Freitag, 23. April 2010

Tư Tưởng Coi Rẻ Giá Trị Dân tộc Có Phải Là Mù Quáng Không?

Sông Lô

Mới đây chương trình Việt ngữ của đài BBC đã cho đăng bài viết mang tựa đề "Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc" của tác giả Đỗ Ngọc Bích, người mà chương trình Việt ngữ này giới thiệu là tiến sĩ về Quan hệ Quốc tế và Hoa Kỳ Học, hiện đang giảng dạy Việt Học và tham gia dịch thuật các công trình sử học cổ, trung đại của VN tại Đại Học Yale, Hoa Kỳ.

Trong bài viết của mình, nữ Tiến sĩ Đỗ Ngọc Bích cho rằng có mối quan hệ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng giữa đất nước, con người VN với đất nước, con người TQ. Cách ví này của bà ở mặt tình cảm không thuyết phục bằng cách ví của đảng CSVN trong Nghị Quyết 36 đối với người VN ở nước ngoài. Những đoạn trích sau đây trong bài viết của bà đã nói lên được điều này:

"-Họ không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975).

-Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố Sông núi nước Nam, Vua Nam ở, thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc.

-Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha... từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v..."

Bà Đỗ Ngọc Bích cho việc chống Trung Quốc của đại đa số người VN là biểu hiện không lành mạnh được xuất phát từ tinh thần bài Hoa để rồi cảnh báo về một chủ nghĩa độc hại, đó là "chủ nghĩa dân tộc mù quáng". Bà tỏ ra nghi ngờ lịch sử VN và gợi ý là chúng ta nên tìm hiểu lại tận gốc rễ về lịch sử của mình. Cách nhìn của bà đã bị người Việt ở cả trong lẫn ngoài nước phản bác mạnh mẽ.

Thật ra, bài viết mang tựa đề vừa nhạy cảm vừa gợi tính tò mò được tung ra trong bối cảnh VN đang có những tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo và có nguy cơ lệ thuộc mọi mặt vào TQ mà người VN yêu nước chân chính nào cũng cảm nhận được.

Với một nhà nước mà mọi quyền lực của nó đều dựa vào sức mạnh của bá quyền TQ dù là trong chiến tranh hay hòa bình mà trước mắt phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" do chính lãnh đạo Trung Quốc đưa ra đã là nền tảng của sự lệ thuộc này.

Hiện tại mọi sinh hoạt của đại đa số người dân Việt Nam đều có mối liên hệ về mọi mặt với TQ! Cứ hãy nhìn, nếu không là văn hóa thì cũng là kinh tế, nếu không là lương thực thực phẩm thì cũng đồ gia dụng trong sinh hoạt gia đình, ngay cả những sản phẩm tinh thần trên những phương tiện truyền thông giải trí, trên băng đỉa, sách báo v.v... thứ nữa, là hiện nay phần lớn các cơ sở hạ tầng của đất nước đang được xây dựng, những tài nguyên thiên nhiên đang được khai thác, những vùng đất rừng đầu nguồn đang cho thuê dài hạn đều có sự hiện diện của các công ty cũng như nhân công TQ, ấy là chưa nói đến cả ý thức hệ chính trị cũng vay mượn từ TQ. Chính vậy, khi bài viết được tung ra thì đã có nhiều ý kiến cũng như những phản bác lại quan điểm của bà. Cũng có người nghi ngờ về kiến thức, trình độ chuyên môn và nhân thân của bà? Có độc giả đã vào ngay trang web của Đại học Yale tìm hiểu về bà nhưng đã hoài công! Không chịu ngừng ở đây, họ kiên nhẩn lần theo dấu vết của bà ở từng trang mạng, cuối cùng thì họ tìm được tên bà ở một trang Web của một Ðại học khác ở Hawaii. Trên trang web này bà được giới thiệu là một người Việt Nam, từng học ở đại học Hà Nội, hiện ðang theo học tại Đại Học Hawaii.

Cũng có nguồn tin ở trong nước cho biết, bà kết hôn với một người Mỹ khi đang là sinh viên tại Đại học Hà Nội, chồng bà là giáo sý dạy tiếng Anh của trýờng đại học này, sau đó bà theo chồng về ðịnh cý ở HK. Hiện bà đang học tiếp, chýa lấy bằng tiến sĩ, cũng không phải là "giáo sý về Quan hệ Quốc tế và Hoa Kỳ Học" như BBC giới thiệu.

