Samstag, 6. Februar 2010

Tổ Quốc Lâm Nguy: Hiểm Họa Tàu

Phan Văn Song

1/ Sức mạnh Trung Cộng

Theo báo The Economist, ngân sách quốc phòng Trung Công năm 2009 là 95 tỷ dollars, đứng nhì sau Huê kỳ. Với Project 048, Tàu đang tự sản xuất hàng không mẫu hạm ở xưởng đóng tàu trên đảo Chang Xinh, ngoại ô Shang Hai và sẽ có hai chiếc hoạt động vào năm 2015. Hải quân Tàu ngày nay có khoảng 55 tàu lặn, 70 khu trục hạm, 50 tàu đổ bộ (?) và 40 tàu chiến ven bờ. Năm 2008, tàu cũng trang bị xong 2 trong 6 chiếc tàu lặn nguyên tử, loại Jin class (094) có trang bị hoả tiển JL-2 có tầm bắn trên 7000 cây số. Trên bộ, Tàu có hỏa tiển nguyên tử di động DF-31 và DF-31A. Tàu cũng đang sử dụng hàng không mẫu hạm NAE Sao Paulo của Brazil để thực tập máy bay cất cánh/đáp theo kỹ thuật CATOBAR (phóng bằng ná khi lên, và đáp dùng móc).

Còn phía Việt Nam, Đảng Cộng sản Hà nội vừa mua của Nga 6 tàu lặn, loại Kilô (tất cả tốn 1.8 tỷ dollars US) và 8 máy bay SU-30MK2 (400 triệu US$) nhưng không kèm vũ khí hay thiết bị kỹ thuật, khác gì ta mua xe đạp mà không yên, không giây sên, khác chi cọp không răng không móng.

Cuối năm 2009, đầu năm 2010, đang có một cuôc thao diễn đại quy mô của quân đội Tàu trong vòng 2 tháng, có tên là « Tiến Bước 2009 », sử dụng 4/7 quân đoàn, với 50 000 lính, 60 000 cơ giới, vũ khí nặng, đánh trận thiệt, xài đạn thiệt. Địa bàn di chuyển trên 50 000 cây số, địa bàn di chuyển mỗi đơn vị là 2 400 cây số, tiến quân cùng một lúc ở 4 đại bản doanh của 4 tỉnh khác nhau. Thao diễn phối hợp lục và không quân để đạt 6 chỉ tiêu là kiện toàn chỉ huy, phối hợp binh chủng, sử dụng kỹ thuật điện tử,tấn công giao chiến, và sử dụng lực lượng đặc nhiệm (jamestown.org 15/5 và 12/6/2009)..

Trung Cộng cũng đang chiều hướng chuẩn bị dư luận chiến tranh bành trướng. Tháng 3/2009, cuốn sách bán chạy nhứt ở Tàu với số in 500 000 cuốn, bán sạch, của 5 tác giả đưa viễn kiến cho 30 năm tới. Tàu phải có chí lớn, đến lúc Tàu phải thay trời hành đạo, gồm thâu thiên hạ, lãnh đạo thế giới, cầm gươm kinh doanh, tận dụng tài nguyên thế giới ( hoinhavanvietnam. vn. 14/4/2009).

Trung Cộng xem các nước láng giềng là sợi giây chuyền trân châu đeo trên cổ. Đó là vòng đai chư hầu để giữ nhà, làm lá chắn, và cũng để khai thác tài nguyên: Mông Cổ, Bắc Hàn, VN, Lào, Cam Bốt, Miến Điện, BanglaDesh, Pakistan, SriLanka. Tàu đã và đang xây cảng Hambantota, phía Đông Bắc SriLanka, tốn 1 tỷ Dollars US để có mặt ở Ấn Độ Dương. Tàu đang tìm cách thọc vào nách Ấn Độ bằng tạo hai quân cảng ở Vịnh Bengale từ SriLanka qua Miến Điện (UPI Asia 13/5/09).

