Montag, 17. Mai 2010

Lá thư chân thật của một giáo dân giáo xứ Phủ Cam, Huế, viết về Đức Ông Cao Minh Dung

Xin cảm ơn Anh đã gọi điện hỏi thăm tôi và hỏi ý kiến về Đức ông Cao Minh Dung.

Đức Ông Dung tôi biết khá rõ, vì cùng chung chủng viện, chung giáo xứ (giáo xứ chánh tòa Phủ Cam).
CMD sinh năm 1955 tại Phước Quả, Hương Thủy, Thừa Thiên. Con ông Cao Minh Hiếu và bà Nguyễn Thị Yến (cả hai đã mất). ĐÔ là con đầu, theo sau là 3 em trai 5 em gái.

Theo thân nhân họ hàng cho biết thì ĐÔ thật ra không phải là con của ông Hiếu, mà là con của một thầy dòng Thánh Tâm tên là Saviô (tên thật là Đỗ Thanh Châu, hay còn gọi là Đỗ Quang Châu). Thầy này sau đó ra khỏi dòng, chuyển qua triều, nhập giáo phận Đà Nẵng, rồi chịu chức linh mục (khoảng năm 1970).

CMD vào Tiểu chủng viện Hoan Thiện năm 1967 và Đại chủng viện Hòa Bình (Đà Nẵng) năm 1974. Đến năm 1978 thì bị nhà nước loại ra khỏi ĐCV cùng với 17 thầy khác (trong đó có tôi).

Khoảng năm 1979, CMD được cha Đỗ Thanh Châu đem đi vượt biên sang Hoa Kỳ. Cha Châu hiện ở 3... Bell st. P.O.Box 55. Ashland City, TN 37015. Tel (615)792...... Tiếp đến, CMD qua Rô-ma học trường truyền giáo. Chịu chức linh mục năm 1983. Sau đó CMD xin vào học trường ngoại giao của Tòa thánh. Học xong thì được bổ nhiệm đi làm việc với chức vụ tham tán tại các tòa Khâm sứ hoặc Sứ thần khắp thế giới (Ecuador, Indonesia, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Thái Lan, Madagascar, Tân Tây Lan...) rồi lên chức Đức ông (tôi không rõ năm nào).

Trong những lần tâm sự với bạn cùng lớp khi về Huế, CMD cho biết mình thường có tiếng nói quyết định trong việc chọn các Giám mục địa phương.

Sau khi CMD lên chức ĐÔ, Cộng sản bắt đầu o bế CMD và gia đình (ngụ tại giáo xứ Phủ Cam). Mỗi lần Dung về thăm gia đình thì cán bộ tỉnh và công an tỉnh hết sức săn đón, cho xe đưa rước, mời ăn tiệc tùng...

Dung cũng tỏ ra thân thiết với những người này (thăm viếng, tặng quà cho họ, trong đó có trung tá Lê Viết Hà, trưởng công an thành phố Huế, thiếu tá công an Phạm Đức Thuận và thiếu tá công an Nguyễn Hồng Lam, đặc trách Công giáo). Khoảng năm 2000, thân mẫu của Dung mất, chính quyền và công an tỉnh không những tới phúng viếng mà còn trực tiếp yêu cầu Đức TGM Nguyễn Như Thể phải chủ sự lễ tang (trái với lệ thường của ngài là chỉ tham dự tang lễ của cha mẹ các linh mục).

Đức Cha chẳng những vâng lời công an mà còn khen ngợi bà Yến trong thánh lễ, mặc dầu bà ta có hai đứa con gái bỏ chồng để lấy chồng khác, thậm chí một trong hai cô ấy còn bỏ hai chồng để lấy chồng thứ ba. Bà ta đã cùng chồng đứng ra tổ chức lễ cưới (đời) lần thứ hai cho cái cô 3 chồng này khiến cha quản xứ Nguyễn Kim Bính phải ra vạ tuyệt thông cho hai ông bà trong thời gian dài. Và CMD mặc dầu biết thế vẫn không thấy lên tiếng răn đe hay ngăn chận hành vi lỗi luật Gh của hai em mình. Cả giáo xứ PC đều biết gia đình này đầy tai tiếng. Ngoài ra không có đứa con hay đứa cháu nào của họ tham gia sinh hoạt giáo xứ (dạy giáo lý hay hát ca đoàn...), ngoại trừ ông Hiếu, lúc còn sống, có làm khu vực trưởng một thời gian, sau khi vị kế nhiệm cha Bính -thân CS- giải vạ cho ông.

Ngoài ra, mỗi lần về Huế, ĐÔ CMD chỉ đi gặp ĐC Thể và các linh mục có tinh thần thỏa hiệp với CS. Nói chung, Đức Cha Thể và CMD coi nhau như thân tín và cùng lợi dụng vị thế của nhau. CMD không bao giờ gặp cha Nguyễn Hữu Giải (thầy dạy), cha Nguyễn Văn Lý (đàn anh), tôi (đàn anh) hoặc các linh mục có tinh thần bênh vực sự độc lập của GH, thậm chí CMD còn tránh chúng tôi nữa. Bằng chứng là trong lễ an táng "thân phụ" (ông Hiếu) năm 2008, CMD vẫn không dám mời cha Giải, cha Lê Ngọc Bửu (cậu ruột, chịu chức không xin phép nhà nước) và tôi đồng tế tại nhà riêng cũng như tại nhà thờ vì sợ liên lụy (mặc dầu tôi và Dung cùng chung cha bảo trợ và cùng một giáo xứ, nhà CMD chỉ cách nhà tôi 1km).

