Donnerstag, 6. Mai 2010

Đà Nẵng: Nhiều người bị thương sau cuộc xung đột ở nghĩa trang

AFP

Hà Nội - Nhiều giáo dân bị thương và hằng chục người bị công an bắt giam sau một cuộc xung đột xảy ra với nhà cầm quyền địa phương về chuyện di dời nghĩa trang, các nhân chứng cho hay hôm qua thứ Tư ngày 5 tháng Năm 2010.

Cuộc ẩu đã xảy ra giữa những giáo dân cư ngụ tại giáo xứ Cồn Dầu, gần thành phố Đà Nẵng, và một nhóm công an, cảnh sát đông đảo, đã xảy ra hôm thứ Ba khi giáo dân ở đây muốn chôn cất một người gìa 82 tuổi vừa qua đời, một nhân chứng cho hãng thông tấn AFP hay:

"Khi chúng tôi gần tới nghĩa trang, chúng tôi bị công an và cảnh sát chận lại," một nhân chứng 83 tuổi nói, ông yêu cầu được dấu tên.


"Công an lấy và mang quan tài đi."

Ông nói công an bắn chỉ thiên và dùng dùi cui đánh dân làm nhiều người bị thương. Một nhân chứng khác, cho hay công an được vũ trang với dùi cui, súng và máy sốc điện.

Nhiều người bị đánh "như họ là súc vật," nhân chứng này nói thêm nhưng cũng yêu cầu xin được dấu tên. Theo lời những nhân chứng, có khoảng 60 đến 70 người đã bị bắt giam.

Đã không liên lạc được với chính quyền địa phương để xác nhận và hiện không rõ những người bị bắt giam này đã được thả ra chưa.

Đã có nhiều tranh chấp xảy ra giữa nhà nước và giáo hội trước đâu nhưng theo một nhà ngoại giao ngoại quốc thì trường hợp này lại khác, vì nghĩa trang tự nó không là sản của giáo hội.

Nhà nước đã có kế hoạch xây một "thành phố sinh thái" trong khu vực này và sẽ phải di dời hơn 400 gia đình ở đây cũng như nghĩa trang đi chỗ khác, một nhà ngoại giao cho hay, người này cũng xin ẩn danh.

"Chuyện tranh chấp đã xảy ra mấy tháng nay," ông nói, nhưng chuyện trở nên nặng nề chỉ sau khi có người qua đời và cần chôn cất.

Nhân chứng thứ nhì cho hay nhà cầm quyền muốn di dời mồ mã đến một nghĩa trang khác cách khoảng 20 cây số.

"Chúng tôi không muốn dời mồ mả đến một chỗ xa như thế," ông nói.

Tranh chấp về đất đai - người dân thường than phiền là họ đã bị đánh lừa, không được nhà nước bồi thường thỏa đáng - trong những năm qua đã trở nên nguyên nhân chính cho những cuộc biểu tình phản đối ở Việt Nam, là một đất nước nông nghiệp đang kỹ nghệ hóa.

Đã có những cuộc biểu tình của giáo dân Thiên Chúa giáo đòi hỏi nhà nước trả lại tài sản của giáo hội bị trưng thu trước đây, hơn nữa thế kỷ trước khi nhà nước cộng sản nắm lấy quyền lực ở miền Bắc Việt Nam trong thập niên 50.