2/ Việt Nam mục tiêu chiến lược ưu tiên

Chuyên gia Nga về ViệtNam Ts Vladimir Kolotov nhận xét rằng chiến lược dài hạn của Trung Cộng là kiểm soát Đông Nam Á. Việt Nam sẽ là nơi để Tàu bắt đầu thôn tính ĐNA. Tàu đang lập chế độ bù nhìn ở Việt Nam. Tàu hứa sẽ hợp tác cùng Việt Nam khai thác các vùng đang tranh chấp ở Biển Đông. Và theo ông, hợp tác nghĩa là đầu tư, Tàu bỏ ra 30 US$ để khai thác Trường Sa (qua Công ty dầu khí China National Offshore Corporation) . Thử hỏi Việt Nam bỏ ra được bao nhiêu ? 10 triệu? 15 triệu ? để tương xứng. Ông nhận xét rất đúng ! Mỗi lần Tàu mạnh là nó đánh ViệtNam: Nam Hán đánh Nhà Ngô, Nhà Tống đánh Nhà Lý, Quân Nguyên đánh Nhà Trần, Quân Minh Chống Nhà Lê, Quân Thanh Đụng trận Hoàng Đế Quang Trung. ( BBC 14/5 và 23/8/ 2008).

Tuần dương Hạm Tàu Trịnh Hòa ghé cảng Đà Nẳng ngày 18/8/08 nhắc nhở cho ViệtNam biết là Thủy sư Đô đốc Trịnh Hòa ( 1371-1433) của đời Minh cường thạnh đã có lần xâm lăng ViệtNam. Nhưng họ quên người anh hùng áo vãi Lam Sơn Lê Lợi đã đánh đuổi họ (BBC 18/11/08).

Ở Trung Cộng hiện nay, các tờ Đông Phương Nhựt Báo, China Daily, website « Thiết Huyết » ở Bắc Kinh đều chủ trương thôn tính Việt Nam, vì Việt Nam là cục đá cản trở sự phát triển của Trung Cộng về phía Nam. Tàu cũng cần gấp một chiến thắng để gởi tín hiệu cho thế giới về vị trí cường quốc của mình, và cũng để khích lệ dân tộc Hán. Họ tuyên bố rằng Bộ trưởng Mỹ Robert Gates tại Hội Nghị Đối thoại Shangri La tại Singapore ngày 31/5/09 đã bật đèn xanh cho Tàu đánh VN, khi Ông tuyên bố Mỹ không có quan điểm gì trong những tranh chấp ở Biển Đông (BBC 2/6 và 11/6/ 09).

Nên nhớ trong việc Nga xâm chiếm hai tỉnh Nam Ossétia và Abkhazia của Georgia lập thành hai quốc gia thân Nga, Tàu ủng hộ. Trong khi thế giới chỉ lên tiếng không bằng lòng suông thôi, không một hành động bảo vệ Georgia. Liệu TC có thể làm như Nga với vùng Tây Nguyên và Bình Nguyên Boloven như sau đây:

Trong những năm qua và sau buổi họp khoáng đại năm 2008 về khu vực kinh tế mới tại Tây Nguyên, có những đồ án đang được thực hiện bởi áp lực của Việt Nam và Trung Hoa, như chương trình “Tam giác phát triển” bề mặt do CSVN phát động, chủ ý cắt lảnh thổ của 3 xứ Việt-Miên-Lào để thực hiện một khu kinh tế mới như sau, gồm:

- 3 tỉnh của Hạ Lào (Atopeu, Sekong, Saravan),

- 3 tỉnh của Bắc Miên (Stungtreng, Ratanarakiri, Mandulkiri),

- 4 tỉnh của Tây Nguyên Việt Nam (Gia Rai, Kontum, Darlac, Daknong). (xem bản đồ đính kèm – tài liệu Cao Miên.)

Về phia Đông, vùng này có đường giao thông với các thành phố ven miền duyên hải Việt Nam : Vinh, Đà Nẵng, Cam Ranh, và nhà máy lọc dầu thô Dung Quất.

