Samstag, 6. Februar 2010

Phép Nói và Viết Hỏi Ngã

Hồ Tường

Phân nửa người Việt Nam, từ Thanh Hóa trở ra, về phương diện hỏi, ngã, nói và viết rất đúng, còn một phân nửa, từ Nghệ Tĩnh trở vào, nói không phân biệt hai thanh này và viết rất lầm. Sự trộn lộn hai thanh này thành một sẽ là một việc làm cho tiếng Việt nghèo nàn thêm, và làm cho lắm câu thành tối nghĩa. Người có ý thức không ai dám chủ trương một việc nông nổi như vậy. Mà phân biệt hai thanh, khi nói và viết, đối với người đàng trong, là một một vấn đề to: vấn đề hỏi ngã.

Mấy năm nay, đã có nhiều người nghiên cứu vấn đề này và đưa ra một luật, mà chúng tôi xin gọi là luật Nguyễn Đình, để nhắc nhở người đã nêu nó ra trước nhất. Cái hay - và cũng là cái dở - của luật Nguyễn Đình là để cho người đã khá giỏi tiếng Việt dùng được mà thôi. Đối với kẻ thiếu học, thì công dụng của nó rất ít.

Lại giá trị của luật ấy chỉ ở trong phạm vi chính tả. Người đàng trong, dầu cho đã thạo rồi, cũng không sao nói đúng được.

Muốn giải quyết đến cội rễ vấn đề này, ta hãy nghĩ xem: tại sao người đàng ngoài, dầu chẳng biết luật Nguyễn Đình, vẫn nói đúng và viết đúng hỏi ngã? Ấy bởi vì từ thuở mới học nói, họ đã nghe chung quanh họ, hai thanh này phân biệt rõ ràng. Vậy phương pháp của âm học, đối với mỗi người, và áp dụng cho tất cả, sẽ thành phương pháo giải quyết được vấn đề đến triệt để.

Dầu ta có thạo thông lệ này, hay thông lệ nọ, mà ta nói vẫn sau, thì trẻ em nghe ta nói sai, sẽ nói sai, ắt là vấn đề hãy còn mãi.

Việc đánh dấu đúng, tuy là cần chỉ là gáo nước để tưới trận lửa to, làm sao mà trừ đám cháy được? Còn nếu ta nhờ các thông lệ làm phương tiện riêng để phân biệt hỏi, ngã, hầu nói đúng, thì thế hệ sau nghe ta nói đúng, sẽ nói đúng. Rồi ít lâu, ở toàn cõi Việt Nam, sẽ không còn vấn đề nàỵ Chúng tôi soạn tập sách vấn đề giải quyết vấn đề hỏi ngã. Khi ai nấy đã nói đúng và viết đúng cả rồi, vấn đề sẽ không còn, sách sẽ hết cần, hóa thành vô dụng. Nên lòng cầu nguyện là được một ngày gần đây, sách sẽ không được dùng nữa, và chỉ dành cho những kẻ khảo cứu tài liệu lịch sử xem chơi mà thôi.

LÀM SAO PHÂN BIỆT HỎI NGÃ

Phương Pháp Tự Nhiên

Khi ta biết cách nói rồi, muốn có thể phân biệt tiếng nào hỏi, tiếng nào ngã, thì nên theo phương pháp tự nhiên hơn hết, là học.

Phương pháp này đã đem lại những công hiệu rõ ràng. Nhiều người ngoại quốc, tuy nói tiếng Việt rất khó khăn, song đã chịu khó học cẩn thận rồi, thì nói, viết rất đúng hỏi ngã. Nhiều người đàng trong, chịu khó học, cũng nói được viết đúng như người đàng ngoài. Mà bằng chứng đích xác hơn hết là, cả một cõi Bắc Việt, ai cũng nói đúng nhờ học từ thuở bé ở nơi chung quanh mình.

Cái may của người đàng ngoài, là sự học này là một cái học thường xuyên, trong mỗi lúc nghe nói, trong mỗi lúc nói, mà người học thấy cực nhọc hay để tí công cố gắng nào. Chung quanh mình, cha, mẹ, anh, chị, bè, bạn, lối xốm, thảy là người thầy sẵn sàng dạy mình, và lại những ngưòi thầy dạy đúng phương pháp tự nhiên. Kết quả là lên năm, lên sáu tuổi, đứa bé đã học xong rồi, đến trường khỏi phải trở lại vấn đề.