Riêng trên blog của GS. Nguyễn Văn Tuấn ngày 20/4 đã cho biết thêm, bà không phải là giảng viên môn quan hệ quốc tế và môn Hoa Kỳ Học ở Đại học Yale, cũng chưa hề có bằng tiến sĩ. Bà ấy chỉ mới là nghiên cứu sinh ở Đại Học Hawaii.

Đặc biệt trong bài viết có trích lá thư của Phó Giáo sư, khoa nhân học tại Ðại học Yale (Assistant Professor of Anthropology) ông Erik Harms viết bằng tiếng Việt từ Đại học Yale gởi cho GS. Nguyễn Văn Tuấn như sau:

"Tôi rất ngạc nhiên khi ðọc bài ý kiến của Nghiên cứu sinh Đỗ Ngọc Bích trên mạng BBC. Tôi ngạc nhiên bởi vì BBC đã cho các độc giả của mình nghĩ cô Bích là Tiến sĩ đang dạy tại ĐH Yale. Thông tin này hoàn toàn sai. Cô Bích hiện là sinh viên cao học tại Đại học Hawaii, đang học (nhưng chưa có bằng) tiến sĩ tiếng trong khoa Hoa Kỳ Học. Tôi xin BBC tiếng Việt điều chỉnh lại thông tin này.

Cô Bích đang sống ở New Haven, nhưng cô ấy không làm việc cho Yale. Mọi người đều có phép phát biểu ý kiến cá nhân của mình, và tôi sẽ không bao giờ "điều chỉnh" nội dung bài viết của cá nhân cô Bích. Nhưng, tôi cũng nghĩ là độc giả cần phải biết bài ấy chỉ là một ý kiến cá nhân của cô ấy, mà không phải là đại diện ý kiến của trung tâm Đông Nam Á Học tại Yale.


Tôi nghĩ rằng, giả định của cô Bích không có cơ sở khoa học. Thật ra, tôi thấy những lập luận của cô Bích, nói theo người Tây phương là, chưa học thuộc bài!"

Chương trình Việt ngữ BBC đã trịnh trọng giới thiệu bà là tiến sĩ về Quan hệ Quốc tế và Hoa Kỳ Học, hiện đang giảng dạy Việt Học và tham gia dịch thuật các công trình sử học cổ, trung đại của VN tại Đại Học Yale, Hoa Kỳ. Hồi đáp lại những thông tin không đúng về học vị của mình, bà Đỗ Ngọc Bích đã có thư như sau:

"Thưa các độc giả BBC-VN, Một lần nữa, tôi xin cảm ơn và tiếp thu mọi ý kiến, kiến thức, và phê bình từ các độc giả. Tôi thấy rõ ràng mình cần phải nói một lời xin lỗi chân thành nhất đối với các độc giả vì đã vô tình xúc phạm đến tình cảm dân tộc của chính đồng bào mình.


Tôi vẫn xin nhắc lại rằng, tất cả thông tin cá nhân của tôi đã gửi cho BBC-VN trước khi đăng bài trong bản CV đều là sự thật:

Tốt nghiệp chương trình học TS môn Hoa Kỳ học, bảo vệ đề cương và đã là ABD (nghiên cứu sinh chuẩn bị bảo vệ luận án); dạy tiếng Việt ở Trung tâm Ngôn Ngữ và dịch sách lịch sử trung đại Việt Nam, với đầy đủ bằng chứng từ trường Đại học Yale chứ không phải từ cá nhân nào.


Đỗ Ngọc Bích."



Bích Đỗ, New Haven

Cũng có độc giả vừa trách vừa tự hỏi là, nếu đúng như những gì mà những nguồn tin trên cho biết về nhân thân cũng như học vị của Bà Đỗ Thị Bích thì hà cớ làm sao chương trình Việt ngữ BBC lại giới thiệu như vậy? Thật ra BBC không có lỗi trong việc này, vì khi nhận được một bài viết của bất cứ một ai gởi đến để đăng và nếu có yêu cầu thì tác giả sẽ cho biết về tiểu sử, học vị, nơi làm việc của mình v.v... và tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về quan điểm của bài viết cũng như phần giới thiệu về mình. Nơi đăng chỉ làm nhiệm vụ phổ biến một cách trung thực những gì tác giả đã cung cấp, thế thôi.

