Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ (The National Geographic Society - NGS) là một hội khoa học phi lợi nhuận lớn nhất thế giới chuyên về địa lý, khảo cổ, khoa học tự nhiên, đề cao môi trường sinh thái, lịch sử, nghiên cứu văn hóa và lịch sử thế giới, trụ sở đặt tại trung tâm Lafayette Square ở thủ đô Washington DC.
Cách đây hơn 122 năm, ngày 13 tháng 1, 1988 - 33 nhà thám hiểm và khoa học gặp nhau ở hội quán Cosmos Club tại Washington DC và thành lập NGS, sau hai tuần để soạn thảo điều lệ, hội đã chính thức ra đời và ông Gardiner Greene Hubbard được bầu làm chủ tịch đầu tiên của NGS, tạp chí National Geographic Magazine cũng được xuất bản 9 tháng sau đó.
NGS hiện nay có 8.5 triệu thành viên, Chủ tịch là ông John M. Fahey, Jr. từ năm 1998, và giám đốc điều hành là Gilbert M. Grosvenor từ năm 1987. Năm 2005, Giám đốc NGS đã nhận President Medal of Freedom (huân chương cao qúy nhất của Tổng Thống Hoa Kỳ trao cho dân sự) tại Washington DC, và tháng 10 năm 2006 NGS đã nhận Prince of Asturias Award (Giải thưởng hoàng tử Tây Ban Nha) tại Oviedo, Tây Ban Nha.
Với tầm vóc bề thế của một hội phi lợi nhuận tìm hiểu về địa lý, lịch sử... đã hơn 122 năm nghiên cứu có uy tín lớn nhất thế giới như thế, nhưng gần đây chứng tỏ sự hời hợt, vẽ bản đồ địa lý vùng Hoàng Sa thiếu nghiên cứu, thiếu am tường lịch sử và luật biển quốc tế đã cho Hoàng Sa là Xisha Qundao (Quần đảo Tây Sa) và dưới có chữ “China” ý thuộc về Trung Quốc. Đó là sai lầm nghiêm trọng!!! với lý luận là năm 1974 Trung Cộng đã xâm lăng và đang đặt nền cai trị trên quần đảo này nên đã NGS đã làm như vậy.
Sự việc xẩy ra như thế nào?
Đây là Bản Đồ Thế Giới quần đảo Hoàng Sa Việt Nam bị NGS gọi là Paracel Is. China
Ngày 10/03/2010 Quỹ Nguyễn Thái Học Foundation lập một kiến nghị (petition) cổ động 10,000 chữ ký của người Việt khắp nơi dùng sức mạnh của quần chúng để nói lên sự sai sót việc làm của NGS rất dễ gây hiểu lầm cho những ai xem bản đồ thế giới và châu Á do NGS ấn hành đều hiểu quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) là thuộc về Trung Cộng, rồi nhóm các ông Nguyễn Hùng - Ngô Khoa Bá - Lê Quang Long ở Úc và một thư khác của các giáo sư đại học Hoa Kỳ là Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long – Tiến sĩ Tạ Văn Tài – Tiến sĩ Vũ Quang Việt, với sự hưởng ứng của hàng ngàn người Việt đang cư trú ở khắp nơi trên thế giới.
Phản ứng đầu tiên của NGS là thừa nhận đã hiểu sai khi dùng từ “China” để ghi chú dưới quần đảo Hoàng Sa nhưng không hề cam kết sẽ sửa chửa gì cả...theo bà Cindy Beidel tùy viên của Hội NGS lại cho rằng sự việc vẽ bản đồ này dựa trên nguyên tắc “phi chính trị, tham khảo nhiều nguồn có thẩm quyền, ra quyết định độc lập dựa trên nghiên cứu sâu rộng.” (we strive to be apolitical, to consult multiple authoritative sources, and to make independent decisions based on extensive research)
Đây là bản đồ Châu Á của NGS, Quần Đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị cho là Xisha Qundao (Paracel Is.) Administered by China (Claimed by Viet Nam)
Ngày 24/03/2010 Quỹ Nguyễn Thái Học Foundation đã có đủ 10,000 chữ ký trong petition và gửi cho chủ tịch John M. Fahey, Jr. cùng với những dư luận trên các cơ quan truyền thông quốc tế đề nghị sửa sai trên bản đồ về phần quần đảo Hoàng Sa của NGS.