Về phía Tây, có đường giao thông qua Thái, Miến điện, Nam Trung Hoa (theo bản tin AFP và Reuters 2001, phía Việt Nam đã cho di dân gần 5 triệu người về khu Tam Giác Phát Triển).

Trong vùng phát triển này, việc khai thác Bauxite chỉ là cái diện thôi.

Tin tức nầy được tiết lộ bởi nhà nước Cam Bốt. Việc nầy cho ta hiểu sự có mặt của Hun Sen ngày lễ Quốc khánh Pháp 14/7/2009 vừa qua cạnh Tổng thống Sarkozy.


Chúng ta cũng còn nhớ vào đầu tháng 8/2008 kéo dài đến tháng 9/2009, mạng Sina.com cùng ba mạng khác ở Tàu đăng kế hoạch cùng bản đồ. Đánh chiếm VN trong 31 ngày với 310 ngàn quân, hải lục tiến từ Vân Nam, Quảng Tây và Vịnh Bắc Việt, dùng hỏa tiển tầm xa bắn phá 5 ngày đầu để làm tê liệt hóa khả năng truyền thông của VN. Theo Ngô Vĩnh Long, một tay phản chiến thân cộng của những năm /65/70 hiện phục vụ tại Viện Đại học Maine (Huê kỳ) thì việc đăng tải những loại tin tức như vậy phài được Bắc kinh bật đền xanh. Ngô Vĩnh Long cho rằng đấy là 1 quả ballon đó đo lường phản ứng của Hà nội, lo sợ ta làm tới, cứng rắn ta rùn bước. Các mạng nấy cũng là sự sửa soạn dư luận Tàu cho chiến tranh với VN. VN là mối đe dọa chủ yếu nhứt cho nền an ninh Tàu, VN là trở ngại lớn nhứt cho sực lớn mạnh của Tàu, là đầu mối và trọng tâm chiến lược của khu bộ Đông Nam Á, muốn kiểm soát ĐNA phải nuốt ( tuy là 1 cục xương khó nuốt) Việt Nam ( BBC 8/2008).

Chủ tịch Quốc hội Nhựt bổn Tamisuke Watanuki khi viếng Hà nội ngày 10/1/2006 đã nói với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn An là « Tàu là mối de dọa nằm kế bên chúng ta » (Asia Times 1/2/2006).

Trung cộng là một quốc gia độc tài toàn diện và đang có tham vọng bá quyền. Trong chế độ độc tài, các lãnh tụ đều phải ca 1 giọng ca Đại Hán, dân tộc, ái quốc, nào bành trướng không gian sanh tồn, nào là đem Đài loan về đất tổ, nào dạy VN một bài học, nào đánh Ấn độ lấy lại tỉnh Arunachal Pradesh, ...ai nói ôn hòa, sẽ không có chổ đứng. Năm 1989, những lãnh tụ ôn hỏa muốn thương thuyết với sanh viên trong vụ Thiên An Môn đều bị hạ bệ. Trung Công đang cần một chiến thắng để thị uy với thế giới, họ phải chọn chiến trường đầu tiên là Việt Nam. Thứ nhứt nó hội đủ điều kiện để Tàu chiến thắng dễ dàng, nhanh chóng. Thứ hai nó sẽ giúo Tàu thu được món lợi cao: Biển Đông chiến lược, nhiều tài nguyên, của ngõ kiểm soát và vận chuyễn xuống ĐNÁ. Do đó vấn đề đánh VN chỉ là vấn đề thời gian thôi. Hiện nay đã đưa VN từ tương quan ngoại giao song phương láng giềng độc lập (trước 1991), đền thế chư hầu (ngày nay) và tương lai sẽ là nô lệ bằng những liên hệ hợp tác chiến lược toàn diện bất bình đẳng.