Cái rủi của người đàng trong là không có trường học tự nhiên ấy. Ngay nhà trường chính quy cũng vẫn là một lớp học thiếu sót về vấn đề này. Thầy giáo nào có công, cũng chỉ dạy cho học trò đánh dấu đúng, khi viết. Chúng tôi chưa hề gặp một thầy giáo nào ở đàng trong đã dạy học trò nói thanh ngã, thanh hỏi bao giờ. Và cũng chớ nên trách họ, vì chính họ còn chưa nói được thay!

Vậy cần phải học, tuy trong những điều kiện khắt khe hơn, nhưng phải cố tìm tạo ra một hoàn cảnh gần như tự nhiên, và dõi theo một phương pháp tự nhiên. Hoàn cảnh ấy, là một nhóm người biết cố gắng nói đúng, viết đúng hỏi, ngã. Phương pháp ấy, là nên học thuộc lòng, không khác nào trẻ con mới học nói phải thuộc tiếng mới, không khác nào người ngoại quốc học nói phải học thuộc tiếng lạ.

Trong khi nói chuyện, nếu phải dừng trước một tiếng để suy nghĩ nên nói thanh nào, thì làm sao cho lời được suôn, lại còn nói chi đến việc trổ tài hùng biện? Trong khi viết, nếu phải dừng mỗi lúc để suy nghĩ nên đánh dấu nào, thì làm sao chép kịp lời của người, hay ghi cho kịp nguồn hứng của mình?

Học phải chọn sách. Học về hỏi, ngã, không có gì qua từ điển, tự điển, tự vi. Những người có tiếng là viết đúng chính tả, như Phan Khôi, Phan Văn Hùm, thường thú nhận rằng không có dụng cụ nào hơn là tự điển để tra cứu, mỗi lần trí nhớ của họ hơi lờ mờ. Ngày nay, những từ điển, lấy tiếng Việt làm nền để cắt nghĩa và điển chế tiếng Việt, thật là khó tìm. Một vài quyển hãy còn lưu hành, nhưng lại rất cẩu thả về vấn đề chính tả.

Học trong tự điển là một việc rất mau chán. Vì vậy mà cần có một lối học mau lẹ, lại có nhiều kết quả. Lối học thực tiễn này dựa vào những nhận xét sau đây:

Trong tiếng Việt, tiếng thanh hỏi nhiều hơn tiếng thanh ngã. Vậy ta học trước hết những tiếng thanh ngã, ắt ít tốn công hơn. Còn tất cả những tiếng nào thừa lại, là to cho thanh hỏi.

Trí nhớ muốn được chắc chắn, cần nên vận dụng tất cả các cơ quan, tai nghe, mắt nhìn, tay viết. Phần lỗ tai đã được chú trọng rồi. Còn nên cho quen mắt, bằng cách đọc kỹ và nhiều những sách đánh dấu đúng, những bản viết tay đánh dấu đúng. Và nhất là tập đánh dấu cho quen mắt, quen tay như người đàng ngoài, dấu hỏi rõ ràng vẽ hình kéo xuống, sau khi đã vòng tròn, dấu ngã rõ ràng kéo lên, sau khi đã vòng tròn. Tay, mắt, tai hiệp nhau làm cho phần máy móc của trí nhớ được vận dụng đầy đủ, thì sự nhớ càng chắc.

Rồi cũng phải làm cho phần thông minh của trí nhớ làm việc, để tập luyện và để củng cố những điều đã học được với một cách máy móc. Vậy cần phải suy nghĩ, để tìm cái lý của sự việc (nghĩa là cái lẽ vì sao phải đánh dấu ngã) và những liên quan của các việc. Đây là một công cuộc đòi lắm hiểu biết. Vậy xin xét ở chương sau.

Phương Pháp Bác Học

Phương pháp bác học này đòi hỏi nhiều hiểu biết về ngữ âm học, để áp dụng những định luật sự biến di của âm thanh, và về từ nguyên học, để tìm tòi gốc rễ của mỗi tiếng.

Ngữ âm học và từ nguyên học là hai khoa rất khó. Ở Âu Mỹ, vào trường đại học, người ta mới khởi sự cho học các khoa này, còn từ bực trung học trở xuống, chỉ nói cho biết thoáng qua thôi. Mà khi đã học xong rồi, phải có óc tìm tòi, khiến suy diễn mới tự mình khảo cứu thêm được. Vì vậy mà phương pháp bác học được nhắc đến sau đây không phải để cho ai cũng dùng được.

