng hộ việc làm của Lý Tống thì đây lại chính là cơ hội để chúng ta giải thích ngọn nguồn cho các bạn về lý do chính trị trong việc Lý Tống xịt Đàm Vĩnh Hưng.

Tin từ Hoa Kỳ cho biết Lý Tống đã chính thức thưa Đàm Vĩnh Hưng và những người đứng ra tổ chức về việc trốn thuế. Tháng ba vừa qua các đồng hương tại Victoria Úc đã tham dự và biến một phiên tòa kiện Cộng đồng thành nơi để xác định lập trường Cộng đồng Úc châu là một cộng đồng chống cộng. Lần này Lý Tống và đồng hương tại San Jose sẽ biến các phiên tòa thành nơi lên án bạo quyền Việt cộng, chứng minh sự xâm nhập của đảng cộng sản, chặt đứt các cánh tay nối dài của đảng và chứng minh hành động chính trị của Lý Tống để bảo vệ “vùng cấm Việt cộng” San Jose.

Trở lại ông Trương Văn Sương và ông Lý Tống hai chiến sỹ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã làm những việc không phải vì họ muốn trở thành anh hùng. Hai ông đã làm vì trung thành với lời thề Tổ Quốc Danh Dự và Trách Nhiệm . Cũng do lời thề này mà năm tướng Lê Nguyên Vỹ , Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng và Nguyễn Khoa Nam và hàng ngàn binh sỹ VNCH thà chết không hàng giặc. Hay tướng Hòang Cơ Minh và hàng ngàn anh hùng vô danh đã quay về chiến đấu cho tự do dân tộc để hy sinh trên đường giải phóng hay nằm xuống trong lao tù cộng sản. Trong lao tù cộng sản hiện vẫn cò nhiều chiến sỹ VNCH hiện đang ngày đêm chiến đấu cho tự do, cho sự sống còn của dân tộc, cho sự tồn tại của biên cương bờ cõi do ông cha để lại. Sự kiên cường và bất khuất của chiến sỹ quân lực VHCH không phải sẽ chỉ được ghi vào sử sách ngàn đời, mà còn là phương châm để các thế hệ tiếp nối noi theo cùng đồng bào cả nước đứng lên giành lại chủ quyền dân tộc.

Xin được lấy lời Lý Tống làm kết luận bài: “Ta cúi đầu, cộng cỡi cổ. Ta đứng dậy, cộng sụp đổ! …”

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
28/7/2010

__._,_.___

Cách nào Mỹ đã phục kích Trung Quốc tại ngay sân sau, và chuyện gì sẽ tiếp diễn?

Greg Torode
Phóng viên trưởng về Châu Á của South China Morning Post (SCMP) tại Hà Nội
Ngày 25 tháng 7, 2010
Phùng Liên Đoàn phỏng dịch

Cuộc phục kích Trung Quốc (TQ) về quyền sở hữu tại Biển Đông do Mỹ dẫn đầu tại diễn đàn an ninh vùng cấp cao vào hôm thứ Sáu đánh dấu một biến chuyển rõ ràng về quan hệ TQ-Mỹ và đào sâu thêm lằn ranh chiến lược tại Á Châu.

Trong khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hầu như tắm mình trong Biển Đông tại Hà Nội, tàu chiến Mỹ và Hàn Quốc sửa soạn tập trận tại Biển Nhật Bản, hay Biển Đông (đối với TQ) gần Đông Bắc TQ - làm tình hình căng thẳng thêm.

Sự kiện xảy ra tại Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt. Khi bà Clinton tuyên bố việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bây giờ là một “quan tâm quốc gia” và “vấn đề ngoại giao ưu tiên” của Mỹ, bà đã không chỉ nói đến quan ngại của Mỹ về việc thống trị hàng hải của TQ, mà còn chứng tỏ Mỹ hiểu rất rõ một cơ hội lịch sử nữa.

Đã nhiều tháng nay, tiếng nói quan ngại về đòi hỏi chủ quyền của TQ càng ngày càng to hơn tại Washington, trong khi chính phủ mới của Tổng thống Barrack Obama còn đang hoạch định phương sách trở lại vùng biển bị bỏ quên này. Bị báo động bởi tiếng ngân đi ngân lại là Mỹ đã trở thành một cường quốc xuống dốc, các chính khách Mỹ nói riêng với nhau là Mỹ cần phải nắm lại vị thế chiến lược mạnh nhất tại Á Châu.

Mỹ có cơ hội làm việc trên do TQ càng ngày càng đòi hỏi sở hữu hầu như toàn thể Biển Đông bằng chứng cớ lịch sử và cả pháp quyền - qua việc bắt nhốt hàng trăm ngư nhân Việt Nam, quấy nhiễu các tàu hải quân Mỹ và và hải quân các nước khác, cùng là đe dọa các hãng dầu quốc tế với mục đích khiến họ hủy bỏ các giao kèo thăm dò dầu khí ký kết với Hà Nội.

Nước cờ của Mỹ không phải chỉ để làm vừa lòng các nước tranh giành chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân và Brunei – mà còn trấn an các nước tranh chấp với TQ lớn hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản và Nam Dương bằng cách gửi một thông điệp rõ ràng tới TQ.

Trong suốt 15 năm qua, Washington đã đứng bên lề các căng thẳng tại Biển Đông, một vùng biển chiến lược và có nhiều quặng mỏ nối liền Đông Á với Trung Đông và Âu Châu. Các người đại diện Mỹ thỉnh thoảng nói tới quan ngại của Mỹ và sự cần thiết thỏa thuận lãnh thổ lãnh hải một cách hòa bình, nhưng không bênh vực bên nào.
Lời phát biểu của Ngoại trưởng Clinton đã làm chính sách trên thay đổi. Các phát biểu đó đặt nước Mỹ trực diện với vấn đề chủ quyền của TQ – vấn đề mà mới đây TQ tuyên bố là “quyền cốt lõi,” một lối nói ngoại giao đặt vấn đề Biển Đông là nhạy cảm như Đài Loan và Tây Tạng 

Vào đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là TS Robert Gates tuyên bố tại một diễn đàn an ninh tại Singapore là Washington phản đối bất cứ hành vi nào đe dọa các hãng dầu Mỹ trong việc ký kết các hợp đồng hợp pháp trong vùng.

Ngoại trưởng Clinton đưa ra các tuyên bố của mình tại Diễn đàn vùng ASEAN chính thức, trong các cuộc họp tay đôi với các nước và trước công chúng. Cùng khi đó, các tùy viên của bà còn tóm lược cho đoàn phóng viên báo chí từ Washington đi theo, để họ không lỡ mất quan điểm này. 

Trong khi vẫn giữ nguyên lập trường cũ của Mỹ là không thiên vị bên nào, bà Clinton nói rõ là Washington muốn các bên trong vùng thảo luận và giải quyết với nhau – một thách đố trực tiếp với Bắc Kinh khi TQ nói riêng và nói mạnh với từng nước là TQ không muốn bàn vấn đề chung mà chỉ muốn làm việc riêng với từng nước. Nói cách khác, mỗi nước đòi chủ quyền phải xếp hàng để thương lượng riêng với TQ.

Bà Clinton tuyên bố: “Hoa Kỳ ủng hộ phương sách ngoại giao cộng tác giữa các nước đòi chủ quyền để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ lãnh hải mà không bị gò ép. Hoa kỳ chống đe dọa dùng bạo lực bởi bất cứ bên nào”.

Lời tuyên bố của bà Clinton là một thắng lợi ngoại giao đáng kể cho Việt Nam – một món quà cho Việt Nam trong dịp hai nước đánh dấu 15 năm lập lại quan hệ ngoại giao sau chiến tranh Việt Nam và gần 20 năm cấm vận kinh tế.