Những thí dụ: từ tháng 12/1999 đến 12/2000, TC ký với tất cả 10 quốc gia ĐNÁ, những thỏa ước khung sườn cộng tác song phương, qua những tuyên bố chung giữa các Ngoại trưởng hay các Phó Thủ tướng. Chỉ riêng đối với Việt nam phải có riêng thỏa ước ký giữa hai Tổng Bí thư. Khi ký với các quốc gia khác, văn kiện làm việc đều dựa trên những điều khoả luật quốc tế, như những Hiệp ước quốc tế hay Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Riêng VN thì không dựa vào điều khoản quốc tế nào. Trong việc thực hiện những cộng tác giữa TC và các quốc gia khác, chỉ nói đến tổng quát trao đổ ở cấp cao. Đối với VN, trao đổi phải toàn diện, và cam kết không được liên hệ đến Đài loan. TC cam kết tôn trọng sự độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ với 8/10 quốc gia ĐNÁ trừ VN và Brunei. TC hứa tham khảo và cộng tác với các quốc gia ĐNÁ ở các diễn đàn quốc tế như LHQ, ASEAN, ASEAN+3, trừ VN. Về sông Cửu Long, TC hứa với Lào, Miến điện, Thái Lan, Cam Bốt là sẽ giúp họ phát triển vùng hạ lưu, trừ Việt Nam ( Carl Thayer 25/3/06).

Trong khi VN bi Tàu bức hiếp thì những nước dù nhỏ yếu hơn VN như Philippines thì dám đương đầu can đảm chống lại TC để bảo vệ lãnh thổ của mình. Có thể nói vấn đề tranh chấp Trường Sa trong hai năm qua là giữa Philippines và Tàu, chứ không phải giữa VN và Tàu. VN chấp nhận thua thiệt hèn nhát im hơi lặng tiếng. Ngày 9/7/2009, TC bắn chết ngư dân VN trong vùng Trường Sa, tàu hải quân VN BPS-500 có mặt ở đó, nhưng chỉ đứng nhìn (BBC 20/7/2009).

Nhựt bổn còn mãnh liệt hơn Philippines. Nhựt đơn phương tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế từ lằn chính giữa của đảo Ryukyu và bờ biển Tàu cộng, Chỉ có Nhựt được đặc quyền khai thác và Nhựt sẽ trừng trị nếu Tàu xâm phạm. Nhựt còn đe dọa Tàu không được khai thác gần đường ranh sợ rút dầu phía bên kia qua. tuyTàu có la ó tuyên bố thềm lục địa Tàu tiến sát đến trũng Okinawa, đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế Nhựt, nhưng Tàu không có hoặc không dám có hành động gì. Dỉ nhiên theo Luật biển LHQ UNCLOS 1982, vùng đặc quyền kinh tế là một quan niệm luật rất mơ hồ. Trước kia theo thềm lục địa nhưng sau nầy theo đường chính giữa, như phán quyết trong vụ tranh chấp Lybia Malta, ngoài ra còn theo tỷ lệ của bờ biển.

(Trong vụ tranh chấp Úc - Đông Timor thuộc Nam Dương, thì thềm lục địa của Úc chạy đến trũng Timor, có lợi cho Úc. Nhưng sau khi Đông Timor độc lập năm 2002, Đông Timor đòi đường chính giữa, và Úc đã thương lượng thảo thuận và đồng ý để đường chíng giữa trũng và và đường chính giữa Úc và Đông Timor được chia lợi nhuận trong việc khai thác. Trong việc tranh chấp giữa Nhựt và Nam Hàn hai bên đồng ý là có sự bất đồng và đợi đến năm 2028 sẽ giải quyết, trong hiện tại hai bên khai thác chung đường chính giữa và phần giữa trũng. Cũng như Tàu thềm lục địa Nam Hàn chạy đến trũng Okinawa. Hiện nay lằn ở giữa được LHQ chiếu cố và phương pháp giải quyết tranh chấp thường dùng là « thỏa thuận tạm thời và thực tiển ». Tàu muốn vậy với Nhựt, nhưng Nhựt không muốn, Tàu đành im miệng. Ngay cả vùng đảo Sendaku (Tàu gọi là Diaoyu) cả Trung Cộng và cả Đài Loan có thế mạnh về thềm lục địa, nhưng Nhựt đòi cả 220 hải lý vùng đặc quyền kinh tế tính từ hòn đảo Nhựt Okitonori, vi phạm Điều 212 /3 của UNCLOS (Asia Times 1/2/06)

