Kể về bản thân là chuyện nên kỵ. Nói về cái dở thi không sao, nhưng nói cái hay, dễ bị coi là khoe mẽ. Vì thế, tôi thỉnh cầu trước một sự châm chước.
Tôi có ý định lấy chính mình làm điểm xuất phát để bàn về một chuyện khác.Về những cay đắng của một con người. Như một ví dụ. Chẳng phải để dạy dỗ ai (làm gì dám cho mình ghê thế!). Cũng chẳng khoác cái áo “dân chủ, nhân quyền” gì ráo trọi. Càng không nhân danh trí thức. Đơn giản chỉ là những nghĩ suy. Một kinh nghiệm.
Khi mới ở tuổi lên mười tôi đă đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”. Năm 1967 tôi được Hồ Chí Minh trao phần thưởng cho kết quả học tập xuất sắc với tất cả 14 môn học đạt điểm cao nhất. Đấy là một cuốn sổ tay kích thước khoảng 20 x 15cm, giấy trắng tinh, bìa cứng láng bóng, màu xanh dương, có in hình Hồ Chí Minh chụp thẳng và dòng chữ phía dưới: “Giải thưởng của Hồ Chủ Tịch”. Với tôi, gia đình, trường học và chính quyền địa phương, giải thưởng này là một vinh dự, vì không phải tỉnh, thành phố nào cũng có thưởng, và nếu có thì chỉ có một hoặc hai người. Buổi trao giải thưởng được tổ chức hào hứng trên sân kho của hợp tác xã, dưới ánh trăng (vì lúc bấy giờ máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc dữ dội, học sinh đi sơ tán ở thôn quê, ban đêm không dám nổi lửa, thắp đèn). Bà con làng xóm tụ hội rất đông. Ba tôi cảm động đến phát khóc. Tôi nâng niu cuốn sổ tay đến mức không dám xài, lâu lâu lấy ra ngắm nghía! Tuy nhiên cũng chưa tức cười thảm hại bằng thằng bạn. Năm 1968, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn thăm trường, tặng cho mỗi đứa được cử đi gặp một cục kẹo Hải Châu (thứ cao cấp, hiếm hoi, xa xỉ với lũ học sinh nghèo trong những ngày chiến tranh). Thằng bạn thèm rỏ dãi nhưng trân trọng quá, không dám ăn, để dành làm kỷ niệm. Trời nóng, chỉ vài hôm cục kẹo chảy nhão nhoẹt dính bê bết với giấy bọc, phải vứt đi. Hắn đi Đông Đức, về nước giảng dạy ở Bách Khoa Hà Nội, cho đến giờ. Tôi tin chắc hắn không quên chuyện này!
Tôi sang Ba Lan năm 1969. Cả đoàn du học sinh chúng tôi phải vào nằm viện để bác sĩ khám, tẩy giun sán trước khi được sống chung với người ta tại Trung tâm học tiếng Ba Lan dành cho người nước ngoài. Trong bệnh viện, được báo tin Hồ Chí Minh từ trần, chúng tôi khóc thảm thiết! Mấy cô y tá Ba Lan ngơ ngác, lúng túng chẳng biết chuyện gì xảy ra!
Chúng tôi đă yêu Đảng, yêu Bác Hồ đến thế! Đã một thời ngây thơ, ngây ngô như thế!
Đến năm 1994, Kim Nhật Thành chết, xem TV thấy dân Bắc Triều Tiên đứng đông nghẹt hai bên đường ôm nhau gào khóc. Lúc này thì tôi đã bật cười! Cười cả chính mình! Tôi cũng đã y chang vậy ngày nào, bị ngu hoá, bị lừa gạt mà không biết.
Phải thừa nhận các chế độ cộng sản đạt mức siêu đẳng về chuyện nuôi trồng con người theo ư đồ của mình.
Thế hệ tôi và cả xã hội miền Bắc, mỗi một con người được nhào nặn, rèn luyện, nhồi nhét tư tưởng vào trí não, để không còn là mình nữa, chỉ biết suy nghĩ và hành động theo những lời dạy dỗ của Đảng và Bác, đi theo con đường mà Bác và Đảng vạch ra, như con rối, như cái máy. Cái bóng Đảng, Bác bao trùm lên đời sống.
Phản ứng của chúng tôi chẳng khác gì những con cá trong ao của ông Hồ ở Phủ Chủ Tịch. Không hơn, không kém.