Đối với tiếng Việt, hai định luật sau đây của ngữ âm học giúp cho chúng ta rọi nhiều tia sáng và vấn đề hỏi ngã:

Những âm thanh thường có xu hướng có gần tính chất với những âm thanh đi cặp với mình. Ấy là luật thuận thinh âm

Những âm thanh thường biến chuyển ra những âm, thanh có gần tính chất với mình.

Ở đây không phải là để khảo cứu về ngữ âm học, nên xin phép không dừng lâu nơi hai luật này, mà chỉ áp dụng chúng nó vào vấn đề hỏi ngã mà thôi.

Do theo sự khảo cứu ở phần thứ nhất, ta thấy rằng thanh hỏi ở vào bực nhất, ta thấy rằng thanh hỏi ở vào bực bổng. Vậy luật thuận thinh âm mách cho ta biết rằng nó thường đi cặp với những thanh hỏi, ngang, và sắc là những thanh gần tính chất với nó. Ví dụ như:

Hỏi đi cặp với hỏi: bẩn thỉu, mỏng mảnh


Hỏi đi cặp với ngang: thẩn thơ, mơn mởn


Hỏi đi cặp với sắc: khỏe khoắn, lấp lửng

Còn thanh ngã ở vào bực trầm, gần với những thanh huyền, nặng. Vậy luật thuận thinh âm mách cho ta biết rằng nó thường đi cặp với những thanh ngã, huyền, nặng là những thanh có gần tính chất với nó. Ví dụ như:

Ngã đi cặp với ngã: bãi hãi, lẽo đẽo


Ngã đi cặp với huyền: bão bùng, hiền ngõ


Ngã đi cặp với nặng: nhão nhẹt, chậm rãi

Nếu đảo ngược tính cách trên, chúng ta có thể nêu được cái thông lệ thực tiễn để tìm tiếng nào có thanh ngã (luật Nguyễn Đình)

Tiếng có thanh ngã là những tiếng đi cặp với tiếng thanh ngã, nặng hay huyền

Tuy nhiên, thông lệ này có rất nhiều ngoại lệ. Độc giả sẽ thấy rằng số ấy không phải là ít, và phương pháp bác học, tuy đòi hỏi rất nhiều hiểu biết và suy nghĩ, vẫn không bằng phương pháp tự nhiên.

Khoa từ nguyên học, áp dụng vào tiếng Việt, cho ta biết rằng những tiếng họ hàng, hoặc biến chuyển ra, thường có những thanh gần với thanh cội rễ.

Như ba thanh ngang, sắc, hỏi biến chuyển qua lại với nhau. Ví dụ: chưạ..chửa; miếng...miểng; cảnh...kiếng; chẳng...chăng; thể...thế

Còn ba thanh huyền, nặng, ngã, biến chuyển qua lại với nhaụ Ví dụ: rồị..rỗi, chậm...chẫm; cữụ..cậu; lỡ ... lợ; cũng....cùng.

Nếu đảo ngược tính cách này, chúng ta có thể nêu được cái thông lệ thực tiễn để tìm tiếng nào có thanh ngã

Tiếng có thanh ngã là những tiếng do tiếng thanh ngã, nặng, huyền biến chuyển ra

Ngoài ra còn những tiếng Hán Việt mà cách phát thanh theo những định luật phiền tạp, và sự áp dụng các định luật ấy chưa chắc gì đơn giản hơn là theo phương pháp tự nhiên là học ngay cho thuộc lòng. Lại các định luật này có rất nhiều ngoại lệ, mà nhớ cho được và cho đủ, cũng cần phải học thuộc lòng. Vậy thì, làm thế nào, vẫn khó tìm một phương pháp, duy lý dễ dàng, cho vừa tầm thực dụng của bình dân.

Tốt hơn là dùng phương pháp tự nhiên, đã dễ dàng, còn đem lại nhiều thành tích tốt đẹp.

Tuy vậy, những định luật kể trên vẫn có giá trị là những kim chỉ nam cho những nhà khảo cứu, để tìm tòi chính tả và điển chế tiếng Việt. Giá trị của nó là giá trị của một phương pháp bác học, và chỉ có giá trị ấy trong địa hạt của khảo cứu. Cố đem ra ngoài địa hạt ấy và biên thành những thông lệ thực tiễn, chưa ắt là hạp với kinh nghiệm của khoa sư phạm.