Trong nhiều tháng nay, Việt Nam dùng chức vị Chủ tịch của ASEAN gồm 10 nước Đông Nam Á để làm sôi động vấn đề Biển Đông. Việt Nam đã hết hơi sức tạo tiến bộ cho cách ứng xử hợp pháp của các bên đòi chủ quyền – lời hứa của các bên trong Tuyên ngôn 2002 ASEAN và TQ ký kêu gọi sự tự chế. Tuyên ngôn này lúc đầu được ca ngợi là có tiến bộ, nhưng càng ngày càng trở thành một văn bản chết trước các hành động của TQ.

Bà Clinton nói đi nói lại các nguyên tắc của Tuyên ngôn 2002, nghe êm tai như âm nhạc đối với các viên chức Việt Nam.

Mới năm ngoái, TQ coi như đã chia rẽ được ASEAN, khi mỗi thành viên có mòi đặt liên hệ với Bắc Kinh quan trọng hơn sự đoàn kết trong ASEAN. Trong các hội thảo chính thức, vấn để Biển Đông ít được đề cập. Và theo nhiều nhà ngoại giao của ASEAN, TQ luôn luôn đặt áp lực. Ngay như Cam-pu-chia, khi xưa thường đồng minh chặt chẽ với Hà Nội, cũng theo Bắc Kinh mà gạt bỏ các nỗ lực của Việt Nam. 

Sự cẩn trọng của các nước còn hiện rõ chỉ vài giờ trước khi bà Clinton tới họp. Vào ngày trước Diễn đàn ASEAN, Ngoại trưởng các thành viên của ASEAN có buổi họp với Ngoại trưởng TQ Yang Jiechi (Dương Khiết Trì). Phi Luật Tân là nước duy nhất đề cập vấn đề Biển Đông. Sự e ngại của các nước kia phản ánh phương cách truyền thống của ASEAN. Các cuộc họp và tuyên ngôn chính thức thường càng ít nội dung càng tốt.

Ngay như Việt Nam cũng ít khi chỉ trích TQ công khai, mà hay giữ bề ngoài thân thiện. Ngay như hôm qua (24/7/2010) khi còn đang say với thắng lợi hiếm có, thông tấn nhà nước vẫn thận trọng chỉ lặp lại tuyên bố chính thức của các buổi họp.

Một quan sát viên ngoại giao nói: “Thật đáng để ý. Không nước nào muốn dẫn đầu. Họ đều mong có sự an toàn ở số đông”.

Sự an toàn đó hầu như đã đến khi bà Clinton tới Hà Nội ngày thứ Năm (22/7/2010), và có lời đồn là bà sẽ đưa ra lập trường quyết liệt mới của Mỹ.

Khi diễn đàn bắt đầu vào thứ Sáu (23/7/2010), 11 nước sẵn sàng có phát biểu, gồm cả Brunei, Mã Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam – các nước có nhiều quyền lợi bị đe dọa nhất – đến Nam Dương, Liên hiệp Âu châu, Úc và Nhật. Diễn biến coi như một cuộc đấu vật tiếp sức rất ấn tượng.

Mặc dầu Ngoại trưởng TQ Yang tỏ ra rất hoang mang sau đó, diễn biến này không thể là một bất ngờ cho Bắc Kinh. Suốt năm qua, các động thái quân sự, chính trị, và ngoại giao đều chĩa vào quan ngại càng ngày càng lớn trong vùng Biển Đông. 

Các lãnh đạo quân sự Việt Nam, trước kia thường rất e dè, đã được mời quan sát hàng không mẫu hạm Mỹ ở Biển Đông và tàu ngầm Mỹ ở Hawaii. Và Việt Nam đã cho phép tàu chiến Mỹ sửa chữa tại các hải cảng địa phương.

Hà Nội còn ký giao kèo với đồng minh trong chiến tranh lạnh là Nga để mua sáu tàu ngầm tiên tiến loại Kilo.
Trong khi đó, các viên chức Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại giao Mỹ càng ngày càng nói rõ trong điều trần trước Quốc hội là Mỹ cần khẳng định quyền đi lại trên hải phận quốc tế dù cho TQ có quan ngại. Mặc dầu TQ tuyên bố chủ quyền kinh tế tại hầu hết Biển Đông, Hoa Kỳ và các nước khác nhất định các vùng biển đó vẫn là hải phận quốc tế và do đó có quyền thực hiện các hoạt động quân sự kể cả thám thính.

Căng thẳng nảy sinh và nổi cộm khi Bộ trưởng Gates phát biểu tại Singapore trước một thính giả gồm nhiều viên chức cấp cao của Quân giải phóng nhân dân TQ (QGPND).

Sau đó, một viên chức của QGPND nói giận dữ: “Chúng tôi không coi Biển Đông là một cái hồ của TQ, và chúng tôi vẫn cho phép tàu bè không ác ý qua lại. Nhưng tôi xin lỗi, việc Mỹ thám thính chúng tôi không phải là không ác ý. Mọi người không nên đánh giá thấp quan ngại của TQ”.

Chúng ta sẽ chờ xem Washington có đánh giá thấp quan ngại của TQ không. Nhưng không nghi ngờ gì nữa là Bắc Kinh sẽ coi các sự kiện xảy ra tại Hà Nội như một khiêu khích đáng kể. Các nước trong vùng cũng càng ngày càng biết rõ Biển Đông là rất quan trọng cho tham vọng của TQ có một hải quân “đại dương” với sức hoạt động xa đất liền, bởi vì Biển Đông là cửa ngõ cho TQ giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Điều rõ ràng là Hoa Kỳ nay sẵn sàng giải quyết một trong những vấn đề khó khăn nhất của vùng – một thay đổi chính sách rất khó đi ngược lại. Và đối với TQ, tuần trăng mật với ASEAN nay đã kết thúc.

Trong bao rủi ro, Washington tìm ra cơ hội.

South China Morning Post là báo xuất bản tại Hongkong từ năm 1904, hiện xuất bản 105,000 số hàng ngày.
PLĐ

 .....................................
Nguyên văn
South China Morning Post
July 25, 2010 Sunday

How the US ambushed China in its backyard, and what happens next
Greg Torode, chief Asia correspondent in Hanoi 

The Washington-led ambush of China over the disputed South China Sea at the region's top security forum on Friday marks a landmark shift in Sino-US ties and exposes deepening strategic fault lines in Asia.
Even as US Secretary of State Hillary Clinton figuratively waded into the South China Sea in Hanoi, US and South Korean naval vessels prepared to stage large-scale exercises in the Sea of Japan, or East Sea, close to China's northeast - adding to the tensions of the new landscape. 

What happened in Hanoi is particularly significant. When Clinton declared that resolving territorial claims in the South China Sea was now in the United States' "national interest" and "a diplomatic priority", she was not just reflecting growing US concern about the potential for Chinese maritime dominance. It showed Washington had firmly grasped an historic opportunity, too. 

For months now, a rising chorus of East Asian concern at Chinese assertiveness has been voiced in Washington, just as the young administration of US President Barack Obama mapped out ways to re-engage with a neglected region. Alarmed by the refrain that the US was a declining power, US officials spoke privately of the need to reassert US strategic primacy in Asia. 

China's increasingly strident assertions of its historic, and now legal, claim to virtually the entire sea - exemplified by its detention of hundreds of Vietnamese fishermen, the harassment of ships of the US and other navies and threats made to international oil giants aimed at ending their exploration deals with Hanoi - provide that opportunity. 