Vào năm 1958, theo yêu cầu của ông Hồ, kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh đă thiết kế cho ông ngôi nhà sàn theo kiểu của người miền núi, cùng với vườn cây, ao cá.
Ngôi nhà sàn có hai tầng, tầng trên ông Hồ dùng làm phòng ngủ và phòng làm việc trong mùa đông, tầng dưới là nơi ông làm việc vào mùa hè, họp Bộ Chính trị. Ngôi nhà sàn xây dựng xong vào ngày 1/05/1958, bằng gỗ loại bình thường, chiếu theo căn dặn của ông – báo chí viết như thế.
Tuy nhiên, trong thực tế, mãi sau này tôi mới biết, gỗ được sử dụng để làm ngôi nhà sàn “giản dị” thuộc loại tốt. Ngoài ra, sự giản dị này cũng đáng bàn. Bởi vì, ngôi nhà tọa lạc giữa phong cảnh hữu tình, đầy cây cỏ, hoa lá xanh tươi, chim bay, cá lượn bốn mùa. Bác ngồi thư giăn, hút thuốc lá 555 hay xì-gà của Fidel Castro gửi tặng thú còn gì bằng! Đấy là chưa nói đến chuyện có các nàng tới hầu hạ (như cô Nông Thị Xuân chẳng hạn)! Ngay giữa thủ đô chật hẹp, ồn ào, bụi bặm mà hưởng thụ một dinh cơ tao nhã, thanh bạch như vầy, thì khác gì cuộc sống của Tiên ông dưới trần, quả là chưa có tiền lệ.
Vào thời buổi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lắm đại gia tư bản đỏ chơi độc theo gương ông Hồ, cũng xây những dinh thự to rầm theo kiểu nhà sàn bằng toàn gỗ quý, vườn tược được trồng nhiều loại cây kiểng mà một chậu trị giá hàng chục ngàn đôla. Cũng ngay trong lòng Hà Nội.
Hồi nhỏ tôi được nghe nhiều huyền thoại về ông Hồ. Với chúng tôi, tên Hồ Chí Minh đồng nghĩa với đấng siêu nhân, thánh thiện và lòng tôn kính. Ở Nghệ An, có bài đồng giao xem ông Hồ, Tướng Giáp sinh ra như là tất yếu của Trời Đất: “Đụn Sơn phân dái / Hòn Đái thất thanh / Nam Đàn sinh Thánh / Đông Thành sinh Tướng”…
Mỗi lần nghe ai kể về đời sống của Bác, nói đến đàn cá trong ao của Bác, lũ trẻ chúng tôi xuýt xoa, phục lăn. Số là đàn cá đông đúc được ông Hồ luyện công phu. Sau một thời gian nhử mồi cám dỗ, ông đă thành công. Khi cho cá ăn, ông chỉ cầm cái que gơ gơ vào cái hộp đựng mồi hay thành bờ ao gì đó là cả đàn lúc nhúc bơi lại.
Lên cấp 2, bắt đầu học vật lý, tôi không còn phục cao kiến luyện cá của ông Hồ nữa, mà chỉ phục ông ở tính kiên nhẫn. Tôi cúc cục mãi mới tập gọi được đàn gà. Còn dạy cá đâu phải giỡn! Té ra ông Hồ chỉ thực hành lư thuyết từ xửa xưa của nhà khoa học người Nga Ivan Pavlov, Giải thưởng Nobel Y học năm 1904. Ivan Pavlov nổi danh từ việc thí nghiệm phản ứng tiêu hoá trên cơ thể chó. Qua nghiên cứu sinh lư học của nước bọt, ông khẳng định rằng, nước bọt không chỉ tiết ra lúc ăn, mà cả trong phản ứng trước bữa ăn. Thức ăn gây chảy nước bọt được gọi là “kích thích ban đầu”, còn tiếng chuông gõ hoặc ánh sáng của cái đèn xuất hiện trước bữa ăn, gọi là loại “thức ăn phụ trợ”. Kích thích chó liên tục một thời gian dài bằng “thức ăn phụ trợ”, cùng lúc với “kích thích ban đầu” để tạo thói quen, ông đã làm chó tiết nước bọt chỉ còn qua sự kích thích thứ cấp. Hiện tượng này được gọi là phản xạ có điều kiện của Pavlov, trái ngược với sự chảy nước bọt bẩm sinh, là phản xạ vô điều kiện.