Có rất nhiều người cùng chia sẻ với bà về việc văn hóa VN có ảnh hưởng bởi văn hóa TQ, nhưng bảo VN là một phần của TQ thì khó mà thuyết phục bất cứ ai là người Việt Nam. Tác giả hỏi thanh niên Việt Nam liệu có thắc mắc về chuyện 4000 năm lịch sử của VN mình hay không? Không hiểu tác giả muốn gì khi đặt câu hỏi này, khi mà việc bảo vệ chủ quyền của một đất nước mà thế giới đã công nhận là một quốc gia độc lập huống hồ đất nước đó đã chính thức là 1 thành viên của LHQ thì cho dù chiều dài lịch sử của nó có là bao nhiêu đi nữa thì chủ quyền của nó vẫn là chủ quyền. thiết nghĩ, đây là một câu hỏi thừa không cần thiết.

"Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình xem lịch sử Việt Nam mà chúng ta học có đúng là lịch sử không?",

"Dân Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là những người thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải tị nạn sau biến cố tháng 4/1975 'ghét' nhà nước cộng sản Việt Nam và nhà nước cộng sản Trung Quốc từ xưa thì rõ rồi."

"Những thanh niên này hầu hết đều lớn lên vào những năm 1980, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc có điều khiển của nhà nước Việt Nam sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, bài xích Trung Quốc, tố cáo Trung Quốc "hơi nhiều".

Đó là những nghi vấn đã được tác giả tiếp tục đưa ra để rồi cảnh báo về một chủ nghĩa mà tác giả cho là vô cùng tai hại, nó đang được "định hướng" trong lòng người Việt trong cũng như ngoài nước, đó là chủ nghĩa dân tộc mù quáng, bà viết: "chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi còn tai hại không kém gì chủ nghĩa bành trướng đế quốc".

Sau khi đã có phản bác mạnh mẽ của người Việt ở cả trong lẫn ngoài nước, tác giả Đỗ Ngọc Bích đã trả lời độc giả qua chương trình Việt ngữ BBC như sau:

"Thứ nhất, tôi xin cảm ơn và tiếp thu tất cả các ý kiến được diễn đạt một cách lịch sự từ trong và ngoài Việt Nam đã giúp tôi hiểu rõ thêm vấn đề. Trong bài viết của tôi, nếu mọi người để ý sẽ thấy tôi chỉ đưa ra các câu hỏi, chứ không có câu trả lời. Quan điểm của tôi, cũng như một câu châm ngôn mà các giáo sư ở Mỹ thường nói là: "Chỉ có câu trả lời ngu xuẩn, không có câu hỏi ngu xuẩn.

Chuyên môn của tôi là Hoa Kỳ học, và tôi cũng mới có hân hạnh bước chân vào lĩnh vực lịch sử Việt Nam chưa lâu.


Do đó, cũng như mọi người, tôi ý thức rằng kiến thức là bao la, không phải ai cũng biết hết được mọi điều? Thế nhưng, chẳng lẽ khi ta chưa biết hết ngọn ngành mọi điều thì cũng không đươc phép đưa ra các câu hỏi mở đường thảo luận?


Thứ hai, tôi không đọc, không chấp nhận, và không đáp lại những lời lẽ xúc phạm thô bỉ của những người phê phán, chỉ trích tôi.


Ý tưởng viết bài của tôi xuất phát chính từ cảm giác bực dọc, khó chịu khi phải đọc những lời phỉ báng, lăng mạ của các blogger trong nước và hải ngoại đối với nhà nước Việt Nam hay nhân vật lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc trên Facebook hay diễn đàn BBC, VOA tiếng Việt.


Phê phán ở mức độ lịch sự thì được, nhưng xúc phạm lăng mạ thì không nên.


Tôi thấy họ có vẻ ghét TQ quá thể, nên muốn tìm ra nguyên cớ tại sao họ ghét TQ và một số lãnh đạo VN đến thế, và cố gắng làm cho họ bớt thù hận, bình tĩnh, rộng lượng hơn một chút với một số bối cảnh ngoại giao Việt Trung hiện thời."