The US move is not just about pleasing China's rival claimants to the sea's Spratly and Paracels archipelagoes - Vietnam, Malaysia, the Philippines and Brunei - but reassuring bigger players such as South Korea, Japan and Indonesia by sending a stark message to China.
For most of the past 15 years, Washington has kept firmly to the sidelines of tensions in the South China Sea, the strategic and mineral-rich waterway that links East Asia to the Middle East and Europe. Its envoys occasionally raised concerns about the need for a peaceful settlement of territorial disputes but took no side in the territorial disputes.
Clinton's remarks change all that. They put the US at the forefront of a Chinese sovereign issue - and one it recently stated was a "core interest", diplomatic code that ranks it with Taiwan and Tibet for sensitivity.
Earlier this year, US Defence Secretary Dr Robert Gates told a security forum in Singapore that Washington objected to any effort to intimidate US oil firms engaged in lawful contracts in the region. 

Clinton made her comments in the formal setting of the Asean Regional Forum, in bilateral meetings and in public statements. Her officials, meanwhile, briefed the travelling Washington press pack so they would not miss the point.
While she stuck to the old script about not taking sides, she made clear Washington wanted to foster regional discussions and solutions - a direct challenge to Beijing, which had tried, discreetly but forcefully, to scotch Asean discussion of the issue and whose envoys have insisted it should be handled bilaterally - in other words, by having individual claimants line up to cut their own deals with China. 

"The United States supports a collaborative diplomatic process by all claimants for resolving the various territorial disputes without coercion," Clinton said. "We oppose the use or threat of force by any claimant."
Her words were a significant diplomatic victory for Vietnam - a gift from Washington as the two countries mark 15 years since their formal restoration of diplomatic ties following the Vietnam war and a near-20-year economic embargo.
For months, Vietnam has been seeking to exploit its turn as chairman of the 10-nation Association of Southeast Asian Nations to keep the South China Sea issue on the boil. It is desperate to make progress on a legally binding code of conduct for all claimants to the sea's riches - a pledge made in a 2002 declaration signed between Asean and China on the South China Sea calling for self-restraint. The declaration was initially hailed as a significant step forwards, but increasingly appeared a dead letter in the face of China's actions. 

Clinton repeatedly referred to the principles of that declaration, music to the ears of Vietnamese officials.
Just a year ago, China was widely seen as having split Asean, with each member putting its own relations with Beijing before Asean unity. There was little momentum on the issue in formal meetings. And in the background, Chinese pressure was constant, according to several Asean diplomats. Even Cambodia, whose regime was once closely allied to Hanoi, was quashing Vietnam's efforts on behalf of Beijing.
That caution was still visible hours before Clinton's arrival. On the eve of the Asean Regional Forum, the bloc's foreign ministers had their formal annual meeting with Foreign Minister Yang Jiechi . Only the Philippines raised the South China Sea issue. Such reticence reflects the traditional Asean way. Formal meetings and statements are generally as bland as possible. 

Even Vietnam rarely rebukes China in public, preferring to maintain the façade of fraternity. Yesterday, flush with a rare victory, its ever-cautious state press stuck to official blandishments about the meetings.
"It was remarkable," one diplomatic observer said. "No one wanted to lead from the front.  They were all waiting for safety in numbers." 

Clinton's arrival on Thursday appeared to provide that sense of safety, as word spread of her new firm line. 

By the time the forum started on Friday, 11 other members were ready with statements, including Brunei, Malaysia, the Philippines and Vietnam - those with most at stake - as well as Indonesia, the EU, Australia and Japan. What followed was a rarefied form of tag-team wrestling.
While Yang expressed exasperation afterwards, what happened should not have come as any surprise to Beijing. For more than a year, military, political and diplomatic manoeuvres have pointed to the growing concerns in the region.
Once-reticent Vietnamese military chiefs have been flown out to US aircraft carriers in the South China Sea and been invited aboard US submarines in Hawaii. And Vietnam has allowed US warships to be repaired in local ports.
Hanoi has also struck a deal with former cold war ally Moscow to buy six state-of-the-art Kilo class submarines.
Pentagon and US State Department officials, meanwhile, have been increasingly explicit in testimony to the US Congress about the need to assert US navigational rights in international waters in spite of China's concerns. While China claims much of the South China Sea as its exclusive economic zone, the US and other nations insist that it is still in international waters and thus that routine military operations, including surveillance, are allowed. 

The tensions this creates bubbled to the surface when Gates spoke in Singapore to an audience that included senior officers of the People's Liberation Army. 

"We are not treating it as a 'Chinese lake', we do allow innocent passage," one PLA official fumed afterwards. "But I'm sorry, US surveillance is not innocent passage. The concern of China must not be underestimated."
Whether or not Washington has underestimated those concerns remains to be seen. Undoubtedly Beijing will see the events in Hanoi as a considerable provocation. There is a growing sense in the region, too, that the sea is vital to China's ambitions for a "blue water" navy able to operate far from its shores, since it provides its only deep-water gateway to the Pacific and Indian oceans. 

What is clear is that the US is now prepared to tackle one of the region's most intractable problems - a policy shift that will not be easy to back away from. And for China, any Asean honeymoon is over. 

For all the risks, Washington senses opportunity. 

Freitag, 30. Juli 2010

Chợ trời lớn nhất Châu Âu ngưng hoạt động

Vân Anh, RFA
2010-07-30- Chợ Trời Châu Âu lớn nhất của châu lục bước vào những ngày hoạt động cuối cùng sau gần 2 thập niên tồn tại với sự hiện diện rõ nét của cộng đồng người Việt di cư. Thông tín viên RFA tại Ba Lan ghi nhận tiếng nói người Việt tại đây cùng khách hàng của họ. 


Photo VÂn Anh, RFA
Nhiều người Ba Lan lưu luyến không khí đặc biệt của dãy quán ăn Bắc Việt.

Jarmark Europa (Chợ trời Châu Âu) một thời lẫy lừng tiếng tăm với diện tích nhiều héc ta đất được các tay kinh doanh nhỏ thi nhau thống lĩnh.
Chợ "Sân"

Chợ trời Châu Âu chính là khu đất trống vây quanh Sân Vận Động 10 năm xây cất từ thời Ba Lan cộng sản. Là sân vận động nhưng rốt cuộc, các hoạt động thể thao ở đây không mang lại ấn tượng gì sau khi trở thành địa điểm bán xỉ, bán lẻ lý tưởng kể từ những năm đầu thập niên 90. Đối với người Việt  "lên Sân” nghĩa là "ra chợ bán hàng”.
Người Việt và nhiều sắc dân khác chân ướt chân ráo tới xứ sở bạch dương đều bắt đầu từ đây dẫu hai bàn tay trắng. Dù điều kiện làm việc vất vả, nhiều người vẫn muốn lưu lại nơi đây hơn là chuyển tới nơi kinh doanh mới
Người Việt và nhiều sắc dân khác chân ướt chân ráo tới xứ sở bạch dương đều bắt đầu từ đây dẫu hai bàn tay trắng. Dù điều kiện làm việc vất vả, nhiều người vẫn muốn lưu lại nơi đây hơn là chuyển tới nơi kinh doanh mới khi chưa rõ tương lai ra sao. Một phụ nữ người Việt có quầy tại chợ Sân nói với RFA: "Ở đây đi chợ từ 2, 3 giờ sáng, cũng vất vả tới tầm này là 3 giờ chiều, chợ này thì cũng nhì nhằng, chứ vào chợ mới bây giờ nan giải lắm đường đi lại tàu xe khó khăn. Chợ này nếu còn hoạt động thì tốt hơn. Vào trong chợ mới chúng em cảm thấy vất vả lắm, tiền nong thì không có.”