Phiên bản lớn mới thật hăi hùng!
Trong cái cũi này, giống như đàn cá trong ao, ông Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam đã áp dụng muôn vàn “thức ăn phụ trợ” để “trồng người” vì “hạnh phúc trăm năm” của… Đảng.
Bằng quản lý trong tay sổ hộ khẩu, sổ gạo, sổ dầu, phiếu thực phẩm, phiếu vải, học đại học; nay thêm sổ đỏ, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chủ quyền xe, v.v… – ông Hồ và Đảng từ lúc cầm quyền đến nay đã biến đất nước thành một phòng thực nghiệm vĩ đại của “phản xạ có điều kiện”, biến dân tộc thành một bầy đàn ngoan ngoãn. Hàng chục triệu người Việt đã, đang và tiếp tục trở thành những con cá trong ao hay là những con chó của Pavlov.
Ngoài ra, còn một “thức ăn phụ trợ” khác công hiệu. Đó là bộ máy tuyên truyền khổng lồ, chằng chịt từ trung ương xuống thôn xã, bản làng, liên tục đập vào não trạng con người ngay từ thuở thiếu thời. Bất kỳ nguồn thông tin nào bất lợi cho sự độc quyền cai trị của Đảng đều bị ngăn chặn. Những mầm mống phản kháng ngay lập tức bị đè bẹp, đời sống của gia đình, người thân bị phong toả đến bần cùng…
Cho nên, lúc còn là học sinh, tay còn vương mực tím, khi ông Hồ chết, tôi và các bạn tôi cùng thời đã chảy dài nước mắt, cũng không có gì là lạ. Đúng ra, chúng tôi nên được chia sẻ, được thương hại, tội nghiệp.
Nhưng nhờ Trời, ngay trong năm thứ nhất học đại học tôi đã nhanh chóng nhận ra lẽ thường phải có ở đời, sự bất công và bất nhân của chế độ cộng sản. Nó tước đi của con người đời sống riêng tư, cá tính và những quyền tự do tối thiểu nhất. Chúng tôi bị Toà đại sứ Việt Nam tại Ba Lan cấm không được yêu đương, không được mặc quần jeans ra ngoài đường, không được khiêu vũ, không được đến thăm nhà người bản xứ, không được đi lao động kiếm thêm tiền trong dịp nghỉ hè, v.v… Một ngàn lẻ một thứ cấm! Hàng tuần họp chi đoàn, viết bản tự kiểm. Lơ mơ là bị trục xuất về nước!
Và tôi lơ mơ, xé rào nên bị trục xuất thật. Vừa đặt chân tới ga xe lửa Hàng Cỏ, Hà Nội, chưa kịp xuống tàu, hai công an đã xông lên chỗ ngồi và áp tải tôi vào trại giam, sau đó lãnh án tù hai năm về tội yêu và trốn ở lại nước ngoài. Ra tù, lận đận mãi tôi mới xoay được việc làm và quay lại Ba Lan năm 1989, đúng lúc chế độ cộng sản Ba Lan sụp đổ. Làm nhân chứng của 20 năm xây dựng thể chế dân chủ ở Ba Lan với muôn vàn khó khăn nhưng thành quả phát triển giành được thấy rơ qua từng năm tháng, nhãn quan chính trị của tôi thay đổi hoàn toàn. Tôi được tỉnh ngộ qua liệu pháp điện áp của thực tế một xă hội từ chế độ cộng sản chuyển sang dân chủ tự do, cho mình cơ hội nhìn nhận, phân biệt Ác và Thiện. Quy trình tiến hoá bình thường của tôi được tái hiện, từ “con cá của Bác Hồ”, “con chó của Pavlov” lên làm người. Tôi lột xác cùng với những thăng trầm của tiến trình dân chủ hoá ở Ba Lan và Đông Âu.