Viêc nữa: Tàu hiếp đáp VN, dòm ngó ĐNÁ. Tàu với bản đồ chữ U, lưỡi bò, nộp cho LHQ, chiềm 80% Biển Đông, đòi 350 hải lý, thay vì 200 như quy ước. Diện tích đòi là 3 triệu Km2, theo quy ước chỉ 270 ngàn Km2 thôi (Strait Times 19/5/2009). Tàu chiếm 7 đảo ở Trường Sa bằng võ lực, chiếm 100 giếng dầu với trử lượng 23 tỷ tấn dầu thô, trong tổng số khoảng 35 tỷ tấn cho toàn quần đảo. Trường Sa là điểm chiến lược, Tàu như vậy giữ 21 đường/ 39 hàng hải, Trường Sa còn là trung điểm giao thông, để Đông qua Thái bình Dương và Tây qua Ấn độ Dương, Tàu gọi Trường Sa là lưỡi gươm bén của Tàu ( John Chan, WSWS.org).

Liên hệ 16 chữ vàng và 4 tốt ( Láng giềng hữu nghị – Hợp tác toàn diện – Ổn định lâu dài – Hướng tới tương lai và Láng giềng tốt – Bạn bè tốt – Đồng chí tốt – Đối tác tốt) buộc chặt Việt Nam vào anh khổng lồ Tàu. Thử hỏi 4 tốt xem ai tốt với ai. Tình hữu nghị có cân bằng không?

3/ Láng giềng tốt: Ta hay Tàu?

TC dọn mìn ở vùng biên giới và vùng Đèo Hữu Nghị ba lần, 1992/94; 1997/99; 2005. TC cũng trồng năm 1999 hàng ngàn mẫu trà. Câu hỏi: mìn do ai đặt, đặt trên đất của ai, và trà do ai trồng ai thu? (VOA 31/12/08).

(Tàu mang 200 ngàn quân đánh VN, năm 1979, họ chiếm biên giớiVN; Khi họ rút đi, họ chôn mìn để làm một no man's land. Vì mất đất quá nhiều nên Ban lãnh đạo CS VN nín khe, không đưa bản đồ ra chừng minh, viện dẫn rằng đã có 2000 cột mốc rồi và hơn 2000 biên bản nên cần thời gian ( BBC 2/1/2009) * nt

Trong hơn 3 năm qua, ngư dân VN bị TC cấm không được ra khơi đánh cá trong vòng 2 tháng, và nay tăng lên 2 tháng rưỡi từ 16/5/09 đến 1/08/09, viện cớ bảo vệ mội trường. Việt Nam (và cả thế giới không ai ) lên tiếng . Đây là phương pháp tạo một sự việc, một facto nói theo luật học để biến tiền lệ thành luật, jure. Từ de facto sẽ qua de jure. Việc cấm đánh cá cuả Tàu bao phủ một vùng rộng lớn 128 ngàn cây số vuông trong mùa biển lặng gió yên làm thiệt hại 60% tổng số thu nhập của ngư dân VN (BBC 9/6/2009).

4 / Bạn bè tốt: Ta hay Tàu?

Tháng 12/2005 đe dọa Công ty dầu Ấn độ ONGC trong việc hợp tác khai thác dầu ở Biển Đông. Tháng 4/07, đe dọa Công ty BP của Anh, BP bỏ hợp tác với VN. Tháng 7/2008 đến phiên Exxon-Mobil và cũng phải bỏ. Tàu thao diễn quân sự ở Trường Sa một tuần từ 16/11/07, và mở tour du lịch cho dân Tàu. Ngày 2/7/07 Tàu thành lập huyện Tam Sa, để bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa. Khi VN tổ chức APEC , Tàu cấm VN không được mời Đài loan. Trong công tác Nhơn đạo, tàu bệnh viện Mỹ viếng cảng Đà nẳng giữa tháng 7/2007, CSVN cấm không cho bác sĩ bệnh viện lên bờ khám bệnh và không cho dùng trực thăng di chuyển bệnh nhơn, vì sợ phật lòng Tàu.