Chưa biết đi đâu

Anh Đạt chưa biết tương lai ra sao khi Sân đóng cửa
Anh Đạt chưa biết tương lai ra sao khi Sân đóng cửa . photo Vân Anh RFA

Hết tháng này, chợ Sân sẽ gần như hoàn toàn bị đóng cửa để phục vụ xây cất công trình Sân vận động Quốc gia phục vụ giải Euro 2012, khi Ba Lan và Ukraina cùng chung chức chủ nhà.
Nhưng cho tới giờ, vẫn còn nhiều người Việt chưa biết nương tựa vào đâu khi khu buôn bán quen thuộc không còn. Anh Đạt, gốc Nghệ An, có quầy bán quần áo cho tới giờ này vẫn chưa rõ bao giờ chợ Sân thật sự giải tán: "Người bảo sắp tan, người bảo còn chợ, chúng tôi rất hoang mang, không biết phiêu dạt nơi đâu để  tìm kế sinh nhai, nâng cấp cuộc sống, gửi tiền cho gia đình nuôi sống vợ con. Chúng tôi rất lo ngại và hi vọng mọi người tạo mọi điều kiện. Tôi mong mỏi trong cộng đồng mình ai biết tiếng ai hiểu biết về pháp luật,cách hành xử của người Ba Lan thì xin yêu cầu giúp đỡ chúng tôi để chúng tôi có nơi buôn bán làm ăn như mọi người.
Người bảo sắp tan, người bảo còn chợ, chúng tôi rất hoang mang, không biết phiêu dạt nơi đâu để  tìm kế sinh nhai, nâng cấp cuộc sống, gửi tiền cho gia đình nuôi sống vợ con. Chúng tôi rất lo ngại.
Anh Đạt
Một phụ nữ trung tuổi cũng có tâm sự tương tự: "Chưa biết đi đâu. Những ngày này không bán được, không đủ chi phí. Những ngày này ít khách rồi. Tiền ăn, tiền nhà, tiền quầy, làm sao mà đủ trong những ngày này. Bây giờ vẫn đang tìm chỗ bán hàng, mà, vào chợ mới thì vẫn chưa bán được.”

Lưu luyến không gian ẩm thực

Khu vực các quán ăn nay vắng khách. Screen capture
Dãy hàng cháo lòng, tiết canh ở chợ sân vận động Mười Năm nay vắng khách. Screen capture

Đối với dân bản xứ thì „Sân” là nơi thưởng thức ẩm thực Bắc Việt thứ thiệt, mới tồn tại trong danh sách địa điểm ẩm thực lý thú của thủ đô. 

Mới vài năm trước, người Ba Lan, kể cả giới trẻ còn e dè khi nhắc tới Sân, bởi cho đây là khu buôn bán thiếu quy củ, nhiều tệ nạn. Một trong những khách hàng lâu năm của quán ăn Việt Nam hồi tưởng:  "Ban đầu chúng tôi tìm tới đây không biết điều gì chờ mình. Hồi đó là 1, 2 năm trước, khi địa điểm này chưa phải là mốt của thủ đô, mọi người đồn rằng nơi này chỉ phục vụ những người buôn bán tại đây, gây quan ngại là có thể có thịt chó được bày bán. Thế nhưng khi tới nơi, chúng tôi ăn thử và thấy rất ngon miệng nên chúng tôi lui tới thường xuyên.”
Chợ trời Châu Âu đóng cửa không đơn thuần chỉ là giải tán khu buôn bán lớn nhất Châu Âu. Jarmark Europa ngưng hoạt động khép lại chặng đường nhiều kỉ niệm với cộng đồng người Việt tại Ba Lan.
Một bạn gái người Ba Lan thì nhận xét khu chợ với các quán ăn Việt thu hút bởi lẽ khác:
"Không khí xung quanh đây góp phần rất quan trọng. Tất cả các quán đều ở một chỗ, những người lui tới đây thuộc thành phần độc đáo của thủ đô. Và nơi đây chở thành điểm hội họp đồng thời thưởng thức ẩm thực. Ở chỗ mới, tôi chỉ e rằng mỗi quán sẽ tách ra mỗi nơi và không còn địa điểm nào chung cho tất cả các quán, sẽ không còn không khí đặc biệt như nơi đây.”

Sân vận động – Chợ trời Châu Âu đóng cửa không đơn thuần chỉ là giải tán khu buôn bán lớn nhất Châu Âu. Jarmark Europa ngưng hoạt động khép lại chặng đường nhiều kỉ niệm với cộng đồng người Việt tại Ba Lan. Và mở ra một giai đoạn mới còn nhiều dấu hỏi.  

"...Đi không ai tìm xác rơi..."


Giao Chỉ, San Jose

Di sản chiến tranh 

Bài ca của Không Quân Việt Nam đã có những lời hết sức oai hùng nhưng cũng rất ai oán: “ Ði không ai tìm xác rơi.. !”
 
Ðó là những hình ảnh những hy sinh to lớn của chiến sĩ phi công. Thủ tướng Anh Quốc đã có một lần nói rằng: “Chưa bao giờ một số đông đảo nhân dân Ðảo quốc đã nhận sự hy sinh lớn lao của một số ít chiến sĩ như vậy. Ý ông nói đến những phi công Anh trong đệ nhị thế chiến đã hiên ngang chống trả với một số áp đảo không quân Ðức quốc xã trên bầu trời thủ đô Luân Ðôn.
 
Trong chiến tranh tại Việt Nam từ 1954 đến 1975, lịch sử cũng đã ghi lại biết bao nhiêu gương hy sinh của phi công Việt Nam Cộng Hòa. Mỗi cái chết đều là một câu chuyện nhưng khi chung sự đã xong thì việc đi tìm xác rơi vẫn còn là đề tài mãi mãi về sau.
 
Cuộc chiến nào rồi cũng đến ngày chấm dứt, nhưng vấn đề hậu chiến là nguồn cơn của nhiều nhu cầu phải giải tỏa. Sau khi ký hiệp định đình chiến Paris 1973, vấn đề số một của Hoa Kỳ là giải cứu tù binh và tìm người mất tích. Hồ sơ đi tìm xác rơi của bộ quốc phòng Mỹ mở ra trên khắp các quốc gia Ðông Dương. Ðã có cả trường hợp đặc biệt những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa xác rơi giữa chiến trường cùng với chiến binh Hoa Kỳ được đem về an táng chung tại nghĩa trang Arlington, tại thủ đô nước Mỹ.
 
Tuy nhiên, riêng về việc đi tìm xác rơi của không quân Việt Nam thì chưa có hoàn cảnh để thực hiện đầy đủ. Cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn tiến khốc liệt ngay sau khi thoả hiệp hòa bình được công bố. Tiếp theo, sau 30 tháng 4-75 ngay cả nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũng không còn toàn vẹn. Chúng ta không còn miền Nam để tổ chức chính thức việc đi tìm xác rơi.
 
Niềm đau tháng 7
 
Bây giờ là tháng 7 năm 2010, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị câu chuyện đời phi công của một thanh niên trẻ Hà Nội đã sống và chết trên bầu trời miền Nam như thế nào.
 
Tháng 7 năm 1954 thiếu niên tên là Bùi Ðại Giang đã một mình di cư vào Nam: Anh là học sinh Hồ Ngọc Cẩn rồi đến Chu Văn An. Tám năm sau chàng thanh niên Hà Nội gia nhập không quân Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1962 du học Hoa Kỳ. Về nước 1964. Tháng 7 năm 1966, trung úy phi công Bùi Ðại Giang thuộc phi đoàn khu trục 514 từ căn cứ Biên Hòa bay trên không phận Bình Dương. Ðó là phi vụ thường trực ngày chủ nhật. Máy bay rớt ở vùng trời Hố Bò. Thân tàu cắm sâu xuống vùng ruộng nước. Mũi tàu trong lòng đất quê hương. Chỉ còn thấy đuôi con tàu trên mặt đất. Lúc đó Hố Bò là vùng đất tranh tối tranh sáng. Không quân không tìm được xác phi công. Cả bên cộng sản suốt bao năm cũng không biết người phi công trẻ tuổi Bắc Kỳ di cư đã sống chết ra sao và di hài ngày nay nằm ở chỗ nào?
 