Ngày 25/03/2010, một thông cáo của NGS của Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ phát biểu về Paracel Islands có cập nhật và đã có những sự nhường bước đáng kể tạm dịch như sau:
“Phát Biểu Về Paracel Islands:
Trong sự theo dõi liên tục về sự chính xác bản đồ trên trên 122 năm của NGS, với tính cách là hội khoa học và giáo dục phi lợi nhuận, chúng tôi làm việc phi chính trị, tham khảo nhiều nguồn có thẩm quyền, ra quyết định độc lập dựa trên nghiên cứu sâu rộng. Chúng tôi không tìm cách giải quyết hay đứng về một phía nào trong sự tranh cải về chủ quyền hoặc tên gọi, nhưng để theo đuổi chính sách thực tế - đó là, tạo một hình ảnh để đem lại một sự tin tưởng nhất về tình trạng thực tế hiện tại đối với những độc giả.
Với sự tôn trọng tên Paracel Islands (tên gọi truyền thống), National Geographic thừa nhận rằng quần đảo này đã bị chiếm đóng và đặt nền cai trị bởi Trung Quốc từ năm 1974, và kết quả, xã hội đã thừa nhận tên tiếng Trung Quốc là Xisha Qundao (Tây Sa Quần đảo) là ưu tiên. Đây là điều phù hợp với Chính Sách Bản Đồ của chúng tôi. Ở những bản đồ vùng và những bản đồ khác có đủ chổ trống, chúng tôi đặc biệt có để tên Việt Nam là Hoàng Sa và tên truyền thống là Paracel Islands, đồng thời có ghi chú rằng Trung Quốc đang chiếm và cai quản quần đảo này, Việt Nam đòi hỏi chủ quyền trên quần đảo này. Chúng tôi tin tưởng rằng đó là sự thật hiện nay từ những gì chúng tôi được biết.
Gần đây chúng tôi nhận được những yêu cầu sửa sai về sự miêu tả đặc biệt trong Bản Đồ Thế giới của chúng tôi xuất bản, với tỉ lệ khó có thể in vào những chi tiết trong một khoảng nhỏ như Paracel Islands. Chúng tôi đã cẩn thận xem xét lại bản đồ và thừa nhận rằng với ghi chú quần đảo với tên của Trung Quốc và chữ “China” trong ngoặc kép nhưng không có những giải thích sẽ tạo ngộ nhận và hiểu sai. Trong tương lai, một là chúng tôi sẽ thêm phần giải thích trong bản đồ của chúng tôi như đã trình bày ở trên, hoặc bỏ đi mọi sự giải thích. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ làm sáng tỏ vấn đề hiện nay đã được mô tả trong những bản đồ của chúng tôi.
Cập nhật ngày 25 tháng 03, 2010
Ủy Ban Chính Sách Bản Đồ của Hội Địa Lý Quốc Gia (Hoa Kỳ) vừa họp để thảo luận những vấn đề nêu trên một cách chi tiết. Căn cứ trên những tin tức tốt nhất và những nghiên cứu có thể có. Ủy Ban Chính Sách Bản Đồ sẽ tự mình sửa đổi trong tương lai hoặc làm sáng tỏ trong bản đồ, cũng như sửa chửa những sai sót.
Tên của Paracel Islands trong bản đồ của chúng tôi được đặt lại như sau:
- Bản đồ thế giới với tỷ lệ xích nhỏ: Hãy dùng - Paracel Islands; bỏ nhãn sở hữu chủ.
- Các bản đồ vùng, lục địa, khu vực với tỷ lệ lớn: Sử dụng tên truyền thống - Paracel Islands. Nới rộng nghĩa sở hữu của định từ:
Chiếm đóng bởi Trung Hoa năm 1974, mà họ gọi là Xisha Qundao; đòi chủ quyền bởi Việt Nam, mà họ gọi là Hoàng Sa.
Các quy định này sẽ áp dụng trong tương lai cho các bản đồ in, và sẽ nhanh chóng được phản ảnh trên hệ thống internet.." (Xem toàn bộ bản tiếng Anh ở dưới)
Lỗi lầm do ai, từ đâu?