Ba Lan tự do đã đưa sự thật lịch sử ra ánh sáng và công luận. Quá khứ đã chứng minh không thể chối cãi rằng, chế độ cộng sản tồn tại thực chất nhờ dối trá và bạo lực. Những người cộng sản không thèm nghe ai khi thấy phương hại đến độc quyền lãnh đạo của họ, cho dù những lời khuyên đó có mang lại lợi ích cho đất nước đến đâu. Chỉ khi bị áp lực tranh đấu mạnh mẽ của quần chúng, bị thất bại, bị dồn vào thế cùng họ mới làm ra vẻ hướng thiện hoặc nhượng bộ. Nhưng khi có sức mạnh và nhất là lúc thành công, họ tự mãn, cao ngạo, và độc ác gấp bội. Bản chất lưu manh, cướp giật của họ, theo thời gian càng ngày càng lộ liễu. Họ biến thù thành bạn, biến bạn thành thù tuỳ theo tình huống có lợi cho sự bảo đảm quyền lực. Họ là bậc thầy của sự tráo trở, lật lọng và bội bạc. Quan điểm phải hợp tác với cộng sản để cải tạo cộng sản, có cách nói cho cộng sản nghe, đã chứng tỏ tính chất xuẩn ngốc của nó qua hậu quả việc làm của rất nhiều người từ hàng chục năm nay. Chưa có vị “quân sư” nào làm cộng sản thay đổi được bản chất, ngược lại, họ thường bị phản phé, ngược đãi và chịu chung một bi kịch giống nhau. Rốt cuộc họ chỉ là những kẻ bị phấn khích hoặc có tâm thức bất bình thường, thích đi theo vết xe đổ.
Thiếu tự do và thông tin với bên ngoài, con người không thể nào có đủ kiến thức để nhìn nhận, so sánh các mô hình sinh hoạt xã hội khác, cho nên đại bộ phận người Việt trong chế độ cộng sản, nhất là nông dân, cứ tưởng rằng, cái ao, cái cũi mà trong đó mình đang được Đảng ban phát là “đỉnh cao chói lọi” rồi. Mẹ kiếp! Nhốt người ta lại, bưng tai, bịt mắt, chỉ mở cho nhìn, cho nghe những gì mình muốn áp đặt, cùng với sự đe doạ mạng sống thường trực – rồi bảo “dân trí thấp”, “dân tộc chưa trưởng thành”. Nói thế có khác gì trói chân, buộc tay thằng bé, cho ăn uống nhỏ giọt, cách ly với sông nước, rồi phán nó chậm lớn, không có khả năng biết bơi. Đểu giả, mất dạy cỡ này là cùng!
Vậy mà, lạ lùng thay, có những người không sinh ra trong chế độ ấy, đầu đã hai thứ tóc, mà giờ đây bắt đầu muốn yêu Bác Hồ như thế hệ chúng tôi mấy chục năm trước đây!
Lạ lùng nữa, vì những người ấy đã tháo thân chạy khỏi chế độ cộng sản và được lớn lên, ăn học, trở thành kỹ sư, giáo sư, tiến sĩ ở các quốc gia dân chủ, tự do.
Lạ lùng hơn, vì những người ấy, được gọi là trí thức, không thể không biết đến tội ác mà chủ nghĩa cộng sản toàn trị đã gây ra cho nhân loại nói chung và đối với dân tộc Việt Nam nói riêng trong suốt gần một thế kỷ.
Lạ lùng đến kinh ngạc, vì những bi kịch „Cải cách Ruộng đất“, „Nhân Văn Giai Phẩm“, vụ „Xét lại Chống Đảng“, thảm sát Tết Mậu Thân Huế 1968, „Cải tạo“ Tư bản, Tư thương miền Nam sau 1975, Chiến dịch bán bãi thu vàng, các vụ án Minh Phụng-Epco, Năm Cam, PMU 18, PCI, vân vân và vân vân… – chẳng mang đến cho họ một chút ý thức gì về dã tâm khủng khiếp và ghê tởm của lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam.
Không biết bị ám bởi phản xạ có điều kiện nào qua “thức ăn phụ trợ” của thời “đổi mới”, “tăng trưởng”, “phát triển”, “vươn ra biển lớn”, mà giữa lòng Hà Nội xuất hiện một sự đảo ngược tiến trình tiến hoá của loài người. Cả ngàn con người đang no cơm ấm cật, xiêm áo chỉnh tề, bỗng dưng biến thành đàn cá Bác Hồ, bầy chó của Pavlov, “hân hoan”, “hồn nhiên” hát bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Và rồi sau khi kết thúc thắng lợi ra về, cùng nhau đồng ca điệp khúc: “dân trí Việt Nam còn thấp”, “dân tộc ta chưa trưởng thành” nên chưa thể vươn tới tiến trình dân chủ hoá.
Bệnh này coi bộ hết phương cứu chữa!
Nguồn: http://ledienduc.wordpress.com/2009/12/24/dan-ca-trong-ao-bac