Ðó là câu chuyện “Ði không ai tìm xác rơi.”
 
Anh phi công đã ra đi vào tháng 7-1966 một ngày Chủ Nhật, lúc 12 giờ trưa. Tại sao lại 12 giờ trưa. Chúng tôi sẽ có câu trả lời. Thiếu niên di cư rời Hà Nội vì hiệp định Genève ký tháng 7-54, anh chết tháng 7-1966 và bây giờ là tháng 7-2010. Tôi xin kể lại câu chuyện đi tìm xác Bùi Ðại Giang hầu quý vị.
 
        
BÚT KÝ PHẠM KHA
 
Câu chuyện bắt đầu như thế nào! Mùa xuân 1964 khi anh Giang thành hôn với cô gái Saigon, thì cô em vợ Phạm Kha chỉ là bé gái nấp bên song cửa nhìn quang cảnh chị đi lấy chồng.
 
Sau đó cả gia đình ở chung một nhà, anh phi công trẻ Bắc Kỳ, cô đơn coi như ở rể. Bùi Ðại Giang trở thành người anh trai của các em.
 
Khi Giang mất tích, cô vợ trẻ mất tinh thần ôm đứa con dại. Hình ảnh của người phi công ra đi không trở lại ghi sâu vào ký ức của cô bé Phạm Kha. Hơn 20 năm sau, cho đến đầu thập niên 90, cô Phạm Kha và gia đình đã định cư yên ổn tại Orange Couty, nhưng vẫn còn nhớ đến phi vụ cuối cùng của người anh rể Bắc Kỳ. Cô nghĩ đến việc đi tìm xác anh, nhưng chỉ bắt đầu từ những tin tức mơ hồ vào năm 2003.
 
Hoàn toàn cô đơn, không còn chính phủ, không có không quân, không có hội đoàn, cô bắt đầu suy nghĩ một mình. Với hoàn cảnh gia đình lợi tức rất trung bình, người phụ nữ tỵ nạn tự xoay sở để làm công tác gần như không ai có thể nghĩ đến chứ không nói gì đến chuyện hy vọng kết quả thành công. Chúng tôi biết được đầu đuôi câu chuyện và đã khích lệ tác giả viết thành một thiên bút ký. Tựa của tài liệu này sẽ cũng là câu hát nổi danh. “ ÐI KHÔNG AI TÌM XÁC RƠI”
 
Giới thiệu tác phẩm
 
          Cuốn sách gồm có 20 phân đoạn hết sức hấp dẫn và sống động. Câu chuyện kể từ đầu lúc chị em tìm hiểu về phi vụ cất cánh từ Biên Hòa vào năm 1966. Cho đến khi trải qua bao nhiêu gian nan trở ngại tìm được xác anh hùng để cải táng với sự tham dự của dân làng và các cán bộ cựu thù. Xin hãy đọc qua các tựa đề của mỗi đoạn để thấy những diễn tiến ra sao:
 
Nghĩa tử nghĩa tận. Ðịnh mệnh đưa đường. Ðường lên Bến Súc. Một nhà nhiều ý. Ngổn ngang tâm sự. Lại lên đường. Saigon, năm Dậu. Giao thiêp với chính quyền. Ðụng độ công an. Vẫn còn gian nan. Tiến thoái lưỡng nan. Vẫn chưa sáng sủa. Nản chí anh hùng. Cầu khẩn tứ phương. Tin vui giữa tuyệt vọng. Lắm thầy nhiều ma. Chiếc đồng hồ của người phi công. Lễ an táng sau 40 năm. Cha con hội ngộ. 
 
Như vậy cô bé Phạm Kha nhận người anh rể vào gia đình năm 1964 cho đến khi tìm được xác anh năm 2005 là 41 năm. Anh phi công Bùi Ðại Giang bay phi vụ 1966 ghi là mất tích, để lại vợ và một con trai. Sự thật anh không hề mất tích. Mũi phi cơ đâm xuống lòng đất Hố Bò thật sâu. Phần đuôi máy bay còn lại đã bị dân làng và bộ đội săn nhặt tiêu tan. Phần đầu máy bay đâm xuống quá xâu nên chẳng còn dấu vết. Việc đào bới được cũng chỉ là may mắn. Ai mà biết rằng sau khi đào sâu dưới lòng đất, toàn bộ mũi tàu bay và cả buồng lái trong đó có anh phi công vẫn còn ngồi chờ hơn 40 năm. Một phần quân phục, giây ba chạc, dù thoát hiểm, phao cấp cứu, dao bay vẫn còn ôm ấp di hài Bùi Ðại Giang bây giờ chỉ còn bộ xương. Phi cơ đâm thẳng xuống lòng đất. Phi công chết ngay tức khắc. Ðồng hồ bay còn gần nguyên vẹn những cây kim chỉ đúng 12 giờ trưa.
 
Toàn bộ di vật được cô Phạm Kha trao tặng cho viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose. Tháng 7 năm nay 2010 chúng tôi thu xếp di vật dành riêng cho cho câu chuyện này trong một tủ kính ở khu Không quân Việt Nam Cộng Hòa. Trong đoạn cuối của câu chuyện, tác giả Phạm Kha có ghi lại vào năm 2006 đã đưa con trai của người phi công về làm giỗ cho cha tại nơi anh được cải táng.
 
Quý vị có biết rằng, di hài vị tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh tự vẫn tại Lai Khê, đã được gia đình đưa về an táng ở Sơn Tây. Nơi làng cũ của ông, hiện nay có thờ bài vị của Lê Nguyên Vỹ, được gọi tướng công tư lệnh sư đoàn Lai Khê của quân đội Saigon.
 
Cũng như vậy, đám tang cải táng di hài phi công Bùi Ðại Giang đã được dân làng tại Hố Bò rất tôn kính và vì nể. Từ chính quyền xã ấp đến dân thường đều quan tâm câu chuyện cô gái Việt kiều về tìm xác anh rể. Mỗi năm, vào tháng 7, gia đình từ Cali về Hố Bò làm giỗ, mọi người đều đến thắp nhang. Hình anh phi công trẻ đẹp như thiên thần in trên mộ bia và đặt trên bàn thờ làm mọi người xững sờ xúc động.
 
Năm nay, tháng 7 trở về, trên ngôi mộ của anh phi công phi đoàn 514 tại Hố Bò có người dân làng xa lạ thắp hương tưởng niệm. Tại viện bảo tàng Việt Nam San Jose cũng sẽ có một nén hương cho anh Bắc Kỳ Bùi Ðại Giang. Nén hương tưởng niệm cho tháng 7-54 Genève cắt đôi đất nước. Nén hương tưởng niệm cho Paris 73 xây dựng hòa bình giả tạo. Rồi đến nén hương cho di tản 75, đất nước thống nhất đã 35 năm mà đau thương sao vẫn chưa thật sự hàn gắn.
 
Ngoài Bùi Ðại Giang, thanh niên Hà Nội chết trên không phận Bình Dương, nằm yên nghỉ tại Hố Bò. Ngoài Lê Nguyên Vỹ, chết tại Bến Cát nằm yên nghỉ tại Sơn Tây, còn bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa khác. 
 
Có ai còn quan tâm là xác các anh đang ở nơi nào...
 