Từ năm 2000 (sau khi má Dung mất), tết nào công an cũng đem tới nhà hương hoa gọi là để "tưởng niệm bà cố" rồi sau 2008 tưởng niệm thêm "ông cố"

Cách đây vài năm thì CMD chuyển từ Tân Tây Lan về Rô-ma, làm việc tại bộ Ngoại giao Tòa thánh (hình như vậy), đặc trách vùng Đông Nam Á. Lần CMD về Hà Nội ngày 15-02-2009 cùng với Đức Ông Parolin và Đức Ông Nguyễn Văn Phương, chúng tôi đã nghe rằng CMD có lập trường đẩy Đức Cha Kiệt khỏi Hà Nội. Lần đó phái đoàn không ở Tòa Giám mục mà ở nhà khách chính phủ, và CS đã cho xe vào Huế chở mấy em của Dung ra Hà Nội cho Dung gặp, ở lại nhà khách chính phủ cùng với Dung.

Nay thì sự thể đã rõ. CMD có lẽ là tổng đạo diễn (như NVCL nói) trong vụ đưa ĐC Nhơn ra Hà Nội thế ĐC Kiệt. Chúng tôi còn nghe tin rằng sau vụ này, CS sẽ cho Vatican mở một Văn phòng đại diện tại Hà Nội và CMD sẽ là trưởng văn phòng này. CMD còn nuôi tham vọng làm Đức Khâm sứ và rồi Đức Sứ thần tại VN. Nhưng nếu GH đưa một đứa con ngoại hôn, có một gia đình tai tiếng (toàn những yếu tố dễ bị CS khai thác khống chế) lên làm Giám mục đại diện cho Tòa thánh tại VN thì sự thể sẽ thế nào nhỉ?

Xin Anh tiếp tục cầu nguyện cho GHVN và cho các GMVN.
 
Và cũng gởi đến Anh một lá thư chân thật của một giáo dân giáo xứ PC.

..............................................................
Chú thích của TinHamburg:

Tước hiệu Monsignore / Đức Ông

"Đức Ông" là từ ngữ được dịch ra từ danh từ tiếng Ý: Reverendissimo Signore, Monsignore (viết tắt là Msgr.). Đây là một tước hiệu danh dự do Đức Giáo Hoàng ban tặng cho:

1) linh mục có công đặc biệt trong việc phục vụ Giáo Hội Công Giáo tại các Giáo Phận trên toàn thế giới.

2) linh mục nhân viên của Toà Thánh Vatican, làm việc trong các cơ quan trung ương tại giáo đô Rôma hoặc trong các phái bộ ngoại giao của Tòa Thánh ở các quốc gia trên thế giới.

Tước vị "Đức Ông" vì thế không phải là một chức vị. Người được phong tước "Đức Ông" vẫn là một linh mục. Trong trường hợp 1) thì các Giám Mục cai quản các giáo phận (địa phận) lập hồ sơ đề cử linh mục xứng đáng lên Đức Giáo Hoàng. Trường hợp 2) xảy ra khi linh mục nhận trách nhiệm làm việc chính thức. Chính Đức Giáo Hoàng sẽ là người quyết định ban tước vị này.

Khi có quyết định của Đức Giáo Hoàng, tên của các tân đức ông sẽ được ghi vào niên giám của Tòa Thánh (Annuario Pontificio). Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh sẽ gửi văn thư chính thức và văn bằng đến các tòa Giám Mục để ấn định nghi thức trao văn bằng và phẩm phục cho các tân đức ông. Nghi thức này thường diễn ra trong giờ kinh chiều (vespers) tại nhà thờ chính tòa của giáo phận.

Từ năm 1969, thời Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, từ 4 được giảm xuống hai thể loại tước hiệu đức ông:

1) Apostolic protonotaries de Numero: dành cho các linh mục làm việc trong các chức vụ của Giáo Đô (Roma Curia)

2) Apostolic protonotaries supernumerary: dành cho các linh mục có lý do để được tuyên dương, nhưng không nằm trong Roma Curia.

Người Công Giáo Việt Nam có thói quen gọi các giám mục là „Đức Cha“. Tước hiệu „Đức Ông“ (không hiểu do ai „dịch“ như thế, nay đã thành thông lệ) đã gây khá nhiều hiểu lầm: nhiều người, kể cả người Công Giáo, nghĩ rằng „Đức Ông“ là chức vị lớn hơn „Đức Cha“! („ông“ hẳn nhiên phải lớn hơn „cha“!). Thực tế, như trên đã giải thích, đức ông chỉ là một linh mục có công vụ hoặc công trạng đặc biệt nên được ban tước hiệu này.