Cuối tháng 07/2007 ông Du tích Khôn, Chủ tịch Đảng Dân tiến Đài loan (DPP) đã được Ban lãnh đạo Hànội cấp visa mời đến thăm VN đấu tháng 8/07, nhưng bị TC áp lực Việt Nam đành đơn phương hủy bỏ. Đảng DPP coi đấy là một hành động « lăng mạ phỉ báng » « hết sức bất nhã » của Việt Nam. Tháng 8/2007, Đại sứ Việt Nam ở Trung Cộng Trần Văn Luật đã bị Trung Cộng gọi đến để huấn thị là báo chí Việt Nam ngưng đăng những tin tức về sản phẩm Tàu thiếu phẩm chất và nguy hiểm. ( Tàu không dám làm với Tây phương trong lúc Tây phương ồn ào nhứt về vụ nầy).Tháng 9/2008, Việt Nam đã đồng ý mời Thứ trưởng Ngoại giao Huê kỳ John Negroponte công du Việt Nam, nhưng lại hủy bỏ vào giờ chót, viện thời tiết xấu. ( Ông Carl Thayer tiết lộ cho biết do là áp lực của TC. BBC 16/8/08 và 29/9/08 ).

Xem thế, thử hỏi ai tốt với ai?

Sông Cửu Long chảy qua 6 nước. Sự mất thăng bằng sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến cư dân, đặc biệt ở hạ lưu sông. Thế nhưng chỉ riêng Vân Nam Trung Cộng đã xây 14 đập lớn, dung lượng của hồ chứa đập Tiểu Loan, bằng tổng số dung lương các hồ chứa các đập ở ĐNÁ cộng lại. Tàu còn lấy nước sông Cửu Long đưa vào sông Trường Giang để bù vào việc lấy nước sông Trường Giang đưa lên miệt Bắc với đập Hoàng Hà. Sông Cửu Long là một con sông quốc tế, mọi việc quyết định phải do 6 nước tham dư, thế mà TC xem như là của nhà, khai thác bất cần các quốc gia hạ nguồn. VN tất nhiên phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhứt vì là cuối nguồn sông (BBC 3/6/09).

Như vậy chúng ta nên suy gẩm cái nguy hiểm của việc TC vào xâm chiếm Vùng Tây Nguyên Việt Nam và Bình Nguyên Boloven của Đông dương kiểm soát các đầu nguồn sông Đồng Nai, hay Sré Pok.

5 / Đồng chí tốt?

Việc ấy là việc riêng của 2 đảng CS với nhau, không ăn thua gì với VN của chúng ta cả. Khốn nạn thay cho nhơn dân ta, Đảng CS đang cầm quyền đất nước ta. Và Đảng CS VN là một Đảng rất hèn, và bọn lãnh đạo lại không có tự trọng và tinh thần yêu nước và dân tộc. Ngày 13/6/09 vừa qua, Lý Nguyên Triều, Uỷ Viên Bộ ChánhTrị Tàu, Bí Thơ Ban BíThơ và Trưởng Ban Tổ Chức Đảng Cộng Sản Tàu đã ký thỏa thuận với Nông Đức Mạnh đào tạo cán bộ CS VN trong giai đoạn 2009 – 2015. (Trưởng Ban Tổ chức là Tay sắp đặt nhơn sự cho toàn bộ đảng. Giao tổ chức Đảng mình cho một tổ chức ngoài là bán Đảng mình cho nước ngoài. Đều nay chứng tỏ rõ ràng Nông Đức Mạnh đã bán nước cho Tàu Nông Đức Mạnh lại không ngượng miệng ca ngợi quan hệ hai bên đã được nâng lên « từng cao mới » và « hứa sẽ làm hết sức mình », như một đứa con ngoan ngoản hứa với bố mẹ. . (BBC 13/06/09).