Người dân nghĩ gì về việc kiểm soát “Game online”?

Khoa Diễm, RFA

2010-07-29- Những thay đổi đến chóng mặt về công nghệ thông tin ngày một tân tiến, giới trẻ ngày nay không còn tha thiết với những trò chơi dân gian mà thay vào đó là các trò chơi điện tử trực tuyến (Game online).

Một tiệm internet ở Hải Phòng, ảnh chụp hôm 27/04/2010.

Tuy nhiên, sự đam mê không còn mới mẻ này đang gây rất nhiều khó khăn cho Sở Thông tin - truyền thông Hà Nội và nhiều thành phố lớn khác.

Khoa Diễm có bài tìm hiểu về những suy nghĩ của các game thủ và chủ tiệm internet khi nghe về kiến nghị mới nhất này của Sở Thông tin - truyền thông Hà Nội.

Một kiến nghị cần thiết

Theo thống kê của Sở Thông tin - truyền thông Hà Nội thì cứ 10 người vào đại lý internet thì có 7 người chơi trò chơi trực tuyến, hầu hết là học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên.

Mình chắc chắn là những sinh viên bị ngập vào cái trò ấy thì đừng nghĩ đến chuyện ra trường, học hành gì nữa, chơi suốt ngày đó mà. Một game thủ

Thực trang này đang trong thời kỳ cao điểm vì đây là thời gian nghỉ hè. Nhiều học sinh, sinh viên ngoài thời gian trong các lớp hè, đều dành thời gian còn lại trên các máy games. Tuy nhiên, không phải chỉ có giới học sinh, sinh viên mới mê mẫn những trò chơi này mà ngay cả người lớn tuổi, có gia đình vẫn rất thích thú.

Một game thủ xin dấu tên với 7 năm kinh nghiệm cho biết:

“Bắt đầu chơi là đã có vợ con rồi. Hồi xưa thì chơi nhiều, hồi xưa thì 5 - 7 tiếng nhưng càng ngày, thật ra thì cái khác nhau là tuổi lớn khi mình xâm nhập trò chơi thì chỉ một hời gian thì mình cân bằng lại được ngay cái thời gian chơi và công việc. Càng về sau thì thời gian chơi nó giảm bớt, lúc ấy mới thật sự là giải trí chứ không còn bị cuốn theo như các bạn trẻ khác. Mình chắc chắn là những sinh viên bị ngập vào cái trò ấy thì đừng nghĩ đến chuyện ra trường, học hành gì nữa, chơi suốt ngày đó mà.”

Game thủ này còn cho biết thêm là nếu như không có gia đình và những trách nhiệm ràng buộc thì có lẽ giờ này anh vẫn còn trong tình trạng từ mê đến nghiện games online. Khi một người được cho là nghiện games là khi người đó từ ăn cơm, lái xe, làm bất cứ công việc gì cũng chỉ nghĩ đến games và khi đi ngủ cũng mơ đến chúng.

Nếu như các cuộc chơi chỉ xảy ra trên mạng và các game thủ không gặp nhau ngoài đời thì tình trạng nghiện sẽ không nặng lắm, đôi khi còn dẫn đến nhàm chán sau một thời gian.

Đức, năm nay 21 tuổi, đã đi làm và chơi games online được 2 - 3 năm cho biết.

Gameonline Võ Lâm Truyền Kỳ. Photo courtesy volam.com.vn

“Hồi trước thì có chứ giờ thì không có đâu. Giờ thì chơi tới giờ thì mình về à. Hồi trước minh chơi cái trò đó, mình thích thì mê theo nhưng bây giờ không thích cái trò đó nữa thì không chơi. Giờ bỏ trò đó rồi nên không thích nữa, ra chơi một chút là chán.”

Thế nhưng những tay game thủ thuộc loại có “số má”, có nghĩa là đang có một địa vị cao trong một ban hội nào đó trong cái games mà họ đang chơi, không những thích chơi games mà còn thích gặp nhau ngoài đời. Rất nhiều trường hợp ngoài đời họ là những cô cậu nhỏ tuổi, nhỏ con, kém cỏi, thua xa bạn bè nhưng khi có địa vị ảo trên mạng và đến lúc nhóm họp offline, họ cũng vẫn có tiếng nói và địa vị như trên mạng.

Các game thủ củng cố tinh thần và trợ giúp nhau khi một người bại trận trong cuộc chiến. Nhiều game thủ cho rằng trong games người ta đối xử với nhau công bằng hơn, có cơ hội làm anh hùng và giúp đỡ những kẻ yếu nhưng lại không quan tâm và chú ý đến cuộc sống gia đình.

Theo tin từ báo Tuổi trẻ online, Sở Thông tin - truyền thông Hà Nội kiến nghị hằng ngày phải tắt máy chủ trò chơi điện tử từ 23 giờ và mở lại sau 6 giờ. Và Bộ Thông tin - truyền thông dự thảo quy chế các doanh nghiệp chỉ được cung cấp dịch vụ từ 8 giờ đến 22 giờ đêm. Trong những dự thảo và kiến nghị này còn ghi rõ chi tiết là các doanh nghiệp không được cho học sinh mặc đồng phục sử dụng máy trong giờ đến trường, từ 8 giờ đến 17 giờ mỗi ngày, thời gian chơi tổng cộng của mỗi người chơi trong một ngày đối với mỗi trò chơi sẽ không được quá 180 phút và không được quá 300 phút tùy trò chơi.
Người kinh doanh không đồng tình

Tuy nhiên, internet là một dịch vụ đang nở rộ tại các tỉnh thành lớn, liệu các chủ doanh nghiệp internet có đồng tình với kiến nghị và dự thảo này không?

Ở Việt Nam rất là ít người có thể cân bằng được thời gian với công việc. Rất ít người, kể cả lớn cũng thế, nhỏ thì càng bị xa đà, kinh khủng khiếp. Một game thủ

Hiện, chỉ với thành phố Hà Nội đã có hơn 4.000 đại lý internet. Với giá 3.500đ/tiếng, đây là một dịch vụ dễ kiếm ra tiền và không phải tốn nhiều công sức cho các ông bà chủ. Đôi khi các cửa tiệm này còn là thu nhập duy nhất của gia đình mà game thủ là khách hàng thường xuyên cũng như là những khách hàng dễ tính nhất. Game thủ chỉ quan tâm duy nhất về độ nhanh của mạng còn những vấn đề khác thì không phải là mối bận tâm của họ.

Nhiều chủ tiệm không đồng tình với kiến nghị này, họ cho rằng nếu không cho khách hàng học sinh sử dụng máy, phải kiểm tra cặn kẽ là khách đang ở trang mạng nào thì làm sao họ có thời gian và dần dần sẽ mất hết các khách hàng thường có. Một số khác cho là dự kiến này không có tính thực tiễn cao vì trong quá khứ Sở và Bộ Thông tin - truyền thông cũng đã không làm được gì khi các tiệm đóng cửa lúc 23 giờ đêm nhưng vẫn có khách bên trong vì không thể khám nhà nếu không có giấy phép.

Các cư dân mạng cho rằng việc kiểm soát chặt chẽ khi người dân sử dụng mạng internet là vi phạm quyền riêng tư cá nhân nhưng ông Phạm Quốc Bản, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội, cho biết, qua trao đổi với VnExpress.net nếu nhà nước tiếp tục buông lỏng, dân tộc VN sẽ đón nhận một bộ phận thanh niên hư hỏng, vì nhiễm những luồng tư tưởng xấu.

Một tiệm internet ở Hà Nội, đa số khách vào là để chơi game online. AFP PHOTO/HOANG DINH Nam.