Trái lại, nếu ta đã dùng phương pháp tự nhiên mà học thuộc lòng rồi, lại áp dụng thêm phương pháp bác học để khảo chính và củng cố trong trí nhớ những điều đã học được, thì là một việc thêm hay.

Đặc sắc của khoa học không phải là dừng nơi một phát kiến nào, mà ở nơi sự tìm tòi và phát kiếm thêm mãi. Vấn đề hỏi ngã không phải ở trọn trong luật Nguyễn Đình và luật tứ thinh.

Đứng vào một sở cậy khác, rọi một nhấn quang khác, chắc chắn sẽ tìm thấy việc khác có thể giúp cho ta hiểu rõ thêm vấn đề.

Như có người (Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Tuân, Thế Lữ...và chúng tôi) nghĩ rằng tiếng Việt nam là một tiếng "nhạc ý" (nghĩa là dùng âm thanh cao, thấp, dài, ngắn mà diễn ý), khác hơn tiếng Tàu là một tiếng "hội ý" (nghĩa là dùng nét vẽ mà tượng ý). Thế thì, hỏi hay ngã, tất phải có quan hệ với ý của tiếng dùng. Nhắc đến giả thuyết này, chúng tôi chỉ có ý mách rằng có thể khảo cứu và suy luận thêm về vấn đề hỏi ngã, chớ chưa định ý lập một cái luật nào mới.

Độc giả nên nghiên cứu bằng thuật dùng thẻ (fiche). Thẻ ấy là những mảnh giấy rời nhỏ. Trên mỗi thẻ, ta nêu to một tiếng dấu ngã, kế đến những điều gì mà ta cần chép để nhớ (nghĩa tiếng, gốc tiếng, luật về ngữ âm học) và những nhận xét hay giả thuyết riêng của ta. Khi có đủ bộ rồi, ta chịu khó quy nạp những nhận xét, biết đâu ta chẳng tìm được cái gì hay đẹp về vấn đề?

Nguồn: http://vietsciences .free.fr

----------------------------------
CÁC TỪ KÉP

Nguyễn Hữu Tân

Tôi được một Giáo sư Việt Văn năm học đệ Lục trường Petrus Ký cho một câu thơ như sau để nhớ nguyên tắc dấu hỏi, dấu ngã cho những chữ đi đôi với nhau. Đó là:

“ Chị HUYỀN mang NẶNG NGÃ đau
Anh KHÔNG SẮC thuốc, HỎI đâu xức vào?"

Thí dụ: “lặng lẽ” (LẶNG dấu NẶNG thì LẼ phải dấu NGÃ)
“khúc khuỷu (KHÚC dấu SẮC thì KHUỶU phải dấu HỎI)
“dậy dỗ” (DẬY dấu NẶNG thì DỖ phải dấu NGÃ)
“lờ lững” (LỜ dấu HUYỀN thì LỮNG phải dấu NGÃ)

Tôi nhớ hình như thầy có nói. Tuy nhiên cũng có vài biệt lệ.
-----------------------------------------
Thái Quốc Mưu

1. KHÔNG, SẮC = HỎI
2. HUYỀN, NẶNG = NGÃ

(trong hai chữ, mà 1 chữ KHÔNG có dấu hay có dấu SẮC thì chữ kế bên nó phải là DẤU HỎI. và nếu một trong hai chữ có DẤU HUYỀN hay DẤU NẶNG thì chữ kia phải DẤU NGÃ).
Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ.

Chẳng hạn: Mệt mỏi thì chữ MỎI DẤU HỎI. Tại sao? Vì Mệt Mỏi là từ GHÉP chứ không phải từ KÉP.

Từ GHÉP và TỪ KÉP khác nhau như thế nào?

TỪ GHÉP KHI LẤY RA DÙNG MỘT CHỮ, TỰ NÓ CŨNG CÓ NGHĨA RIÊNG của nó.
Thí dụ: Sạch sẽ (từ kép. Nếu bỏ chữ sạch thì chữ sẽ không có ý nghĩa gì hết, NẾU TRƯỚC HOẶC SAU chữ SẼ KHÔNG CÓ CÁC TỪ KHÁC.