6/ Đối tác tốt

Tháng 4/09, Thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng đi Hải Nam, Quảng Đông ca tụngTrung Cộng, hết lòng đề cao việc thực hiện 2 đại lộ vành đai, trả lời báo Đại công nghệ Hồng Kông rằng phát triển quan hệ với Trung Cộng là « ưu tiên hàng đầu và chủ trương nhứt quán » của nến ngoại giao Viêt Nam và năm 2008 đã « nâng quan hệ song phương lên hàng chiến lược toàn diện » Trong khi đó thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết có 75 ngàn lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam (con số thiệt có lẽ cao hơn nhiều) trong 37% là bất hợp pháp chủ yếu là người Tàu. Trong khi ấy thất nghiệp lại gia tăng, có những việc vừa khả năng người Việt nhưng không được sử dụng. Ký giả David Pilling, báo Financial Times, nhận xét rằng bô - xít là một món quà triều cống bằng tài nguyên thiên nhiên và công ăn việc làm của dân chúng là những cống phẩm mới của thời đại.

Giữa tháng 05/2009, người VN ngở ngàng biết cái máy computer chủ của mạng internet vietnamchina. gouv.vn của nhà cầm quyền VN nằm bên Tàu. Theo luật quốc tế tin hoc, cái đuôi gou.vn là của một nhà cầm quyền, phải do nhà cầm quyền Việt Nam độc quyền chủ quản, vì nó tiêu biểu cho sự độc lập chủ quyền và sự quản lý đất nước, máy chủ phải nằm ở nước sở tại, đây là Việt Nam. Đằng nầy mạng nầy là do Tàu chủ quản và đã được khai trương ngày 16/11/06 tại Hànội. Mạng nầy vừa qua tuyên truyền tuyên bố chủ quyền không thể chối cải của Hoàng Sa và Trường Sa của TC, chống lại chủ quyền của Việt Nam. Lãnh đạo VN như vậy đã vi phạm luật Internet quốc tế và Điều 88 bộ Hình sự CSVN về tội « tuyên truyền chống Nhà nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ». Công An ở đâu sao không bắt ngay các tên nầy.

Kết luận : làm sao đây?

Tây Nguyên, Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản giốc... đang ra tay réo gọi tinh thần dân tộc ra sức gìn giữ quê cha đất tổ. Tự ái dân tộc đang bị thách thức, ngư dân không được ra biển đánh cá, tiều phu không được lên rừng đốn củi. Hàng vạn công nhơn Tàu qua VN lao đông chui, lao động lậu không giấy phép. Các nông trường, các công trường, các nhà máy khai thác tài nguyên xi măng, điện lực.. mở ra giao cả cho Tàu khai thác, cả thầy lẫn thợ, thợ Việt Nam không có việc làm, dân VN không được hưởng, họa chăng ba cái lẻ tẻ, làm con điếm, làm con sen, làm con hầu, làm thằng bồi, thằng ma cô, hưởng ba cái hoa liểu, AIDS, cái xí xô cái xí xào và ba đứa con cái thằng lai căng vô thừa nhận.

Tin vào ai? cậy vào ai? Quốc tế? Mà quốc tế nào?

Huê Kỳ ư? Huê kỳ đang thiếu nợ Tàu tính đến ngày hôm nay trên 800 tỷ dollars, thì làm sao HK dám bênh vực VN nếu Tàu xơi tái VN? Trung Cộng chỉ cần đòi nợ Mỹ thôi, là Mỹ mệt lắm. ( treas.gov/tic/ mfh.txt). Phe ta, người Việt Hải ngoại có một lần hí hửng về vụ tàu HK USNS Bruce Heezen ngày 11/6/09 bắt đầu hoạt động ở vùng biển VN, để tìm quân nhơn HK mất tích trong chiến tranh, vội nghĩ rằng đây là một cớ để HK giúp VN bảo vệ biển Đông. Nhưng ông Đại sứ Michael Michalak đã đính chánh, thế là vỡ mộng tin Mỹ. (VOA 15/6/09).