Ông bản nói thêm, nhân cách của họ cũng sẽ có vấn đề khi còn trong độ tuổi vị thành niên mà lại dễ dàng tiếp xúc với phim ảnh sex, bạo lực trên Internet. Tình hình an ninh trật tự cũng xấu đi với việc mãi mê chơi game online quên ngày tháng, một số cá nhân đã đi cướp để lấy tiền nhằm tiếp tục tham gia thế giới ảo. Điều này gây bức xúc cho xã hội và nhiều lần Hội đồng nhân dân thành phố đã có ý kiến. Vì vậy, tiến hành kiểm soát hành vi của người dùng tại đại lý Internet là hợp lòng dân. Và khi tiến hành xây dựng hệ thống này, nhà nước cũng có tham khảo quy định quản lý Internet ở rất nhiều nước như Đức, Pháp, Nhật, Trung Quốc... Ở đó, họ cũng có những điều luật tương tự và kiểm soát rất chặt chẽ hành vi của người dùng tại đại lý Internet.

Sau khi trải qua thời gian chìm đắm trong thú vui games trên mạng, game thủ dấu tên cho biết:
“Thực ra theo mình thì nên làm như thế. Ở Việt Nam rất là ít người có thể cân bằng được thời gian với công việc. Rất ít người, kể cả lớn cũng thế, nhỏ thì càng bị xa đà, kinh khủng khiếp. Ở công ty mình, thanh niên cũng bị ngập vào luôn, nhỏ hơn mình cỡ 5 - 7 tuổi, ngập vào không thể dứt ra được. Theo mình là nếu chơi thì chỉ là giải trí thôi chứ bị cuốn như thế thì không thể nào chịu nổi đâu.”

Games online bắt đầu là những trò chơi giải trí với các câu chuyện lồng từ phim bộ Trung Quốc; tuy nhiên, thời gian gần đây đã không còn đơn giản như vậy nữa. Qua các thống kê của nhà nước và tin tức do báo chí trong nước loan thì vấn đề nghiện ngập games mạng đã trở thành một tệ nạn như những tệ nạn xã hội khác.

Đưa ra những kiến nghị hay dự thảo chỉ là những bước đầu quan trọng trong một cuộc cải cách những tệ nạn xã hội, nhưng việc thực hành và khả năng thành công cũng phải được tính đến thì mới mong các lý thuyết hay trở thành hiện thực có ích. Thiết nghĩ, nếu như các game thủ đã trải qua những ngày mê mẫn hãi hùng và đồng tình với kiến nghị này thì có lẽ nhà nước cũng nên nhận đây là một khởi đầu thành công và tiếp tục dự thảo này đến nơi đến chốn.

Ý nghĩa giáo dục của hai đề thi có tính thời sự


Lối sống bàng quan, vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại đang là điều thực sự đáng quan tâm trong xã hội ta. Đáng buồn là lối sống ấy đang tác động tiêu cực đến thế giới quan của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ. 

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, thú vị là cặp phạm trù ngỡ như đối lập là “sự vô cảm” và “lòng yêu thương con người” đã “gặp nhau” trong những câu hỏi của đề thi môn Ngữ văn ở những kỳ thi cấp quốc gia năm 2010: kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Xuất hiện trong cấu trúc đề thi với tư cách là những câu hỏi nghị luận xã hội, nội dung của những câu hỏi đã đề cập những vấn đề mang tính thời sự hiện nay: biểu hiện, tác hại của lối sống vô cảm và vai trò của lòng yêu thương con người. Xin trích nguyên văn câu hỏi trong 2 đề thi để bạn đọc tham khảo. Câu 1 (8 điểm) trong đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn năm 2010 như sau: Trong những trang ghi chép cuối cùng của cuộc đời mình, nhà văn Nguyễn Minh Châu có kể lại một sự việc ông đã chứng kiến: “…Lúc bấy giờ mới khoảng 5 giờ sáng, sân ga Hàng Cỏ còn mờ mờ tỏ tỏ trong sương nhưng người đã chật ních. Có những dãy người xếp hàng ba hàng tư dài dằng dặc như rồng rắn. Người nào cũng khoác đầy hành lý trên mình, đang chuẩn bi vào phía trong ga để lên tàu. Chung quanh các dãy người xếp hàng là bạt ngàn những người đang ngồi giữa hàng đống, hàng núi hàng hóa, có lẽ lần đầu tiên tôi chứng kiến một buổi sáng tinh mơ mà khách đi tàu ở sân ga đông đến như thế. Và giữa cảnh đông đúc, chen chúc như vậy có một người đàn bà hãy còn trẻ, y như một kẻ mất trí, một người điên cứ hét vang cả sân ga: “các ông, các bà có ai thương tôi cứu tôi với”. Người đàn bà kêu đến khản cả giọng mà chung quanh chẳng ai đoái hoài. Người ta chỉ quay mặt lại nhìn một cách thờ ơ, vả lại ai cũng chất xung quanh mình hàng đống hành lí, lại mệt đứt hơi. Ai cũng chỉ đủ sức lo cho mình. Thì ra thế này, người đàn bà xuống tàu trong đêm với hai đứa con, đứa ba tuổi, đứa mới nửa tuổi. Mẹ con ngồi chờ sáng. Lúc vừa tảng sáng, mẹ bảo con ngồi đây trông em, mẹ đi giặt tã cho em một lúc. Mẹ đi đến vòi nước gần nhà xí công cộng, cũng khá xa, chen chúc mới giặt giũ được, giặt giũ xong quay về thì mẹ mìn chỉ chìa cái bánh đa đã dỗ được đứa con lớn đi theo, chỉ còn lại đứa nhỏ nửa tuổi nằm giữa sân ga một mình.
Nghe xong chuỵện, tôi chạy đến trước mặt một đồng chí công an đề nghị: các đồng chí nói loa đi, yêu cầu hành khách thấy khả nghi thì giữ lại, đứa dụ đứa trẻ thế nào cũng có vẻ khả nghi… Biết đâu nó còn quanh quẩn quanh đây. Yêu cầu mọi người giúp người ta. Đồng chí công an chẳng nói chẳng rằng, chẳng trả lời tôi lấy một lời. Còn hàng ngàn con người thì vẫn dửng dưng trong một vẻ ngái ngủ hoặc sợ mất cắp. Người đàn bà vẫn kêu gào giữa sân ga Hàng Cỏ như kêu gào giữa sa mạc”. (Rút từ tập “Trang giấy trước đèn”, NXB Khoa học xã hội, 1994, Tr. 140 – 141).

Câu chuyện trên gợi anh/chị suy nghĩ gì về lòng nhân ái và sự vô cảm của con người trong cuộc sống.


Trong đề thi tốt nghiệp THPT vừa qua, có câu 2 (3 điểm) như sau: Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.


Trước hết có thể nhận thấy, những câu hỏi trên đều thuộc dạng đề “mở”. Ưu điểm nổi bật của những câu hỏi trong các đề thi kiểu này là có thể phát huy được trí tưởng tượng, khuyến khích sự sáng tạo, tích cực trong suy nghĩ của người viết. Học sinh có thể chủ động bày tỏ ý kiến của bản thân về vấn đề nêu ra trong đề bài mà không lệ thuộc vào những lời “chỉ dẫn” ít nhiều mang tính áp đặt thường gặp trong các kiểu đề “truyền thống” như: hãy chứng minh, hãy phân tích, hãy bình luận, hãy giải thích….Đề thi ra theo hướng “mở” cũng giúp học sinh tránh được lối học tủ, học vẹt, lệ thuộc nhiều vào tài liệu vốn là những “căn bệnh” cố hữa tồn tại bấy lâu nay. Những kiểu đề này đòi hỏi phải có những đáp án “mở” và người chấm cũng phải chắc tay, bản lĩnh để không bỏ sót những ý hay, sáng tạo trong bài làm của học sinh khi những ý đó có thể không có trong đáp án. Trên thực tế, sự xuất hiện của những câu hỏi “mở” trong những kỳ thi quan trọng ở những năm gần đây đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cả từ phía người dạy và người học.