"Trong bài viết của tôi, nếu mọi người để ý sẽ thấy tôi chỉ đưa ra các câu hỏi, chứ không có câu trả lời" nghĩ rằng đây là cách nói khéo nhưng không trung thực, vì những trích đoạn dưới đây trong bài viết của bà đã là những khẳng định:

"-Họ không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975).


-Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố Sông núi nước Nam, Vua Nam ở, thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc.

-Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha... từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v..."

Để rộng đường dư luận người viết xin trích ra đây 2 trong vô số thư phản hồi của độc giả trong và ngoài nước,

Tôi đọc bài tham luận của bà và thấy rằng bà đã đề cập đến vấn đề từ góc độ quá xa, xa quá sự cần thiết để cảm nhận được vấn đề. Mong muốn của bà là nhìn từ tầm rất cao để bao quát và phán xét nên không tránh khỏi những cảm nhận đầy ức chế của những người hằng ngày va chạm với nó, sờ nắn được nó.


Tôi đang ở VN, mảnh đất tôi yêu mến. Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, tôi cảm nhận điều đó vô điều kiện, không bị chi phối bởi mong muốn của những người cầm quyền, cũng không vì những cảm nhận vị lợi quốc gia nếu có được chúng. Chính thể nào cũng cần tính dân tộc, tôi cho rằng nó là bản thể. Mỗi người dân càng cần có nó để hướng về. Tôi thấy bị nhục khi cả trăm nghìn người chết trong sự kiện chiến tranh biên giới mà không được một ngày ghi nhớ, lạnh người vì căm giận khi thấy những chiến sĩ hải quân Vn bị xả đạn.


Chính quyền đang muốn giảm sức nóng của luồng dư luận phản đối TQ để tránh phải đối mặt với những vấn đề nảy sinh. Việc này tốt hơn thay vì khơi dậy nó? Tôi cho rằng kìm nén ở mức độ vừa phải là tốt.


HoàngKiên, HàNội

----------------------
Kính thưa bà,


Chuyện đúng hay sai về nội dung trong bài viết của bà thì nhiều độc giả khác đã chỉ ra. Theo tôi, bài viết của bà không mang tính chất nghiên cứu hay lý luận khoa học, mà đơn thuần xuất phát từ bản năng tự nhiên, nghĩ sao viết vậy. Do đó, tôi hoàn toàn tôn trọng bài viết của bà trên cơ sở chúng ta cùng tôn trọng nhau trong sự khác biệt.


Chỉ còn vài ngày nữa thôi, người Việt Nam khắp nơi sẽ có những hoạt động về ngày 30 tháng 4. Đối với những người Cộng Sản, đó là ngày chiến thắng, ngày của vinh quang và hạnh phúc. Đối với tôi, đó là một ngày buồn. 35 năm đã qua, đất nước đã hết chiến tranh nhưng nhiều bất công vẫn còn trên quê hương Việt Nam. Mong muốn đất nước thống nhất và hòa bình, đó là niềm tự hào lớn nhất của mọi dân tộc trên trái đất này, nhưng đất nước tôi chưa được thống nhất trọn vẹn. Quần đảo Hoàng Sa và một phần của Trường Sa đang bị ngoại bang chiếm đóng.


Thưa bà, tinh thần dân tộc không xuất phát từ ý thức hệ, nhưng bắt nguồn từ tình cảm thiêng liêng mà mỗi con người nghĩ về đất nước mình. Tuy tôi là công dân Hoa Kỳ, nhưng đất nước tôi là Việt Nam. Tôi vui và buồn với vận nước của quê hương mình. Tôi căm giận những kẻ đang xâm chiếm đất đai của tổ tiên tôi. Tôi buồn khi thấy đất nước mình ngày càng đang bị Trung Quốc hà hiếp. Những người anh em tôi, những ngư dân nhỏ bé tội nghiệp đang ngày đêm bị Trung Quốc bắt bớ, đánh đập, và xua đuổi trên vùng biển của Việt Nam. Đồ chơi độc, thức ăn độc xuất phát từ Trung Quốc đang từng ngày tấn công tới mỗi người dân Việt.