Bất cứ một chính quyền nào có trách nhiệm đều có nhiệm vụ theo giỏi từng hóc núi, rẽo đất của tổ quốc, sự theo giỏi này có nhiệm vụ tìm hiểu cung cấp mọi tin tức về yếu tố địa dư, lịch sử cho những cơ quan có tầm vóc quốc tế làm sao để cho thế giới thấy được chủ quyền từ ngọn đồi, hóc núi giang sơn của tổ quốc để lại....còn không thì sẽ đắc tội với tiền nhân và thế hệ con cháu đời sau. Bà Cindy Beidel tùy viên của Hội NGS tuyên bố rằng sự việc vẽ bản đồ này dựa trên nguyên tắc “....tham khảo nhiều nguồn có thẩm quyền.....” (.... to consult multiple authoritative sources...) – Theo cách làm việc của National Geographic Society chúng tôi tin rằng khi in những chữ này vào bản đồ thế giới cũng như khu vực NGS đã có tham khảo với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam gọi là “nguồn có thẩm quyền - authoritative source”, thế thì nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam cung cấp tin tức có đúng không? hay là đã âm thầm ký công hàm với Trung Cộng gần đây như Phạm Văn Đồng đã ký năm 1958 rồi dấu nhẹm, và hôm nay âm thầm cung cấp cho NGS những tin tức để hội này làm những điều sai sót như vậy?
Sự việc này xẩy ra một là do một nhà cầm quyền vô trách nhiệm hoặc là nhà cầm quyền này đã có những ngầm ký với Trung Cộng giao Hoàng Sa cho ngoại bang rồi.
Việc Phát Ngôn Viên nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam nhai lại bản cũ bà Nguyễn Phương Nga theo lệnh bộ chính trị CSVN thấy xấu quá cũng lên tiếng “Việt Nam có đầy đủ yếu tố lịch sử để cho Hoàng Sa là của Việt Nam” thế là xong ....không có một hành động nào đáng kể.
Vietquoc.org (Admin)
--------------------------------------------------------------------------------
PARACEL ISLANDS STATEMENT
In pursuit of a consistent and accurate Map Policy over the National Geographic Society's 122-year history as a not-for-profit scientific and educational institution, we strive to be apolitical, to consult multiple authoritative sources, and to make independent decisions based on extensive research. We do not seek to resolve or take sides in recognized disputes regarding territory or names, but to pursue a de facto policy — that is, to portray for any reader or viewer to the best of our judgment the current reality of a situation.
With respect to the Paracel Islands (the traditional name), National Geographic has recognized that this archipelago has been occupied and administered by the Chinese government since 1974, and as a result, the Society recognizes the Chinese name Xisha Qundao as the primary name. This is consistent with our Map Policy. On our regional and other maps of sufficient scale, we specifically also recognize and designate the alternative Vietnamese name Hoàng Sa, and the traditional name Paracel Islands, and include a note indicating that while China occupies and administers the archipelago, Vietnam claims the archipelago as its own. We believe that is the current reality from everything we know.
We have recently received complaints about the particular depiction on our World Map, the scale of which makes it difficult to include detailed information about a small land mass such as the Paracel Islands. We have carefully reviewed the situation and recognize that simply denoting the archipelago with the Chinese name and the word "China" in parenthesis without further explanation can be misleading and misinterpreted. In the future, we will either provide the additional explanation that is included on our other maps as described above, or we will omit any designation. We hope this better clarifies the de facto situation that is described on our other maps in greater detail.
UPDATE, March 25, 2010:
The National Geographic Society's Map Policy Committee has recently met to discuss this matter in greater detail. Based on the best information and research available, the Map Policy Committee seeks to make independent judgments about future changes or clarifications on its maps, as well as to correct any errors.
The naming conventions of the Paracel Islands on our maps will be revised as follows:
Smaller-scale world maps: Use conventional name - Paracel Islands; omit possession label.
Larger-scale regional, continental, and sectional maps: Use conventional name - Paracel Islands. Expand possession qualifier: Occupied by China in 1974, which calls them Xisha Qundao; claimed by Vietnam, which calls them Hoàng Sa.
These conventions will apply on future printings of our maps, and will be reflected online in short order.
Nguồn: http://vietquoc.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1151