Bên cạnh đó, nội dung của các câu hỏi trong đề thi cũng đã đề cập một trong những vấn đề mang tính thời sự, nhức nhối hiện nay, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với giới trẻ. Đó là căn bệnh vô cảm, những biểu hiện, tác hại của nó và vai trò, sự cần thiết của lòng yêu thương con người trong xã hội hiện nay. Bệnh vô cảm được hiểu là một trạng thái tinh thần mà ở đó, con người không có những cảm xúc mang tính nhân bản đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, không động lòng trước nỗi buồn, nỗi đau, sự mất mát, thiệt thòi của đồng lọai. Những người sống vô cảm thường chỉ bo bo nghĩ đến lợi ích của riêng mình, ngại va chạm, sợ phiền toái, liên lụy với tâm niệm “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Những kẻ sống vô cảm thậm chí còn lạnh lùng, nhẫn tâm gieo rắc nỗi đau cho người khác mà không mảy may động lòng trắc ẩn.


Căn nguyên tạo nên căn bệnh vô cảm ở giới trẻ ngày nay là thói vị kỷ, thích hưởng thụ, Cùng với đó là sự tiêm nhiễm những thói hư tật xấu từ môi trường sống, từ những “tấm gương mờ” của người lớn. Nói đến nguyên nhân tạo ra căn bệnh vô cảm trong giới trẻ không thể không nhắc đến vai trò, trách nhiệm của gia đình và nhà trường. Thời gian qua, liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực học đường khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, lo lắng. Tính thân thiện cần có trong môi trường học đường ít nhiều bị sứt mẻ khi nhiều học sinh chỉ thích “nói chuỵện” với nhau bằng giải pháp bạo lực. Đáng buồn là trong những vụ hành hung, đánh nhau giữa các học sinh thời gian qua đều có một số đông “khán giả” trẻ tuổi, có người trong số đó còn là bạn cùng lớp học với nạn nhân. Không chỉ thản nhiên đứng nhìn, những học sinh này còn dùng điện thọai di động ghi hình rồi tung lên mạng. Còn đáng buồn hơn khi những đọan video clip “tự tạo” ấy sau khi nhanh chóng lan truyền trên mạng đã nhận được sự hưởng ứng, cổ vũ của không ít giới trẻ với những lời lẽ bình luận thản nhiên, tàn nhẫn như: “cũng bình thường thôi”, “lần sau cứ thế mà phát huy”, “được lắm”, “hoành tráng lắm”… Và như thế, dường như sự vô cảm trong giới trẻ đang được tằng lên theo cấp số nhân.


Đối lập với lối sống vô cảm, bàng quan là lòng yêu thương con người, vốn là một giá trị văn hóa truyền thống thể hiện lối sống đẹp tồn tại từ bao đời nay: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” Còn nhớ, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009, có hai trường hợp “đặc biệt”, đến phòng thi muộn không phải do hỏng xe, ùn tắc giao thông hay… ngủ quên mà là vì nghĩa cử cứu người bị nạn trên đường đến trường thi. Đó là trường hợp hai thí sinh Tăng Ngọc Dũng, số báo danh 160061, phòng thi số 3 và Lữ Đức Quân, số báo danh 160295, phòng thi số 13 tại hội đồng thi trường THPT Đô Lương 1.Cả hai đều là học sinh lớp 12A4 trường THPT Đô Lương 1. Trước hành động cứu người của hai em Quân và Dũng, một số người cho rằng đó là việc làm bình thường và ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, phải ở trong hoàn cảnh của hai em mới thấy hết được ý nghĩa tốt đẹp từ hành động ngỡ như là bình thường ấy. Chiều 2/6, trên đường tới trường thi để dự thi môn Sinh học, Quân và Dũng phát hiện một người phụ nữ nằm bất động giữa đường. Mặc dầu giờ thi đã cận kề những hai em vẫn quyết định đưa người bị nạn là bà Lê Thị Vẹn (57 tuổi) vào bệnh viện Đô Lương để cấp cứu kịp thời. Khi đến phòng thi thì đồng hồ đã báo 14h34 phút, muộn 4 phút so với quy định giờ bắt đầu làm bài. Nghĩa cử ấy là một minh chứng sinh động của lòng yêu thương con người. Biểu hiện của lòng yêu thương con người là sự đồng cảm, chia sẻ, đùm bọc giữa người với người trong cuộc sống. Tình yêu thương con người là lẽ sống, tình cảm cao đẹp, là chuẩn mực đạo đức mà con người cần hướng tới trong xã hội. Đáng tiếc là một bộ phận giới trẻ hiện nay chỉ biết yêu thương chinh bản thân mình, thiếu sự quan tâm, sẻ chia, vị tha đối với những người xung quanh, thậm chí với cả những người thân. Thực trạng trên đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về sự sa sút đạo đức, lối sống của giới trẻ ngày nay.


Như vậy, những vấn đề đặt ra trong câu hỏi 2 đề văn nêu trên không chỉ tác động đến nhận thức, tư tưởng của mỗi thí sinh trong và sau khi làm bài mà còn gợi ra cho người lớn những suy nghĩ, trăn trở. Làm sao để có được một “phưong thuốc” hữu hiệu chữa căn bệnh vô cảm đang có nguy cơ lan rộng trong giới trẻ? Làm sao để giới trẻ ý thức được vài trò, vị trí của tình thương yêu và biết sống yêu thương, vị tha hơn? Câu hỏi trên xin dành cho những người quan tâm đến thế hệ tương lai của đất nước.

Bùi Minh Tuấn
(Giáo viên trường THPT Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An)

LTS Dân trí - Người ta sinh ra với vai trò của một sinh vật thượng đẳng, vốn có trí tuệ và có cảm xúc, biết yêu thương đồng loại, nhất là đồng bào mình, anh em ruột thịt mình. Tiếc rằng, trong xã hội ngày nay, không thiếu những người sống vô cảm, dửng dưng trước sự đau khổ của người khác, không động lòng trước hoàn cảnh éo le cần được thông cảm và giúp đỡ. Đấy là loại người sống ích kỷ, chỉ biết bo bo giữ an toàn cho bản thân mình, rất ngại va chạm, đấu tranh vì lợi ích chung của mọi người. Điều đó hoàn toàn xa lạ với đạo lý sống truyền thống của dân tộc.

Mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường ngày nay, đi đôi với dạy kiến thức, cần quan tâm nhiều hơn đến việc dạy làm người. Biết sống có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình và rộng hơn là đối với quê hương, đất nước. Biết quan tâm đến mọi người, sẵn lòng giúp đỡ những người bất hạnh không may gặp hoạn nạn… Đấy cũng đạo lý sống cần trau dồi cho thế hệ trẻ ngày nay để ngăn chặn từ xa lối sống vô cảm.


Với ý nghĩa đó, chúng ta hoan nghênh hai đề văn dạng “mở” được dẫn ra trong bài viết trên . Có thể coi đó là “một mũi tên bắn trúng hai đích” vừa chống lối “học vẹt” vừa giáo dục ý thức yêu thương con người và chống “căn bệnh vô cảm” hiện đang phổ biến, rất đáng phê phán và cần kiên quyết khắc phục, nhất là chặn đứng nguy cơ này trong giới trẻ.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c202/s202-412189/y-nghia-giao-duc-cua-hai-de-thi-co-tinh-thoi-su.htm