Việc nầy chứng minh cho ta rõ là chỉ có ta, người VN cứu chúng ta là người VN thôi. Ngày xưa ông cha ta chỉ dựa vào sức mạnh của toàn dân để đánh Tàu giành độc lập. Sức mạnh quần chúng đã được chứng tỏ một cách rõ rệt qua sự thành công của các cuộc cách mạng ôn hòa trên thế giới, bởi vì « lòng bảo vệ quốc gia dân tộc bao giờ cũng là chánh nghĩa sáng ngời » (BBC 18/6/09). Dân tộc Việt Nam có bị khuất phục không, Chắc chắn là không? Chỉ cần:

Đảng Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền tự nguyện từ chức, đi mời và nhường cho những nhà dân chủ yêu nước lên thay mình quản lý đất nước . Mọi hứa hẹn, mọi ký kết, mọi ràng buộc với Tàu đều bị bãi bỏ ( Cái may của Việt Nam là không phải do dân VN hay đại diện dân cử ký mà là Đảng Công sản ViệtNam. Đảng Cộng sản VN, từ chức bãi nhiệm, nếu cần tự tuyên bố rã ngũ, những văn kiện quốc gia cũng mất theo) Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam còn chút lương tri xem mình là con của đất nước Việt Nam, mình là những người Việt Nam, trong con tim và lương tâm còn chút chất dân tộc yêu nước thì xá gì cái chữ « Đảng Cộng sản », xá gì cái chủ nghĩa lỗi thời mà ngày nay không ai theo cả, kể cả các tay tên tuổi có chức vị trong Đảng.

Này, hãy xem gương Nikita Gorbachev, dám dẹp thần tượng Staline năm 1956, hãy theo gương Boris Yeltsin năm 1991 dám bỏ chế độ Sô Viết đưa Nga trở lại văn minh ngày nay. Tôi đưa những tấm gương đó , vì đó là những ông thầy Liên Sô của quý vị , thuộc nhơn sanh quan của quý vị, hãy xem cái tình yêu nước của các vị ấy. Chìa khóa trong tay quý vị. Đây là một giải pháp ôn hòa hợp lòng dân, cả trong nước lẫn Hải ngoại. Một cử chỉ đẹp, lấy lại uy tín và nhơn tánh của quý vị và Đảng của quý vị.

Mong thay !


Chú thích:

A/ Tấm bản đồ đơn giản này (các đường nét trích từ bản đồ Valencia) cho thấy :
(1) trầm tích từ VN tích tụ rất xa ngoài khơi,
(2) vùng ĐQKT 200 hải lý,
(3) vùng ĐQKT 350 hải lý tương ứng với 2 Quần Đảo Hoàng Sa Trường Sa.

B/ Vùng biển TC cướp đoạt và Việt Công ký kết chấp nhận. Trước đây, năm 1887 đã có đường Đỏ (KT 108 độ 03' Đông) phân chia. Theo Luật Biển thì ranh giới là trung tuyến giữa hai bờ biển (và giữa 2 đảo Bạch Long Vĩ / Hải Nam). TC không cần luật lệ, nay đã lấn sâu vào sát đất liền Việt Nam (đường 21 điểm).

C/Một đề nghị phân chia Hải Phận Biển Đông (200 hl và rộng hơn) theo Tiến Sĩ Mark J Valencia.
Việt Nam có vùng Đặc quyền Kinh tế EEZ rộng 722338 km2.

D/ Bản đồ 9 gạch của TC (trái) và 8 gạch của Đài Loan (phải). Xem ra TC còn tham lam hơn “Tàu Dân Quốc” . Khi vẽ Hải Phận khơi khơi như vậy từ 1947, họ khởi sự âm mưu chiếm đoạt hết Biển Đông.