Thưa bà, việc tôi chống Trung Quốc, âu đó cũng là bản năng tự nhiên. Nếu tôi có chỉ trích các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện thời, thì đó là sự bức xúc, cũng theo bản tính tự nhiên, của một người mang dòng máu Việt trước sự phản kháng chưa được mạnh mẻ lắm của nhà cầm quyền trong việc bảo vệ đất nước.


Tôi mong rằng qua những tâm sự ngắn ngủi trên, bà sẽ hiểu và thông cảm hơn cho tình thần dân tộc của người Việt tị nạn như tôi. Chúc bà luôn sức khoẻ và may mắn trong việc bảo vệ luận án.


Phan Tuấn, Texas Southern University
--------------------------------------------

Thiết nghĩ "Chủ nghĩa dân tộc mù quáng" hay "tinh thần yêu nước mù quáng" có hại hơn là có lợi cho dân tộc, nó bao gồm những tinh thần dân tộc hẹp hòi, tinh thần dân tộc cực đoan, tinh thần dân tộc quá khích, tinh thần dân tộc cộng sản v.v.. nó thường là một động lực có khả năng bảo vệ được đất nước trước hiểm họa ngoại xâm, nó cũng là nguồn lực phát triển quốc gia trong một giai đoạn nào đó nhưng về lâu về dài chính nó là thảm họa cho cả dân tộc. Hãy cứ nhìn lịch sử của nước Pháp, Đức và Nhật ở 2 cuộc thế chiến với kết thúc bi thảm của nó thì đã rõ.

Tinh thần bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại xâm hay nói lên tiếng nói chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo của quốc gia trước mộng bành trướng của bá quyền là những tinh thần yêu nước chân chính, nó hoàn toàn đối nghịch với Chủ nghĩa dân tộc mù quáng. Một câu hỏi xin được đặt ra là tư tưởng coi rẻ giá trị dân tộc có phải là mù quáng hay không? Trong lý lịch, tác giả là một người VN được sinh ra, lớn lên và được giáo dục dưới mái trường XHCN, há lẽ không biết được câu nói nổi tiếng của ông Hồ hay sao? "Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi"

Là người làm khoa học phải thật sự thận trọng và nghiêm túc, không nên phát biểu bừa bãi về những vấn đề mình chưa học, chưa biết. Trước khi muốn đưa ra một vấn đề gì hay hỏi người khác một vấn đề gì, tự mình cũng phải tìm hiểu cho thấu đáo. Kinh nghiệm ở bài học này sẽ có khả năng giúp bà tiến xa hơn trên con đường học thuật.


Ý kiến của TinHamburg:

Ý kiến của ông Erik Harms về bài viết của cô nghiên cứu sinh Đỗ Ngọc Bích là đúng nhất, khi ông ta cho rằng, những lập luận của cô là những lập luận của một học sinh chưa thuộc bài.

Xác định như thế để kết luận: bài viết của NCS Đỗ Ngọc Bích không đáng để bàn, vì quá kém cỏi.

Điều đáng bàn ở đây là người chịu trách nhiệm Ban Tiếng Việt của đài BBC.

Không phải tự nhiên mà BCC đăng bài của Đỗ Ngọc Bích, một người hiển nhiên chưa đủ kiến thức, để viết về một đề tài như thế. Nếu không có sự "lăng xê" của BBC tiếng Việt ("tiến sĩ về Quan hệ Quốc tế và Hoa Kỳ Học, hiện đang giảng dạy Việt Học và tham gia dịch thuật các công trình sử học cổ, trung đại của VN tại Đại Học Yale, Hoa Kỳ") chắc không ai quan tâm đến cái lập luận quá non kém của một cô nghiên cứu sinh.

Thế nhưng, BBC tiếng Việt lăng xê với dụng ý gì? Muốn dùng một "nhà khoa học" để bênh vực thái độ nô bộc của chính quyền CSVN trong tương quan với Trung Cộng, nhưng tìm không ra nên đành "không có chó bắt mèo ăn cứt"?

Một người làm việc khoa học không "chơi" dại như cô NCS Đỗ Ngọc Bích. Nếu BBC muốn họ lâp luận như chiều hướng mà Đỗ Ngọc Bích đã làm, thì chuyện "không có chó" là điều dễ hiểu.

Thái độ và cách làm việc của BBC tiếng Việt không ổn và tạo nhiều nghi vấn.